1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng về tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC HÌNH 4

LỜI CẢM ƠN 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 6

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 6

1.2 KHÁI NIỆM 6

1.2.1.Lý thuyết về tiền lương: 6

1.2.2.Lý thuyết về mối quan hệ đồng nghiệp: 6

1.2.3.Lý thuyết về độ hài lòng: 7

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 7

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 7

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 9

2.1 THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG: 9

2.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG: 9

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: 10

2.3.1 Mô hình nghiên cứu: 10

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu: 11

2.3.2.1 Thang đo: 11

2.3.2.2 Bảng hỏi: 11

2.4 CHỌN MẪU THU NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (60 MẪU VÀ CHẠY BẢNG SPSS): 12

Trang 3

2.5 PHÂN TÍCH YẾU TỐ TIỂN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:

2.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp: .142.5.2 Phân tích ảnh hưởng của tiền lương và mối quan hệ đến độ hài lòng:15 2.5.2.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình: 15

2.5.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình: 16

2.5.2.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính: 16

2.5.2.4 Thảo luận và tổng kết kết quả nghiên cứu: 19

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP LÀM TĂNG ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HAI YẾU TỐ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP 20

3.1 GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG SỰ CHIA SẺ, GIÚP ĐỠ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

2.Vấn đề về mối quan hệ với đồng nghiệp: 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 10

Hình 2.3: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 1 13

Hình 2.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 2 13

Hình 2.5: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 3 14

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu sau khảo sát 18

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này chúng tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức Chúng tôi chân thành cảm ơn những người dân lao động trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và quý thầy, cô thuộc bộ môn Hành Vi Tổ Chức khoa Quản lý Kinh tế thuộc Phân hiệu trường đại học Giao Thông Vận Tải tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức để thực hiện bài tiểu luận Thông qua bài tiểu luận, chúng tôi mong muốn được cung cấp những góp nhìn sâu sắc về vấn đề kinh tế và xã hội thực tiễn đến các bạn sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Giao thông Vận Tải phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn sinh viên.

Trân trọng.

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚIĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA

NGƯỜI LAO ĐỘNG1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển tân tiến, hiện đại, mức sống của mọi người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều tăng lên nhanh chóng so với thời kì trước Cũng vì lẽ đó mà tất cả chúng ta, ai ai cũng phải lao động để nuôi sống bản thân và gia đình Chúng ta không thể phủ nhận một quy luật rằng, tất cả mọi người đi làm đều vì tiền lương Bởi đó chính là thước đo giá trị cuộc sống, đáp ứng được những điều mà con người cần có cho các sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên để có mức tiền lương đủ để làm hài lòng người lao động thì vô cùng khó khăn, bởi lẽ trong quá trình làm việc người lao động cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như đồng nghiệp bất hòa, gây khó khăn, cô lập, hãm hại,… đó là điều có thể chúng ta phải đối mặt nếu chúng ta không có cách cư xử phù hợp Vậy nên việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng là vấn đề rất quan trọng đối với người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương cũng như mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến người lao động trong tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày nay, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tới độ hài lòng của người lao động Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu, thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến độ hài lòng của người lao động Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với những số liệu được khảo sát thực tế bởi 60 người lao động với độ tuổi, công việc và mức lương khác nhau và mức độ hài lòng của người lao động với công việc với mức lương và mối quan hệ với đồng nghiệp hiện có

1.2 KHÁI NIỆM

1.2.1 Lý thuyết về tiền lương:

Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, năm) Tiền lương thường được trả các cấp cán bộ quản lí và các nhân viên chuyên môn kĩ thuật.

1.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ đồng nghiệp:

Tại sao phải xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp?

 Tăng cường hiệu suất làm việc, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc Tạo ra độ hài lòng và động lực làm việc cho người lao động.

 Tăng cường sáng tạo và thoải mái nêu lên những ý tưởng, sáng kiến mới.

Trang 7

 Mối quan hệ tốt đẹp giúp giảm stress và mâu thuẫn, xung đột giữa những người lao động.

Tác hại của mối quan hệ đồng nghiệp độc hại?

 Gây mất tập trung, xao lãng và giảm năng suất làm việc.

 Gây ra căng thẳng và stress cho người lao động Những cảm giác không thoải mái và áp lực liên tục từ quan hệ xấu có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe, gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm lý và sinh lý.

 Cạnh tranh không lành mạnh, gây ra sự đối địch và cản trở quá trình phát triển cá nhân và tổ chức.

1.2.3 Lý thuyết về độ hài lòng:

Độ hài lòng được định nghĩa là sự khác biệt giữa phần thưởng mà người lao động nhận được với giá trị phần thưởng mà họ tin là mình sẽ nhận được.

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá yếu tố tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động Từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình lao động hiện tại của người dân và đề ra những biện pháp nhằm tăng mức độ hài lòng của người lao động để kích thích người dân tham gia lao động, tăng mức lương cũng như nâng cao và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của người lao động với đồng nghiệp để từ đó nâng cao mức sống, mức lương trung bình và nếp lao động văn minh, đoàn kết, vững mạnh của người lao động Việt Nam.

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

 Đối tượng nghiên cứu:

Tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tới mức độ hài lòng trong công việc của người lao động

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi nội dung: tiến hành nghiên cứu mức độ hài lòng của người lao động dưới sự ảnh hưởng của tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp Cung cấp các số liệu, tư liệu thông qua khảo sát thực tế và áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính Từ đó đưa ra các giải phát nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người lao động.

 Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi 60 người lao động.

 Phạm vi thời gian: dữ liệu sẽ được khảo sát trực tiếp và cập nhật thông tin mới nhất từ ngày 25/10/2023.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

 Nguồn số liệu thứ cấp: tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó, tài liệu thống kê, các báo chí, websites, các trang thông tin đại chúng, các luận án, đồ án, công trình về mức độ hài lòng của người lao động trong công việc.

Trang 8

 Nguồn số liệu sơ cấp: tiến hành lập bảng khảo sát 60 người lao động ở độ tuổi, mức lương và nhiều công việc khác nhau để xác định sự đa dạng trong tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các vấn đề trên tới độ hài lòng của người lao động.

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lí luận về tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

 Chương 2: Thực trạng về tiền lương và mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của người lao động.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNGNGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA

NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.1 THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG:

Tiền lương là điều kiện vật chất để người lao động sống và hành động Điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ sẽ càng giải phóng con người khỏi những lo toan thường nhật Thị trường lao động ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng phụ thuộc vào tiền lương nhiều hơn, và do đó, người ta càng có xu hướng tìm những cơ sở sản xuất kinh doanh có thể chi trả được với mức lương khả quan hơn.

Về tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động (làm đủ giờ công, ngày công, không bao gồm tiền làm thêm giờ) nhận được trung bình là hơn 6 triệu đồng (tăng 8.4% so với khảo sát tháng 3/2022), mức lương cơ bản này cao hơn tiền lương tối thiểu từ 37.5% đến 51.9% (tùy theo từng vùng).

Qua khảo sát, hơn 75% người lao động họ nói rằng, tiền lương của họ không đáp ứng được nhu cầu chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng và nhiều người phải vay tiền để trang trải các chi phí.

2.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG:

Trong môi trường làm việc thì việc tương tác và xây dựng mối quan hệ giữa đồng nghiệp là điều cần thiết để có năng suất làm việc hiệu quả

 Mối quan hệ khăng khít trong nhóm với đồng nghiệp (được đặc trưng bởi các tương tác xã hội thường xuyên) sẽ tạo điều kiện cho tư duy đổi mới Theo Wang, Fang, Qureshi và Janssen (2015), mối quan hệ bền chặt được phát triển bởi các tương tác xã hội hỗ trợ đổi mới trong việc tìm kiếm nguồn cảm hứng, tài trợ và hỗ trợ tại nơi làm việc.

 Bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề trong mối hệ đồng nghiệp như đồng nghiệp hãm hại, nói xấu, cô lập, … gây ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động, họ dễ bị stress, buồn chán, không thoải mái trong môi trường làm việc áp lực, căng thẳng dẫn đến năng suất làm việc giảm sút, có nguy cơ nghỉ việc, nhảy việc  Mức lương trung bình của người lao động, bao gồm cả tiền làm thêm giờ và các

khoản phụ cấp thì khoảng hơn 7,8 triệu đồng/ tháng, cao hơn khoảng 8,4% so với năm trước.

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:

Trang 10

2.3.1 Mô hình nghiên cứu:

Hình 2.1: Mô hình cấu trúc

Mô hình cấu trúc cho thấy độ hài lòng của người lao động bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố:

tiền lương và mối quan hệ đồng nghiệp.

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

Dựa theo nghiên cứu của Chami và Fullenkamp (2002) và Hill (2008), chúng ta đưa ra các giả thiết nghiên cứu như sau:

Các giả thiết nghiên cứu:

H1: Tiền lương có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

H2: Trung thực, tin cậy có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

H3: Chia sẻ, giúp đỡ có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

Trang 11

H4: Gần gũi, thân thiện có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

H5: Hợp tác, làm việc nhóm có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

H6: Phối hợp hoàn thành tốt công việc có tác động dương (+) đến độ hài lòng trong công việc của người lao động

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp trong nghiên cứu này thông qua nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu định tính thông qua nghiên cứu lý thuyết và dùng kỹ năng thảo luận nhóm để hiệu chỉnh mô hình và thiết kế phiếu điều tra Nghiên cứu định lượng sử dụng phiếu điều tra đã được xây dựng để thu thập và phân tích số liệu nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết.

2.3.2.1 Thang đo:

Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức

độ: hoàn toàn không đồng ý (1), không đồng ý (2), bình thường (3), đồng ý (4), hoàn

toàn đồng ý (5) Thang đo đo lường 7 nhân tố có 60 biến quan sát độc lập trong đó có

các nhân tố bao gồm: tiền lương, các biến thuộc mối quan hệ đồng nghiệp bao gồm:

trung thực và tin cậy, chia sẻ và giúp đỡ, gần gũi và thân thiện, hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp hoàn thành tốt công việc Và những thông tin cá nhân cần thiết để tiến

Trang 12

2.4 CHỌN MẪU THU NHẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (60 MẪU VÀ CHẠY BẢNG SPSS):

 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trên google form  Kích thước mẫu:

Trong đề tài này lấy mẫu theo quy tắc của Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) với 6 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 6 x 5 = 30 số lượng mẫu quan sát và số lượng mẫu quan sát phù hợp là n = 30 Như vậy cỡ mẫu 60 mẫu là cỡ mẫu tốt hơn quy tắc nhân 5 của Hoàng Trọng & Chu Nguyên Mộng Ngọc (2005) về kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo độ tin cậy và mức độ ổn định khi phân tích đánh giá độ hài lòng của người lao động đối với công việc Để đảm bảo cỡ mẫu nhóm gửi đi 60 lượt khảo sát, số lượt thu về là 60 phiếu trong đó có 60 lượt hợp lệ được đưa vào phân tích.

 Lập bảng câu hỏi trên Google Form

 Thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu bằng cách lập biểu mẫu câu hỏi trên google form và gửi mẫu khảo sát cho người lao động.

 Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20.

 Quy ước:

 Anh chi co dang hai long voi cong viec hien tai: HL  Anh chi dang hai long voi muc luong hien tai: TL  Dong nghiep trung thuc dang tin cay: MQH1

 Dong nghiep thuong chia se giup do trong cong viec cuoc song: MQH2  Dong nghiep gan gui than thien: MQH3

 Dong nghiep biet hop tac lam viec nhom: MQH4

 Dong nghiep phoi hop hoan thanh tot cong viec: MQH5  Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trong SPSS

 Bước 1: Vào Analyse > Regression > Linear Mở hộp thoại Linear Regression Nhấp chuyển HL vào ô Dependent (trục tung) và MQH1, MQH2, MQH3, MQH4, MQH5 vào ô Independent (trục hoành). 

 Bước 2: Nhấn vào nút Statistics, đánh dấu nháy vào các ô: Estimates, Model fit, Collinearity diagnostics và Durbin-Watson Sau đó nhấn nút Continue.

 Bước 3: Rồi tiếp tục nhấn vào nút Plots Ở chỗ biến Y: ta bấm *ZRESID Tương tự như vậy biến X: ta chọn *ZPRED. 

 Bước 4: Sau đó ta bấm Continue, rồi tiếp tục bấm OK Kết quả trả ra như bảng sau:

Trang 13

Hình 2.3: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 1

Hình 2.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 2

Trang 14

Hình 2.5: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 3

2.5 PHÂN TÍCH YẾU TỐ TIỂN LƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:

2.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp:

HL: Độ hài lòng TL: Tiền lương

MQH: Mối quan hệ với đồng nghiệp: với MQH1, MQH2, MQH3, MQH4, MQH5 là thang đo của MQH

Trang 15

Theo bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, các thang đo yếu tố Mối quan hệ đồng nghiệp có hệ số Cronbach's Alpha đều lớn hơn 0.8 – chứng tỏ đây là những thang đo tốt, có thể sử dụng được.

2.5.2 Phân tích ảnh hưởng của tiền lương và mối quan hệ đến độ hài lòng:2.5.2.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình:

Không có tiêu chuẩn chính xác R2 ở mức bao nhiêu thì mô hình mới đạt yêu cầu Cần lưu ý rằng, không phải luôn luôn một mô hình hồi quy có R2 cao thì nghiên cứu có giá trị cao, mô hình có R2 thấp thì nghiên cứu đó có giá trị thấp, độ phù hợp mô hình hồi quy không có mối quan hệ nhân quả với giá trị của bài nghiên cứu Trong nghiên cứu lặp lại, chúng ta thường chọn mức trung gian là 0.5 để phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh/ yếu và kỳ vọng từ 0.5 đến 1 thì mô hình là tốt, bé hơn 0.5 là mô hình chưa tốt Tuy nhiên, điều này không thực sự chính xác bởi việc đánh giá giá trị R2 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như lĩnh vực nghiên cứu, tính chất nghiên cứu, cỡ mẫu, số lượng biến tham gia hồi quy, kết quả các chỉ số khác của phép hồi quy… 

Trong ví dụ ở trên, bảng Model Summary cho chúng ta kết quả R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.37 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 37% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 63% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất Giá trị DW = 1.999, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

2.5.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Ngày đăng: 04/04/2024, 23:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w