1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la

144 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 385,3 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Những đóng góp mới của đề tài (17)
      • 1.4.1. Về lý luận (17)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương (19)
      • 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (24)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (29)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (32)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới (32)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa phương (34)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (39)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (41)
      • 3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên (43)
      • 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên (46)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (48)
      • 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu (48)
      • 3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu (48)
      • 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (49)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu (51)
      • 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (53)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (55)
    • 4.1. Thực trạng môi trường và cơ cấu tổ chức trong quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (55)
      • 4.1.1. Thực trạng môi trường huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (55)
      • 4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (61)
    • 4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (66)
      • 4.2.1. Đánh giá công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường (66)
      • 4.2.2. Đánh giá công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường (73)
      • 4.2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải (80)
      • 4.2.4. Đánh giá công tác quản lý hiện trạng, tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường (96)
      • 4.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (101)
    • 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (107)
      • 4.3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tình hình của địa bàn (108)
      • 4.3.2. Nhận thức, văn hóa xã hội (112)
      • 4.3.3. Các chính sách của Nhà nước và của địa phương (113)
      • 4.3.4. Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (115)
      • 4.3.5. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường (118)
      • 4.3.6. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (120)
    • 4.4. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (122)
      • 4.4.1. Định hướng (122)
      • 4.4.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (123)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (130)
    • 5.1. Kết luận (130)
    • 5.2. Kiến nghị (132)

Nội dung

Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương

2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a Môi trường

Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014 của Việt Nam quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (khoản 1).

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. b Bảo vệ môi trường

Theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". c Quản lý Nhà nước

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý và các quan niệm về quản lý lại ngày càng phong phú Theo Phạm Thành Nghị (2000): “ Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một nhóm tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Harol Koontz (1993) lại cho rằng: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác" Nguyễn Minh Đạo (1997):

"Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra".

Một khái niệm khác về quản lý đó là :"Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" (Đoàn Thị Thu Hà, 2001).

Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

Khách thể Mục tiêu Đối tượng quản lý

Sơ đồ 2.1 Quá trình tác động của quản lý

- Khái niệm quản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu Hải, 2010).

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật. d Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường

Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia (Lê Hồng Hạnh và cs., 2011).

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới

Việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý các cấp trên thế giới thường đi theo hai con đường: tập trung và phân quyền Lựa chọn thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn trong quản lý môi trường do tận dụng tốt hơn các hiểu biết và nguồn lực địa phương Tuy nhiên, cũng có khi phải cần tới tiếp cận tập trung hóa, nhất là các chương trình tập trung ở cấp độ quốc gia Các nước trên thể giới thường tiếp cận hỗn hợp hai cách thức, song có những đặc thù riêng của mỗi nước trong vấn đề này.

Bảng 2.1 Cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của một số quốc gia

Quốc gia Phân Tập Phân chia Trách nhiệm cấp trung trách nhiệm song hành

-Hóa học/Chất thải độc hại X

-Chất thải hóa học xuyên biên giới X

-Chất thải hóa học nguy hại X

2.1.1.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Hoa Kỳ sử dụng một hệ thống trách nhiệm song hành, theo đó trách nhiệm chính thuộc về chính quyền ở các bang, song chính phủ vẫn duy trì thẩm quyền và trách nhiệm song hành và có thể can thiệp nếu như hoạt động của bang không đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn Các tiêu chuẩn này được ban hành bởi một cơ quan có tên gọi là Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S Environmental Protection

Agency), bao trùm cả ba khía cạnh thẩm quyền, nguồn lực và con người Đây là cơ quan có thẩm quyền toàn diện nhất về các vấn đề môi trường ở

Mỹ, chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và đảm bảo sự thực thi của các đạo luật về môi trường Cơ quan này cũng có thể can thiệp vào hoạt động của chính quyền các bang trong một số trường hợp nhất định Mặt khác, cơ quan này cũng hỗ trợ cho chính quyền các bang về mặt nhân sự và trang thiết bị, và phối hợp chặt chẽ với các bang trong việc phát triển các ưu tiên công việc và các vấn đề có liên quan khác.

Bảng 2.2 Cơ chế phân công trách nhiệm trong các lĩnh vực quản lý môi trường của Hoa Kỳ

Lĩnh vực Tập Phân Song trung quyền hành

Khí thải động cơ và nhiên liệu X

Kiểm tra chất độc hóa học X Đăng kí thuốc trừ sâu X

Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu X

Tạo/ xử lý/ phân hủy chất thải độc hại X

Cơ chế song hành trách nhiệm với vai trò trọng tâm của một cơ quan của

Hoa Kỳ bộc lộ một số ưu điểm như nâng cao chất lượng quản lý do đảm bảo sự hiện diện ở cấp quốc gia và các tiêu chuẩn tối thiểu; hỗ trợ cho các khả năng về mặt kĩ thuật từ EPA, đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi cả nước; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bang do hiệu quả từ các chương trình được báo cáo lại; cũng như chia xẻ được các gánh nặng tài chính Tuy nhiên, vấn đề chính đối với cơ chế này là trách nhiệm song song dễ dẫn tới sự chồng chéo, lãng phí nỗ lực do bị trùng lặp và những nhầm lẫn về vai trò của các bên Trong nỗ lực để tăng cường sự cộng tác giữa các cơ quan, năm 1984 một ủy ban được thành lập để đề ra chính sách phối hợp giữa các cơ quan, trong đó làm rõ vai trò của EPA như một cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và can thiệp nếu cần Báo cáo hàng năm về hoạt động của EPA và các bang sẽ được ủy ban này xem xét Vì thế, EPA đóng vai trò rất quan trọng cho hoạt động quản lý chung của quốc gia.

Hà Lan lại áp dụng một cơ chế mang tính phân chia trách nhiệm Tại quốc gia mà phần lớn diện tích dưới mực nước biển này, chất lượng môi trường được quản lý chủ yếu thông qua một hệ thống cấp phép do nhiều luật về môi trường qui định Trách nhiệm cấp phép và đảm bảo được phân chia qua ba cấp độ quản lý: trung ương, cấp tỉnh, và cấp làng Theo đó, cấp trung ương chịu trách nhiệm về các nhà máy điện hạt nhân và các lò xử lý chất thải hóa học; cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp phép cho các cơ sở công nghiệp lớn như các nhà máy hóa chất, vốn là các nguồn ô nhiễm chính Cấp làng thì chịu trách nhiệm chính về các công ty Ba cấp độ quản lý này phân định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cấp và thường phối hợp với nhau trong nhiệm vụ của mình, trong đó chính phủ thường cung cấp các nguồn lực ban đầu về tài chính, kĩ thuật, nhân sự để trợ giúp cho các cấp quản lý bên dưới Mục đích chính là để làm sao chuyển giao càng nhiều càng tốt trách nhiệm thi hành cho cấp làng Trong việc phân chia vai trò, chính phủ trung ương đóng vai trò thiết lập ra các ưu tiên nhưng có tham khảo với các cấp tỉnh và làng. Mỗi một làng sẽ chịu trách nhiệm về việc xử lý các vi phạm xảy ra trong địa hạt của mình Cấp làng sẽ chịu trách nhiệm trước các hội đồng cấp làng và Ban Thanh tra Bảo vệ Môi trường, và được trợ giúp về tài chính từ chính phủ Để khắc phục gánh nặng cấp phép cho bất kì cơ sở sản xuất nào có tác động tới môi trường của cơ quan cấp làng, Hà Lan cũng đã tiến hành sửa đổi, theo đó với các cơ sở sản xuất thủ công thì sẽ được điều chỉnh bằng những qui định chung ở cấp trung ương Đối với lĩnh vực chất thải hóa học, cơ quan quản lý cấp trung ương sẽ chịu trách nhiệm đối với các nhà máy thu gom và xử lý, còn cấp làng sẽ giám sát các nhà máy tạo ra chất thải Các cơ quan quản lý ở cấp làng được khuyến khích phối hợp với nhau trong các hoạt động giám sát và điều tra Như vậy, có thể thấy đối với lĩnh vực cấp phép, Hà Lan áp dụng phương pháp phân cấp (decentralization), trong khi đối với hoạt động quản lý chất thải, trách nhiệm ở đây được phân chia giữa các cấp Điều này làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho từng cấp(INECE, 2009).

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa phương

2.2.2.1 Tại thành phố Đà Nẵng

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền,phổ biến pháp luật và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường: Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác xây dựng, ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm quản lý môi trường ở các cấp, các ngành, và trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng Thành phố có môi trường xanh - sạch - đẹp Tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các cấp, phối hợp với các đơn vị, tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật BVMT 2014 cho các tổ chức, cá nhân Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường thành phố Đà Nẵng đã được tập trung kiện toàn Lực lượng cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường được phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các Ban quản lý, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Về công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng trình tự, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 70/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tính đến hết năm 2015, Thành phố đã có 575 dự án, cơ sở được phê duyệt báo cáo ĐTM Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của báo cáo ĐTM của các Dự án còn thấp, đạt khoảng 20%.

Về công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải: Công tác thu gom, xử lý nước thải công nghiệp hiện nay, Thành phố có 06/06 hệ thống xử lý nước thải tập trung, tổng công suất khoảng 15.250 m 3 /ngày đêm; đã cắt giảm hơn 9.000 m 3 nước thải mỗi ngày thải trực tiếp ra môi trường so với trước đây Đã có 02/06 khu công nghiệp (KCN Liên Chiểu và Hòa Cầm) lắp đặt thiết bị quan trắc tự động; 02 KCN (KCN Hòa Khánh và Đà Nẵng) đang đầu tư lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động Tuy nhiên, chưa có KCN nào có kết nối dữ liệu online đến cơ quan quản lý cấp địa phương.

Về công tác xử lý chất thải, Thành phố bố trí quỹ đất cho 02 bãi rác (cũ và mới), 09 trạm trung chuyển rác trong có 06 trạm đang hoạt động, 04 khu vực được bố trí rửa thùng phục vụ thu gom theo giờ và tập kết chất thải xây dựng (trung bình

1.000 m 2 /khu vực) Hoạt động thu gom rác thải cũng được nâng cao hiệu quả, trên

41 tuyến đường chính của Thành phố đã triển khai Đề án thu gom rác thải theo giờ; đặt thùng rác 24/24 giờ/ngày và thu gom theo giờ trong 6/24 giờ.

Công tác xử lý nước thải đô thị được UBND thành phố Đà Nẵng quan tâm triển khai thực hiện Hoạt động giám sát chất lượng môi trường của Thành phố cũng triển khai thực hiện, phục vụ kịp thời công tác quản lý, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp trên địa bàn với 47 điểm quan trắc, tần suất quan trắc 6 lần/năm Ngoài ra, đã thu thập, quản lý dữ liệu quan trắc tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung đô thị và công nghiệp.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường: Công tác thanh tra, kiểm tra được UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các KCN và Chế xuất, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện thực hiện Kết quả thanh tra, kiểm tra đã xử lý các hành vi vi phạm, chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn Công tác thanh tra, kiểm tra đã có sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công an Thành phố và Tổ liên ngành kiểm tra công tác BVMT tại các cơ sở khai thác khoáng sản, theo phản ánh cử tri.

Về chỉ đạo, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai xử lý Đến nay đã có 18/19 cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để hoặc đã di dời, chuyển đổi ngành nghề hay ngừng hoạt động, đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, chỉ còn Khu chất độc hóa học Dioxin phía Bắc Sân bay Đà Nẵng đang được Bộ Quốc phòng triển khai xử lý Theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ thướng Chính phủ, Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai thực hiện về cơ bản đảm bảo tiến độ Có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để có thời hạn xử lý từ năm 2013-2018, đến nay, có 01 cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng xác nhận hoàn thành (Xí nghiệp chế biến thủy sản Thanh Khê thuộc Công ty cổ phần Procimex); Thành phố đang trong quá trình triển khai thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để cho

Ta có thể thấy những tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng như sau:

Công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt chưa được quan tâm thực hiện một cách thích hợp, tỷ lệ các dự án được xác nhận hoàn thành còn thấp Cơ quan quản lý Nhà nước chưa làm tốt công tác hậu kiểm nên dẫn đến nhiều doanh nghiệp xem nhẹ công tác thực hiện nội dung báo cáo ĐTM cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;

Công tác phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường đã thực hiện đúng quy định, tuy nhiên việc hướng dẫn lập dự toán cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm chưa được quan tâm đúng mức Chưa chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra hiệu quả sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại các cơ quan, đơn vị và UBND các quận, huyện theo quy định.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện Phù Yên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 123.268 ha, chiếm 8.7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Có tọa độ địa lý từ 23 0 26 đến

23 0 70 vĩ độ Bắc và từ 184 0 47 đến 184 0 91 kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Bắc Yên, phái Nam giáp huyện Mộc Châu (UBND huyện Phù Yên, 2017).

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Phù Yên

Nguồn: UBND huyện Phù Yên (2017)

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình Địa bàn huyện Phù Yên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh Các sông suối đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía sông Đà và tạo nên 4 tiểu vùng rõ rệt:

- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã chiếm 37,9% diện tích tự nhiên toàn huyện Nằm về phía Đông Bắc của huyện, bao gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển.

- Tiểu vùng II: Gồm thị trấn Phù Yên và 8 xã khác chiếm 15,8% diện tích tự nhiên toàn huyện Nằm về phía Nam huyện, địa hình lòng chảo được bao quanh bởi các dãy núi cao Đây là vùng có địa hình tương đối bằng so với các vùng khác trong huyện, độ cao trung bình khoảng 175m so với mặt nước biển.

- Tiểu vùng III: Gồm 9 xã vùng sông Đà, chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện Nằm về phía Đông Nam của huyện, địa hình phức tạp phần lớn là dãy núi cao, độ dốc lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng Tiểu vùng có mặt nước hồ sông Đà rộng 3.079 ha, độ cao trung bình khoảng 250-300m so với mặt nước biển.

- Tiểu vùng IV: Gồm 3 xã, chiếm 19,6% diện tích tự nhiên toàn huyện, địa hình đồi núi cao, phức tạp, đất đai thường bị rửa trôi, bạc màu, 1/3 diện tích tự nhiên của vùng là đồi trọc Độ cao trung bình là khoảng 800-1000m so với mặt nước biển (Phòng TNMT huyện Phù Yên, 2017).

Huyện Phù Yên nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và được chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều tập trung vào tháng 6,7,8, cùng với địa hình nghiêng dốc, nên các tháng này thường hay gây ra lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cộng với gió tây khô nóng làm cho mùa này thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt sản xuất nông, lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình là 20,9 0 C Độ ẩm không khí giao động từ 75-85% Lượng mưa trung bình: 1500-1600mm/năm.

Lượng bốc hơi trung bình: 800mm/năm Tổng số giờ nắng bình quân là

1825giờ/năm, số giờ nắng giữa 2 mùa chênh lệch không lớn tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp.

Về hướng gió thịnh hành 2 hướng gió chính, gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (UBND huyện Phù Yên, 2017).

Phù Yên có hệ thồng sông suối khá dày, toàn huyện có 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phễu đầu nguồn chảy vào 4 hệ thống sông chính là: Suối Tấc, Suối Sập, Suối Mía, Suối Khoáng Đặc biệt trên địa bàn huyện có Sông Đà chảy qua, nằm về phía Nam huyện với chiều dài qua huyện là 53km (Phòng TNMT huyện Phù Yên, 2017).

Nguồn nước tương đối phong phú nhưng do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đã tạo ra tính đa dạng của dòng chảy Nhìn chung lòng suối khe lạch diện tích hẹp, độ dốc lớn, mực nước so với mặt canh tác thấp nên hiệu quả phục vụ sản xuất còn thấp Mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ mạnh thường gây ra lũ quét, xói mòn Mùa khô suối cạn kiệt, gây ra thiếu nước nghiêm trọng.

Trên toàn huyện có 6 nhóm đất chính và 21 loại Trong đó:

- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: Diện tích khoảng 17.150 ha, chiếm

14,44% diện tích đất tự nhiên Đất thường bạc màu,độ phì kém.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 91.330 ha, chiếm 76,89% diện tích đất tự nhiên Đây là nhóm đất tốt trên địa bàn huyện, gồm nhiều loại đất tốt chiếm tỷ lệ cao như: đất nâu đỏ trên đá mácma trung tính và bazic (31,42%), đất đỏ vàng trên đá bến chất (29,84%), đất đỏ nâu trên đá vôi (10,62%),… các đất này có độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn.

- Nhóm đất đen: diện tích khoảng 3950 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên Đây là đất giàu mùn, kết cấu tốt.

- Nhóm đất thung lũng: diện tích khoảng 2907 ha, chiếm 2,45% diện tích tự nhiên Loại đất này thường nằm rải rác ở những khu vực thung lũng ẩm ướt.

- Nhóm đất phù sa: diện tích khoảng 3080 ha, chiếm 2,58% diện tích tự nhiên Đây là diện tích đất tốt, độ phì cao.

- Nhóm đất cacbonat: diện tích khoảng 370 ha chiếm 0,31% diện tích tự nhiên

(Phòng tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, 2016).

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Phù Yên giai đoạn 2014 – 2016

STT Chỉ tiêu Diện Cơ Cơ

Diện Cơ cấu Diện tích cấu cấu

Tổng diện tích tự nhiên 123,665.00 123,422.67 123,422.67

1.3 Đất trồng cây lâu năm 2,211.60 2,00 2,884.82 2,00 2,964.09 2,00

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 197.86 0,00 186.66 0,00 186 0,00

1.8 Đất nông nghiệp khác 8.89 0,00 7.36 0,00 7.36 0,00 Đất rừng

1.9 Đất rừng phòng hộ 7,405.44 6,00 26,208.15 21,00 26,423.82 21,00 1.10 Đất rừng đặc dụng 7,809.85 6,00 8,127.24 7,00 8,127.24 7,00 1.11 Đất rừng sản xuất 21,167.53 17,00 26,661.34 22,00 26,791.32 22,00

2.1 Đất cơ sở sản xuất phi

2.2 Đất bãi thải, xử lý chất

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm:

- Nguồn nước mặt: Khá phong phú, đươc cung cấp bởi hệ thống sông suối chính là sông Đà, suối Tấc, suối Sập…Ngoài ra còn một lượng lớn các ao hồ, đập chứa… với tổng diện tích hơn 4.000 ha (Phòng tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, 2017).

- Nguồn nước ngầm: Hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác kho khăn Nước ngầm chủ yếu tồn tại ở các tầng chứa nước khe nứt trong các thành và chiều sâu Vì vậy việc khai thác nước ngầm ở huyện rất hạn chế.

Nhìn chung tài nguyên nước của huyên tương đối dồi dao, tập trung chủ yếu vào nguồn nước mặt và mùa mưa lũ.

3.1.2.3 Tài nguyên rừng, thảm thực vật

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được chia làm 3 nhóm vùng chính đó là : Nhóm vùng đông dân cư; Nhóm vùng hoạt động sản xuất công nghiệp; Nhóm vùng tập trung nông nghiệp Dựa vào sự phân chia về khu vực như vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu tại 3 xã và 01 thị trấn của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La: Thị trấn Phù Yên, xã Gia Phù, xã Mường Cơi, xã Quang Huy Mỗi xã nghiên cứu phạm vi tại 10 bản, thị trấn tiến hành nghiên cứu phạm vi trên toàn thị trấn cụ thể là tại 16 khối phố. Đây là những xã giàu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, mặt nước… Bên cạnh những nỗ lực, thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, các xã này cũng đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn về môi trường Ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, khu có các nhà máy công nghiệp, làng nghề gia tăng, mật độ dân cư tăng nhanh đã trở thành những vấn đề nóng và là mối quan tâm hàng đầu Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng bởi tình trạng chặt phá rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân Việc tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ giúp các xã điểm được chọn nói riêng và huyện Phù Yên nói chung có những bước chuyển biến và phát triển kinh tế bền vững.

Phương pháp chọn mẫu có chủ đích Đối tượng bao gồm các cán bộ quản lý về môi trường ở cơ quan nhà nước, các cán bộ quản lý về môi trường ở các doanh nghiệp và khu công nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân ở các khu dân cư được chọn điểm Việc lựa chọn nhiều đối tượng này mang đến tính khách quan cho quá trình nghiên cứu.

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.3 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

- Sách báo, tạp chí và các nghiên cứu khoa học và các báo

1 Số liệu về cơ sở lý luận, thực cáo của phòng TNMT, sở Tra cứu, chọn tiễn ở Việt Nam và một số TNMT, bộ TNMT lọc thông tin nước trên Thế giới - Nguồn Internet

- Các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước

Số liệu về đặc điểm địa bàn

2 Phòng thống kê huyện Phù Yên chọn lọc nghiên cứu thông tin

Số liệu liên quan đến thực

3 trạng, tình hình trong công Phòng tài nguyên môi trường Tìm hiểu, tác quản lý nhà nước về bảo huyện, phòng thống kê huyện khảo sát vệ môi trường

3.2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp a Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường

Tiến hành điều tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về môi trường (cả cấp huyện và cấp xã ), 10 cán bộ quản lý về môi trường của doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Cán bộ quản lý nhà nước được điều tra bao gồm: Cán bộ quản lý môi trường của phòng Tài nguyên môi trường huyện Phù Yên, Cán bộ địa chính cấp xã, Lãnh đạo chính quyền ở huyện và lãnh đạo chính quyền ở xã; Cán bộ quản lý môi trường của doanh nghiệp bao gồm: Cán bộ QLMT tại CCN Gia Phù, Quang Huy, Cán bộ quản lý một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; Tình hình thực hiện, thực thi các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; ý kiến đánh giá của cán về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

34 môi trường, công tác xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, về công tác thanh tra, kiểm tra ) b Phỏng vấn người dân

Phỏng vấn 50 người dân ở 4 xã: Thị trấn Phù Yên, xã Mường Cơi, xã Gia

Phù, xã Quang Huy Mỗi bản, khối phố của xã và thị trấn sẽ điều tra từ 01 đến 02 người dân tại 10 bản/ xã và toàn 16 khối phố của thị trấn.

Bảng 3.4 Số lượng và nội dung điều tra người dân Phù Yên

TT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

20 mẫu - Thông tin chung trấn Phù Yên -Hiện trạng chất lượng môi trường tại địa phương Điều tra,

10 mẫu - Đánh giá công tác quản lý môi

Mường Cơi phỏng vấn trường trực tiếp dựa Người dân xã

3 10 mẫu - Mối quan tâm về bảo vệ môi trên bảng hỏi

Gia Phù trường đã thiết kế

- Sự tham gia của người dân Người dân xã

4 10 mẫu trong công tác BVMT

Quang Huy c Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý nhà nước, tài nguyên môi trường, các lãnh đạo huyện và các bộ ban ngành có lien quan để đưa ra các đánh giá khách quan về thực trạng môi trường, đánh giá đúng đắn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ địa phương Từ đó đưa ra các dự báo cho tương lai Tham khảo 3 chuyên gia. d Phương pháp khảo sát thực địa

Quan sát tổng quát môi trường xung quanh địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra các đánh giá một cách khách quan

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp xử lý thông tin

35 sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý

NN về bảo vệ môi trường từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

3.2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường, mô tả hiện trạng môi trường tại địa phương, các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đang được áp dụng. b Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý môi trường từ đó đưa ra đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội, lao động

- Tốc độ phát triển : So sánh sự phát triển của kinh tế, dân số, lao động giữa các thời điểm, các khoảng thời gian nhất định Bao gồm:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn: ti 

Yi  1  100 % Trong đó: t i : tốc độ phát triển liên hoàn; Y i : là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i

Y i -1 : là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i -1 + Tốc độ phát triển bình quân của một giai đoạn Được tính theo công thức: yi i= 2.3.….n

Trong đó: T bq : Tốc độ phát triển bình quân y i : là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i y 1 : là chỉ tiêu nghiên cứu kì gốc

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu liên quan đến các hộ dân được điều tra

- Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Lao động bình quân/hộ

- Tình hình kinh tế của hộ

- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực thi văn bản pháp luật về môi trường

- Số lượng các buổi tuyên truyền, giáo dục môi trường

- Phí bảo vệ môi trường

- Khả năng đóng góp cho các mô hình, công trình bảo vệ môi trường

- Tỷ lệ mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý bảo vệ môi trường

- Số lượng các văn bản pháp luật và nhân sự trong công tác bảo vệ môi trường

- Số lượng báo cáo định kỳ về bảo vệ môi trường

- Số hộ, cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường

- Số lượng hộ, cơ sở, chương trình hành động trong công tác bảo vệ môi trường

- Chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn huyện

- Số đơn vị liên quan đến công tác bảo vệ môi trường

- Số cán bộ tham gia công tác bảo vệ môi trường

- Số cán bộ tham gia công tác quản lý, công tác thanh tra bảo vệ môi trường

- Số vụ vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường

- Chỉ tiêu về đào tạo tập huấn:

+ Số lớp, số cán bộ được đào tạo tập huấn bảo vệ môi trường

+ Số lớp, số hộ nông dân được đào tạo tập huấn bảo vệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng môi trường và cơ cấu tổ chức trong quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

4.1.1 Thực trạng môi trường huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Với xuất phát điểm là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có 27 xã, thị trấn, 9 dân tộc anh em cùng chung sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Thái, huyện Phù Yên bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường với rất nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp.

4.1.1.1 Về tình hình, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường

Hiện trạng và biến động diện tích đất, nước mặt, độ che phủ rừng như sau: Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phù Yên là 123.422,67 ha Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.089,88 ha Từ 99.220,96 ha xuống còn 98.131,07 ha, do quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của thiên tai Diện tích đất phi nông nghiệp giảm 13,88 ha, từ 7.467,66 ha còn 7.453,78 ha do một số dự án trong năm chưa thực hiện hoặc chưa triển khai Diện tích đất chưa sử dụng tăng 1.103,76 ha, từ 16.734,05 ha lên 17.837,82 ha do việc khai thác quỹ đất chưa sử dụng ở những vị trí có điều kiện thuận lợi về độ dốc, nguồn nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

Tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt; ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật Nước mặt tại một số khu vực trên địa bàn huyện có dấu hiệu ô nhiễm như: Khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình đoạn các xã Tường Thượng,Tường Hạ do quá trình hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất dong diềng và một số ao hồ trong các khu dân cư Ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay chưa có dấu hiệu ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt Đơn Năm Năm Năm QCVN

TT Chỉ tiêu phân tích 09:2008 vị tính 2015 2016 2017

2 Độ cứng (tính theo CaCO 3 ) mg/L 40 40 184 500

3 Chất rắn tổng số mg/L 71 91 190 1.500

5 Nitrit (NO 2 - ) (tính theo N) mg/L 0,002 0,032 < 0,05 1,0

6 Nitrat (NO 3 - ) (tính theo N) mg/L < 0,06 < 0,06 < 0,4 15

20 E.Coli MPN /100mL KPH KPH KPH KPH

NN021: Nước mó gần nhà ông Hà Văn Thính, bản cải, xã Mường Bang, huyện Phù Yên

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018) Tình hình ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu ô nhiễm bởi tiếng ồn, trong quá trình quan trắc thì tiếng ồn đều vượt ngưỡng cho phép, dao động ở mức 73-81 dBA, trong đó quy chuẩn là 70 dBA Nguyên nhân xuất phát từ các CCN như

Quang Huy, Gia Phù, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí

Kết quả phân tích QCVN0

7 phân tích tính Năm Nă NMT m Nă m Nă m Nă m Nă m Nă m Năm Nă m

4 Áp suất khí quyển mmHg 747 713 998,3 724 728 995,4 740 729 996,3 -

11 Tổng bụi lơ lửng àg/m 3 100 114 193 93 109 159 108 378 84 300

- KK313: Ngã ba Gia Phù, huyện Phù

- KK316: Ngã ba đi xã MườngCơi, xã Tân Lang, huyện

Phù Yên MHT: K231 - KK317: Cổng chợ Trung tâm huyện Phù

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường đất

TCVN phân tích MĐ032 MĐ033 MĐ032 MĐ033 MĐ032 MĐ033

11,0 7,0 7,67 6,37 - đất khô Thuốc BVTV Clo hữu cơ

- đất khô 0,003 0,003 mg/Kg < < đất khô 0,004 0,004 Methoxylch mg/Kg

0,0 0,0 < 1,0 < 1,0 KPH KPH - lor đất khô

MĐ032 Đất sản xuất ngô, bản Văn Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên.

MĐ033 Đất trồng ngô nhà bà Và A Nhé, bản Trò, xã Suối Tọ, huyện Phù Yên.

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

Dựa vào bảng quan trắc, có thể thấy môi trường đất tại huyện Phù Yên đang có dấu hiệu ô nhiễm Đồng (Cu) và kẽm (Zn) là các nguyên tố vi lượng có ích cho đời sống sinh vật nhưng nếu vượt qua một ngưỡng nào đó thì nó tiềm ẩn nguy cơ độc cho con người và vật nuôi Một số điểm quan trắc cho thấy đất đã bị ô nhiễm kẽm vì hàm lượng kẽm tổng số trong lớp đất mặt vượt quá 200 mg/kg đất khô và ô nhiễm đồng vì hàm lượng Cu tổng số trong lớp đất tầng mặt vượt quá ngưỡng 50 mg/kg đất khô Kim loại nặng được tìm thấy trong đất nông nghiệp và trong cây trồng có nguồn gốc khác nhau, có thể do bản chất tự nhiên, có thể do các hoạt động của con người như: nước, phân bón, phân thải từ chăn nuôi công nghiệp, rác, bùn thải…

4.1.1.2 Các vấn đề môi trường chính và nguồn thải phát sinh

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt tại một số xã dọc Suối Tấc người dân còn vứt rác, phân gia súc xả thải thẳng trực tiếp ra dòng suối không qua hệ thống xử lý Tình trạng xả rác thải không đúng nơi quy định sảy ra ở những xã, bản chưa có thùng rác, hố rác, chưa được vận chuyển đến nơi xử lý tập trung, các xã trung tâm, lường trao đổi hàng hóa giao thương nhiều do đó tình trạng xả thải không đúng nơi quy định vẫn còn diễn ra gây mất cảnh quan Tình trạng hoạt động sản xuất dong diềng gây mùi khó chịu tại một số xã như: Huy Tân, Tường Thường, Tường Hạ, Tân Lang; các lò sấy nông sản, các lò giết mổ trâu, bò, lợn là những vấn đề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Các nguồn thải phát sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của bà con tại Phù Yên Các nguồn thải phát sinh chủ yếu từ các khu dân cư nông thôn, khu đô thị quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người; Từ các khu, cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện có 02 khu công nghiệp là Quang Huy và Gia Phù; Từ quá trình xây dựng: Huyện Phù Yên đang trên đà phát triển và đang có rất nhiều dự án đang triển khai bồi thường giải phòng mặt bằng, thi công xây dựng và các hộ dân xây dựng nhỏ lẻ trong khu vực dân cư; Từ hoạt động chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi của người dân tại các xã còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư đúng mức, nhiều hộ gia đình chưa đầu tư hệ thống xử lýBiogas do đó nguy cơ ô nhiễm rất lớn; Từ các cơ sở y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa và đang tiếp tục đầu tư nâng cấp cùng với 03 phân viện khu vực Mường Do, Tân Tân Lang, Tân Phong; mỗi một xã, thị trấn có 01 trạm y tế với quy mô trung bình mỗi trạm là 05 giường bệnh và các cơ sở hành nghề y tư nhân.

Bảng 4.4 Nguồn thải phát sinh trên địa bàn huyện Phù Yên

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

2 Số lượng Hợp tác xã Đơn vị 19 22 27

3 Số lượng cơ sở y tế Đơn vị 39 43 45

4 Số lượng chợ Đơn vị 6 6 6

5 Số lượng trường học Đơn vị 86 86 87

6 Điểm tập kết rác thải Điểm 5 6 6

7 Chất thải rắn sinh hoạt Tấn 3.655 4.075 5.490 phát sinh

8 Chất thải rắn công nghiệp Tấn 3.103 3.285 5.074 phát sinh

9 Chất thải công nghiệp Tấn 366 548 767 nguy hại

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018) Nước thải phát sinh chủ yếu từ nước sinh hoạt, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, cơ sở y tế Chất thải rắn phát sinh chủ yếu là rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải y tế, chất thải chăn nuôi Chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện chủ yếu là những chất thải sau: Dẻ lau dính dầu, mỡ, mực in thải, chất thải nguy hại y tế, Khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư; quá trình hoạt động khai thác, hoạt động giao thông vận tải…

4.1.2 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù

Về cơ cấu tổ chức công tác QLNN về BVMT ở huyện Phù Yên chịu trách nhiệm chính là Phòng Tài nguyên và môi trường Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, BĐKH Huyện đã tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường cho cán bộ các cấp Tới nay, cơ bản cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt, tại các xã, thị trấn đều đã bố trí cán bộ làm công tác môi trường.

Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phù Yên trực thuộc UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Phòng hoạt động theo sự quản lý, giám sát của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La, UBND huyện Phù Yên Tổ chức nhân sự hoạt động của phòng gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng phụ trách về mảng môi trường và quản lý đất đai, được thể hiện như sau:

Phó phòng phụ trách môi trường

Phó phòng phụ trách QLĐĐ

Tổ QLĐĐ VP đăng ký nhà đất

Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường huyện Phù Yên

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

Xét theo Nghị định 37/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Nội vụ-Bộ Tài nguyên và Môi trường : Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Theo quy chế hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên, tác giả thấy rằng phòng đã hoạt động theo đúng như nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được quy định.

Bảng 4.5 Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường

Cơ quan Tổng Biên chế Hợp đồng

Năm Số Trình Số phương trực thuộc số

Trình độ lượng độ lượng

UBND 2017 7 4 ĐH 3 CĐ, ĐH huyện

Phù Yên Địa chính cấp 2015 27 27 CĐ,ĐH 0 xã 2016 27 27 CĐ,ĐH 0

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2017)

Số lượng cán bộ của Phòng tài nguyên môi trường huyện còn ít, khối lượng công việc lớn, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý Công tác quản lý Nhà nước về môi trường cấp xã vẫn do cán bộ địa chính kiêm nhiệm, kiến thức chuyên môn không có do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý BVMT ở địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung theo chỉ đạo Tập trung vào các công việc sau: Hỗ trợ và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại khu vực trung tâm huyện, xử lý mùi tại khu vực bãi rác thải của huyện, làm sạch lòng suối Ngọt, lòng suối

Tấc, lòng hồ Noong bua, ven lòng hồ sông Đà, các dòng suối khu vực xã tân Lang,

Mường Lang, Mường Do, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại

Yên, thị tứ Gia Phù, thị tứ Mường Cơi và các khu tập trung dân cư; Thống kê, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các

45 cơ sở y tế, trường học, trung tâm giáo dục lao động cơ sở giam giữ gây ra trên địa bàn huyện, hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại từ ngân sách sự nghiệp môi trường; Tập trung xử lý, làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm tại các mương nội đồng, nhất là các khu vực nông thôn, tăng cường công tác cấp nước sạch; Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường như: cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột sắn, dong giềng; lò giết mổ tập trung, bãi rác thải của huyện, các xã ; Nâng cao chất lượng phê duyệt, thẩm định Kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Thống kê danh mục các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao để thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ cơ sở các phương pháp để hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường; Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn huyện, lập cơ sở dữ liệu về các nguồn thải phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường; Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ áp dụng các công nghệ, thiết bị xử lý chất thải khi thải ra môi trường xung quanh; Hỗ trợ các phương tiện và vận hành hệ thống: thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt; Hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ môi trường tại xã Gia Phù, xã Mường Cơi, xã Quang Huy; Hỗ trợ các biện pháp nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Để cải thiện tình trạng môi trường, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phù Yên đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh vận động nhân dân làm nhà tiêu, hố rác, thu gom chất thải rắn, tạo cảnh quan từ nhà ra đường và các công trình công cộng; tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm sản và quản lý hướng dẫn thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh không gây chất thải ô nhiễm, không lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật; tích cực chuẩn bị các điều kiện cho trồng rừng, huy động các lực lượng, nhân dân bảo vệ rừng trong những thời điểm cao điểm của mùa khô. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Tổ chức hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp với Phòng Nội vụ, UBND các xã, thị trấn rà soát lại công tác tổ chức cán bộ ngành TN&MT để sắp xếp cán bộ cho hợp lý Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính nghiên cứu, xem xét đề xuất phương án trích lại 100% tiền xử lý vi phạm hành chính về môi trường để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

4.2.1 Đánh giá công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

4.2.1.1 Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Vấn đề về bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được quan tâm hàng, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, UBND huyện giao Phòng tài nguyên và Môi trường hàng năm tham mưu xây dựng các chương trình, mục tiêu, kế hoạch, công văn hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, tổ chức hưởng ứng các ngày lễ về môi trường gửi tới các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2014 – 2017 các cấp, các ngành của huyện Phù Yên đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản ban hành đa số phù hợp với đặc điểm của địa phương, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và có nhiều tác động tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của huyện. Để tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan chuyên môn cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc thực hiện tốt công tác tài nguyên môi trường trên địa bàn Phòng đã ban hành nhiều văn bản, với các hình thức văn bản đa dạng như: báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, giấy mời để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn toàn huyện Phòng TNMT huyện Phù Yên cũng luôn chú trọng đến công tác tham mưu, trong thời gian qua phòng đã tham mưu cho UBND huyện nhiều văn bản về đất đai, khoáng sản, môi trường và các văn bản lĩnh vực khác.

Triển khai thực hiện kế hoạch số 178 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phù Yên đã ban hành Kế hoạch quán triệt và chỉ đạo đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn về các nội dung chỉ đạo theo Chỉ thị của Thủ tướng và Kế hoạch của UBND tỉnh, trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Công tác triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp, các cấp cơ sở đặc biệt là đến được từng người dân luôn được chú trọng, quan tâm hàng đầu Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phù Yên đã có ý thức trông công tác BVMT Hàng năm, đại diện các doanh nghiệp được hướng dẫn quy trình thực hiện các quy định pháp luật về môi trường; công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuy nhiên việc tự giác chấp hành, áp dụng đầy đủ các biện pháp BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc, trách nhiệm trong lập bản cam kết BVMT, chưa lập đề án BVMT; Số đơn vị tự giám sát chất lượng môi trường còn thấp Đặc biệt vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT, gây ra ô nhiễm môi trường làm bức xúc trong nhân dân.

Doanh nghiệp trên địa bàn Phù Yên trong quá trình hoạt động, cần có : Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường Các doanh nghiệp được điều tra đều thực hiện đúng các quy định, các văn bản cần thiết về môi trường Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng hợp thức hóa hồ sơ, văn bản mang tính hình thức chứ chưa thực sự đặt nó là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.

Thông qua sự phối hợp về triển khai văn bản với các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện sẽ nắm rõ các Quy định mới, văn bản mới liên quan tới bảo vệ môi trường , nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trên địa bàn huyện Phù Yên.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác BVMT trên địa bàn huyện Phù Yên có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội Nhiều cơ chế chính sách, chương trình kế hoạch được ban hành và tổ chức thực hiện Các công văn, chỉ thị của cấp trên chuyển xuống được địa phương tiếp nhận và triển khai theo kế hoạch, số lượng văn bản của huyện Phù Yên thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 4.6 Số lượng văn bản về bảo vệ môi trường được ban hành tại địa phương ĐVT: Bản

TT Loại văn bản Năm Năm Năm

1 Số lượng nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi 32 26 30 trường do các cấp ủy Đảng ban hành

2 Số lượng nghị quyết về bảo vệ môi trường 2 1 1 do Hội đồng nhân dân ban hành

Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, 7 11 10

3 chương trình, đề án về bảo vệ môi trường được ban hành

4 Số lượng quy chế, quy định về bảo vệ môi 27 25 32 trường của Ủy ban nhân dân được ban hành

Số lượng hương ước, quy ước, quy chế về 250 270 320

5 bảo vệ môi trường của cộng đồng được ban hành

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

Qua bảng cho thấy sự quan tâm của các cấp Đảng, Ủy, Chính quyền các cấp đến vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường Nhiều văn bản của tỉnh hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT được ban hành kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về môi trường trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 4.7 Một số văn bản huyện Phù Yên đã tiếp nhận, triển khai và ban hành

TT Số và kí hiệu Nội dung Thời gian

1 2508/QĐ-UBND Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Sơn 26/09/2017

2 376/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền pháp luật 24/02/2017 về Bảo vệ môi trường năm 2017

3 219/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai 06/02/2017 trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2017

4 1428/QĐ-UBND Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Sơn 30/05/2017

5 180/KH-UBND Hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu 25/10/2017 mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Sơn La ban hành

6 37/2017/NQ- Về cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng cây phân 15/03/2017 HĐND tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020

7 40/2017/QĐ- Quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, 30/11/2017 UBND vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La

Thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về bảo vệ môi 31/12/2016 trường do tỉnh Sơn La ban hành

Kế hoạch thu thập dữ liệu tài nguyên và môi 09/08/2016 trường tỉnh Sơn La năm 2017

Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi 29/04/2016 trường thế giới 05/6/2016 trên địa bàn tỉnh Sơn La

11 45/KH-UBND Tổ chức hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc 11/04/2016 gia nước sạch - vệ sinh môi trường năm 2016

12 28/NQ-HĐND Thông qua Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển 14/12/2016 rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020

TT Số và kí hiệu Nội dung Thời gian

13 990/QĐ-UBND Về việc tuyên truyền pháp luật về BVMT 26/4/2016 năm 2016

14 05/2016/NQ- Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với 04/08/2016 HĐND khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh

15 Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng 18/09/2015

2118/QĐ-UBND cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" tỉnh Sơn La, giai đoạn 2016 – 2020

16 2224/QĐ-UBND Quyết định Về việc ban hành Phương án bảo 6/10/2015 vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La

17 2887/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 29/10/2014

1 980/UBND Về việc Tăng cường công tác vệ sinh môi 25/09/2017 trường, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

2 05/KH-UBND Kế hoạch thực hiện công tác tài nguyên và 20/01/2016 môi trường năm 2016

3 176/KH-UBND Kế hoạch cập nhật, bổ sung hành động ứng 23/08/2017 phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Phù Yên giai đoạn 2017-2020

4 17/KH-BCĐ Kế hoạch Kiểm tra công tác bảo vệ rừng, 18/01/2017 phát triển và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 trên địa bàn huyện Phù Yên

5 01/KH-UBND Kế Hoạch Tổ chức phát động trồng cây, 04/01/2017 trồng rừng năm 2017

6 28/KH-UBND Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Môi 10/5/2016 trường thế giới 05/6/2016 ,Tuần lễ quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Phù Yên (2018)

Với chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài nguyên và môi trường là tham mưu cho UBND huyện Phù Yên về vấn đề môi trường, sau khi nhận được công văn của cấp trên, phòng đã triển khai thực hiện và phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các xã, thị trấn, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được giao và báo cáo lên cấp trên các kết quả đạt được.

4.2.1.2 Đánh giá công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

Qua quá trình điều tra tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, tác giả đưa ra những đánh giá về công tác tham mưu, ban hành văn bản trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:

Về xây dựng văn bản pháp luật: Chất lượng ban hành văn bản của cấp huyện, đặc biệt là cấp xã chưa cao, chưa đảm bảo yêu cầu về thể thức, nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản Công tác kiểm tra theo thẩm quyền của cấp huyện đối với văn bản của cấp xã còn chưa có chiều sâu (chủ yếu kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày) Công tác giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện văn bản pháp luật còn một số hạn chế nhất định.

Về tổ chức thi hành văn bản pháp luật: Một số cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương, doanh nghiệp chưa chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành văn bản pháp luật Công tác chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản tại một số cơ quan, đơn vị chưa được thường xuyên Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước về môi trường tại các xã vùng sâu, vùng cao, thực hiện chưa có hiệu quả, chưa tập trung vào đúng đối tượng cần phổ biến, chưa đi sâu vào các nội dung có nhiều sự quan tâm của xã hội, của người dân để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền Mặc dù hiểu biết pháp luật của người dân đã được nâng lên, nhưng một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức tuân thủ pháp luật, thậm chí còn cố tình vi phạm pháp luật. Hầu hết, người dân vẫn chưa có thói quen chủ động tìm hiểu văn bản quản lý liên quan đến pháp luật mà chỉ khi có vướng mắc liên quan tới pháp luật mới tìm hiểu.

Về mặt nội dung, hình thức văn bản quy phạm pháp luật: Qua nghiên cứu, còn tồn tại đáng kể những văn bản chứa đựng những quy định không phù hợp với các hướng dẫn hoặc quy định có tính nguyên tắc của cấp trên Thể thức văn bản thường không thống nhất Các văn bản ít giá trị chỉ đạo thực hiện còn nhiều.

Bảng 4.8 Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người dân về các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên ĐVT: %

Cán bộ QLDN Người dân

Nắm chắc các văn bản pháp luật về BVMT - Nắm chắc

Tình hình thực thi các quy định của Nhà nước về BVMT

Nội dung của các văn bản về BVMT

- Không có ý kiến Đánh giá chung về công tác triển khai các văn bản pháp luật về BVMT

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA

Các khu vực ô nhiễm thường có lượng dân số lớn, tập trung nhiều loại hình sản xuất đa dạng nhưng chủ yếu gắn với kinh nghiệm, truyền thống, nguồn vốn và trang bị khoa học kỹ thuật công nghệ thấp dẫn đến tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến; nhận thức của người dân tại khu vực nông thôn vê môi trường, bảo vệ môi trường, phát luật về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế Đây là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tác động trực tiếp đến chất lượng môi trường Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đặc biệt quá trình xây dựng nông thôn mới tiêu chí về môi trường, bảo vệ môi trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng Nguồn kinh phí, nguồn lực về con người, trang bị khoa học công nghệ phục vụ cải tiến hệ thống sản xuất, đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, yếu kém

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chịu tác động của nhiều nhân tố như:

4.3.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm, tình hình của địa bàn

4.3.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Toàn huyện có 27 xã, thị trấn thì có tới 11 xã đặc biệt khó khăn Địa bàn rộng, giao thông hiểm trở, địa hình đồi núi chia cắt, phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý về môi trường Phù Yên là huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng đặc biệt là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng Trong những năm qua kinh tế của huyện đã tăng trưởng nhanh tốt với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp khai thác và sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, Có lợi thế đa dạng về các nguồn tài nguyên nhưng do điều kiện về địa hình chia cắt mạnh nên dân cư tập trung chủ yếu dọc các thung lũng sông và những vùng đồi núi thấp dẫn đến việc khai thác tài nguyên quá mức tài nguyên tại các khu vực có điều kiện kinh tế kém phát triển.

Hơn nữa, những năm gần đây kinh tế của địa phương phát triển ồ ạt với các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, … đã gây áp lực đối với môi trường của địa phương.

Bảng 4.24 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ĐVT: %

Diễn giải Cán bộ quản lý nhà nước Người dân

Rất ảnh Ảnh Không ảnh Rất ảnh Ảnh Không hưởng hưởng hưởng hưởng hưởng ảnh hưởng Địa hình chia cắt 60,00 40,00 0,00 42,00 36,00 12,00

Giao thông, cơ sở 45,00 55,00 0,00 38,00 52,00 10,00 hạ tầng hạn chế

Thảm thực vật 40,00 60,00 0,00 46,00 46,00 8,00 bị phá hủy

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Ngoài những tai biến tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường thì hoạt động phát triển đang là những nguồn chính gây suy thoái chất lượng môi trường như: công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, sinh hoạt, … Trước thực trạng ô nhiễm BOD, COD, TSS, NO3 - , PO4 3- trong nước mặt, nước ngầm bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng; ô nhiễm nước thải công nghiệp; không khí ô nhiễm bụi, ồn như hiện nay, trong thời gian tới tình trạng ô nhiễm môi trường còn tác động lớn hơn nếu địa phương không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế.

Trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên tại khu vực cũng xảy ra các yếu tố khắc nghiệt như: khan hiếm nước vào mùa khô, xói lở vào mùa mưa, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khu vực.

4.3.1.2 Về điều kiện kinh tế

Phù Yên là một trong 62 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Huyện có diện tích chủ yếu đất đồi núi và độ dốc lớn nên điều kiện canh tác khó khăn Mà đại bộ phận dân cư ở đây sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, vì vậy điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư nơi đây còn hết sức khó khăn.

Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2015 là 18,6 triệu đồng/ người/ năm, năm 2016 là 24,7 triệu đồng/ người/ năm, năm 2017 là 31,9 triệu đồng/ người/ năm Tuy thu nhập bình quân trên đầu người tăng qua các năm, song mức sống của dân cư tại huyện Phù Yên nói chung còn rất thấp, tỷ lệ các hộ đói nghèo cũng ở mức cao Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Chúng ta có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đối với hoạt động quản lý môi trường qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:

* Về nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường

Kinh phí sự nghiệp môi trường là một nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT ở nước ta Cùng với các nguồn lực khác, nguồn lực tài chính này đóng góp tích cực, mang lại những thành quả, kết quả không chỉ trong công tác quản lý, BVMT mà còn giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển bền vững Việc xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn SNMT đã bám sát văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện và phù hợp với thực tế địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TN-MT Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đã từng bước đáp ứng công tác quản lý TN-MT; hỗ trợ kịp thời các ngành, các cấp trong việc xử lý các điểm ô nhiễm, mua sắm thiết bị, vật tư thu gom rác, nạo vét cống rãnh cải thiện môi trường đô thị; xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các bệnh viện Ngoài ra, vốn SNMT còn bố trí thực hiện công tác quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện; tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường năm 2014, 2015, 2016 tại huyện Phù Yên lần lượt là 300 triệu đồng, 850 triệu đồng, 1400 triệu đồng Tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường về cơ bản, đảm bảo đạt trên 1% tổng chi ngân sách địa phương. Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tuy tăng qua các năm, song với địa bàn rộng lớn như huyện Phù Yên, địa hình khó khăn, kinh tế còn yếu kém thì nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường vẫn còn hạn hẹp Nguồn ngân sách cho công tác BVMT còn hạn chế dẫn đến kinh phí quan trắc môi trường hàng năm phải phân bổ ưu tiên từng hạng mục, thiếu trang thiết bị, máy móc, mới tập trung cho đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản, còn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường như triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng môi trường còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ đặt ra.

* Về khả năng đóng góp của người dân cho các hoạt động bảo vệ môi trường

Phần lớn địa hình độ dốc lớn, đất xen kẽ đồi đá, đất bạc màu nên ảnh hưởng nên thu nhập đầu người thấp Hoạt động tạo thu nhập chính của người dân tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Tùy vào phương tiện sản xuất có được là đất canh tác hay diện tích đất vườn rộng, diện tích đất đồi rộng lớn mà các hộ gia đình có những sinh kế tương ứng.

Ngoài ra, một số hộ có thu nhập chính từ các hoạt động khác như buôn bán hàng hóa, xuất khẩu lao động, hay có hộ có người làm cán bộ công nhân viên chức, làm thuê chiếm khoảng 20% tổng số hộ được điều tra.

Thu nhập hộ gia đình: thu nhập hộ gia đình thấp nhất là 500.000VNĐ/tháng và cao nhất là 10.000.000 VNĐ/tháng Trung bình các hộ gia đình có thu nhập trung bình tháng dao động trong khoảng 2 – 3.000.000 VNĐ Nhóm hộ có kinh tế khá thì thu nhập chính của họ từ làm cán bộ công nhân viên chức, hoặc làm các nghề dịch vụ hay buôn bán hàng hóa.

Bảng 4.25 Khả năng đóng góp của người dân đến các mô hình, công trình bảo vệ môi trường

TT Diễn giải Số lượng (hộ) Tỷ lệ

A Tình hình kinh tế hộ điều tra

2 Có tiết kiệm chút ít 12 24,00

B Đóng góp bằng vật chất

1 Có khả năng đóng góp 20 40,00

- Không sẵn sàng đóng góp 11 22,00

2 Không có khả năng đóng góp 30 60,00

C Đóng góp bằng sức lao động

1 Có khả năng đóng góp 42 84,00

- Không sẵn sàng đóng góp 0 0,00

2 Không có khả năng đóng góp 8 16,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Ngoài số hộ gia đình được hỏi có nguồn thu nhập chính từ các ngành nghề phi nông nghiệp thì phần lớn các hộ gia đình đều không có việc làm ổn định, thu nhập thấp dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng đóng góp của người dân vào các công trình bảo vệ môi trường

Dựa vào bảng số liệu, cho thấy: Về đóng góp bằng vật chất có 40% số người dân được điều tra có khả năng đóng góp, trong đó sẵn sàng đóng góp là

18%, và không sẵn sàng đóng góp là 18% Số không có khả năng đóng góp chiếm tỷ lệ khá cao là 60% Tuy kinh tế còn khó khăn, việc đóng góp còn hạn chế Song trong số người dân được điều tra họ luôn sẵn sàng đóng góp bằng sức lao động chiếm 84%, không có người nào là không sẵn sàng đóng góp, chỉ có 16% là không có khả năng đóng góp do vấn đề sức khỏe, tuổi tác.

4.3.2 Nhận thức, văn hóa xã hội

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Với những thách thức đặt ra trong giai đoạn 2014-2017 cũng như những cơ hội trước một giai đoạn mới, công tác BVMT của Việt Nam nói chung và của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nói riêng cần có những định hướng kế hoạch cần tập trung thực hiện cho giai đoạn tiếp theo để tiếp tục mục tiêu đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đôi với BVMT và phát triển bền vững Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về BVMT đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành quan tâm, cụ thể:

1 Quản lý và kiểm soát hiệu quả các nguồn thải trọng điểm.

2 Giải quyết những vấn đề môi trường nổi cộm, từng bước giảm nhẹ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực trọng điểm.

3 Giám sát các vấn đề về ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả với diễn biến BĐKH.

4 Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT.

5 Công tác quản lý và BVMT quốc gia phải bám sát với xu hướng chung của thế giới, định hướng phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới nền kinh tế xanh để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.

4.4.2 Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

4.4.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay trên địa bàn huyện Phù Yên, hệ thống quản lý về môi trường tại

26 xã còn do cán bộ địa chính kiêm nhiệm, bộ máy còn thiếu, khối lượng công việc lớn, hạn chế về trình độ năng lực, chuyên môn nên công tác bảo vệ môi trường ở các xã còn nhiều khó khăn bất cập Vì vậy phải cần có cán bộ quản lý chuyên về môi trường, có năng lực và chuyên môn về lĩnh vực môi trường để quản lý tại địa phương.

- Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường ở Phù Yên cần phải được kiện toàn hơn nữa: Việc kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường là một giải pháp cơ bản, có thể nói giải pháp này có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về môi trường Ngoài ra quá trình này phải được thực hiện đồng thời với các giải pháp hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường thì mới đảm bảo hiệu lực quản lý của Nhà nước được nâng cao và bền vững.

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường cấp cơ sở: Để quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên trong thời gian tới, cần bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý cấp xã về môi trường bởi vì hiện tại quản lý về môi trường tại cấp xã vẫn do cán bộ địa chính kiêm nhiệm.

+ Kiện toàn bộ máy quản lý về môi trường ở các khu công nghiệp: Hiện nay các khu công nghiệp, các làng nghề, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa đầu tư thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường theo quy định Thực tế ở khu công nghiệp như KCN Gia Phù mặc dù đã thành lập bộ phận chuyên trách quản lý môi trường nhưng chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng hay thậm chí là không có hoạt động gì hiệu quả Vì vậy để nâng cao tinh thần tự giác trong mỗi đơn vị, trong thời gian tới cần phải khẩn trương đôn đốc thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý môi trường cũng như phải phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để bộ phận này phát huy hết vai trò của mình.

- Nhằm nâng cao hơn hiệu quả của Luật Bảo vệ môi trường, việc thành lập và xây dựng vững mạnh đội ngũ cảnh sát môi trường là một bước vô cùng quan trọng Ngoài ra lực lượng này cần được triển khai sâu rộng đến từng địa phương cấp huyện, xã và có những điều chỉnh cho phù hợp thực tế Hiện nay ở huyện Phù Yên, chưa có lực lượng cảnh sát môi trường. Bên cạnh đó việc đào tạo một cách có bài bản cho đội ngũ này về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kiến thức trong lĩnh vực môi trường như hoá, sinh, vật lý… cũng rất cần thiết.

- Tăng cường năng lực quản lý tại địa phương thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, đơn vị, chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong ngành, nhất là cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc.Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trường mang hiệu quả cao ở các tỉnh thành trong nước Cần có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường.

4.4.2.2 Hoàn thiện văn bản, chính sách, thể chế, luật pháp liên quan đến môi trường

Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên còn yếu ở mặt xây dựng văn bản pháp luật đặc biệt số yếu kém còn tập trung ở cấp xã, hạn chế ở khâu tổ chức thi hành văn bản pháp luật và nội dung, hình thức văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất, các văn bản ít giá trị thực hiện chỉ đạo thực hiện còn nhiều Vì vậy trong thời gian tới cần:

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường: Đây là giải pháp quan trong hàng đầu để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về môi trường Nếu thực hiện nhanh chóng giải pháp này sẽ tạo đà cho việc triển khai các giải pháp khác.

- Tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương Quy định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, đúng luật các trường hợp vi phạm.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên, BQL các KCN cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cộng đồng dân cư thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

4.4.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường

Những năm qua công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường đã được UBND huyện Phù Yên quan tâm, các lớp tuyên truyền với số lượng trung bình mỗi lớp từ 200 người trở lên, các đợt mít tinh cũng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của trên 20.000 người tại địa bàn huyện Song nội dung của các đợt tuyên truyền còn bị lồng ghép, hình thức tuyên truyền chưa mới mẻ, tình trạng thờ ơ với công tác BVMT vẫn còn diễn ra nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa như Đá Đỏ, Mường Do, Mường Bang, Tân Phong, Kim Bon Vì vậy công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa, muốn vậy cần có các giải pháp cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng, người dân về quyền và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng và đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; đưa chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường vào chương trình phổ thông; xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở trong tổ chức các sự kiện, ngày lễ lớn về môi trường Xây dựng các chương truyền thông, các chuyên mục, phóng sự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT của người dân, của toàn xã hội.

- Xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn môi trường phù hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay tại Phù Yên chỉ có 01 xã đạt nông thôn mới đó là xã Gia Phù; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng của xã, thị trấn, hộ gia đình văn hóa.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Quá trình tác động của quản lý - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.1. Quá trình tác động của quản lý (Trang 21)
Sơ đồ 2.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường (Trang 26)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Yên (Trang 41)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phù Yên giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phù Yên giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 44)
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế các ngành của huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 3.2. Kết quả phát triển kinh tế các ngành của huyện Phù Yên (Trang 47)
Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp (Trang 49)
Bảng 3.4. Số lượng và nội dung điều tra người dân Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 3.4. Số lượng và nội dung điều tra người dân Phù Yên (Trang 51)
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt (Trang 56)
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường đất - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường đất (Trang 58)
Bảng 4.4. Nguồn thải phát sinh trên địa bàn huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.4. Nguồn thải phát sinh trên địa bàn huyện Phù Yên (Trang 61)
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường huyện Phù Yên (Trang 62)
Bảng 4.5. Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.5. Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường (Trang 63)
Bảng 4.6. Số lượng văn bản về bảo vệ môi trường được ban hành tại địa phương - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.6. Số lượng văn bản về bảo vệ môi trường được ban hành tại địa phương (Trang 68)
Bảng 4.7. Một số văn bản huyện Phù Yên đã tiếp nhận, triển khai và ban hành - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.7. Một số văn bản huyện Phù Yên đã tiếp nhận, triển khai và ban hành (Trang 69)
Bảng 4.9. Công tác tuyên truyền về môi trường trên địa bàn huyện từ năm 2014-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.9. Công tác tuyên truyền về môi trường trên địa bàn huyện từ năm 2014-2017 (Trang 75)
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người dân về công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ quản lý doanh nghiệp và người dân về công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường (Trang 77)
Bảng 4.11. Kết quả thay đổi nhận thức của người dân sau khi được tuyên truyền, giáo dục môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.11. Kết quả thay đổi nhận thức của người dân sau khi được tuyên truyền, giáo dục môi trường (Trang 79)
Bảng 4.12. Công tác quản lý chất thải trong trồng trọt tại huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.12. Công tác quản lý chất thải trong trồng trọt tại huyện Phù Yên (Trang 81)
Bảng 4.13. Quản lý chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.13. Quản lý chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Phù Yên (Trang 83)
Bảng 4.14. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.14. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phù Yên (Trang 86)
Bảng 4.16. Giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.16. Giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại huyện Phù Yên (Trang 90)
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về công tác quản lý chất thải (Trang 95)
Bảng 4.19. Công tác quản lý hiện trạng, tác động và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.19. Công tác quản lý hiện trạng, tác động và dự báo diễn biến môi trường tại huyện Phù Yên (Trang 96)
Bảng 4.20. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.20. Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm (Trang 97)
Bảng 4.22. Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.22. Tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường tại huyện Phù Yên (Trang 103)
Bảng 4.24. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.24. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (Trang 108)
Bảng 4.25. Khả năng đóng góp của người dân đến các mô hình, công trình bảo vệ môi trường - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.25. Khả năng đóng góp của người dân đến các mô hình, công trình bảo vệ môi trường (Trang 111)
Bảng 4.26. Trình độ của người dân được điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.26. Trình độ của người dân được điều tra (Trang 112)
Bảng 4.28. Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ quản lý - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
Bảng 4.28. Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ quản lý (Trang 118)
11. Hình thức thanh tra có phù hợp hay không? - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện phù yên, tỉnh sơn la
11. Hình thức thanh tra có phù hợp hay không? (Trang 136)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w