1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phântích mối liên hệ phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế vớicông bằng xã hội

23 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Công Bằng Xã Hội
Tác giả Đinh Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn TS. Thân Thị Hạnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Học Chính Trị Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và công bâng xã hội ở nước ta...9 Trang 3 3LỜI MỞ ĐẦUXuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của thế giới, bằng thực tế đãđược chứng minh trong t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

……….o0o……….

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI

CÔNG BẰNG XÃ HỘI Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Yến Nhi

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 4

Phần 1.Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 4

1 Khái quát về phép biện chứng 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Phép biện chứng duy vật 4

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4

2.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến 4

2.2 Tính chất của các mối liên hệ 5

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận 6

Phần 2.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội 7

1 Tăng trưởng kinh tế 7

2 Công bằng xã hội 7

3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội 7

4 Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và công bâng xã hội ở nước ta 9

KẾT LUẬN 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của thế giới, bằng thực tế đãđược chứng minh trong từng giai đoạn lịch sử và trong chính hoạt động thực tiễn củacon người, ta không thể phủ nhận được những mối liên hệ ràng buộc giữa các sự vật,hiện tượng trên thế giới Chúng không tồn tại độc lập, ngẫu nhiên bên ngoài vũ trụ màtồn tại trong sự ràng buộc, quy định và chuyển hóa lẫn nhau Chính vì vậy, sự tồn tạicủa thế giới ngày nay chính là kết quả tất yếu của việc giải quyết mối liên hệ giữa các

sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Do đó, tuy rằng lợi ích của kinh tếđối với sự phát triển của nhân loại là vô cùng to lớn, nhưng chúng ta không thể vì vậy

mà bỏ qua những nhu cầu tất yếu của xã hội Đây chính là nguyên nhân cốt lõi đưa

“Phát triển bền vững” trở thành xu hướng tất yếu để phát triển thế giới

Là một quốc gia đang phát triển với nhiều lợi thế về nhân lực, tài nguyên…,Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó Từ sau công cuộc đổi mới,nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn phải kể đến như là: Nền kinh tế tăng trưởng dương giữa tìnhhình đại dịch bùng phát; Lạm phát thấp và có chiều hướng chậm dần; Giáo dục và y tếgặt hái được nhiều thành tích nổi bật… Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế,vướng mắc chưa tìm được lời giải đáp như: Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo; Vấn

đề an ninh, an toàn xã hội chưa được đảm bảo… Những hạn chế ấy sẽ trở thành tháchthức lớn cản trở sự phát triển bền vững mà nước ta đang hướng tới Chính vì vậy, cóthể nói rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề ưutiên hàng đầu, là đòi hỏi vừa cấp thiết vừa lâu dài trong công cuộc đổi mới của đấtnước

Với tính cấp thiết như trên và với tính đúng đắn của triết học Mác – Lênin nóichung và phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến nói riêng, tôi quyết định lựa chọn

đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên

hệ phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” để nghiên cứu Bằng

cách đào sâu phân tích và nghiên cứu làm rõ hai nội dung chính bao gồm: Khái niệm, tính chất và ý nghĩa lí luận của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cùng một số giải pháp của Nhà nước ta hiện nay, tôi mong muốn sẽ phần nào đóng góp công sức của mình để

đưa ra những chính sách, hướng đi và giải pháp thiết thực nhất vào công cuộc tăng

Trang 4

4trưởng kinh tế đất nước đi đôi với công bằng xã hội.

Trang 5

NỘI DUNG Phần 1 Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến

1 Khái quát về phép biện chứng

1.1 Khái niệm

Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới thành hệthống các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ thốngnguyên tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn của con người

Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan, tức là sự phản ánh biện chứngcủa thế giới vật chất vào trong đời sống ý thức của con người Khi xem xét sự vật,hiện tượng phép biện chứng đặt nó vào trạng thái vận động, biến đổi, phát triển vàtrong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác

1.2 Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong đógiai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là sang tạo nên phép biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin Phép biện chứng duy vật được xem là khoahọc nhất, là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị , sâu sắc nhất vàkhông phiến diện

Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luậtphổ biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật cung cấp những nguyên tắc, phươngpháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Ph.Ăngghen đã địnhnghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” để nhấn mạnh vai trò củanguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổbiến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mốiliên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thếgiới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Đó là các mối liên hệ giữa:các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản

Trang 6

6chất và

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

hiện tượng… Như vậy giữa các sự vật hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mốiliên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định.Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệđặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định.Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính

đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới

tự nhiên, xã hội và tư duy

2.2 Tính chất của các mối liên hệ

Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất

cơ bản của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiệntượng của thế giới là có tính khách quan Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau,tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật hiện tượng (hoặc trongbản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí củacon người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạtđộng nhận thức của mình

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quátrình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác Đồngthời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống,bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứmột tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên

hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau

Tính phong phú, đa dạng phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ:các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khácnhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùngmột mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ởnhững giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển cuả sự vật thì cũng cónhững tính chất và vai trò khác nhau Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí,vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định, trong nhữngđiều kiện xác định Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật, mối liên hệ bảnchất và hiện tượng, mói liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp…Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quanniệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệđặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiệnkhông gian và thời gian cụ thể

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy tronghoạt động nhận thức và nhận thức cần phải có quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễncần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữacác yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của sự vật đó vớicác sự vật khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý cóhiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập vớiquan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức thực tiễn

Lenin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát vànghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”

Từ tính chất da dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy tronghoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện qua điểm toàn diện thì đồng thời cũngphải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử -cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huốngtrong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhậnthức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí,vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong mỗi tình huống cụ thể để từ đó cóđược những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý những vấn đề thựctiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phụcquan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khác phục quan điểm chiếttrung, ngụy biện

Trang 10

Phần 2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế học, phản ánh sự gia tăng về mặtlượng của một nền kinh tế Nó được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, như tổng sảnphẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầungười trên năm (GNP/người/năm, GDP/người/năm) Tốc độ tăng trưởng kinh tế làmức (%) được tăng thêm của sản lượng GNP, GDP, GNP/người hay GDP/người củanăm này so với năm trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước Với nghĩa nhưvậy, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trướcyêu cầu tồn tại và phát triển

2 Công bằng xã hội

Công bằng xã hội là khái niệm có nội dung phức tạp hơn so với khái niệm tăngtrưởng kinh tế Công bằng xã hội, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự ngang bằng nhautrong mối quan hệ giữa người với người, dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ

và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ Từng thành viên trong xã hội gắn bó vớicộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua sựcống hiến theo khả năng trí tuệ, sức lực của mình cho sự phát triển xã hội và được xãhội bù đắp, chăm sóc trở lại một cách tương xứng, không có sự tương xứng ấy là bấtcông Với cách hiểu công bằng xã hội như vậy, việc định lượng mức độ thực hiệncông bằng xã hội chỉ mang tính tương đối, nó không những phản ánh trình độ pháttriển về kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của từng nước, mà còn thể hiện quan điểm,cách nhìn của các nhóm chủ thể

Ngày nay, trên thế giới, người ta nhìn nhận và đánh giá mức độ thực hiện côngbằng xã hội trước hết qua các chỉ số thu nhập Ngoài ra, các chỉ số thể hiện mức độthỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, như mức tối thiểu về dinh dưỡng, sứckhỏe, mức sống, nhà ở và các điều kiện khác đảm bảo sự phát triển của cá nhân cũng

là những yếu tố quan trọng Gần đây, Liên hợp quốc đưa ra

(HDI) và được sử dụng khá phổ biến để đánh giá sự phát triển của một đấtnước Chỉ số này được tính toán theo 3 tiêu chí có tính bao quát, thể hiện được nhữngyếu tố quan trọng nhất trong phát triển con người, đó là tuổi thọ, trí tuệ và mức sống.Những chỉ số đó cho thấy, công bằng xã hội không chỉ phản ánh các quan hệ chính trị

- xã hội và mức độ nhân văn của xã hội, mà còn phần nào phản ánh cả xu hướng ổnđịnh, bền vững của một nền kinh tế cũng như trật tự xã hội Đây là vấn đề cần đượctính đến trên con đường phát triển của các quốc gia

3 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những cái đích cần hướngtới của các quốc gia hiện nay Tuy nhiên, việc nhìn nhận mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế và công bằng xã hội ở những quốc gia khác nhau là không giống nhau; vì vậy,cách giải quyết vấn đề cũng đi theo những xu hướng khác nhau

Trang 11

Có quan điểm cho rằng, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định sự sống còncủa một đất nước; vì vậy, cần tập trung cho tăng trưởng kinh tế Với quan niệm nhưvậy, nhiều quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, song lại phải đối mặt vớinhiều vấn đề xã hội

Từ thực tế phát triển ở nhiều nước, chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) đã đưa ra lời cảnh báo về 5 kiểu tăng trưởng kinh tế cần phải tránh Đó là:

1 Tăng trưởng không việc làm – kiểu tăng trưởng kinh tế nhưng không mởrộng những cơ hội tạo thêm việc làm, hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhậpthấp

2 Tăng trưởng không lương tâm – kiểu tăng trưởng mà thành quả của nó chủyếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo được hưởng ít, thậm chí số ngườinghèo còn tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng

3 Tăng trưởng không có tiếng nói – kiểu tăng trưởng kinh tế không kèm theo

sự mở rộng nền dân chủ hay là việc tạo thêm quyền lực, chặn đứng tiếng nói khác vàdập tắt những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn về xã hội và kinh tế

4 Tăng trưởng không gốc rễ – kiểu tăng trưởng khiến cho nền văn hóa của conngười trở nên khô héo

5 Tăng trưởng không tương lai – kiểu tăng trưởng mà thế hệ hiện nay đãphung phí những nguồn lực mà các thế hệ tương lai cần đến

Ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng, công bằng xã hội là ước mơ của conngười ở mọi thời đại; vì vậy, cần đạt tới một xã hội công bằng càng nhanh càng tốt

Do nôn nóng muốn có ngay một xã hội không còn áp bức, bất công, mọi người đượcsống tự do và bình đẳng, một số nước đã bất chấp quy luật phát triển kinh tế - xã hội,không căn cứ vào điều kiện lịch sử - cụ thể và nhanh chóng tiến hành công hữu hóatoàn bộ tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối bình quân, cào bằng Quan niệm về côngbằng xã hội một cách cực đoan như vậy đã tạo thành lực cản đối với tăng trưởng kinh

tế, làm cho nền kinh tế của các nước theo mô hình này rơi vào khủng hoảng Thực tếnày đã buộc các nước đó phải thay đổi cách nhìn trước đây của mình về mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội theo chiều hướng khác

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là mối quan hệ

có sự tác động qua lại, biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau.Tăng trưởng kinh tế là cơ sở, điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăngtrưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ,công bằng xã hội là nhân tố động lực để tăng trưởng kinh tế cao bền vững Như vậy,tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập

mà có quan hệ nhân quả với nhau

Lịch sử phát triển xã hội trên thế giới trải qua những giai đoạn mà mối quan hệ

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w