Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ*********TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐỀ TÀI:PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂUTHUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN K
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
*********
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU
THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY.
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Loan
Mã SV: 2114120007
Lớp TC: TRI114.6
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Tùng Lâm
Hà Nội , ngày 17/4/2022
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu……… 1
Phần I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn……….3
I.Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn……… 3
II Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển……… 4
III Ý nghĩa phương pháp luận……….7
Phần II: ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong việc phân tích nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta……….………… 7
I.Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta……… 7
II.Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam… 9
III Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN……… ………11
Phần III: Kết luận……… 14
Tài liệu tham khảo……… 15
Trang 3Trong công cuộc đổi mới đã thực sự đem lại nhiều kết quả to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế Chúng ta có được những thành công rực rỡ ấy là nhờ rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan Song nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới
đó là chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, được khởi xướng từ Đại hội Đảng lần thứ VI Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, chúng ta còn rất nhiều mặt hạn chế do chính nền kinh tế thị trường (KTTT) đem lại, mặt khác từ một đất nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, chúng ta bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để xây dựng thời kỳ quá độ chủ nghĩa, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, những tàn
dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại khá nhiều Khi chuyển sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì ngoài những khó khăn về kinh tế, còn tồn tại những mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới, kìm hãm sự phát triển Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế phù hợp với điều kiện, hoản cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, thế giới và thời đại là hết sức cần thiết Nghiên cứu đề tài: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay" dưới góc độ triết học trong tổng thể các mối quan hệ, biện chứng, sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh
Trang 4tế Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót Em mong thầy cô giáo có thể đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN
I Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn
1.Khái niệm mâu thuẫn
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Đây là quan niệm biện chứng về mâu thuẫn, khác căn bản với quan niệm siêu hình về mâu thuẫn
Theo quan niệm siêu hình: Mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau
2 Các tính chất chung của mâu thuẫn
Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến
Theo Ăng-ghen: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản
Trang 5thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận” Bên cạnh đó mâu thuẫn còn có có tính đa dạng, phong phú
Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Đó là: mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản…Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn
II Mâu thuẫn là nguồn gôc cho sự vận động và phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều đó có nghĩa là: sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời ; sự đấu tranh của các mặt
Trang 6đối lập là tuyệt đối V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất(…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới ; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế V.I Lênin viết: “ Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” Tuy nhiên, không
có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng Thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
III Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn , phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm được, bản chất, khuynh hướng của sự vận đông và phát triển Ngoài ra, cần phải phân biệt đúng vai trò, vị trí của mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện mặc định cùng những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách hợp lí nhất
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Hướng dẫn viết
tiểu luận
Trường Đại học…
237 documents
Go to course
Phân tích 12 câu thơ tiếp theo Việt Bắc
Hướng
dẫn viết… 96% (45)
3
TIỂU LUẬN LUẬT LAO ĐỘNG - TIỂU LUẬN…
Hướng
dẫn viết… 100% (3)
29
T 1,2,3- Bay chim chia voi
Hướng
dẫn viết… 100% (2)
21
hướng dẫn viết tiểu luận
Hướng
dẫn viết… 100% (2)
32
VẤN ĐÁP GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐ…
96
Trang 8PHẦN II: ỨNG DỤNG PHÉP MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC
TA.
1.Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thể hiện nền văn minh của nhân loại, trong đó việc sản xuất phù hợp với nhu cầu của con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội
Trong nền kinh tế thị trường sẽ tổn tại nhiều các hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể,…
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể đều bình đẳng với nhau, hoạt động trên khuôn khổ nhất định dựa trên những quy định của pháp luật
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường trong đó sẽ tăng cường sự cạnh tranh khốc liệt của các thành phần trong nên kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường
Nền kinh tế thị trường chính là nơi để các chủ thể trong xã hội có thể thỏa mãn đam
mê trong vấn đề kinh doanh, sản xuất, chính là môi trường kinh doanh tự do và công bằng
Một số mô hình kinh tế điển hình như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường,
xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hướng dẫn viết tiểu… 100% (1)
T 5,6-Đọc - hiểu vb
Đi lấy mật
Hướng dẫn viết tiểu… 100% (1)
12
Trang 9Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nề kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Cụm từ
"định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Đặc trưng
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước
Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trang 10Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường
Như vậy, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc
1.Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng XHCN
Qúa trình xây dựng xã hội ở nước ta từ một nước phong kiến đi lên bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ được định hướng XHCN
Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triền định hướng nền XHCN nước ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Vì vậy đã làm kìm hàm được sự phát triển của nền kinh tế.Khi đất nước ta
Trang 11hoàn toàn thống nhất, Đảng và nhà nước ta đã xác định nước ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa………Hậu quả là xảy ra hiện tượng quan lieu bao cấp Thêm vào đó bộ máy quản lý cồng kềnh làm triệt đi tính năng động sang tạo của các đơn vị kinh tế, hình thành cơ chế kìm hàm sự phát triển kinh tế xã hội Vì vậy tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Như vậy, chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp nhận sự mâu thuẫn của
nó với tính định hướng XHCN vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức phân phối Sự phức tạp và
đa dạng của nền kinh tế thị trường làm cho định hướng XHCN ngày càng khó khăn và đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có bản chất kinh tế xã hội riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn cho nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo những phương hướng khác nhau Vì vậy, thành phần kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô-xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN
2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo Phân hoá giàu nghèo là một thực trạng tất yếu của mọi xã hội, nó một mặt xuất phát
từ bản chất của nền kinh tế, nhưng mặt khác, quan trọng hơn nó mức độ phân hoá mạnh hay yếu và qua đó thể hiện mức độ bất bình đẳng xã hội cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi nhà nước trong việc đề cao hay không đề cao những yếu
tố xã hội vào trong các chương trình phát triển kinh tế Nước ta cũng không nằm ngoài
Trang 12tính tất yếu của sự phân hoá giàu nghèo, thế nhưng với quan điểm đúng đắn và những chính sách hợp lý nhằm voà những yếu tố xã hội trong quá trình phát triển, chúng ta trong so sánh với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới đã đạt những thành qủa vượt trội trên lĩnh vực xã hội, : sự ổn định chính trị, tương đối bình đẳng trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội như là y tế, giáo dục, khoảng cách phân tầng xã hội giữa các tầng lớp là không quá trênh lệch Trong tình trạng còn là một nước có nền kinh tế chậm phát triển, một nước nghèo thì những thành tựu trên là đáng kể
3 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường Trong đời sống, do nhu cầu về điều kiện sống của con người ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triển kinh tế để thoả mãn những nhu cầu của bản thân cũng như toàn xã hội Tuy nhiên việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu đẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài nguyên trên phạm vi rộng lớn không những làm suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chất lượng của môi trường sinh thái Đây chính là mâu thuẫn, kinh tế càng phát triển thì lại ngày càng làm cho môi trường xấu đi
III GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1 Những phương án để giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng XHCN
a, Giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa