Tình hình nghiên cứu vấn đề Mối quan hệ Mỹ – Trung và những tác động của nó đến thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng luôn là một chủ đề n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
MÔN HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á
TP HỒ CHÍ MINH – 2023
Trang 22 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Ý nghĩa nghiên cứu 7
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ – TRUNG TRONG ĐẦU THẾ KỶ 21 17
1.1 Bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21 17
1.1.1 Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Mỹ đầu thế kỷ 21 17
1.1.2 Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 21 19
1.1.3 Tổng quan quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21 21
1.2 Mối quan hệ Mỹ - Trung qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” 22
1.2.1 Tổng quan về Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) 22
1.2.2 Tổng quan về chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP) 23
1.2.3 Tác động của hai chính sách trên đối với quan hệ Mỹ - Trung 24
1.3 Khái quát tình hình quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2017 – nay 26
1.3.1 Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao 26
1.3.2 Trong lĩnh vực kinh tế 27
Trang 32
1.3.3 Trong lĩnh vực an ninh – quân sự 28
1.3.4 Trong các lĩnh vực khác 29
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2023 32
2.1 Tác động đến chính trị, ngoại giao và an ninh của Việt Nam 32
2.1.1 Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến chính trị - ngoại giao của Việt Nam 32
2.1.2 Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh quốc phòng của Việt Nam 33
2.2 Tác động đến kinh tế Việt Nam 35
2.2.1 Ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam 35
2.2.2 Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 38
Trang 54
PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ Mỹ – Trung được xem một trong những mối quan hệ song phương quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như xu hướng chính trị và kinh tế thế giới trong tương lai Trong những năm của thế kỷ 21 mối quan hệ Mỹ – Trung đã có nhiều sự thay đổi đáng kể về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Trong khi Mỹ phải gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì Trung Quốc trổi dậy ngày một mạnh mẽ trên mọi mặt, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vào năm 2010 làm suy giảm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình nói chung và Việt Nam nói riêng Buộc Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược đối với Trung Quốc, trong đó có cả những điều chỉnh về thương mại
Trước hết Tổng thống Obama tập trung thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc cho các dòng hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư thông qua các chính sách thương mại đơn phương, song phương và đa phương Sau đó để nhanh chóng kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc Tổng thống Obama thực hiện chiến lược xoay trục, tái cân bằng về Châu Á – Thái Bình Dương (2011) và thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015 Mục tiêu là gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, giảm bớt thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng như giảm bớt đi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Kết quả Mỹ đã phần nào ổn định kinh tế, phần nào ổn định phần kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính, và mang lại nhiều lợi nhuận, tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm cho kinh tế Mỹ Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Mỹ chỉ đứng sau Canada và Mexico Còn Trung Quốc cũng rất xem trọng trị trường Mỹ khi giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chiếm khoảng 18 – 20% (Nguyễn Tuấn Minh, 2017) tổng xuất khẩu hàng hóa sang thế giới trong giai đoạn từ 2012 – 2016 Nhờ vậy mà từ năm 2013 Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới Nhờ vào những lợi ích đã đem lại này mà mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên chặt chẽ chưa từng có Tổng thống Obama cũng từng nói “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối
Trang 65
quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21” Điều này cũng cho thấy được bước tiến tích cực trong mối quan hệ Mỹ – Trung
Tuy là một là thị trường hết sức quan trọng đối với Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn là một đối thủ cạnh tranh về kinh tế và về chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Nên việc Mỹ dùng TPP làm công cụ đối phó Trung Quốc và can dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông đã có những tác động nhất định về kinh tế cũng như tầm ảnh hưởng nước này ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực này trong đó có cả Việt Nam tiến vào trị trường Mỹ, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và ít phụ thuộc vào Trung Quốc Quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn này luôn trong trạng thái giằng co, đan xen giữa hợp tác và đấu tranh Tuy nhiên đã xảy ra một sự kiện làm thay đổi mối quan hệ Mỹ – Trung lẫn cục diện thế giới lúc bấy giờ Đó là Donald Trump lên chính thức đảm nhiệm chức vị Tổng thống Mỹ năm 2017 đưa quan hệ Mỹ – Trung sang một giai đoạn mới Ngay khi lên nắm quyền hành D Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP và phát động chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (FOIP) cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc, coi nước này là đối thủ cạnh tranh chiến lược số một và thực thi những chính sách cứng rắn Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ D Trump lần lượt phát động các cuộc chiến tranh như: chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận đối với Trung Quốc Mục đích là gây sức ép, ngăn chặn Trung Quốc đưa mối quan hệ hai nước sang giai đoạn mới – cạnh tranh chiến lược toàn cầu đối đầu khốc liệt hơn Về phía Trung Quốc, nước này đẩy mạnh triển khai Sáng kiến Vành Đai và Con Đường (BRI), đầu tư vào xây dựng cơ sở các hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đường biển ở các nước Trung Nam Á và Châu Phi, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong cuộc chạy đua với Mỹ Mối quan hệ giữa hai nước này ngày càng căng thẳng hơn bởi tác động của đại dịch Covid 19
Quan hệ Mỹ – Trung dưới Tổng thống Donald Trump đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979 Điều này đã có những tác động đáng kể đến cục diện thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đến năm 2021, Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ quan hệ giữa hai nước lại có sự thay đổi Mặc dù Tổng thống J Biden vẫn giữ quan điểm cứng rắn giống D Trump thông qua chiến
Trang 76
lược “cạnh tranh khắc nghiệt” nhưng về chính sách đối ngoại ông Biden lại có thái độ mềm dẻo hơn so với ông Trump Vậy quan hệ Mỹ – Trung có những tác động gì đến Việt Nam giai đoạn 2017 - 2023? Việt Nam sẽ nhận được lợi ích và có những bất lợi gì trong cuộc chiến giữa Mỹ – Trung?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1 Mục đích nghiên cứu:
Bài luận sẽ tìm hiểu về “Tác động của quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam từ 2017 – 2023”
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài sẽ hoàn thành được mục đích nêu trên nếu thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái quát và phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạn 2017 – 2023
Thứ hai, phân tích những tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến đến chính trị, ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam
Thứ ba, đưa ra các phân tích và nhận xét về tầm quan trọng, ý nghĩa của những thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho tính hình kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam Từ đó đưa ra các đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam thông qua mối quan hệ Mỹ – Trung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ tập trung vào nghiên cứu với đối tượng “Tác động của quan hệ Mỹ Trung đến Việt Nam từ 2017 đến 2023”
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi thời gian:
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2017 khi tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ đến năm 2023 khi Joe Biden cầm quyền Năm 2017 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu thời gian mà mối quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu có sự thay đổi,
Trang 87
những thay đổi trong giai đoạn này cũng đã tác động không ít đối với Việt Nam Thời gian này có ảnh hưởng lớn đến đề tài mà nhóm tác giả đang nghiên cứu nên nhóm đã quyết định chọn năm 2017 làm cột mốc bắt đầu cho bài nghiên cứu
Tiểu luận là công trình nghiên cứu về “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam từ 2017 – 2023”, làm rõ những ảnh hưởng của sự thay đổi trong mối quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam
Ngoài ra tiểu luận cũng góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về các đối sách chung của Việt Nam đối với Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro, thách thức từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đồng thời củng cố, tăng cường lợi ích của Việt Nam ở khu vực và thế giới
4.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Bài tiểu luận có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong học tập cho sinh viên khoá sau có sự quan tâm và muốn tìm hiểu về những đề tài liên quan đến mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ 21 Đặc biệt là các sinh viên thuộc nhóm ngành: Quan hệ quốc tế, Đông phương học, Quốc tế học
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ Mỹ – Trung và những tác động của nó đến thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng luôn là một chủ đề nóng trong những năm gần đây đối với các học giả, các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước Những công trình nghiên cứu này được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như từ sách, báo, tạp chí cho đến những luận văn, luận án
5.1.1 Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài
Trang 98
Có rất nhiều công trình nghiên cứu nói về mối quan hệ Mỹ – Trung trong số đó phải kể đến cuốn “The China Choice: Why We Should Share Power” (Tạm dịch: Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao chúng ta phải chia sẻ quyến lực) của tác giả Hugh White xuất bản vào năm 2013 bởi nhà xuất bản Đại học Oxford Nội dung chính của sách nói về sự trổi dậy của Trung Quốc và việc Mỹ đứng trước ba lựa chọn: cạnh tranh, chia sẻ quyền lực hay thừa nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở Châu Á Sự lựa chọn đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ Tác giả đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi cho rằng lựa chọn tốt là chia sẻ quyền lực với Trung Quốc vì đây là một quốc gia đáng gờm hơn bất kỳ quốc gia nào mà Mỹ từng đối mặt trước đây Trong đó, tác giả cũng đề cập đến tương lai của khu vực Châu Á và quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc Tuy nhiên cuốn sách này quá tập trung vào việc đưa ra lập luận và giải pháp chính trị cho mối quan hệ hai nước mà không cung cấp đủ các thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng đang ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước này
Tiếp theo là cuốn sách “US – China Foreign Relations: Power Transition and its Implications for Europe and Asia” (Tạm dịch: Quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung: Sự chuyển giao quyền lực và tác động của nó đến Châu Âu và Châu Á) được biên tập bởi Robert S Ross, Øystein Tunsjø, Wang Dong và xuất bản từ nhà xuất bản Routledge vào năm 2020 Cuốn sách này tập trung vào mối quan hệ Mỹ – Trung trong quá trình chuyển giao quyền lực cũng như đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang đe dọa đến ưu thế của Hoa Kỳ trong khu vực và trên thế giới Tác giả còn đề cập đến các chiến lược của Mỹ và Trung quốc trong việc xây dựng quan hệ đối tác và những rào cản mà họ phải vượt qua để đạt được mục tiêu này Ngoài ra sách còn nói về sự cạnh tranh của hai nước này không chỉ ảnh hưởng đến khu vực Châu Á mà còn có tác động lớn đến Châu Âu và thế giới Sách đã phân tích được những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ Mỹ – Trung đồng thời cũng nêu lên được tổng thể tình hình ở hiện tại và những xu hướng phát triển trong tương lai cho mối quan hệ giữa hai nước này
Trong cuốn “U.S – Chinese Relations: Perilous Past, Pragmatic Present” (Tạm dịch: Quan hệ Mỹ - Trung: Quá khứ nguy hiểm, hiện tại thực tiễn) của tác giả Robert G Sutter được xuất bản vào năm 2010 bởi nhà xuất bản Rowman and Littlefield Publishers Tác giả Robert G Sutter là một chuyên gia về chính sách đối
Trang 109
ngoại, kinh tế của Mỹ và Châu Á, ông đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và Trung từ quá khứ cho đến hiện tại thông qua những xung đột, căng thẳng và hoà giải từ các vấn đề như thương mại, quân sự, văn hoá, chính trị và các vấn đề liên quan đến biển Đông Từ đó, tác giả đã nêu lên những tác động của mối quan hệ đó đến các nước khác trong khu vực Châu Á, bao gồm cả Việt Nam Đối với Việt Nam, cuốn sách đã chỉ ra được một số vấn đề đáng lưu ý do tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung gây ra như: vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên khu vực biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Trước vấn đề này, Mỹ đã có một chiến lược ngoại giao theo lối nước đôi Cụ thể, Mỹ đã có những phát biểu, những hành động nhằm biểu thị sự ủng hộ cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp này nhưng đồng thời cũng có một số động thái nhằm xoa dịu, cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc Tiếp đến là vấn đề về mối quan hệ thương mại, trong khi Trung Quốc đã và đang được xem là đối tác thương mại quan trọng thì Mỹ cũng đang tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam Vậy nên việc hai cường quốc có các diễn biến dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng và tác động không ít đến vấn đề giao thương của Việt Nam Trong sách, tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các quốc gia như Việt Nam trong chính sách đối ngoại của hai nước đồng thời cũng cung cấp một số quan điểm, nhận định và đề xuất về cách xây dựng mối quan hệ đối tác tốt hơn với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam Tóm lại, cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn lịch sử và tổng quan về mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng là hai nước quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, đồng thời phân tích tình hình hiện tại, triển vọng của mối quan hệ này Tác giả cũng đã đề cập đến những thách thức và cơ hội trong quan hệ đối tác giữa Mỹ và Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam
Cuốn sách “The End of the Asian Century: War, Stagnation, and the Risks to the World's Most Dynamic Region” (Tạm dịch: Tận cùng của thế kỷ Châu Á: Chiến tranh, suy thoái và những rủi ro của khu vực năng động nhất Thế giới) của tác giả Michael R Auslin được xuất bản vào năm 2017 bởi nhà xuất bản Yale University Press Cuốn sách đã tập trung vào các vấn đề liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với sự tham gia của các đồng minh truyền thống của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc Thông qua chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ, tác giả đã đưa ra một số nhận định và đánh giá sự quan trọng của chính sách này Tác
Trang 1110
giả cho rằng chính sách này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong định hướng chiến lược của Mỹ, bên cạnh đó cũng gây ra không ít tranh cãi và lo ngại đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với Trung Quốc Tác giả đã đưa ra những cảnh báo rủi ro như: nguy cơ chiến tranh, sự suy thoái kinh tế và các rủi ro an ninh Từ đó cũng đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên Cuốn sách cũng đề cập đến Việt Nam là một trong những quốc gia đang trở thành một nền kinh tế mới nổi, có tiềm năng phát triển và cũng là một đồng minh quan trọng có thể giúp Mỹ cũng như các đồng minh truyền thống của Mỹ chống lại sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực Đồng thời ông cũng đánh giá những thách thức và cơ hội đang đối diện với Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh phát triển và định hướng của khu vực
Ngoài ra còn có cuốn “The Impact of China’s Belt and Road Initiative From Asia to Europe” (Tạm dịch: Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Từ Châu Á đến Châu Âu) của tác giả Jeremy Garlick xuất bản năm 2021 bởi Routledge Cuốn sách này đề cập đến vai trò, đặc điểm của Sáng kiến Vành đai và Con đường trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc Đồng thời phân tích và đánh giá các tác động của nó đối với các quốc gia trong khu vực Châu Âu và Châu Á, bao gồm cả tác động kinh tế và chính trị Sách cũng tập trung vào các vấn đề như sự phát triển kinh tế, chính trị, và cảm nhận văn hóa và xã hội, và những ảnh hưởng của dự án này đến các quốc gia trong khu vực Tác giả cũng đề cập đến các thách thức và rủi ro của Sáng kiến Vành đai và con đường trong đó bao gồm các vấn đề như kinh tế, an ninh và chủ quyền lãnh thổ Cuốn sách này đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về Sáng kiến Vành đai và Con đường đồng thời cung cấp được nhiều bằng chứng cũng như phân tích minh họa để đưa ra những quan điểm khách quan về dự án này của Trung quốc
5.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước gồm có những cuốn sách như cuốn “Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và an ninh quốc gia trong tình hình mới” của tác giả Phạm Ngọc Anh và tác giả Trần Văn Dũng xuất bản năm 2020 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Sách đề cập đến một số vấn đề cơ bản về chiến tranh thương mại, nói về những tác động cũng như thực trạng của chiến tranh Mỹ – Trung đến nền kinh tế Việt Nam từ đó tác giả đưa ra những dự báo và những vấn đề đặt ra với an ninh quốc gia trong tình hình mới Cuốn sách đã cung cấp được cái nhìn tổng
Trang 1211
thể về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dựa trên các khía cạnh như kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia, cũng như phân tích được các tác động của cuộc chiến này đến Việt Nam Tuy nhiên, đối với các phân tích chiến lược về mặt an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc sách vẫn chưa đề cập đầy đủ
Tiếp đó là cuốn “Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn” của Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Hồng Quân xuất bản năm 2022 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Cuốn sách tập trung nghiên cứu về những chiến lược của Trung Quốc và của Mỹ Tác giả còn làm rõ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông và một số nét chấm phá về sự cạnh tranh giữa hai nước này tại Tiểu vùng Mê Kông Đồng thời gợi mở một số chính sách đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều chuyển động phức tạp, khó lường Vì tác giả của cuốn sách này là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự và đối ngoại nên đã nêu lên được cái nhìn khách quan và tổng thể về cả Mỹ và Trung Quốc từ đó thấy được tầm quan trọng của quan hệ Mỹ – Trung đối với Việt Nam
Trong cuốn "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và tác động tới Việt Nam” được xuất bản bởi nhà xuất bản Khoa học xã hội vào năm 2019 của tác giả Cù Chí Lợi đã tập trung vào việc phân tích về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam Đầu tiên tác giả đã khái quát lịch sử và tình hình hiện tại của mối quan hệ Mỹ – Trung, sau đó phân tích về các vấn đề chính liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại như cơ sở lý do, quy mô và tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu Dựa trên cơ sở đó, tác giả tiến đến phân tích các tác động của cuộc chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Việt Nam, những lợi ích và rủi ro mà cuộc chiến mang lại, bao gồm cả ngành sản xuất xuất khẩu và thị trường nội địa Ông cũng phân tích cả những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi các công ty đa quốc gia dời sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong bối cảnh đó Cuối cùng ông đề xuất các giải pháp để Việt Nam vượt qua thách thức và tận dụng các cơ hội như tăng cường cạnh tranh, đầu tư vào hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các thị trường khác Đồng thời ông cũng đưa ra các quan điểm và đánh giá của mình về tình hình hiện tại, tương lai của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp một
Trang 1312
cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế toàn cầu và tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc đến Việt Nam
Tiếp theo là cuốn sách “Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thị Quế được xuất bản vào năm 2019 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật là một tài liệu quý giá về quan hệ đối ngoại Việt Nam với các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới Sách tập trung vào các quan hệ với những nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… Tác giả đã trình bày những vấn đề chính trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam bao gồm chính sách, tình hình kinh tế, an ninh, văn hoá, giáo dục và nghệ thuật Tác giả cũng đã bình luận về tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam Theo ông, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra một số thách thức cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và an ninh Sự leo thang căng thẳng giữa hai nước cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối tác của Việt Nam với cả hai nước này Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng Việt Nam đã có những động thái để đối phó với những thách thức này, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Việt Nam cũng nỗ lực tìm kiếm một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển để đảm bảo lợi ích của đất nước và nhân dân, đồng thời giữ vững sự độc lập và tự chủ trong đối ngoại Cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia lớn, và đưa ra nhận định về tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam
Cuốn sách “Tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump” của tác giả Tô Anh Tuấn được xuất bản vào năm 2019 bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích tác động của các nhân tố nội bộ đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, bao gồm tác động đến mối quan hệ Mỹ-Trung và mối quan hệ của Mỹ với các đối tác truyền thống và các đồng minh mới trong đó có Việt Nam Tác giả cho rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đặc biệt tập trung vào các mối quan hệ song phương với các đối tác trọng yếu, trong đó có Trung Quốc, và đẩy các đồng minh truyền thống sang một bên Một số chính sách và hành động của Tổng thống Trump như đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, áp đặt thuế quan và triển khai chiến lược “Mỹ trước” đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến mối quan
Trang 1413
hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc Tuy nhiên, Tác giả cũng lưu ý rằng Mỹ đã tìm cách thúc đẩy các đồng minh của mình, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác và đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Một số chính sách đáng chú ý của Mỹ đối với Việt Nam như đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác quân sự và giảm bớt các rào cản thương mại Cuốn sách cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump cũng như đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc về tác động của những yếu tố nội bộ đến chính sách đối ngoại của Mỹ
5.2 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài 5.2.1 Những thành công của các học giả đi trước
Qua các công trình nghiên cứu mà các tác giả đã đem đến có thể thấy được những vấn đề phức tạp xoay quanh mối quan hệ Mỹ – Trung cũng như những tác động của nó đến thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Thông qua những công trình nghiên cứu trên nhóm tác giả rút ra được những vấn đề sau:
Thứ nhất, nhìn chung qua các công trình nghiên cứu các tác giả đã tổng quan mối quan hệ Mỹ – Trung trong những năm của thế kỷ 21 Phân tích đánh giá những chiến lược mà Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra để làm giảm ảnh hưởng của đối phương tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như đề ra những xu hướng phát triển trong tương lai cho mối quan hệ hai nước này Đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Trung đối với thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
Thứ hai, các tác giả đã chỉ ra những tác động tích cực về kinh tế mà mối quan hệ Mỹ – Trung đem đến cho các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua các thõa thuận thương mại và đầu tư Mặt khác, công trình nghiên cứu cũng chỉ ra được mối quan hệ Mỹ – Trung cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho các nước trong khu vực này, đặc biệt là ở Việt Nam phải đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
Thứ ba, các tác giả đã đưa ra được những cơ hội cũng như thách thức trong tương lai thông qua các tác động mà mối quan hệ Mỹ – Trung đem đến cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
Trang 1514
5.2.2 Những vấn đề tiếp tục đặt ra cho công tác nghiên cứu của bài tiểu luận
Thông qua những thành công của tác giả đi trước, nhóm tác giả sẽ kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây một cách có chọn lọc để tiếp tục nghiên cứu về những tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam trong gia đoạn 2017 – 2023 Nhóm tác giả sẽ tiếp tục hệ thống hóa và bổ sung các nguồn tài liệu gốc và các tài liệu mới được cập nhật để giải quyết các vấn đề cho bài tiểu luận Các vấn đề được đặt ra để tiếp tục nghiên cứu có thể được trình bày như sau:
Đầu tiên, tiểu luận sẽ khái quát và phân tích bối cảnh của quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn 2017 – 2023
Thứ hai, phân tích và đánh giá những tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam dựa trên các yếu tố về kinh tế, chính trị và ngoại giao
Thứ ba, phân tích và nhận xét về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam Từ đó đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam thông qua mối quan hệ Mỹ – Trung giai đoạn 2017 – 2023
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận
Bài tiểu luận sẽ sử dụng các phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Quan hệ quốc tế và chủ nghĩa yêu nước (chủ nghĩa dân tộc)
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử - logic sẽ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu Nhiệm vụ của phương pháp này là thông qua các tài liệu, sự kiện liên quan để phục dựng lại mối quan hệ Mỹ - Trung Sau đó đọc và phân tích tài liệu theo phương pháp lịch sử để hiểu rõ các sự kiện quan trọng, tìm ra nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn từ năm 2017 và tác động của nó đến Việt Nam
Trang 1615
Đồng thời áp dụng song song với phương pháp logic để phân tích và đánh giá các tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đối với Việt Nam để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mối quan hệ Mỹ – Trung Việt Nam, đánh giá các tác động về kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự và văn hoá, đến Cuối cùng dựa trên các kết quả phân tích và đánh giá để đưa ra kết luận và khuyến nghị về cách Việt Nam có thể tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức từ mối quan hệ này
Ngoài ra, bài tiểu luận cũng sử dụng phương pháp phân tích Quan hệ quốc tế nhằm phân tích các chính sách ngoại giao của hai nước từ năm 2017, thông qua các biện pháp kinh tế, an ninh, chính trị để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại của mối quan hệ Cuối cùng đưa ra kết luận về các tác động của mối quan hệ đó đối với Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau và nêu ra các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt 7 Bố cục
Tiểu luận bao gồm 3 chương với những nội dung chính sau:
Chương 1 - Khái quát và phân tích mối quan quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn 2017 – 2023
Chương 1 sẽ khái quát và phân tích về “giấc mộng Trung Hoa” của Trung Quốc thông qua chiến lược “Một vành đai, một con đường” được áp dụng ở Châu Á – Thái Bình Dương Đồng thời cũng khái quát và phân tích về chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ đưa ra để kiềm chế Trung Quốc tại khu vực này Từ đó đánh giá về mối quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn 2017 – 2023
Chương 2 - Phân tích những tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2023
Trong chương 2, nhóm tác giả sẽ đưa ra những tác động về kinh tế, chính trị và ngoại giao mà mối quan hệ Mỹ – Trung đã và đang đem đến cho Việt Nam thông qua các chiến lược mà cả hai nước này đưa ra
Trang 1716
Chương 3 - Cơ hội và thách thức mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho Việt Nam
Ở chương này, nhóm tác giả đưa ra các phân tích và nhận xét về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại Việt Nam dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị và ngoại giao Từ đó đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam thông qua mối quan hệ Mỹ – Trung giai đoạn 2017 – 2023
Trang 1817
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ – TRUNG TRONG ĐẦU THẾ KỶ 21 1.1 Bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21
1.1.1 Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Mỹ đầu thế kỷ 21 1.1.1.1 Chính trị
Tình hình chính trị, ngoại giao trong đầu thế kỷ 21 ở Mỹ đã có nhiều biến động và thay đổi như:
Cuộc tấn công khủng bố 11/9, đây là sự kiện gây chấn động cho cả nước Mỹ Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York và Tòa nhà Pentagon ở Virginia, gây ra hơn 3.000 người chết và hàng ngàn người bị thương Sự kiện này đã thay đổi hoàn toàn bối cảnh chính trị và an ninh toàn cầu Sau tấn công 11/9, Mỹ đã tấn công Iraq vào năm 2003, với mục đích lật đổ chính quyền của Saddam Hussein và tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng hóa Cuộc chiến này kéo dài tới năm 2011, ước tính có 113.728 người chết và tiêu tốn 49,3 tỷ USD của Mỹ (Simon Rogers, 2011)
Năm 2008, Brack Obama đắc cử và trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Trong thời gian cầm quyền Tổng thống Obama đã đưa ra nhiều chính sách mới chẳng hạn như Đạo luật Obamacare (2010), thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (2015) và việc cải cách tài chính Về đối ngoại ông cũng có các chính sách mới như việc thắt chặt với Cuba và Iran, và các chính sách hướng về Châu Á Đến thời Tổng thống Trump, ông đã đưa ra những chính sách khác biệt hơn so với Tổng thống Obama Donald Trump đã có những chính sách đối ngoại và thương mại khắc nghiệt, cùng với một chính sách nhập cư cứng rắn hơn Ông cũng đã gây tranh cãi khi bác bỏ thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu và i đưa ra các lệnh cấm nhập cảnh đối với người Hồi giáo
Năm 2020, cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và căng thẳng khi Tổng thống Trump bác bỏ kết quả bầu cử và đưa ra những cáo buộc về gian lận bầu cử Nhưng cuối cùng, Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng và trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ
Trang 1918 1.1.1.2 Kinh tế
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế của Mỹ đang dần phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối thập niên 1990 Tuy nhiên Mỹ lại tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2001, khi các công ty công nghệ của Mỹ bắt đầu sa sút và sự kiện khủng bố 11/9 gây ra tổng thiệt hại lên đến 3,3 tỷ USD (Thy Thảo, 2019), điều này cũng đã góp phần kéo cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ
Nhưng kể từ năm 2002 - 2007, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, y tế và năng lượng tái tạo Tuy nhiên năm 2008, Mỹ lại một lần nữa chìm vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Mỹ Kể từ đó, Mỹ bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục và tái cơ cấu nền kinh tế Đến năm 2010, nền kinh tế của Mỹ đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng Mặc dù, nền kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như các thay đổi về công nghệ, nợ công và thâm hụt thương mại
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục bị chững lại do đại dịch Covid19 Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp kích thích kinh tế và chi tiêu của chính phủ nên nền kinh tế Mỹ cũng đang dần phục hồi Tuy vẫn còn nhiều thách thức và sự bất ổn, bao gồm các tranh cãi thương mại với Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến đổi mới kỹ thuật số và bảo vệ môi trường
1.1.1.3 Xã hội
Xã hội Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ 21 cũng phải đối mặt nhiều thử thách Trong đó mâu thuẫn sâu sắc giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Mỹ ngày càng lớn hơn Các cuộc tranh cãi về việc hủy bỏ các chương trình giáo dục, về các quyền lợi của người đồng tính và phụ nữ diễn ra gay gắt Vào năm 2015, Tòa án Tối cao tại Mỹ đã hợp pháp hôn nhân đồng giới thông qua vụ án Obergefell kiện Hodges Tất cả các bang phải công nhận quyền của các cặp vợ chồng đồng giới, giống như quyền của các cặp vợ chồng dị tính
Vào năm 2004, Mark Zuckerberg ra mắt nền tảng truyền thông xã hội Facebook, nền tảng này đánh dấu cho cuộc cách mạng hóa giao tiếp trực tuyến Đến năm 2007,
Trang 2019
Steve Jobs cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên Điều này là một bước tiến lớn trong công nghệ mới ở Mỹ Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến công nghệ, mạng xã hội cũng gây ra nhiều tranh cãi trong thời điểm này
Về mặt văn hóa và dân tộc ở Mỹ cũng trở nên đa dạng hơn Tuy nhiên, xã hội Mỹ vẫn còn tồn tại những vấn đề cấp bách như phân biệt chủng tộc, bạo lực và vấn đề về nhập cư
1.1.2 Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 21 1.1.2.1 Chính trị
Đầu thế kỷ 21 ở Trung Quốc việc cải cách thể chế chính trị đạt được những thành tựu đâng ghi nhận như:
Trong năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Đây là sự kiên đánh dấu chi tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc
Năm 2002, ông Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng thống nước CHND Trung Hoa Ông đã đưa ra những thay đổi trong cách thức lãnh đạo và chính sách của đảng, đặc biệt là về kinh tế Đồng thời ông cũng nổ lực để cải cách kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như tham nhũng và bất bình đẳng
Năm 2012, ông Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước và lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Từ đó, ông Tập Cận Bình đã thực hiện nhiều đổi mới chính trị bao gồm việc tăng cường quyền lực của chính phủ trung ương và tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện chính sách ngoại giao mạnh mẽ, tập trung vào việc mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm soát vùng biển Đông Á
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức chính trị như việc kiểm soát dân chủ, đối đầu với Mỹ về thương mại và an ninh, và xử lý các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Trong năm 2019 đại dịch Covid-19 cũng đã gây ra tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc và đưa ra thách thức lớn về việc duy trì sự ổn định chính trị trong quá trình phục hồi kinh tế
Trang 2120 1.1.2.2 Kinh tế
Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc và hình thành các cực tăng trưởng Trung Quốc đã tăng cường thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài và mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trên thế giới và đưa ra chính sách tiến bộ và đúng đắng để cải cách kinh tế Điều này đã đưa Trung Quốc từ một nước có nền kinh tế tương đối đơn giản trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới
Năm 2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, điều này thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc xây dựng cực tăng trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ Tạo ra mối đe dọa lớn cho nước Mỹ Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán robot công nghiệp Năm 2016, Trung Quốc có 18 doanh nghiệp trong số 53 doanh nghiệp khoa học công nghệ tiến hành IPO trên thế giới (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) Cũng trong năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm khoa học công nghệ cao đứng đầu châu Á
Trong giai đoạn 2013 - 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4% (Nguyễn Xuân Cường, 2018) Về mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn này là khoảng 30% (Nguyễn Xuân Cường, 2018), lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực Châu Âu và Nhật Bản
Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa của Trung Quốc đạt 27,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (CNY) vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu (Nguyễn Xuân Cường, 2018) Điều này đã giúp Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế như vấn đề chậm lại của tăng trưởng kinh tế, nợ công và tình trạng thừa cung sản phẩm
Trang 2221 1.1.2.3 Xã hội
Trung Quốc là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới với 1,39 tỷ người vào năm 2017 (Nguyễn Xuân Cường, 2018) Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và sự chênh lệch giữa các vùng miền cũng đang là thách thức lớn đối với xã hội Trung Quốc
Trung Quốc đã trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp và đổi mới kinh tế lớn, điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và tăng thu nhập cho nhiều người dân Năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc tăng từ 7.311 CNY lên 23.821 CNY vào năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4% (Nguyễn Xuân Cường, 2018) Năm 2017, thu nhập bình quân đạt 25.974 (Nguyễn Xuân Cường, 2018) Bên cạnh đó, sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền và giữa các tầng lớp vẫn luôn là vấn đề đáng quan tâm ở Trung Quốc
Về giáo dục, Trung Quốc là một trong những nước có hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới Theo Cục thống kê Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc tăng dần mức độ đầu tư cho giáo dục từ năm 2006 (từ 5.161 tỷ NDT, tức 2,82% GDP từ năm 2005 lên 20.772 tỷ NDT, tức 4% GDP năm 2012) (Đức Trung, 2014) Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng giáo dục không đồng đều, sự áp đặt quá nhiều áp lực và thất nghiệp sau khi tốt nghiệp
Mạng lưới an sinh xã hội ở Trung Quốc cũng đã được hình thành rộng rãi Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân (Nguyễn Xuân Cường, 2018)
1.1.3 Tổng quan quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21
Quan hệ Mỹ-Trung trong đầu thế kỷ 21 được xem là mối quan hệ quốc tế quan trọng Mối quan hệ này nhận được nhiều sự quan tâm khi nó có nhiều biến động và thách thức Trong khi Mỹ đang gặp phải những khó khăn, rắc rối cả về đối nội và đối ngoại thì Trung Quốc trỗi dậy với một tốc lực đáng kinh ngạc Trong khi sức mạnh và vị thế của Mỹ có chiều hướng suy giảm, không có một quốc gia nào thực hiện chiến lược bứt phá mà đạt được những bước tiến vượt bậc như Trung Quốc
Cuộc cạnh tranh giữa hai nước này đang diễn ra quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại, công nghệ, ngoại giao, văn hóa, quân sự đến dân chủ, nhân
Trang 2322
quyền Trong đó vấn đề gây tranh cãi lớn giữa hai nước lớn là chính sách thương mại Mỹ cho rằng Trung Quốc thực hiện các chính sách thương mại không công bằng, bao gồm cả việc tăng cường bảo vệ sản phẩm nội địa và đánh giá thấp giá trị của đồng nhân dân tệ Các tranh cãi này đã dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước, với việc áp đặt các mức thuế quan và hạn chế nhập khẩu sản phẩm Ngoài ra, quan hệ Mỹ-Trung cũng bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông Trong khi Mỹ-Trung Quốc đang tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo và tuyên bố chủ quyền trái phép trên khu vực này Mỹ đáp trả lại bằng việc tăng cường các hoạt động quân sự và hợp tác an ninh với các đối tác châu Á để chống lại sự mở rộng quân sự của Trung Quốc
Mặc dù cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc sẽ còn tồn tại như một thuộc tính của mối quan hệ nhiều xung khắc giữa hai cường quốc này Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn phải bắt hợp tác với nhau, chẳng hạn như vấn đề khí hậu và giảm thiểu khí thải, cũng như nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu như chống khủng bố và phòng chống buôn lậu
1.2 Mối quan hệ Mỹ - Trung qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”
1.2.1 Tổng quan về Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)
BRI là viết tắt của “Belt and Road Initiative” tạm dịch: “Vành đai và Con đường” Đây là một sáng kiến lớn của Trung Quốc được công bố chính thức vào ngày 28/3/2015, thể hiện rõ chủ trương trong chính sách đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, nhằm tạo ra một mạng lưới hạ tầng kinh tế toàn cầu bằng cách kết nối các cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường hàng không của các khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Phi với trung tâm là Trung Quốc
BRI bao gồm hai phần chính: Đầu tiên là “Vành đai kinh tế vùng Đông Bắc Á” kết nối Trung Quốc với Châu Âu và các nước Nam Á, Đông Nam Á Vành đai này bao gồm nhiều nhánh như đường bộ, đường sắt, đường ống, đường thông tin, với trọng tâm đầu mối luôn là Trung Quốc Thứ hai là “Con đường vùng biển và đại dương” tập trung vào kết nối các khu vực ven biển của Châu Á và Châu Phi Ngoài ra, BRI cũng bao gồm việc hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào năng
Trang 2423
lượng tái tạo và các lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên truyền thống
Mục tiêu của sáng kiến bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, đối nội,… Trong đó, mực tiêu chính của BRI là thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hợp tác toàn cầu thông qua việc xây dựng các dự án hạ tầng chất lượng cao, mang tính mũi nhọn mà thế giới đang rất cần như các đường giao thông cao tốc, đường sắt cao tốc, bến cảng, mạng 5G,… giúp nâng cao mức sống cho người dân, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện hạ tầng, tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia đối tác Bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các công ty trên toàn thế giới, thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu hay về các vấn đề xã hội khác của toàn cầu
Tuy nhiên, BRI cũng đối mặt với không ít thách thức và tranh cãi Như việc đầu tư quá nhiều vào các dự án có thể gây ra nợ nần, các vấn đề tài chính hay sự phụ thuộc vào Trung Quốc của các quốc gia đối tác, nhất là các quốc gia có thu nhập thấp và khả năng thanh toán nợ không cao Hay một số dự án của sáng kiến này có thể gây ra tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường và đời sống xã hội của địa phương Các lo ngại về an ninh và chủ quyền của các quốc gia đối tác cũng là một thách thức không nhỏ vì chúng có thể dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Nhiều quốc gia lo sợ rằng BRI có thể dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của mình trên thế giới, đồng thời cũng lo ngại về việc Trung Quốc có thể sử dụng BRI như một công cụ để đưa ra các yêu sách về chính trị và quân sự
BRI được xem là một sáng kiến quan trọng góp phần tạo ra một môi trường hợp tác toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên thế giới và giảm bớt sự chênh lệch giữa các quốc gia Tuy nhiên, mối lo ngại và các thách thức của sáng kiến này vẫn đang được đặt ra để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của các quốc gia đối tác
1.2.2 Tổng quan về chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP) FOIP là viết tắt của “Free and Open Indo – Pacific” tạm dịch: “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” Đây là một chiến lược định hướng đến việc thúc đẩy tự do thương mại, hợp tác an ninh và chia sẻ quyền lực trên khu vực Ấn Độ
Trang 2524
Dương và Thái Bình Dương, đây là khu vực có ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và một số thị trường có tốc độ phát triển nhanh Vào cuối năm 2017, Mỹ công bố chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Mục tiêu chính của FOIP xuất phát từ những yếu tố nội tại của Mỹ và từ tình hình an ninh khu vực FOIP giúp tăng cường sự đoàn kết giữa các quốc gia, đảm bảo an ninh giao thông đường biển và tự do hàng hải trong khu vực Thúc đẩy hợp tác kinh tế, các hoạt động ngoại giao và giao lưu văn hoá – xã hội tại khu vực Không chỉ vậy, nhận thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là việc Bắc Kinh xây dựng và quân sự hoá các tiền đồn ở Biển Đông đang đe doạ đến dòng chảy thương mại tự do, chủ quyền của các quốc gia, cũng như thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Vậy nên FOIP cũng có mục tiêu là chống lại các hoạt động mở rộng của Trung Quốc trên Biển Đông, đảm bảo các vấn đề tranh chấp trong khu vực được giải quyết theo phương thức hoà bình và thông qua các cơ chế hợp tác đa phương
FOIP tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: an ninh, kinh tế, giáo dục, văn hoá,… Trong đó, ba lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược này là kinh tế, quản trị và an ninh Đây cũng được xem là một phương tiện để tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trên thế giới
Mặc dù FOIP được coi là một sáng kiến đa phương quan trọng trong khu vực nhưng chiến lược này cũng đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro và cũng nhận được những đánh giá hay những tranh cãi liên quan đến tính chính trị của nó Các quốc gia đối tác trong chiến lược đều có những quan điểm khác nhau vậy nên những mâu thuẫn và tranh cãi là việc hoàn toàn có thể xảy ra Đặc biệt là mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia và Trung Quốc, vì Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất trong khu vực đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên các đảo và bãi biển trong biển Đông
1.2.3 Tác động của hai chính sách trên đối với quan hệ Mỹ - Trung
Trong những năm gần đây FOIP và BRI là hai chính sách được đặc biệt chú ý, đây là hai chính sách có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc
Trước hết, FOIP là chính sách được Mỹ và các đồng minh đưa ra nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Đây được xem là một nổ lực để
Trang 2625
giành lại vị trí thống trị trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ Vậy nên chính sách cũng gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung khi Trung Quốc cho rằng đây là một nỗ lực của Mỹ để kiềm chế sự phát triển và đánh đổi quyền lợi của Trung Quốc Điển hình như trong lĩnh vực an ninh, chính sách đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không ở khu vực Đông Nam Á và tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh trong khu vực Hay trong lĩnh vực đối ngoại, Mỹ muốn thông qua chính sách để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh và đối tác kinh tế , đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ Những việc làm này có thể gây ra sự phản đối của Trung Quốc và tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ – Trung FOIP có thể dẫn đến tình trạng tranh đua về quyền lực và an ninh trong khu vực, làm tăng thêm sự căng thẳng và mâu thuẫn giữa các quốc gia
Bên cạnh đó, BRI là chính sách giúp Trung Quốc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của mình và giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu Cũng như FOIP, chính sách này cũng gây ra sự cẳng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung Chính sách này khiến Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy một mô hình kinh tế khác với mô hình được ủng hộ bởi Mỹ BRI có thể dẫn đến sự tăng cường kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia khác nhưng cũng có thể dẫn đến sự phụ thuộc hay nợ nần của các quốc gia nhỏ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chủ quyền của các quốc gia đó Điều này có thể đe doạ đến an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh BRI cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh với các đối tác của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là khi Mỹ đang tập trung vào FOIP
Trong khi FOIP đặt nặng vào việc giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và bảo vệ quyền lợi của các quốc gia nhỏ hơn thì BRI lại giúp tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác và đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu Hai chính sách này tuy có mục tiêu khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ đều góp phần làm gia tăng sự căng thẳng và khiến cho mối quan hệ giữa hai quốc gia này ngày càng trở nên khó khăn
Dù thế, điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc cần tiếp cận với nhau với tinh thần hợp tác và xây dựng mối quan hệ đối tác mang tính cùng có lợi cho các bên để giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay cũng như tạo ra sự ổn định trong khu vực và trên thế giới Tóm lại, FOIP và BRI đều là những chính sách quan trọng, cả hai chính sách
Trang 2726
này đều có thể gây ra căng thẳng giữa hai nước và các quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực và toàn cầu
1.3 Khái quát tình hình quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2017 – nay 1.3.1 Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Kể từ khi tổng thống Donald Trump đắc cử, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều biến động và ngày càng căng thẳng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao Cả hai bên đều có nhiều động thái đối đầu và bày tỏ quan điểm khác nhau về các vấn đề quan trọng như Biển Đông, thương mại, dân chủ và nhân quyền
Từ năm 2018, sau khi đắc cử, tổng thống Donald Trump đã đưa ra các chính sách bảo hộ gây ra nhiều tranh cãi và dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây ra ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao
Khi tổng thống Joe Biden đắc cử năm 2020, ông đã tiếp tục chủ trương của Donald Trump trong việc đối phó với Trung Quốc Tuy nhiên, ông cũng thực hiện một số thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ Ông đề cao việc thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh, đồng thời tôn trọng các quyền lợi và quyền tự chủ của Trung Quốc Tuy nhiên, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng trong thời kỳ Biden
Việc Mỹ tuyên bố sẽ giúp đỡ các quốc gia Châu Á trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của họ tại biển Đông đã khiến cho Trung Quốc nghĩ rằng hành động đó là một sự can thiệp vào chính sách nội bộ của họ Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trên biển Đông mặc cho sự phản đối của Mỹ và các đối tác khác Điều này dẫn đến những cuộc tập trận quân sự và những tranh cãi căng thằng giữa hai nước
Trong tổng thể, mặc dù có những thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ dưới thời chính phủ Biden nhưng quan hệ Mỹ - Trung vẫn tiếp tục gặp căng thẳng và khó khăn Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện quan hệ như việc ký thoả thuận thương mại giai đoạn 1 vào tháng 1/2020 nhằm giảm đi các rủi ro và căng thẳng của mối quan hệ này Thế nhưng hai bên vẫn chưa thể đạt được một sự thoả hiệp đầy đủ Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc tuy đã có những cuộc đàm phán nhằm giải quyết
Trang 2827
các vấn đề tranh chấp, thế nhưng việc đạt được thoả thuận vẫn là một việc rất khó khăn
1.3.2 Trong lĩnh vực kinh tế
Từ năm 2017 đến nay, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng quốc tế, gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế toàn cầu
Năm 2018, Mỹ đã áp đặt một loạt các biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và đưa Trung Quốc vào danh sách các nước nắm giữ đồng tiền giá trị quốc tế để gia tăng áp lực và bảo vệ các doanh nghiệp của Mỹ khỏi sự cạnh tranh không công bằng Mỹ cũng tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thoả thuận thương mại quan trọng được phối hợp bởi Mỹ và các quốc gia Châu Á Các hành động này đã gây ra tranh cãi Trung Quốc cũng đã đáp trả bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp và sản phẩm của Mỹ Việc này đã dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại năm 2018 giữa hai nước
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với các công ty của Trung Quốc khiến cho mối quan hệ này ngày càng căng thẳng hơn Sự căng thẳng này đã gây ra nhiều rắc rối trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp phải tìm các cách thức thay thế và phân bổ lại các nguồn cung Điều này có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cách thức các nước và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh tế
Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, khiến cho Mỹ và Trung Quốc gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề Các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp hàng hoá quan trọng đối với Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, Mỹ đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19 Mỹ và Trung Quốc cũng bắt đầu chỉ trích nhau về cách xử lý đại dịch
Tuy nhiên, Joe Biden đã thay đổi một số chính sách để tái thiết quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc Tháng 2 năm 2021, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý duy trì các cam kết thương mại giai đoạn một và tiếp tục tiến tới giai đoạn hai Tình hình quan hệ Mỹ -