1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Và Vận Dụng Phân Tích Mâu Thuẫn Biện Chứng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Lương Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Ths Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ=====000=====TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCPHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ Tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Lương Thị Phương Thảo

Mã sinh viên: 2214110356

Lớp hành chính: Anh 06- KTDN- K61

Lớp tín chỉ: TRI114.3

Giảng viên hướng dẫn: Ths Trần Huy Quang

Hà Nội – 5/2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

PHẦN I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn 3

I: Phép biện chứng về mâu thuẫn 3

1 Khái niệm và phân loại mâu thuẫn 3

1.1 Các khái niệm chung 3

1.2 Vị trí và vai trò của mâu thuẫn 3

2 Tính chất chung của mâu thuẫn 3

2.1 Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến 3

2.2 Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú 4

2.3 Phân loại mâu thuẫn 4

3 Bàn về mâu thuẫn biện chứng 5

3.1 Khái niệm mâu thuẫn biện chứng 5

3.2 Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển 5

4 Ý nghĩa phương pháp luận 5

PHẦN II: Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 6

II: Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 6

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 6

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường 6

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN 6

1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội 7

2 Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 7

2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa 7

2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo 8

2.3 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường 9

3 Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 9

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội luôn vận động và phát triển qua các thời đại Trong quá trình vận động và phát triển, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải đối mặt và giải quyết các mâu thuẫn Giải quyết xung đột là động lực thúc đẩy xã hội, thất bại trong việc đối mặt với xung đột có hậu quả khiến xã hội thụt lùi Theo triết học Mác - Lênin, mâu thuẫn có tính khách quan, khác biệt và có nhiều cách phân loại khác nhau Vì vậy mỗi người phải có kiến thức sâu rộng và óc phán đoán nhận diện mâu thuẫn, đề xuất giải pháp hợp lý để phát triển

Không nằm ngoài quy luật đó, ngay bản thân Nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng nhận thức và sử dụng mâu thuẫn biện chứng để đạt được những ý nghĩa mà phương pháp luận này mang lại Điều này xảy ra trong mọi lĩnh vực của xã hội, kể cả kinh tế Đầu thập niên 1980, Đảng Cộng sản khởi xướng chính sách Đổi mới, được thông qua trong Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và bắt đầu đi vào thực hiện sau đó Chính sách Đổi mới đã dẩn biến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung lạc hậu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để giải thích về cách thức hoạt động của nền kinh tế mới,

ta có thể hiểu ngắn gọn là Việt Nam đã chấp nhận những thành phần mới kinh tế mới như kinh tế tư bản, tự túc, tự cấp,… được hoạt động, nhưng kinh tế Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo

Tuy vậy, xung quanh nền kinh tế vẫn tồn tại những mâu thuẫn cần được chúng ta giải quyết, để nâng vị trí Việt Nam từ đất nước đang phát triển lên những tầm cao xa hơn Vì vậy,

lý do em chọn đề tài “Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay” bao gồm:

1 Đây là một đề tài mang tính thời sự và gần gũi, những mâu thuẫn và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn đó, tạo điều kiện để chúng ta trực tiếp tìm hiểu thực tế, thay vì chỉ được xem qua sách báo

2 Đề tài mang tính thực tế, có thể vận dụng những bài học để áp dụng vào đời sống thường ngày

Về mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

1 Trang bị cho mình kiến thức và các góc nhìn đa dạng về phép biện chứng mâu thuẫn và ý nghĩa của phương pháp luận

2 Tìm hiểu và cập nhật về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3 Áp dụng kiến thức để tìm ra các mâu thuẫn tồn tại trong về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khả thi

Với mục đích và nhiệm vụ trên, tiểu luận có kết cấu được chia làm 2 phần chính:

Phần I: Lý luận Phép biện chứng về mâu thuẫn

2

Trang 4

Phần II: Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

NỘI DUNG PHẦN I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn

I: Phép biện chứng về mâu thuẫn

1 Khái niệm và phân loại mâu thuẫn

1.1 Các khái niệm chung

Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập – là những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng

Ví dụ: điện tích âm- điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa-dị hóa trong một

cơ thể sống, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển nhận thức,

Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở tác động ngang nhau của chúng

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập

1.2 Vị trí và vai trò của mâu thuẫn

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật

Quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển

2 Tính chất chung của mâu thuẫn

Có 2 tính chất căn bản của mâu thuẫn, là nền tảng để xác định phép biện chứng mâu thuẫn:

2.1 Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến

Phép biện chứng duy vật khẳng định tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong hực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn

- Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của

sự vật, hiện tượng quy định Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người

- Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu

3

Trang 5

tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật hiện tương

- Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật mới xuất hiện, xuyên suốt quá trình phát triển, cho tới khi sự vật kết thúc Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành

2.2 Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú.

Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:

- Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau

- Ví dụ: Hiện tượng sinh viên lười làm bài là do mâu thuẫn giữa thời gian đi học >< thời gian làm thêm, bài khó >< bài dễ, học >< chơi,…

- Mâu thuẫn giữ vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mâu thuẫn được phân chia thành nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong/bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản/không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu/thứ yếu, v.v Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn

2.3 Phân loại mâu thuẫn.

2.3.1 Dựa vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng: Mâu thuẫn cơ bản và Mâu thuẫn không cơ bản

- Mâu thuẫn cơ bản tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong

- Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương tiện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản

- Mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và các nước đế quốc

- Mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn ruộng đất, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn tài nguyên thiên nhiên,…

2.3.2 Dựa vào vai trò của mâu thuẫn: Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn thứ yếu

- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới

- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu

• Ví dụ: Nước ta 1940-1943:

- Mâu thuẫn chủ yếu: Nhật, Pháp và nhân dân ta

- Mâu thuẫn thứ yếu: Địa chủ và nông dân

2.3.3 Dựa vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong và Mâu thuẫn bên ngoài

- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật

- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan

hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác

4

Trang 6

- Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan

hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong

- Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết những mâu thuẫn trong nước ta không tách rời việc giải quyết những mâu thuẫn giữa nước ta với các nước khác

• Ví dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài

3 Bàn về mâu thuẫn biện chứng

3.1 Khái niệm mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hoá giữa các mặt đối lập

3.2 Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Sự thống nhất và đối lập của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng

Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập => Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau => Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn, làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển

Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điểu kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá giữa chúng, bài trừ và phủ định lẫn nhau

Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải thông qua hoạt động có ý thức của con người

Trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau

Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hợn cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên và biến đổi không ngừng Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển

4 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ

đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát

5

Trang 7

Discover more

from:

CNXHKH

Document continues below

Chủ nghĩa xã hội

khoa học

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Chương 4 Dân chủ xhcn và nhà nước… Chủ nghĩa

xã hội… 100% (14)

9

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (14)

35

mối quan hệ gia đình việt nam

Chủ nghĩa

xã hội… 100% (12)

26

chủ nghĩa xã hội khoa học trường đạ… Chủ nghĩa

xã hội… 100% (12)

11

Đề thi chủ nghĩa xã hội khoa học cuối kỳ

5

Trang 8

hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng;

từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn

cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó

Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa

PHẦN II: Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

II: Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

- Về ưu điểm: người tiêu dùng được tự do thỏa mãn nhu cầu,thúc đẩy sự năng động sáng tạo trong sản xuất,tránh gây tổn thất lãng phí,thúc đầy nền kinh tế phát triển

- Về nhược điểm: phân bổ nguồn lực không hiệu quả,người sản xuất sẽ bất chấp gây ô nhiễm môi trường,an toàn để sản xuất sao cho tối đa hóa lợi nhuận, phân hóa giàu nghèo,bất công xã hội,khủng hoảng, thất nghiệp,lạm phát

Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên) Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai nước

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990

Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức

rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chỉ có giải thích hạn chế và chung chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ Mãi tới hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1

6

Chủ nghĩa

xã hội kho… 94% (18) Giao trinh chu nghia

xa hoi khoa hoc… Chủ nghĩa

xã hội… 100% (7)

144

Trang 9

năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Và, mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21- NQ/TW.Hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN có các đặc trưng sau:

- Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

- Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công

- Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế

1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát triển Nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội

Kể từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, theo đường lối đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa Và điều đó có nghĩa là chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, những thành tựu cho phép chúng ta điều chỉnh và bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể: đường lối chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn

Kinh tế thị trường, như chúng ta đã biết là một quan hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất gắn liền với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hóa tiền tệ, với quan hệ cung cầu Trong nền kinh tế thị trường, nét biểu hiện có tính chất bề mặt của đời sống xã hội quan hệ hàng hóa Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc chúng ta bước đầu sử dụng thị trường như là một công cụ, phương thức, trên thực tế đã đem lại những kết quả tích cực cả về phương thức lẫn phương diện thực tiễn và phương diện nhận thức

2 Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội (bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa) là một tất yếu lịch sử trong việc lựa chọn con đường phát triển ở Việt Nam: ''Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí

7

Trang 10

Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử” Tuy nhiên, vì nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn phá bởi mấy chục năm chiến tranh, tức là một xuất phát điểm rất thấp về kinh tế, nên thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta rất dài và đầy khó khăn

Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nước

ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Vì vậy đã làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế

Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nước ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Nhưng lúc đó chúng ta còn nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nên chúng ta đã coi chủ nghĩa xã hội là một nhà nước của dân và do dân làm chủ, xoá bỏ chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất nên đã thiết lập nên một nền kinh tế mà chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Do đó đã tạo nên một nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp Hậu quả là

cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên vì không bị ràng buộc với kết quả sản xuất kinh doanh Thêm vào đó, bộ máy quản lý cồng kềnh làm triệt đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, hình thành

cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Khi đó chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng chứ không phải phát triển kinh tế theo chiều sâu Vì vậy, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh

tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước

Như vậy chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp nhận sự mâu thuẫn của nó với tính định hướng xã hội chủ nghĩa vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức phân phối Sự phức tạp

và đa dạng của nền kinh tế thị trường làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng khó khăn và đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có bản chất kinh tế xã hội riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường nước

ta phát triển theo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính

tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội Vì vậy, thành phần kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò của mình; đồng thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế – xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo.

Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng không vì vậy mà đời sống của nhân dân được nâng cao và ổn định

Trái lại cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì cũng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội theo mức sống ngày càng tăng

8

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w