1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại đà lạt

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt
Tác giả Nguyễn Thu Quyên, Ngô Nguyễn Lệ Quân, Phạm Thị Yến Nhi, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Thu Trang, Trương Quỳnh Như, Huỳnh Nhật Duy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phan Như Ngọc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Chuyên ngành Phân tích dữ liệu
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (12)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu (13)
      • 1.6.1. Về lý luận (13)
      • 1.6.2. Về thực tế (13)
    • 1.7. Kết cấu đề tài (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Các lý thuyết và khái niệm liên quan (14)
      • 2.1.1. Các lý thuyết liên quan (14)
      • 2.1.2. Các khái niệm liên quan (18)
    • 2.2. Các nghiên cứu trước đây (19)
      • 2.3.1. Nghiên cứu trong nước (19)
      • 2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài (23)
    • 2.4. Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu (27)
      • 2.4.1. Giá tour và giá các dịch vụ khác (27)
      • 2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ (27)
      • 2.4.3. Thái độ phục vụ của nhân viên (28)
      • 2.4.4. Mức độ uy tín và an toàn của homestay (28)
      • 2.4.5. Tài nguyên du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) (29)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (31)
    • 3.2. Thang đo các nhân tố (31)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (32)
      • 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính (32)
      • 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính (33)
    • 3.4. Thiết kế nghiên cứu định lượng (35)
      • 3.4.1. Thiết kế mẫu (35)
      • 3.4.2. Thiết kế bảng khảo sát (36)
      • 3.4.3. Các bước phân tích dữ liệu (36)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 4.1. Phân tích thống kê sơ bộ (37)
      • 4.1.1. Phân tích thống kê mô tả (37)
      • 4.1.2. Phân tích thống kê suy diễn (40)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (45)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) các biến độc lập (45)
      • 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) biến phụ thuộc (48)
    • 4.3. Phân tích nhân tố (EFA) (48)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập (48)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc (52)
    • 4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu (53)
      • 4.4.1. Các biến quan sát mới (53)
      • 4.4.2. Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh (55)
    • 4.5. Phân tích hồi qui (55)
      • 4.5.1. Phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (55)
      • 4.5.2. Phân tích hồi qui bội (56)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (60)
    • 5.1. Kết luận (60)
    • 5.2. Giải pháp (60)
      • 5.2.1 Đối với chất lượng của homestay (60)
      • 5.2.2. Đối với Thái độ phục vụ của nhân viên (61)
      • 5.2.3. Đối với Giá dịch vụ (61)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (62)

Nội dung

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết ban đầu chưa phù hợp và sau quá trình điều chỉnh, mô hình cuối cùng gồm 3 yếu tố tác động lên sự hài lòng: chất lượng của homestay, thái độ p

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ta đã không chỉ đòi hỏi

“ăn no mặc ấm” nữa, họ càng biết cách tận hưởng cuộc sống, tận hưởng những thành quả lao động mà mình tạo ra Và du lịch đó đây luôn là sự lựa chọn phổ biến Có vô số điểm đến nổi tiếng không thể bỏ qua trên khắp thế giới và Việt Nam của chúng ta cũng không hề kém cạnh, trong số đó phải kể đến thành phố biểu tượng của tình yêu - Đà Lạt (Lâm Đồng) Với khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí lãng mạn, nhiều địa điểm sống ảo theo xu hướng của giới trẻ hiện nay, thiên nhiên tươi mát cùng nhiều đặc điểm khác, tất cả như một làn gió xuân đã và đang thu hút được nhiều khách trong nước và quốc tế tìm đến nơi đây Và hiển nhiên homestay sẽ trở thành lựa chọn tối ưu của khách du lịch trong những chuyến du lịch dài ngày bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầu về sự tiện nghi mà giá cả lại phải chăng.

Cuối năm 2019, theo thống kê của thành phố Đà Lạt, có hơn 730 cơ sở homestay với gần 5.750 phòng và khoảng 10.500 giường, tăng 40% về số lượng, khoảng 35% về số phòng và hơn 30% về số giường Nhưng thực tế, chắc chắn rằng những con số thống kê này chưa thực sự đầy đủ mà chắc chắn sẽ còn cao hơn như thế Ông Lê Anh Kiệt – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin Đà Lạt, cho biết lượng khách du lịch lưu trú tại Đà Lạt tính trong tháng 12/2021 đạt gần 63.000 lượt (gấp 3 lần so với tháng trước đó), trong đó lượt khách quốc tế là 480 “Nếu chỉ tính trong vòng một tuần trở lại đây (từ 11 đến 18/12) khách lưu trú tăng mạnh Thành phố đón 32.330 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 240 lượt.”

Tuy nhiên, mặc dù số lượng homestay tăng mạnh nhưng phần lớn là chưa qua kiểm tra công nhận điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ, nguồn lao động phục vụ còn nhiều người chưa qua đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Ngoài ra, nhiều cơ sở homestay là hộ kinh doanh nhỏ nên không đảm bảo được sự đầu tư về cơ sở vật chất và sự tiện nghi, quản lý an ninh trật tự còn kém, chưa thật sự tạo sự yên tâm cho khách hàng về độ an toàn khi ở,… tạo ra nhiều thách thức cho loại hình này ở Đà Lạt mặc dù nơi đây được xem như là “cái nôi” của ngành kinh doanh homestay.

Do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của hưởng đến sự hài lòng của du khách từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch này ở Đà Lạt Bài nghiên cứu này có thể làm cơ sở để các hộ kinh doanh homestay tham khảo và cải thiện tốt hơn đối với sự hài lòng của du khách.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt.

 Xác định được các nhân tố làm tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt.

 Kiểm định sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch.

 Đưa ra giải pháp để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt.

Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay tại Đà Lạt bằng phần mềm SPSS

 Phương pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận với các khách du lịch đã trải nghiệm loại hình homestay tại Đà Lạt để thu thập thêm và thống nhất về các yếu tố có tác động đến sự hài lòng.

 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các dữ liệu thu được Mục đích đưa ra các kết luận thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu từ nhiều hình thức khảo sát khác nhau như khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email, Nghiên cứu định lượng được gắn liền với việc dựa vào các lý thuyết, suy luận để lượng hóa, đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra mối tương quan giữa các biến dưới dạng số đo và thống kê.

Câu hỏi nghiên cứu

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt?

 Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của du khách?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng.

Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi các du khách đã từng trải nghiệm loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt và thời gian thực hiện trong năm 2022.

Ý nghĩa nghiên cứu

Hệ thống, làm rõ, cung cấp những lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng, các khái niệm liên quan và từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu để xác định rõ những yếu tố tác động lên sự hài lòng của khách hàng.

Tìm ra được các yếu tố có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, từ đó đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo cho các chủ hộ kinh doanh homestay cải thiện về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ,… nâng cao sự hài lòng của du khách; Công ty Kinh doanh dịch vụ du lịch Đà Lạt, Cơ quan quản lý Thành phố Đà Lạt đưa ra các chiến lược phát triển.

Giúp bản thân nhóm tác giả áp dụng được các lý thuyết đã học được từ môn học vào thực tiễn, biết cách làm một công trình nghiên cứu khoa học cũng thông qua đó hỗ trợ cho công việc sau này. Đề tài này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về việc đánh giá sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay hoặc các đề tài khác có liên quan.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các lý thuyết và khái niệm liên quan

2.1.1 Các lý thuyết liên quan

Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng là vô cùng phong phú ở cả trong và ngoài nước Trong nhiều bài nghiên cứu về đề tài này, các tác giả đã tìm ra được nhiều lý thuyết liên quan từ các nhà nghiên cứu khoa học trước đó để có được cơ sở hoàn thành đề tài với một kết quả khách quan nhất Tương tự, cũng vận dụng được phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp đó, nhóm tác giả cũng đã tìm ra được một vài lý thuyết thông dụng và các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng được sử dụng khá phổ biến cho đề tài nghiên cứu khoa học lần này.

Lý thuyết của Davidoff về mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ Theo đó

Davidoff cho rằng “mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ được đo lường bằng sự so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ mong đợi của bản thân khách hàng: S = P

- E (Satisfaction = Perception– Expectation) Mối quan hệ giữa ba yếu tố S, P, E có tính chất quyết định mọi vấn đề của dịch vụ Nếu P > E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ cung cấp cao hơn mức giá trị mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánh giá là tốt; nếu P = E: Giá trị mà khách hàng nhận 17 được từ thực tế dịch vụ cung cấp phù hợp với mức mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức thỏa mãn; nếu P < E: Giá trị mà khách hàng nhận được từ thực tế dịch vụ cung cấp thấp hơn mức mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ bị coi là kém”

Một lý thuyết thông dụng nữa để xem xét sự hài lòng của khách hàng là lý thuyết

“Kỳ vọng – Cảm nhận” Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1980) “Kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm” Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã dựa trên lý thuyết này để nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với loại hình homestay ở TP Đà Lạt Lý thuyết “Kỳ vọng – Cảm nhận” của Oliver

(1980) bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm.Theo lý thuyết này, Oliver cho rằng có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình như sau:

(1) Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua.

(2) Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng.

(3) Sự thỏa mãn của khách hàng chính là kết quả của sự so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã sử dụng nó và sẽ có ba trường hợp:

 Được xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng của khách hàng;

 Sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ vọng, mong đợi của khách hàng

 Sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi, kỳ vọng trước khi mua dịch vụ.

Dựa trên các lý thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã lần lượt đề xuất các mô hình nghiên cứu sự hài lòng và các mô hình đó cũng được ứng dụng rộng rãi.

Mô hình kỳ vọng - cảm nhận (expectantions – disconfirmation)

Mô hình “expectantions - disconfirmation” bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của người tiêu dùng, đó là: “sự kỳ vọng về sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng trước khi mua” và “cảm nhận về sản phẩm/ dịch vụ của người tiêu dùng sau khi mua” Sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, người tiêu dùng so sánh nhận thức của họ về những trải nghiệm thực tế với những mong đợi của họ

(Neal và Gursoy, 2008) Cũng giống như việc đặt ra mục tiêu trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài này của nhóm chính là quá trình đầu tiên; sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu này, nhóm tiến hành so sánh lại với mục tiêu ban đầu đã đặt ra để nhận được mức độ hài lòng của nhóm Vận dụng mô hình lý thuyết này vào lĩnh vực du lịch, có thể hiểu sự hài lòng của du khách là quá trình như sau: trước hết, du khách hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về điểm đến du lịch trước khi họ đi du lịch Sau đó, họ sẽ trải nghiệm tại điểm đến nơi mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu Du khách sẽ so sánh hiệu quả mà điểm đến mang lại bằng cách so sánh những gì mà họ kỳ vọng trước khi đi du lịch và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã trải

Trên cơ sở đó, nhóm tác giả cũng đã quyết định sử dụng mô hình này để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài lần này.

HOLSAT được đưa ra trên cơ sở các mô hình SERVQUALm(al Parasuramanet, 1988.), mô hình “kỳ vọng - xác nhận” (Expectancy Disconfirmation), (Oliver, 1980)”, nhưng mô hình HOLSAT đã khắc phục được những hạn chế của mô hình SERVQUAL Tribe và Snaith (1998) phát triển mô hình HOLSAT và sử dụng nó để đánh giá sự hài lòng của kỳ nghỉ tại khu nghỉ mát nổi tiếng của Varadero, Cuba.

Cả hai thuộc tính tích cực và tiêu cực được sử dụng Thuộc tính tích cực là các đặc điểm truyền tải các ấn tượng tốt về địa điểm du lịch và thuộc tính tiêu cực thì trái ngược lại Như vậy, có thể xác định một điểm đến với một kết hợp của cả hai loại thuộc tính Nét đặc biệt của mô hình là một bảng câu hỏi trong đó người trả lời được yêu cầu đánh giá mức kỳ vọng của mỗi thuộc tính kỳ nghỉ (tức là ấn tượng của du khách trước khi đi du lịch) và đánh giá cảm nhận hoặc sự trải nghiệm trên cùng một tập các thuộc tính sau những trải nghiệm kỳ nghỉ (tức là sau khi đi du lịch) Một thang đo Likert được sử dụng để cho điểm từng thuộc tính ở cả kỳ vọng và cảm nhận Sự khác biệt về điểm số trung bình giữa kỳ vọng và cảm nhận đối với từng thuộc tính mang lại sự đo lường định lượng về mức độ hài lòng của du khách

Các kết quả được trình bày trên một ma trận, theo đó điểm của cả thuộc tính tích cực và tiêu cực sẽ được biểu diễn trên các ma trận riêng biệt với Cảm nhận (trục X) và

Các nghiên cứu trước đây

Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh, (2021)

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế và phỏng vấn 151 du khách, kết hợp sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre lần lượt là: (1) nhân tố nguồn nhân lực; (2) tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn); (3) yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ và (4) giá cả Cùng với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh, nghiên cứu này góp phần phát triển du lịch homestay tại điểm đến Thạnh Phú để tương xứng với tiềm năng du lịch nơi đây về cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử.

Hình 2.3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay Bến Tre

Nguồn: Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh (2021) Đức, H L T., & Hong, G N., (2011)

Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển hình du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng của du khách có liên quan đến 5 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú, (2) Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở và (5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát.

Hình 2.4 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách du lịch đến Kiên Giang

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, dẫn đến hành vi truyền miệng tích cực đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào dữ liệu thu thập được từ 208 khách du lịch, dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbacsh’a Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch là: (1) cơ sở vật chất, (2) dịch vụ, (3) sự hiếu khách, (4) sự hưởng thụ, (5) giá cả, (6) sự mới lạ và (7) quan hệ xã hội.Bên cạnh đó, sự hài lòng cũng có tác động tích cực đến hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng và hành vi truyền miệng tích cực của khách du lịch đối với du lịch Homestay tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hình 2.5 - Các yếu tố tác động đến sự hài lòng khách du lịch homestay Thừa Thiên Huế

Nguyễn Hoàng Tiến, Nguyễn Thị Hồng Dung, Trần Thị Thùy Trang & Phạm Bích Ngọc, (2021)

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng khảo sát đến 220 người Nghiên cứu này của tác giả đã mang đến giá trị về mặt học thuật, kết quả là bằng mô hình HOLSAT được xây dựng, tác giả đã đưa ra 6 yếu tố có tác động tới sự hài lòng của khách du lịch về điểm đến Cần Giờ: (1) Môi trường; (2) Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất; (3) Di sản văn hóa; (4) Nơi cư trú; (5) Dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm và cuối cùng là (6) Giao thông Mức độ tác động của từng yếu tố là khác nhau Bên cạnh đó nghiên cứu còn đưa ra được các giải pháp cải thiện sự thiếu sót của từng yếu tố và cũng đưa ra những hạn chế còn tồn tại trong nghiên cứu này nhằm làm nền tảng cho các bài nghiên cứu sau.

Hình 2.6 - Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về điểm đến Cần Giờ

Nguồn: Nguyễn Hoàng Tiến và các cộng sự (2021)

Trịnh Bửu Nam và Lê Diễm Trang, (2020)

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với loại hình du lịch homestay ở Cần Thơ Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã thực hiện trước, mô hình lý thuyết được đề xuất với cỡ mẫu là 193 du khách Kiểm định các thang đo phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, giá trị EFA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp hồi quy tuyến tính Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với cơ sở lý thuyết và sự hài lòng của du khách sử dụng homestay tại Cần Thơ gắn liền với bốn yếu tố: (1) nguồn thông tin dịch vụ, (2) cảnh quan môi trường, (3) cơ sở hạ tầng du lịch, (4) sự hấp dẫn tại điểm du lịch.

Hình 2.7 - Các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của du khách sử dụng homestay tại Cần Thơ

Nguồn: Trịnh Bửu Nam và Lê Diễm Trang (2020)

Dữ liệu được thu thập bằng một nghiên cứu sơ cấp (từ tháng 9-12 năm 2012) được thực hiện ở Cộng hòa Séc về địa điểm du lịch Brno và vùng phụ cận Phương pháp phân tích hồi quy đã được sử dụng Kết quả là, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng tổng thể của du khách đã được xác định; đồng thời khẳng định rằng mức độ hài lòng chung của du khách cao hơn so với việc đánh giá các yếu tố chất lượng riêng lẻ chịu ảnh hưởng của kỳ vọng Đã có 380 du khách trong nước tham gia sự khảo sát Mẫu người trả lời được xác định bằng cách lấy mẫu theo hạn ngạch, theo đặc điểm tính toán là giới tính, giáo dục và hoạt động kinh tế Bài nghiên cứu đã cho ra

15 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với một điểm đến đó là: (1) Quang cảnh tự nhiên; (2) Tính hấp dẫn về văn hóa và xã hội; (3) Chất lượng chỗ ở; (4) Chất lượng ăn uống và cơ sở thực phẩm; (5) Mức độ và chất lượng các hoạt động trải nghiệm; (6) Khả năng tiếp cận dịch vụ di chuyển; (7) Tình hình giao thông địa phương; (8) Tính sẵn có và chất lượng của thông tin du lịch tại điểm đến; (9) Chất lượng những con đường dẫn đến điểm đến; (10) Sự chào đón của cư dân địa phương;

(11) Sự lựa chọn các gói dịch vụ; (12) Hình ảnh của điểm đến; (13) Mức giá; (14) Bảo vệ và độ an toàn của điểm đến; (15) Tính độc đáo của điểm đến

Hình 2.8 - Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với một điểm đến

Nguồn: Ida VajCnerová et al (2014)

Một công cụ khảo sát với bảng câu hỏi là được phát triển để đánh giá khách du lịch Thái Lan và nước ngoài sở thích về dịch vụ homestay ở Thái Lan Tổng cộng có1.111 khách du lịch, trong đó có 593 người Thái người trả lời và 508 người nước ngoài được hỏi với 35 các quốc tịch khác nhau, đã đến thăm Thái Lan trong tháng 7 đến tháng 9 năm 2010 đã được khảo sát thuận tiện Kết quả khảo sát cho thấy sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ homestay bao gồm các yếu tố: (1) sự an toàn và an ninh, (2) chất lượng dịch vụ, (3) môi trường tự nhiên, (4).

Hình 2.9 - Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ homestay ở Thái Lan

Nguồn: Wuthiya Saraithong, Kanokwan Chancharoenchai (2010)

Nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay Nó cũng tập trung vào việc phân tích mối quan hệ và tác động của những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay Bài báo đã khảo sát người bản xứ ở Nepal với mục đích xác định các khía cạnh cơ bản của sự hài lòng của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ homestay Theo như nghiên cứu, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về dịch vụ du lịch homestay gồm có: (1) các đặc tính của việc lưu trú tại nhà dân như sự thu hút về văn hóa, lòng hiếu khách của người bản xứ, sự tiện nghi và sự an toàn & an ninh tại nhà dân bản xứ, (2) lễ tân, ẩm thực, (3) phong cách sống và trang phục và văn hóa ở địa phương Nghiên cứu này đã góp phần phát triển công cụ khảo sát để thăm dò mức độ hài lòng của khách du lịch đối với Homestay đối với các nhà nghiên cứu tương lai.

Hình 2.10 - Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với homestay

Velan Kunjuraman and Rosazman Hussin, (2013)

Mục đích của bài báo này là xác định và phân tích mức độ hài lòng của khách du lịch trong nước về chất lượng của các dịch vụ homestay tại Làng Mesilou, Kundasang, Sabah Bài nghiên cứu đã đề cập đến tầm quan trọng và sự hài lòng của du khách với ba yếu tố: (1) cơ sở vật chất, (2) bảo mật và (3) dịch vụ dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi những người tham gia homestay Các phương pháp tiếp cận định lượng đã được áp dụng trong nghiên cứu, chẳng hạn như phỏng vấn khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi tới 85 khách du lịch trong nước Phương pháp phỏng vấn sâu cũng được sử dụng giữa các bên liên quan trong Chương trình Gia đình bản xứ để thu được thêm thông tin hữu ích cho nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả khách du lịch trong nước đều hài lòng với chất lượng của tất cả các dịch vụ được cung cấp Những phát hiện này có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong các Chương trìnhHomestay khác, đặc biệt là về những gì người tham gia homestay muốn, để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu lưu trú Ngoài ra, những phát hiện này cũng có thể góp phần vào nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực xã hội học du lịch, đặc biệt là về sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn phát triển.

Hình 2.11 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại Làng Mesilou, Kundasang, Sabah

Nguồn: Velan Kunjuraman and Rosazman Hussin (2013)

Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Dựa vào những cơ sở lý thuyết và các tài liệu tham khảo đã thu thập được ở trên, nhóm tác giả xin đề xuất 5 giả thuyết về 5 yếu tố có tác động đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình homestay tại TP Đà Lạt như sau:

2.4.1 Giá tour và giá các dịch vụ khác

Trong nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng trước đây, tác động của yếu tố giá cả ít được chú ý đến so với các tiêu chí khác Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường và các thay đổi trong nhận định của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng giá cả và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ sâu sắc với nhau Trong bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre ” của tác giả Huỳnh Diệp Trâm Anh cũng đề cập đến yếu tố giá cả dịch vụ:

Chi phí rẻ nhưng vẫn tiện nghi, không gian sáng tạo nhưng phải thân thiện là những điều mà du lịch homestay cần làm cho du khách Du lịch homestay, trước hết là giá cả phải phù hợp với túi tiền du khách, nhưng mang đến một không gian mới lạ, thú vị đối với du khách.

 Giả thuyết H1: Giá tour và giá dịch vụ khác có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt

2.4.2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ

Ngày nay, đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu vui chơi du lịch của mọi người cũng ngày càng tăng Bên cạnh đó, du khách khi đi du lịch có xu hướng chọn cho mình những nơi có trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, không gian trong phòng sạch sẽ, một số nơi có thể ở chung với chủ nên đôi khi cần sự ngăn nắp, gọn gàng để đôi bên cảm thấy thoải mái Bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch homestay của điểm đến huyện Bình Thạnh, tỉnh Bến Tre” của tác giả Phạm Xuân Hậu cho biết: khi chúng ta chọn bất kì một loại hình để lưu trú thì điều đầu tiên quan tâm là vị trí đó ra sao, có thuận tiện cho việc lưu lại hay không, có gần những tiện ích bên ngoài hay gần điểm mình muốn đến hay không? Ngoài ra, vấn để về giao thông đi lại, thông tin liên lạc (wifi, điện thoại), điện, nước cũng là những yếu tố tác động đến ý định chọn homestay của du khách khi đi du lịch Do đó khi chọn một homestay phù hợp khi đi du lịch du khách cũng quan tâm đến cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của nơi đó.

 Giả thuyết H2: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt

2.4.3 Thái độ phục vụ của nhân viên

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của khách hàng đánh giá đối với dịch vụ đó chính là thái độ và tác phong của nhân viên, quyết định đến việc tin dùng và sự tin tưởng của khách hàng Thái độ phục vụ của nhân viên là phải lịch sự văn minh, đảm bảo tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng phải thao tác nhanh và đúng quy trình kỹ thuật Phục vụ khách trong mọi tình huống khi khách có yêu cầu đột xuất. Phục vụ kịp thời không để khách chờ lâu, hoạt bát, nhanh nhẹn, tác phong gọn gàng, sạch sẽ, luôn có trách nhiệm với nghề Dịch vụ từ nhân viên: hài lòng với dịch vụ và thân thiện với khách hàng (Reardon & cộng sự, 1998) Theo bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Homestay làm nơi lưu trú của du khách nội địa khi du lịch Vũng Tàu” - Bùi Thế Lân, thái độ phục vụ của nhân viên là một trong những yếu tố cần được cân nhắc khi du khách lựa chọn dịch vụ homestay phù hợp với mình

 Giả thuyết H3: Thái độ phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt

2.4.4 Mức độ uy tín và an toàn của homestay

Xã hội ngày càng phát triển vì thế nhu cầu của du khách ngày càng đa dạng và phức tạp, để họ luôn nghĩ đến đầu tiên khi lựa chọn homestay làm nơi cư trú là điều không hề dễ dàng Có rất nhiều yếu tố tác động đến ý định chọn homestay của du yếu tố không thể thiếu là mức độ an toàn và uy tín của homestay Trong nghiên cứu

“Các yếu tố tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch Homestay: Nghiên cứu trường hợp Bến Tre” của tác giả Nguyễn Văn Sĩ cho rằng khi khách du lịch cảm thấy hài lòng với dịch vụ homestay thông qua việc đánh giá cao chuyến du lịch homestay, cảm thấy nhiều lợi ích khi du lịch Homestay, và chuyến du lịch đáp ứng được những mong đợi của du khách thì du khách trung thành với Homestay tức có ý định quay trở lại để thực hiện du lịch

 Giả thuyết H4: Mức độ uy tín và an toàn của homestay có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt

2.4.5 Tài nguyên du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn)

Du khách đi du lịch, đặc biệt là sử dụng dịch vụ homestay thường có những kỳ vọng cơ bản về vệ sinh và sự sạch sẽ nơi mình đến Nói về vệ sinh trong homestay, tức là đề cập đến sự sạch sẽ của ngôi nhà, lối đi và vườn cây chung quanh của gia đình gia chủ Một homestay sạch sẽ, gọn gàng sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt cho khách Khách du lịch cũng quan tâm nhiều đến vệ sinh của cả nhân viên dịch vụ và môi trường sống xung quanh gia đình Vệ sinh tốt cũng làm giảm tỷ lệ xảy ra tai nạn và sự lây lan của bệnh tật Bài nghiên cứu về "Các yếu tố tác động đến lựa chọn homestay làm nơi cư trú khi đi du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Ngọc Thức cũng cho rằng muốn chọn homestay làm nơi cư trú khi đi du lịch cũng phải lưu ý đến vấn đề môi trường xung quanh ta.Vì vậy, hãy là một nhà điều hành, một chủ nhân homestay có trách nhiệm và hạn chế tối đa rác thải cũng như việc sử dụng nước và năng lượng. Thực hiện các nguyên tắc quản lý rác tốt và chỉ mua những thứ bạn cần, tái sử dụng và tái chế rác ở đâu có thể và xử lý những thứ còn lại theo quy trình quản lý rác thải phù hợp; tiết kiệm nước bằng cách khóa vòi nước ngay sau khi dùng Vấn đề quan trọng nhất để homestay phát triển bền vững vẫn là yếu tố con người kết hợp gìn giữ môi trường sinh thái thân thiện (nhiệt tình, hiếu khách, sạch sẽ, vệ sinh môi trường tốt).

 Giả thuyết H5: Yếu tố tài nguyên du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt

Từ 5 giả thuyết đã đưa ra ở trên, nhóm 1 đã xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với homestay tại Đà Lạt:

Hình 2.12 - Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với homestay tại Đà Lạt

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu của nhóm gồm các bước:

Bước 1: Hình thành ý tưởng nghiên cứu, xác định đề tài nghiên cứu

Bước 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 3: Xác định thành phần cho thiết kế nghiên cứu

Bước 4: Viết đề cương nghiên cứu

Bước 5: Thu thập thông tin dữ liệu

Bước 6: Xử lý và phân tích dữ liệu

Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo nghiên cứu

Hình 3.1 - Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu

Thang đo các nhân tố

Dựa trên các mô hình tham khảo, nhóm đã xây dựng bảng thang đo các nhân tố dưới đây:

Bảng 3.1 – Bảng thang đo kế thừa

T Mã Nhân tố ảnh hưởng Nguồn

1 Giá tour và giá các dịch vụ khác

2 GC2 Giá dịch vụ ăn uống hợp lý

3 GC3 Giá dịch vụ mua sắm hợp lý

4 GC4 Giá dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý

2 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ

5 HT1 Phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn

Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh

6 HT2 Nhà vệ sinh sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn (sạch, thoáng, không mùi)

7 HT3 Thông tin liên lạc (wifi, điện thoại,…) đầy đủ, không bị gián đoạn

8 HT4 Điện, nước đầy đủ, đảm bảo an toàn

3 Thái độ phục vụ của nhân viên

9 TĐ1 Chủ hộ kinh doanh homestay thân thiện, nhiệt tình

Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh

10 TĐ2 Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử

11 TĐ3 Đảm bảo phản hồi một cách nhanh chóng

12 TĐ4 Giải quyết các yêu cầu thuận tiện và phù hợp với lợi ích của tôi

4 Mức độ uy tín và an toàn của homestay

13 UT1 Chủ hộ kinh doanh cung cấp đúng các dịch vụ như đã giới thiệu

Nguyễn Văn Sĩ & Nguyễn Viết Bằng (2018)

14 UT2 Đảm bảo được độ bảo mật thông tin của khách du lịch

15 UT3 Giá thuê thống nhất đúng như giá đã niêm yết

5 Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

16 TN1 Khung cảnh thiên nhiên đẹp

Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp Trâm Anh

17 TN2 Môi trường tự nhiên trong lành

18 TN3 Ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan

6 Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay Đà Lạt

19 HL1 Các trải nghiệm tại homestay Đà Lạt đáp ứng được những gì mà tôi mong đợi

Nguyễn Văn Sĩ & Nguyễn Viết Bằng (2018)

20 HL2 Tôi thấy hài lòng về dịch vụ homestay ở Đà

21 HL3 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác chọn dịch vụ homestay ở Đà Lạt

22 HL4 Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà

Nghiên cứu định tính

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Thông qua quá trình tham khảo các mô hình của Phạm Xuân Hậu & Huỳnh Diệp dựng được mô hình nghiên cứu của đề tài, từ đó đưa ra thang đo nháp đo lường sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình homestay tại Đà Lạt gồm: Giá tour và giá các dịch vụ khác (4 yếu tố); Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ (4 yếu tố); Thái độ phục vụ của nhân viên (4 yếu tố); Mức độ uy tín và an toàn của homestay (3 yếu tố); Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) (4 yếu tố).

Tuy nhiên, do sự khác nhau về không gian và thời gian thực hiện nghiên cứu nên có thể thang đo nháp mà nhóm đưa ra chưa thật sự phù hợp Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh mô hình và thang đo cho phù hợp là điều cần thiết.

Sau khi xác định được các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay Đà Lạt, nhóm đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính kết hợp với kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung mô hình và thang đo sự hài lòng Chúng tôi đã tiến hành thảo luận với 7 du khách đã từng trải nghiệm dịch vụ homestay ở Đà Lạt - những người có độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau, để giúp nhóm hoàn thiện mô hình và thang đo Do có sự khác nhau về nơi ở, thời gian làm việc của các đáp viên cũng như hạn chế về thời gian nghiên cứu nên nhóm đã quyết định sử dụng hình thức thảo luận nhóm online qua google meet, thực hiện theo dàn bài thảo luận nhóm (Theo dõi Phụ lục 1)

T Họ và tên Giới tính Tuổ i Nghề nghiệp

1 Huỳnh Trí Đức Nam 23 Quản lý nhà trọ

2 Võ Huỳnh Ngọc Trân Nữ

21 Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp

3 Lương Thảo Linh Nữ 19 Sinh viên ngành Thương mại điện tử

4 Lương Thị Khánh Yên Nữ 26 Nhân viên văn phòng

5 Đinh Minh Hoàng Nam 21 Sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô

6 Phạm Quốc Việt Nam 20 Thực tập sinh ngành quản trị khách sạn

7 Nguyễn Lê Thùy Duyên Nữ 20 Sinh viên ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng

3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Thông qua quá trình thảo luận nhóm, có 5/7 người cho rằng các yếu tố trong mô nhóm tác giả đã quyết định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt trong mô hình không có sự thay đổi.

Tuy nhiên về thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng, nhóm đã xem xét câu trả lời của những người tham gia thảo luận và có sự điều chỉnh về thứ tự các yếu tố trong mô hình như sau:

Hình 3.2 - Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau thảo luận nhóm

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, thang đo dùng để đo lường một số yếu tố trong mô hình cần phải được bổ sung như sau:

Về “Thái độ phục vụ của nhân viên” cần bổ sung thêm “Khả năng ngoại ngữ”.

Về “Tài nguyên du lịch” bổ sung thêm “Vị trí homestay (view đẹp, gần địa điểm tham quan, giao thông thuận tiện)” Về “Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ” bổ sung thêm “Có chỗ để xe rộng rãi”, “Tổ chức, tiếp đón du khách hợp lý, giải quyết được vấn đề chen lấn” Về “Mức độ uy tín và an toàn của homestay” cần bổ sung

“Yếu tố tâm linh tại homestay”

Nhóm đã thảo luận và điều chỉnh thang đo ban đầu về mặt từ ngữ sử dụng, thêm vào hoặc loại bỏ biến trong thang đo với mục đích giúp người làm khảo sát hiểu hơn về bản chất vấn đề và không bị sai lệch ý nghĩa của bài khảo sát, cũng như việc thêm hay loại các tiêu chí giúp thang đo trở nên hoàn thiện và mang ý nghĩa thiết thực hơn.

Do đó, thang đo chính thức như sau:

1 Nhân viên homestay nhiệt tình

2 Nhân viên homestay có kĩ năng ứng xử tốt

3 Nhân viên homestay có khả năng ngoại ngữ tốt

4 Nhân viên homestay phản hồi tôi một cách nhanh chóng

5 Nhân viên homestay giải quyết các yêu cầu phù hợp với lợi ích của tôi

Giá tour và giá các dịch vụ khác

1 Giá thuê homestay phù hợp đối với tôi

2 Tôi thấy giá dịch vụ ăn uống tại homestay hợp lý

3 Giá dịch vụ mua sắm hợp lý đối với tôi

4 Tôi thấy giá dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý

Mức độ uy tín và an toàn của homestay

1 Chủ hộ kinh doanh cung cấp đúng các dịch vụ như đã giới thiệu

2 Homestay đảm bảo được độ bảo mật thông tin của tôi

3 Giá thuê thống nhất đúng như giá đã niêm yết

Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ

1 Tôi thấy phòng nghỉ đủ tiêu chuẩn

2 Thông tin liên lạc (wifi, điện thoại,…) không bị gián đoạn

3 Điện, nước đảm bảo an toàn

4 Homestay có chỗ để xe rộng rãi

Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

1 Homestay có khung cảnh thiên nhiên đẹp

2 Môi trường tự nhiên tại homestay trong lành

3 Chủ kinh doanh có thức bảo vệ môi trường

4 Vị trí homestay thuận tiện

1 Các trải nghiệm tại homestay Đà Lạt đáp ứng được những gì tôi mong đợi

2 Tôi thấy hài lòng về dịch vụ homestay Đà Lạt

3 Tôi sẽ giới thiệu cho người khác chọn dịch vụ homestay ở Đà Lạt

4 Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà Lạt

Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nhóm sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện cũng như đáp ứng được các tiêu chí đã xác định trong phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất của Hair (1998), cỡ mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến khảo sát Trong nghiên cứu này có 5 biến độc lập (1 đến 5) và 1 biến phụ thuộc (6) Trong nhóm 6 biến có 24 biến con (trong mô hình có số phát biểu cho các biến) Vậy kích thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ khoảng 120 mẫu (N = 28x5) Số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức của nhóm là 150.

3.4.2 Thiết kế bảng khảo sát

3.4.3 Các bước phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước Tiếp theo, kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA Sau đó, phân tích hồi quy và phân tích tương quan để thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và mức tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại TP Đà Lạt

Phương trình hồi quy bội có dạng như sau:

Kết quả thu được sau những phân tích này sẽ là căn cứ nhận diện để đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty TNHH Acacy tại các khu vực

Bảng mã hóa các biến để đưa vào phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS như sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích thống kê sơ bộ

Quá trình khảo sát được bắt đầu từ ngày 10/10/2022 cho đến hết ngày 23/10/2022 Sau khi kết thúc thời gian thu thập dữ liệu có tất cả 161 mẫu khảo sát được thực hiện Tuy nhiên, qua quá trình sàng lọc và loại bỏ những câu trả lời không hợp lệ, dữ liệu cuối cùng thu về của nhóm là 150 câu trả lời khảo sát Dựa trên dữ liệu đã thu thập được nhóm tiến hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0.

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả

4.1.1.1 Thống kê đơn biến với biến định tính

Bảng 4.1 - Thống kê mô tả biến độ tuổi dotuoi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Về độ tuổi: nhóm nghiên cứu chia thành 3 khoảng độ tuổi mà nhóm muốn phân tầng, trong đó: có 10 người dưới 18 tuổi thực hiện khảo sát (chiếm 6,7 %), 107 người thực hiện khảo sát nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi (chiếm 71,3%) và 33 người trong độ tuổi trên 30 tuổi (chiếm 22%) trong tổng số 150 người thực hiện khảo sát.

Bảng 4.2 - Thống kê mô tả biến nghề nghiệp nghenghiep

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Về nghề nghiệp: nhóm đã thực hiện khảo sát ở nhiều ngành nghề khác nhau để có thể thu được kết quả khách quan nhất: sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng,

… Trong đó số lượng người khảo sát là sinh viên chiếm đa số: 73 người (48,7%).

4.1.1.2 Thống kê đơn biến với biến định lượng

Bảng 4.3 - Thống kê mô tả biến "độ bảo mật (c3.2)"

N Minimum Maximum Mean Std Deviation baomat 150 1 5 4.08 790

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát Đối với yếu tố bảo mật thông tin khách hàng của homestay: Thang đo từ 1 (giá trị nhỏ nhất) đến 5 (giá trị lớn nhất) tương đương mức độ từ “Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý”, với giá trị trung bình là 4,08 và độ lệch chuẩn là 0,79 cho thấy rằng mức độ bảo mật thông tin của homestay được khách du lịch đánh giá rất cao

Bảng 4.4 - Thống kê biến "môi trường tự nhiên (c5.2)" theo độ tuổi và giới tính

Table 1 dotuoi Duoi 18 tuoi 18 - 30 tuoi Tren 30 tuoi moitruongtunhien moitruongtunhien moitruongtunhien

Mean Mean Mean gioitinh Nam 5 4 4

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Bảng trên mô tả đánh giá trung bình của 150 khảo sát viên đối với yếu tố “Môi trường tự nhiên tại homestay trong lành” phân theo giới tính và độ tuổi Qua đó, không có quá nhiều sự khác biệt về mức độ đồng ý trung bình giữa nam, nữ và giữa các độ tuổi (dao động ở mức 4 hoặc 5) nên ta có thể thấy được rằng môi trường tự nhiên ở homestay được đánh giá khá cao về sự trong lành.

4.1.1.4 Thống kê bằng biểu đồ

Hình 4.1 - Thống kê mô tả biến giới tính

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Về giới tính: có 78 người khảo sát là nam (chiếm 52%) và 72 người khảo sát là nữ (chiếm 48%) trên tổng số 150 người thực hiện khảo sát.

Hình 4.2 - Thống kê biến thu nhập trung bình tháng (thunhap)

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Biểu đồ trên mô tả về thu nhập trung bình tháng của tất cả 150 người tham gia khảo sát: Trong đó số người chưa có thu nhập là 36 người, thu nhập dưới 5 triệu/tháng có 36 người, thu nhập từ 5-10 triệu/ tháng có 39 người (chiếm đa số), số người có thu triệu/tháng Tổng cộng có 149 người và còn lại 1 người tham gia khảo sát không muốn tiết lộ về mức thu nhập trung bình tháng của cá nhân Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được đa phần những người trải nghiệm homestay Đà Lạt là những người có thu nhập ở mức khá từ 5 – 10 triệu.

4.1.2 Phân tích thống kê suy diễn

4.1.2.1 Kiểm định Chi bình phương

Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến giới tính và thu nhập trung bình tháng

Giả thuyết H0: Hai biến này độc lập, không liên quan với nhau.

Giả thuyết H1: Hai biến có liên hệ với nhau.

Bảng 4.5 - Kiểm định Chi bình phương biến giới tính (gioitinh) và thu nhập trung bình tháng (thunhap)

Value df Asymp Sig (2- sided)

N of Valid Cases 149 a 1 cells (10.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 4.77.

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Sig = 0,057 > α (5% = 0.05) nên không bác bỏ giả thuyết H0

Vậy ở mức ý nghĩa 5%, biến giới tính và thu nhập trung bình tháng độc lập, không có liên hệ với nhau, tức là mức thu nhập trung bình tháng của mỗi người là bao nhiêu không phụ thuộc vào giới tính của người đó là nam hay nữ.

Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến độ tuổi và thu nhập trung bình tháng

Giả thuyết H0: Hai biến này độc lập, không liên quan với nhau.

Giả thuyết H1: Hai biến có liên hệ với nhau.

Bảng 4.6 - Kiểm định mối liên hệ giữa biến độ tuổi (dotuoi) và thu nhập trung bình tháng (thunhap) dotuoi * thunhaptbthang Crosstabulation thunhaptbthang Total Chua co Duoi 5 trieu Tu 5 - 10 trieu Tren 10 - 20 trieu

N of Valid Cases 149 a Not assuming the null hypothesis. b Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Sig = 0,00 < α (5% = 0,05) nên bác bỏ giả thuyết H0

Vậy ở mức ý nghĩa 5%, biến độ tuổi và thu nhập trung bình tháng có mối liên hệ với nhau, tức là thu nhập trung bình tháng của mỗi người có phụ thuộc vào độ tuổi của người đó.

Kiểm tra mức độ đồng ý trung bình của biến định lượng “hài lòng về dịch vụ homestay Đà Lạt” (c6.2) có bằng 3 hay không?

Giả thuyết H0: Mức độ đồng ý trung bình bằng 3

Giả thuyết H1: Mức độ đồng ý trung bình không bằng 3

Bảng 4.7 - Kiểm định mức độ đồng ý trung bình "hài lòng với dịch vụ homestay Đà Lạt"(c6.2) so với 3

N Mean Std Deviation Std Error

Test Value = 3 t df Sig (2-tailed) Mean

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Sig = 0,000 < α (5% = 0,05) nên bác bỏ giả thuyết H0

Vậy ở mức ý nghĩa 5%, mức độ đồng ý trung bình của người tham gia khảo sát đối với khẳng định “Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt” không bằng 3, cụ thể là lớn hơn 3 (3,95)

So sánh mức độ đồng ý trung bình đối với khẳng định “Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà Lạt”(c6.4) được chia ra bởi biến giới tính: Mức đồng ý trung bình của nam bằng Mức đồng ý trung bình của nữ?

Bảng 4.8 - Kiểm định mức độ đồng ý trung bình đối với khẳng định “Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà

Lạt”(c6.4) chia theo biến giới tính

Group Statistics gioitinh N Mean Std Deviation Std Error

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giả thuyết H0: Phương sai 2 tổng thể bằng nhau

Giả thuyết H1: Phương sai 2 tổng thể không bằng nhau

Sig(F) = 0,208 > α (5% = 0,05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Vậy Phương sai của 2 tổng thể bằng nhau nên ta tiến hành đọc kết quả kiểm định

T dòng ở trên trong bảng Independent Samples Test.

Giả thuyết H0: Mức đồng ý trung bình của nam bằng mức đồng ý trung bình của

Giả thuyết H1: Mức đồng ý trung bình của nam không bằng mức đồng ý trung bình của nữ.

Sig(t) = 0,801 > α (5% = 0,05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Vậy ở mức ý nghĩa 5%, mức độ đồng ý trung bình của nam và nữ đối với khẳng định “Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà Lạt” là bằng nhau.

So sánh mức độ đồng ý trung bình đối với khẳng định “Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt” (c6.2) được chia ra bởi biến thu nhập trung bình tháng (thunhap) (gồm nhiều nhóm: Chưa có, Dưới 5 triệu, Từ 5-10 triệu, Trên 10-20 triệu và Trên 20 triệu).

Bảng 4.9 - So sánh phương sai

Test of Homogeneity of Variances hailong Levene Statistic df1 df2 Sig.

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giả thuyết H0: Phương sai 2 tổng thể bằng nhau

Giả thuyết H1: Phương sai 2 tổng thể không bằng nhau

Sig = 0,182 > α (5% = 0.05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Vậy phương sai của 2 tổng thể bằng nhau.

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Giả thuyết H0: Trung bình mức độ đồng ý của các nhóm thu nhập trung bình tháng là giống nhau.

Giả thuyết H1: Trung bình mức độ đồng ý của các nhóm thu nhập trung bình tháng là khác nhau.

Vậy trung bình mức độ đồng ý của các nhóm thu nhập trung bình tháng là giống nhau.

Bảng 4 11 - Kiểm định mức độ đồng ý giữa các nhóm thu nhập trung bình tháng đối với khẳng định “Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt” (c6.2)

Tren 10 - 20 trieu Tren 20 trieu -.179 297 867 -.88 52 a Dunnett t-tests treat one group as a control, and compare all other groups against it.

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giả thuyết H0: Trung bình mức độ đồng ý của 2 nhóm thu nhập trung bình tháng là giống nhau.

Giả thuyết H1: Trung bình mức độ đồng ý của các nhóm thu nhập trung bình tháng là khác nhau.

 Giữa 2 nhóm thu nhập “Chưa có” và “Trên 20 triệu”

Sig = 0,880 > α (5% = 0,05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Vậy trung bình mức độ đồng ý của 2 nhóm thu nhập trung bình tháng “Chưa có” và “Trên 20 triệu” là giống nhau đối với khẳng định “Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt” (c6.2).

 Giữa 2 nhóm thu nhập “Dưới 5 triệu” và “Trên 20 triệu”

Sig = 0,930 > α (5% = 0,05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Vậy trung bình mức độ đồng ý của 2 nhóm thu nhập trung bình tháng “Dưới 5 triệu” và “Trên 20 triệu” là giống nhau là giống nhau đối với khẳng định “Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt” (c6.2).

 Giữa 2 nhóm thu nhập “Từ 5-10 triệu” và “Trên 20 triệu”:

Sig = 0,998 > α (5% = 0,05) nên không bác bỏ giả thuyết H0.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) các biến độc lập

 Thái độ phục vụ của nhân viên

Bảng 4.12 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Thái độ phục vụ của nhân viên"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted nhiettinh 15.13 6.286 620 729 kinang 15.15 6.139 632 724 ngoaingu 15.51 6.520 494 771 phanhoi 15.30 6.641 487 773 giaiquyetvande 15.21 6.675 605 737

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 5 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Thái độ phục vụ của nhân viên”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,787 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, có thể đưa vào phân tích nhân tố EFA.

 Giá tour và giá các dịch vụ khác

Bảng 4.13 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Giá tour và giá các dịch vụ khác"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted giathue 10.77 4.525 324 760 dvanuong 11.05 3.535 660 560 dvmuasam 11.04 3.703 560 624 vuichoigiaitri 10.90 4.131 505 659

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Giá tour và giá các dịch vụ khác”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,719 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, có thể đưa vào phân tích nhân tố EFA.

 Mức độ uy tín và an toàn của homestay

Bảng 4.14 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Mức độ uy tín và an toàn của homestay"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted nhugioithieu 8.17 2.037 659 710 baomat 8.09 2.179 632 739 giathongnhat 8.08 2.061 641 730

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 3 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Mức độ uy tín và an toàn của homestay”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,799 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, có thể đưa vào phân tích nhân tố EFA.

 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ

Bảng 4.15 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted phong 11.69 4.966 493 737 lienlac 11.76 4.318 585 689 dien,nuoc 11.63 4.234 636 661 baidoxe 11.83 4.073 535 723

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và dịch vụ hỗ trợ”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,760 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, có thể đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

 Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

Bảng 4.16 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach'sAlpha if Item khungcanh 11.93 3.760 657 682 moitruongtunhien 11.92 3.846 642 691 ythucbvmt 12.26 3.966 585 719 vitrithuantien 12.41 3.935 457 794

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,776 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, có thể đưa vào phân tích nhân tố (EFA) ở bước tiếp theo.

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) biến phụ thuộc

Bảng 4.17 - Kiểm định Cronbach's Alpha biến "Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay Đà Lạt"

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted mongdoi 11.85 4.802 678 797 hailong 11.83 4.730 658 803 gioithieunguoikhac 11.86 4.457 675 796 quaylai 11.80 4.174 690 791

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 4 biến quan sát thuộc nhóm nhân tố “Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay Đà Lạt”, kết quả cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha là 0,839 lớn hơn 0,6 nên các biến quan sát này là phù hợp.

Hệ số tương quan của biến với tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên ta không loại biến nào hết, tất cả các biến quan sát sự hài lòng đều được sử dụng cho các phân tích sau.

Phân tích nhân tố (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập

Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, các biến được đưa vào phân tích

Bảng 4.18 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .861

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giá trị hệ số KMO bằng 0,861 (nằm trong khoảng từ 0 đến 1) chứng tỏ dữ liệu dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với nhau

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 (Theo dõi phụ lục 4.1), ta thấy trị số Initial Eigenvalues bằng 1,019 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để phân tích và 5 nhân tố này có thể giải thích được 64,578% biến thiên của dữ liệu. Thông qua kết quả ma trận xoay lần 1 (Theo dõi phụ lục 4.2), biến quan sát

“baidoxe” có giá trị factor loading là -0,520 < 0,5 nên loại biến này ra khỏi mô hình. Sau khi loại biến, ta chạy lại phân tích nhân tố EFA lần thứ hai Kết quả như sau:

Bảng 4.19 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .862

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giá trị hệ số KMO bằng 0,862 (nằm trong khoảng từ 0 đến 1) chứng tỏ dữ liệu dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với nhau

Sau khi loại “baidoxe”, kết quả phân tích EFA lần 2 (Theo dõi phụ lục 4.3) có trị số Initial Eigenvalues bằng 1,159 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để phân tích và 4 nhân tố này có thể giải thích được 60,133% biến thiên của dữ liệu.

Ta được kết quả ma trận xoay lần 2 (Theo dõi phụ lục 4.4) với biến quan sát

“giathongnhat” có giá trị factor loading lớn hơn 0,5 ở 2 cột (cột 1: 0,618; cột 4: 0,531). Chênh lệch = 0,087 < 0,3.

Biến quan sát “phanhoi” có giá trị factor loading lớn hơn 0,5 ở 2 cột (cột 3 có giá trị fator loading bằng 0,575; cột 4 có giá trị factor loading bằng 0,515) Do đó, giá trị chênh lệch của factor loading bằng 0,06 < 0.3

Vì chênh lệch giá trị factor loading của biến “phanhoi” < “giathongnhat” nên ta loại biến “phanhoi” ra khỏi mô hình trước, sau đó tiến hành chạy lại phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 3

Bảng 4.20 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 3

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .869

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giá trị hệ số KMO bằng 0,869 (nằm trong khoảng từ 0 đến 1) chứng tỏ dữ liệu còn lại sau khi loại biến dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với nhau

Theo kết quả phân tích EFA lần 2 (Theo dõi phụ lục 4.5), trị số Initial Eigenvalues bằng 1,050 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để phân tích và 4 nhân tố này có thể giải thích được 61,180% biến thiên của dữ liệu.

Ta thu được kết quả ma trận xoay lần 3 sau khi loại biến quan sát “phanhoi” (Theo dõi phụ lục 4.6).

Vì biến quan sát vitrithuatien không có giá trị factor loading ở cột nào nên ta cũng loại bỏ biến này khỏi mô hình Tiến hành lại các bước phân tích nhân tố lần thứ 4.

Bảng 4.21 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 4

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .865

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giá trị hệ số KMO bằng 0,865 (nằm trong khoảng từ 0 đến 1) chứng tỏ dữ liệu còn lại sau khi loại biến dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với nhau.

Trị số Initial Eigenvalues trong bảng kết quả phân tích EFA lần 4 sau khi loại biến “vitrithuantien” (Theo dõi phụ lục 4.7) bằng 1,040 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để phân tích và 4 nhân tố này có thể giải thích được 62,537% biến thiên của dữ liệu.

Kết quả ma trận xoay lần 4 (Theo dõi phụ lục 4.8) cho thấy biến quan sát

“giathue” có giá trị factor loading thuộc cột nhân tố thứ 4, cột này chỉ có 1 biến quan sát nên ta loại luôn biến “giathue” ra khỏi mô hình và chạy lại phân tích EFA cho các biến còn lại lần thứ 5.

Bảng 4.22 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s lần 5

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .865

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giá trị hệ số KMO bằng 0,865 (nằm trong khoảng từ 0 đến 1) chứng tỏ dữ liệu còn lại sau khi loại biến dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig) trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với nhau.

Sau khi loại biến giathue ở cột nhân tố thứ 4, trị số Initial Eigenvalues trong bảng liệu này có thể được dùng để phân tích và 3 nhân tố này có thể giải thích được 58,546

% biến thiên của dữ liệu.

Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

4.4.1 Các biến quan sát mới

Dựa trên kết quả phân tích EFA, thang đo những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt đã được điều chỉnh lại cho phù hợp Hệ thống biến đại diện (nhân tố) và các biến quan sát cho từng nhân tố được thể hiện như dưới đây:

Nhân tố 1: Chatluongcuahomestay (Chất lượng của homestay)

Biến mã hóa Tên biến baomat Homestay đảm bảo được độ bảo mật thông tin của tôi giathongnhat Giá thuê thống nhất đúng như giá đã niêm yết dien,nuoc Điện, nước đảm bảo an toàn nhugioithieu Chủ hộ kinh doanh cung cấp đúng các dịch vụ như đã giới thiệu moitruongtunhien Môi trường tự nhiên tại homestay trong lành khungcanh Homestay có khung cảnh thiên nhiên đẹp phong Tôi thấy phòng nghỉ tại homestay đủ tiêu chuẩn ythucbvmt Chủ kinh doanh có ý thức bảo vệ môi trường lienlac Thông tin liên lạc (wifi, điện thoại,…) không bị gián đoạn

Nhân tố 2: Thaidophucvucuanhanvien (Thái độ phục vụ của nhân viên)

Biến mã hóa Tên biến kinang Nhân viên homestay có kĩ năng ứng xử tốt ngoaingu Nhân viên homestay có khả năng ngoại ngữ tốt nhiettinh Nhân viên homestay nhiệt tình giaiquyetvande Nhân viên homestay giải quyết các yêu cầu phù hợp với lợi ích của tôi

Nhân tố 3: GiaDV (Giá dịch vụ)

Biến mã hóa Tên biến dvmuasam Giá dịch vụ mua sắm hợp lý đối với tôi dvanuong Tôi thấy giá dịch vụ ăn uống tại homestay hợp lý vuichoigiaitri Tôi thấy giá dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý

Biến phụ thuộc: Suhailong (Sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay Đà Lạt)

Biến mã hóa Tên biến mongdoi Các trải nghiệm tại homestay Đà Lạt đáp ứng được những gì mà tôi mong đợi hailong Tôi thấy hài lòng về các dịch vụ homestay Đà Lạt gioithieunguoikhac Tôi sẽ giới thiệu cho người khác chọn dịch vụ homestay tại Đà Lạt quaylai Nếu có cơ hội tôi sẽ quay lại homestay Đà lạt

4.4.2 Mô hình nghiên cứu sau điều chỉnh

Dựa vào kết quả phân tích đã được ở trên, qua quá trình loại biến mô hình còn lại

3 giả thuyết về 3 yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay Đà Lạt sau điều chỉnh đó là:

Giả thuyết H1’: Chất lượng của homestay có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt.

Giả thuyết H2’: Thái độ phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt.

Giả thuyết H3’: Giá dịch vụ có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ homestay tại Đà Lạt.

Phân tích hồi qui

4.5.1 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

Sau khi phân tích nhân tố và nhóm các biến quan sát thành các biến đại diện theo bước ở trên, thực hiện thao tác gộp biến đại diện trung bình trên SPSS, nhóm tiến hành phân tích tương quan giữa các biến đại diện để đi vào phân tích hồi qui bội.

Bảng 4.26 - Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

 Xét sự tương quan giữa 2 biến “Chatluongcuahomestay” và “Suhailong”

Giả thuyết H0: Hai biến “Chatluongcuahomestay” và biến “Suhailong” độc lập Đối thuyết H1: Hai biến “Chatluongcuahomestay” và biến “Suhailong” có liên quan với nhau

Ta có, giá trị Sig = 0,00 < α (0,05) nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1 Chứng tỏ ở mức ý nghĩa 5% thì hai biến “Chatluongcuahomestay” và biến

“Suhailong” có liên quan với nhau.

 Xét sự tương quan giữa 2 biến “Thaidophucvucuanhanvien” và “Suhailong”

Giả thuyết H0: Hai biến “Thaidophucvucuanhanvien” và biến “Suhailong” độc lập Đối thuyết H1: Hai biến “Thaidophucvucuanhanvien” và biến “Suhailong” có liên quan với nhau

Ta có, giá trị Sig = 0,00 < α (0,05) nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1 Chứng tỏ ở mức ý nghĩa 5% thì hai biến “Thaidophucvucuanhanvien” và biến “Suhailong” có liên quan với nhau.

 Xét sự tương quan giữa hai biến “GiaDV” và “Suhailong”

Giả thuyết H0: Hai biến “GiaDV” và biến “Suhailong” độc lập Đối thuyết H1: Hai biến “GiaDV” và biến “Suhailong” có liên quan với nhau

Ta có, giá trị Sig = 0,00 < α (0,05) nên ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1 Chứng tỏ ở mức ý nghĩa 5% thì hai biến “GiaDV” và biến “Suhailong” có liên quan với nhau.

Từ kết quả phân tích tương quan trên, các biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc nên đủ điều kiện để tiến hành phân tích hồi qui.

4.5.2 Phân tích hồi qui bội

Phân tích hồi qui được thực hiện với 3 biến độc lập là: Chất lượng của homestay,

Bảng 4.27 - Kiểm nghiệm mức ý nghĩa của R 2

Std Error of the Estimate

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số R 2 là 0,566 (>0,5) Kết quả này cho thấy các biến độc lập X có thể giải thích được 56,6% biến thiên của biến phụ thuộc Y (Sự hài lòng).

Tiếp theo, nhóm dùng kiểm định ANOVA để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, kết quả sau kiểm định:

Squares df Mean Square F Sig.

Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát

Giả thuyết H0: mô hình không phù hợp Đối thuyết Ha: mô hình phù hợp

Thông qua bảng kết quả, ta thấy giá trị Sig(F) bằng 0,000 nhỏ hơn α (0,05) nên ta bác bỏ giả thuyết H0 Từ đó đưa ra kết luận rằng mô hình phù hợp với dữ liệu ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.29 - Kiểm tra tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

B Std Error Beta Tolerance VIF

Thông qua bảng kết quả trên, ta rút ra được một số kết luận về kết quả kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình và sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như sau:

VIF của 3 biến lần lượt là 1,389; 1,397; 1,175 đều có giá trị nhỏ hơn 10 nên mô hình không có dấu hiệu đa cộng tuyến.

 Kiểm tra sự tác động của biến độc lập “Chatluongcuahomestay” lên biến phụ thuộc “Suhailong”:

Giả thuyết H0: “Chatluongcuahomestay” không tác động lên “Suhailong” Đối thuyết Ha: “Chatluongcuahomestay” có tác động lên “Suhailong”

Kết quả giá trị Sig thu được bằng 0,000 bé hơn α (0,05) nên ta bác bỏ H0, từ đó đưa ra kết luận “Chatluongcuahomestay” có tác động lên “Suhailong” ở mức ý nghĩa 5%.

 Kiểm tra sự tác động của biến độc lập “Thaidophucvucuanhanvien” lên biến phụ thuộc “Suhailong”:

Giả thuyết H0: “Thaidophucvucuanhanvien” không tác động lên “Suhailong” Đối thuyết Ha: “haidophucvucuanhanvien” có tác động lên “Suhailong”

Kết quả giá trị Sig thu được bằng 0,001 bé hơn α (0,05) nên ta bác bỏ H0, từ đó đưa ra kết luận “Thaidophucvucuanhanvien” có tác động lên “Suhailong” ở mức ý nghĩa 5%.

 Kiểm tra sự tác động của biến độc lập “GiaDV” lên biến phụ thuộc

Giả thuyết H0: “GiaDV” không tác động lên “Suhailong” Đối thuyết Ha: “GiaDV” có tác động lên “Suhailong”

Kết quả giá trị Sig thu được bằng 0,004 bé hơn α (0,05) nên ta bác bỏ H0, từ đó đưa ra kết luận “GiaDV” có tác động lên “Suhailong” ở mức ý nghĩa 5%.

Vậy tất cả 3 biến độc lập trong mô hình đã xây dựng đều có tác động lên biến phụ thuộc “Suhailong” ở mức ý nghĩa 5%, ta xây dựng được phương trình hồi qui như sau:

Với kết quả này, ta thấy được cả 3 biến đều có tác động dương lên Suhailong, tức có các biện pháp làm tăng mức độ hài lòng của du khách đối với các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố: Chất lượng của homestay, Thái độ phục vụ của nhân viên vàGiá dịch vụ.

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w