1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn và vậndụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duyvà đổi mới kinh tế ở nước tah

22 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Liên Hệ Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Đổi Mới Tư Duy Và Đổi Mới Kinh Tế Ở Nước Ta
Tác giả Bùi Đoàn Anh Thư
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tùng Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Chính Trị Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổimới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chúng, vì thế, cũng có những nội dungcụ thể và những biểu hiện kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

…………o0o…………

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI TƯ DUY

VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện : Bùi Đoàn Anh Thư

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

 Lí do chọn đề tài 2

 Mục đích nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

PHẦN 1: MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Lý luận 3

1.2 Thực tiễn 4

1.3 Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn 5

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 7

Phần 2: Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta 8

2.1 Đổi mới tư duy 8

2.2 Đổi mới kinh tế 9

2.3 Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế 10

LỜI KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

1 Giáo trình và sách tham khảo 13

2 Các Website 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói, “lý luận” và “thực tiễn” luôn là hai phạm trù thường xuyên được đềcập đến trong các hoạt động của con người, là hai trong số những phạm trù cơ bản,quan trọng của Triết học Mác-Lênin Giữa lý luận với thực tiễn có mối quan hệ rất chặtchẽ với nhau, đó là sự thống nhất biện chứng và cơ sở của sự tác động qua lại ấy làthực tiễn Thực tiễn luôn luôn vận động, biến đổi, do đó lý luận cũng không ngừng đổimới, phát triển; sự thống nhất biện chứng giữa chúng, vì thế, cũng có những nội dung

cụ thể và những biểu hiện khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử.Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào của con người thì những vấn đề về lýluận và thực tiễn phải được đưa ra xem xét trong mối liên hệ với nhau Có như vậy tìm

ra đúng hướng để đạt hiệu quả cao Đối với Việt Nam, chúng ta đã từng đi qua rấtnhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nước Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng,Đảng ta đã lãnh đạo đất nước tiến hành thành công công cuộc đổi mới, đưa nước tabước đầu thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vàonền kinh tế quốc tế Cũng trong công cuộc đổi mới này, Đảng xác định trước hết phảiđổi mới về tư duy, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm Vì lẽ đó, việc nghiêncứu cặn kẽ mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta có ý nghĩa vô

cùng quan trọng Vậy nên, em quyết định chọn đề tài “Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh

tế ở nước ta”.

Bài tiểu luận sẽ giải thích, phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản như: Thế nào là thực tiễn, lý luận? Đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế? Từ đó rút ra được mối

liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, ứng dụng để đi sâu vào lý giải, nghiên cứu mối liên

hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế, đặc biệt là ở nước ta Đồng thời, đề tài cũnggóp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của chính bản thân

Dù cầu toàn đến đâu nhưng với giới hạn về khả năng và kiến thức, bài tiểu luậnnày chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được những lời góp ý,chỉ bảo của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 4

NỘI DUNGPHẦN 1: MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Lý luận

1.1.1 Khái niệm lý luận

Theo nghĩa chung nhất, lý luận là hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn,được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quanđiểm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thựckhách quan Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinhnghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lạitrong quá trình lịch sử”

Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống tri thức chặt chẽ mang tính trừu tượngkhái quát, đúc kết từ thực tiễn, được diễn đạt thông qua các khái niệm, phạm trù,nguyên lý, quy luật,…phản ánh bản chất của sự vận động, biến đổi, phát triển của sựvật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Tuy nhiên, lý luận không tự thân xuất hiện, tồn tại, vận động, phát triển Bởi vì,một khái niệm có giá trị như nào, xuất hiện hay biến mất trong bao lâu là ở khả năngphản ánh đời sống thực tiễn một cách trung thực, chính xác và sâu sắc như thế nào vànhờ đó, nó có khả năng định hướng cho đời sống như thế nào

Như vậy, lý luận chính là sản phẩm cao cấp của nhận thức, là tri thức về bảnchất, quy luật của hiện thực khách quan, được hình thành trong mối quan hệ với thựctiễn Nhưng do là sản phẩm của nhận thức, nên lý luận là hình ảnh chủ quan của thếgiới khách quan

1.1.2 Đặc trưng của lý luận

- Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao và tính logic chặt chẽ Bản thân của

lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, thu được từkinh nghiệm, từ quan sát và thực nghiệm khoa học

1.1.3 Vai trò của lý luận

Trong cuộc sống, lý luận cũng đã đóng góp những vai trò rất quan trọng

- Khái quát kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn

- Vạch ra những quy luật vận động phát triển của thực tiễn

- Liên kết, tập hợp, giáo dục, thuyết phục, động viên, tổ chức thực hiện

Trang 5

1.2 Thực tiễn

1.2.1 Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ triết học Mác-Lênin nói chung

 Quan điểm của triết học trước Mác:

- Điđơrô (nhà triết học Pháp): hiểu chưa đầy đủ về thực tiễn, cho rằng thực tiễn làhoạt động thực nghiệm khoa học trong phòng thí nghiệm

- Phoiơbắc (nhà triết học duy vật siêu hình người Đức): thực tiễn chỉ là các hoạtđộng bẩn thỉu của các con buôn

- Hêghen (nhà triết học duy tâm khách quan người Đức): thực tiễn chỉ là khái niệm, tư tưởng thực tiễn chứ không phải bản thân thực tiễn với tư cách là hoạt động vật chất

 Quan điểm của triết học Mác

Triết học Mác ra đời mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về thực tiễn.Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là những hoạt động vật chất cómục

đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.Khác với hoạt động xã hội khác, hoạt động thực tiễn là loại hoạt động mà conngười sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhấtđịnh, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình Đó là những hoạt động đặc trưng vàbản chất của con người, được thực hiện một cách tất yếu khách quan và được tiến hànhtrong các quan hệ xã hội, là hoạt động mang tính năng động, sáng tạo, là phương thứctồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người

Xét về bản chất, hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể vàkhách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thứckhách thể Vì vậy, thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con người vớithế giới bên ngoài

Thực tiễn là hoạt động có tính chất loài (loài người) Hoạt động đó không thểtiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quầnchúng nhân dân trong xã hội Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp Chủ

4

Trang 6

thể không phải là một vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.Cho nên xét về nội dung cũng như phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử - xãhội.

Trang 7

Triết học

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…

Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…

Trang 8

Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tínhchất sáng tạo và có mục đích, tính lịch sử - xã hội.

1.2.2 Các hình thức của thực tiễn

Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú, song

có ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội vàhoạt động thực nghiệm khoa học

Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực

tiễn Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tácđộng vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì

sự tồn tại và phát triển của mình

Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức

khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xãhội phát triển Đây là hình thức cao nhất của thực tiễn

Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực

tiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gầngiống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định nhữngquy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọngkhác nhau, không thể thay thế cho nhau, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tácđộng qua lại lẫn nhau Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quan trọngnhất, có vai trò quyết định đến các loại hoạt động thực tiễn khác

1.2.3 Vai trò thực tiễn

Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức Mọi nhận thức đều bắt nguồn từthực tiễn, tác động vào sự vật hiện tượng buộc nó bộc lộ thuộc tính trên cơ sở đó kháiquát, rút ra bản chất của sự vật hiện tượng, biến nó thành của ta

Thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm nhận thức, thước đo để đánh giánhận thức Thước đo không cố định, luôn luôn vận động, phát triển, nhưng vẫn đủ đểkiểm nghiệm nhận thức và lý luận, vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối

Từ thực tiễn mà con người sáng tạo ra các phương pháp để cải tạo chính thực tiễn

1.3 Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Triết họcMác Lênin 99% (77)

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…

Triết họcMác… 100% (33)

20

Trang 9

Lý luận và thực tiễn thống nhất với nhau, không tách rời, không mặt nào đượccoi trọng hơn Lý luận được hình thành bên trong mối quan hệ vói thực tiễn Do vậy,chúng luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau mà trong đó thực tiễngiữ vai trò quyết định tới lý luận.

1.3.1 Thực tiễn quyết định lý luận

Điều đó là bởi trước hết, thực tiễn là cơ sở động lực, mục đích chủ yếu và trựctiếp của lý luận Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra rằng con người quan hệ với thế giới bắtđầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn Chính trong quá trình hoạt động thựctiễn cải tạo thế giới buộc con người phải nhận thức thế giới do đó lý luận mới đượchình thành và phát triển

Bên cạnh đó, thực tiễn là bệ phóng, cung cấp nguồn lực cho lý luận Bằng hoạtđộng thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan buộc nó phải bộc lộ nhữngtính chất quy luật, trên cơ sở đó mà ta nhận thức được chúng Sự phản ánh vượt trướccủa lý luận thông qua sự sáng tạo trong những giai đoạn nhất định xét cho đến cùng thìđiều đó cũng được suy đoán qua thực tiễn sinh động, do thực tiễn gợi ý mách bảo Do

đó, nếu không có thực tiễn thì cũng không có lý luận

Chỉ có thông qua thực tiễn con người mới vật chất hoá được lý luận vào hiệnthực Lý luận không có sức mạnh tự thân mà chỉ có thông qua thực tiễn thì lý luận mớiphát huy tác dụng, mới tham gia vào quá trình biến đổi hiện thực

1.3.2 Sự tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phầnlàm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận cũng có thể thúcđẩy quá trình phát triển của thực tiễn nếu đó là lý luận khoa học và ngược lại có thểkìm hãm sự phát triển của thực tiễn nếu đó là lý luận phản khoa học, phản động, lạchậu

Lý luận khoa học thâm nhập vào hoạt động của quần chúng tạo nên sức mạnhvật chất, điều chỉnh hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động của con người trở nên tựgiác, chủ động Nó hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng thực tiễn, vạch ra phương pháp giúphoạt động thực tiễn đi đến thành công Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Không có lý luậnthì lúng túng như nhắm mắt mà đi” Lý luận đem lại những tri thức đúng đắn, giá trị vềthế giới khách quan giúp loài người xác định đúng mục tiêu, tránh những sai lầm

7

Trang 10

không đáng có.

Trang 11

Bên cạnh đó, lý luận có thể dự báo sự vận động và phát triển trong tương lai, từ

đó có những phương hướng mới cho sự phát triển đó Con người ngày càng đi sâunghiên cứu, tìm tòi, khám phá bằng những thiết bị công nghệ hiện đại thì càng cần có

sự đoán chính xác Một dự đoán sai có thể dẫn tới hậu quả không lường được.Vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn ngàynay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao khoa học thì khôngthể thiếu tư duy lý luận”

1.3.3 Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận và thực tiễn không tách rờinhau mà giữa chúng có sự xâm nhập, liên hệ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.Quan hệ giữa chúng là một quá trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể

Không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta đều chỉ dựa vào kinhnghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoá kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết địnhthành công trong hoạt động thực tiễn Sự yếu kém lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinhnghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều Bởi lẽ, do kém lý luận nên không thể hiểu đượcbản chất để vận dụng vào giải quyết các vấn đề Nếu có thì cũng không sát với thực

tiễn

Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Thống nhất lý luận với thực tiễn là nguyên tắc cănbản của triết học Mác-Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn

mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Việc làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng,giúp chúng ta không sa vào bệnh kinh nghiệm cũng như giáo điều và rút ra được quanđiểm đúng đắn trong nhận thức

Trước hết, nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn đểtriển khai lý luận, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lýluận, tránh xa rời thực tiễn Đồng thời cần phát huy vai trò của lý luận đối với thựctiễn Việc này yêu cầu phải nâng cao trình độ tư duy lý luận, đổi mới phương pháp tưduy, hướng công tác lý luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra

Như vậy, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước ta, ta phải không ngừng

9

Trang 12

đổi mới tư duy gắn với nắm sâu, bám sát thực tiễn.

Trang 13

Phần 2: Mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta

Trong những năm tháng sau giải phóng, để cải thiện tình tình đất nước, cuộcsống cho người dân, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi để xây dựng chínhsách mới Tuy nhiên càng làm thì càng sụp đổ, một số chủ trương chính sách về kinh

tế và xã hội đều được nghiên cứu nhưng khi thực hiện lại biểu hiện những sai lầm,những hạn chế, mắc phải khuyết điểm lớn Điều này đã dẫn đến khủng hoảng trầmtrọng về kinh tế xã hội ở Việt Nam những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước.Chúng ta có khuyết điểm trong việc đánh giá tình hình cụ thể của đất nước,trong việc xác định mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Những sai lầm nói trên là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉđạo chiến lược và về tổ chức thực hiện Những sai lầm này bắt nguồn từ những khuyếtđiểm trong công tác tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng, đó là sự lạc hậu vềnhận thức lý luận và sự yếu kém về vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở nước ta

Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề sống còn là đưa đất nước thoát ra khỏi khủnghoảng Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: “đổi mới

là đặc tính của cách mạng chủ nghĩa” Như vậy, trong tình thế nguy cấp ấy, Đảng ta đãđưa ra một quyết định chính xác: kiên quyết đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trước hết

là đổi mới về tư duy và trọng tâm là đổi mới kinh tế

2.1 Đổi mới tư duy

Xét cho cùng, sự thua kém, tụt hậu của một con người, một tổ chức, thậm chímột quốc gia, không phải do hạn chế về khả năng hay nguồn lực, mà chủ yếu là dothiếu áp lực cho những đổi mới sâu sắc và quyết liệt về tư duy

Đổi mới tư duy có tính khả thi cao vì đó không phải là sự chuyển sang một cáchsuy nghĩ gì cao xa hay mới lạ mà chỉ là sự trở về với cách tư duy trong sáng, bình dị,

có cội nguồn từ chân lý của khoa học và lòng nhân bản Hơn nữa, đổi mới tư duykhông tốn phí đầu tư vật chất, không đòi hỏi thời gian đào tạo và không phụ thuộc cácyếu tố ngoại cảnh

11

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w