1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về mâu thuẫn và dựa vào phântích mẫu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

17 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mâu Thuẫn Và Dựa Vào Phân Tích Mâu Thuẫn Biện Chứng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nước Ta
Tác giả Trần Triển Phương
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Những Nguyên Lí Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 20__
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Với tính cấp thiết như trên, nhận thức được tầm quantrọng của phép biện chứng về mâu thuẫn và những mâu thuẫn thực tế đang xảy Trang 3 Phần I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn Trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC-LÊNIN I

ĐỀ TÀI: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ DỰA VÀO PHÂN TÍCH MẪU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện: Trần Triển Phương

Mã SV :

Số thứ tự điểm danh:

Lớp , Khoa , Khóa _

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng_ năm 20

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển Mâu thuẫn tồn tại mang tính khách quan và phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay Ở Việt Nam, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng

Tuy nhiên , nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nền kinh tế quá độ với

điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên không tránh khỏi những mâu thuẫn

trong nội tại nền kinh tế như nạn thất nghiệp, ảnh hưởng ô nhiễm nặng nề tác động lên môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,v.v Đây là những vấn đề cấp bách vừa thường xuyên vừa lâu dài trong đời sống kinh tế- xã hội đòi hỏi sự nhìn nhận, phân tích một cách toàn diện để có thể đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp nhất Với tính cấp thiết như trên, nhận thức được tầm quan trọng của phép biện chứng về mâu thuẫn và những mâu thuẫn thực tế đang xảy

ra trong nền kinh tế nước ta, em xin chọn đề tài “Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình

Trang 3

Phần I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn

Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu thuẫn,

đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự

vật với nhau Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan,mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối

ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

1 Khái niệm chung về phép biện chứng mâu thuẫn

a Các khái niệm chung

- Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

- Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập – là những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập nằm trong sự liên

hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Ví dụ: điện tích âm- điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa-dị hóa trong một cơ thể sống, chân lý và sai lầm trong quá trình phất triển nhận thức, v.v

- Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở tác

động ngang nhau của chúng

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập

b Vị trí và vai trò của mâu thuẫn

Trang 4

Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật Quy luật chỉ ra nguồn gốc bên trong, động lực của mọi sự vận đ/ộng và phát triển của thế giới khách quan

c Các tính chất chung của mâu thuẫn

+) Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biện

Đối lập với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa

đựng trong nó mâu thuẫn sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật ,hiện tượng quy đinh Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhạu Sự liên

hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật hiện tương Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Khoa học tự nhiên hiện đại chứng minh rằng thế giới vi mô là sự thống nhất giữa những thực thể

có điện tích trái dấu, hạt và trường, hạt và phản hạt Trong sinh học có hấp thụ

và bài tiết, di truyền và biến di Xã hội loài người có những mâu thuẫn phức tạp hơn, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng; giữa các giai cấp đối kháng giữa chủ nô và nô lệ, nông dân và địa chủ, tư sản và vô sản Hoạt động kinh tế mâu thuẫn cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung và cầu , tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, Công ty với tính vô chính phủ của nền kinh tế hàng hóa,…Trong tư duy của con người cũng có những mâu thuẫn như chân lý và sai lầm,…

+) Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú

Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thẻ bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau

Trang 5

trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mâu thuẫn được phân chia thành nhiều loại: mâu thuẫn bên trong/bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản/không

cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu/thứ yếu, v.v Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn

2 Phân loại mâu thuẫn

- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn

ra trong mối quan hệ giữa các sự vật đó với sự vật khác Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong/bên ngoài chỉ mang tính tương đối, tùy theo phạm vi xem xét Trong đó, mâu thuẫn bên trong có quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau

- Căn cứ vào ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất của sự vật, qui định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không qui định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được

giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật

trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu

và mâu thuẫn thứ yếu Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều

Trang 6

kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết được mâu thuẫn thứ yếu sẽ góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu

3 Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Sự thống nhất và đối lập của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác

nhau của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Quá trình thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn,làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển

Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là

sự hoán đổi vị trí một cách dơn giản máy móc Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:

+ Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vât

+ Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn

Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính

có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới

Trang 7

Discover more

from:

TRI114

Document continues below

Triết học Mác

Lênin

Trường Đại học…

999+ documents

Go to course

Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin

Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…

Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…

Triết học

Mác… 99% (122)

248

Tiểu luận Triết học

Triết học

Mác… 98% (123)

12

Đề cương Triết 1 CK

-Đề cương Triết 1 CK …

34

Trang 8

4 Ý nghĩa phương pháp luận.

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu

thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh

hướng của sự vận động và phát triển Ngoài ra, cần phải phân biệt đúng vai trò,

vị trí của mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định cùng những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách hợp lí nhất

Phần II: Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong việc phân tích nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng

hoá, dịch vụ trên thị trường

Về ưu điểm, trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải

1.2Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Triết học Mác Lênin 99% (77)

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…

Triết học Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh

tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam

từ thập niên 1990

Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng

Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước Các quy luật khách quan của

nền kinh tế thị trường được tôn trọng Các thông lệ quốc tế trong quản

lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý Nền kinh tế

chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa

Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Đất đai thuộc

sở hữu toàn dân

Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế

2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam.

2.1 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ một nước phong kiến đi lên bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Điều đó đòi hỏi nhà nước ta phải có những biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa

Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ

Trang 10

nghĩa nước ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là

sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Vì vậy đã làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế

Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nước ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Nhưng lúc

đó chúng ta còn nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nên chúng ta đã coi chủ nghĩa xã hội là một nhà nước của dân

và do

dân làm chủ, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên đã thiết lập nên một nền kinh tế mà chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Do đó đã tạo nên một nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp Hậu quả là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên vì không bị ràng buộc với kết quả sản xuất kinh doanh Thêm vào đó bộ máy quản lý cồng kềnh làm triệt đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh

tế, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Khi đó chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng chứ không phải phát triển kinh tế theo chiều sâu

Vì vậy, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

Như vậy chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp nhận sự mâu thuẫn của nó với tính định hướng xã hội chủ nghĩa vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức phân phối Sự phức tạp và đa dạng của nền kinh tế thị trường làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng khó khăn và đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có bản chất kinh tế xã hội riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w