Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

15 1 0
Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

10% “Paper” => viết1 paper [3000 -5000] chữ về một vấn đề chính sách liên quan

4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 5 Kết quả nghiên cứu

6 Kết luận

7 Tài liệu tham khảo 8 Phụ lục

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Bảo hiểm Xã hội vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Võ Thành Tâm đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Thầy là một giảng viên tận tâm, nhiệt huyết, luôn truyền cảm hứng cho học sinh Lớp học của thầy luôn sôi nổi, hào hứng, giúp em có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.Trong thời gian tham gia lớp học Bảo hiểm Xã hội học của thầy, em đã học hỏi và tiếp thu cho mình nhiều kiến thức bổ ích Em tin rằng những kiến thức này sẽ là hành trang quý báu giúp em vững bước trên con đường học tập và làm việc sau này.

Bảo hiểm Xã hội là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đây là một môn học quan trọng, giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về Bảo hiểm, là nền tảng cho công việc của sinh viên ngành Quản trị nguồn nhân lực sau này

Mặc dù đã cố gắng hết sức trong việc nghiên cứu, tham khảo tài liệu nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót Kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Võ Thành Tâm và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nông thôn nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Tuy nhiên, trên thực tế các kết quả đạt được chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển.

Đại đa số nông dân làm nông nghiệp cũng như lao động phi nông nghiệp ở nông thôn đều chưa qua đào tạo chính thức, có rất ít người được đào tạo nghề để có thể tham gia vào các công việc sản xuất quy mô lớn, mang tính công nghiệp Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao động chưa qua đào tạo Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở đào tạo nghề nhìn chung còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng đào tạo để có thể đáp ứng được các yêu đa dạng của thị trường lao động (Mạc Tiến Anh, 2010)

Ngoài ra, đã có nhiều bài báo, nhiều hội thảo bàn về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho thấy cái nhìn đầy đủ, đa chiều về công tác này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chính sách ĐTN cho LĐNT chủ yếu nghiên cứu vai trò của Nhà nước, mà chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người dân… (Tạ Thị Ngọc Bích, 2023)

Để khai thác có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng được các cơ hội và điều kiện thuận lợi trong bối cảnh mới, việc tìm ra các giải pháp phù hợp về chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Do đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng lao động nông thôn và năng lực đáp ứng của hệ thống dạy nghề, phân tích các vướng mắc, tồn tại của chính sách đào tạo nghề thời gian qua, bài viết này hướng tới mục tiêu đề xuất một số định hướng chính sách chủ yếu trong việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian tới

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài viết nhằm đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các cơ sở đào nghề - nơi thực hiện các chính sách của Nhà nước

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ĐTN cho LĐNT - Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTN cho LĐNT hiện nay

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT cho các cơ sở đào tạo

Trang 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống hóa được áp dụng để tổng hợp các tài liệu, lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn;

- Phương pháp thống kê: Tổng hợp số liệu đã có sẵn của tỉnh Hòa Bình cũng như trên các trang mạng, website, của các phòng ban liên quan đến ĐTN cho người lao động trên địa bàn;

- Phương pháp phân tích: Phân tích các báo cáo liên quan đến tình hình hoạt động của đơn vị và các biện pháp nâng cao chất lượng ĐTN cho người lao động.

2 KHÁI NIỆM

2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Lao động nông thôn

Khái niệm về lao động

Khái niệm về lao động tương đối phong phú, đa dạng Chủ nghĩa Mác – Lê nin cho rằng lao động là quá trình con người sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất Trong đó, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận dụng, sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất.

Khái niệm về người lao động

Theo triết học Mác – Lê nin, người lao động là “chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàng đầu” trong lực lượng sản xuất Người lao động được hiểu là “con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội”.

Khái niệm về nông thôn

Hiện nay, chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm nông thôn Từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999) định nghĩa: “Nông thôn là vùng tập trung dân cư làm nghề nông”

Dựa vào một số đặc điểm cơ bản nêu trên, có thể đưa ra cách tiếp cận khái niệm: lao động nông thôn là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động thuộc khu vực nông thôn, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.

2.1.2 Đào tạo nghề

Khái niệm về đào tạo

Từ xưa đến nay, giáo dục và đào tạo luôn đi đôi với nhau Tuy nhiên, xét về mặt khái niệm, giáo dục và đào tạo có sự khác biệt tương đối rõ ràng Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

Trang 5

Khái niệm đào tạo nghề

Khoản 2 Điều 3 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định: Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Trong tổ chức quản lý đào tạo, ngoài đào tạo theo niên chế (truyền thống) sẽ có thêm 2 phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mô đun và đào tạo theo tích lũy tín chỉ Các cơ sở GDNN có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở

Theo phương thức đào tạo này, hệ thống GDNN sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được công nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học

2.1.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đối tượng của đào tạo nghề là lao động nói chung, đối tượng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn là những người lao động nông thôn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp (Nguyễn Tư Duy, 2020)

2.2 Đặc điểm

2.2.1 Đặc điểm của lao động nông thôn

Lao động nông thôn mang tính chất thời vụ cao Sản xuất nông nghiệp luôn

chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai, ) Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn.

Nguồn lao động nông thôn dồi dào và đa dạng về độ tuổi Do đó, việc huy

động và sử dụng đầy đủ nguồn lực lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lí lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp.

Chất lượng lao động nông thôn chưa cao Phần lớn lao động nông nghiệp

mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao Lực lượng chuyên sâu, lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố lao

Trang 6

động không đồng đều, vì vậy mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản xuất.

2.2.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo Nguyễn Tư Duy (2020), đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm sau:

Do số lượng nguồn lao động nông thôn lớn nên đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn có số lượng lớn Số lượng đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn lớn còn thể hiện ở chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp

Do tính đa dạng của đối tượng đào tạo, nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ, hoàn cảnh của người học

Tính chất thời vụ của nguồn lao động nông thôn đòi hỏi việc tổ chức đào tạo nghề, tập huấn các kiến thức liên quan về trồng cây, vật nuôi cũng phải được sắp xếp phù hợp và kịp với thời vụ thì mới đạt hiệu quả cao Việc đào tạo nâng cao nhận thức và các kiến thức khác không phụ thuộc vào thời vụ cần được tổ chức vào thời điểm nông nhàn để người dân có điều kiện tham gia đông đủ hơn.

Tại nông thôn, bên cạnh các cơ sở đào tạo chuyên, hệ thống các tổ chức kinh tế như hộ thủ công truyền thống, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức xã hội như hội lao động nông thôn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đặc biệt là các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư cũng đảm nhận chức năng đào tạo

3 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN3.1 Tình hình thị trường lao động ở nông thôn

Theo Tổng cục Thống kê (2023), nhìn chung, tình hình thất nghiệp cả nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có cải thiện so với năm trước Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước; đối với khu vực nông thôn, lực lượng lao động là 32,9 triệu người, chiếm 62,7% Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm 2022, lực lượng lao động ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 63% Số lao động có việc làm ghi nhận ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1% (tương ứng tăng 351,1 nghìn người) Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là 2,26% (giảm 0,25% so với năm 2022) Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, sự phát triển lực lượng lao động nông thôn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

Thứ nhất, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là hoạt động kinh tế diễn ranhiều nhất ở khu vực nông thôn nhưng lại có tỷ lệ thiếu việc cao nhất Trong tổng số

906,6 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý IV năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất với 43,6% (tương đương với 394,9 nghìn người thiếu việc làm) (GSO, 2023)

Trang 7

Thứ hai, về chất lượng, cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đápứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững vàhội nhập Năm 2023, theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm khu vực nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, chiếm 26,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, chiếm 35,1%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, chiếm 41,7% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại Trong khi đó, về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% Những con số này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoài ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2023 là 27,6%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Như vậy, tính đến cuối năm 2023, cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao động chưa qua đào tạo (GSO, 2023)

3.2 Tình hình đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo

Theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính đến 31/12/2022, cả nước có 1.905 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tăng 01 cơ sở so với năm 2021), trong đó: 410 trường cao đẳng (96 trường ngoài công lập, chiếm 23,4%), tăng 03 cơ sở so với năm 2021; có 437 trường trung cấp (229 trường ngoài công lập, chiếm 52,4%), giảm 02 cơ sở so với năm 2021; có 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (358 trung tâm giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, chiếm 33,8%) Đồng thời, công tác tuyển sinh, ước 6 tháng đầu năm 2023 tuyển sinh được 1.055 nghìn người (đạt 46% kế hoạch năm 2023), trong đó: tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp được 220 nghìn người (đạt 41,5% kế hoạch năm 2023) và trình độ sơ cấp, các chương trình đào tạo nghề khác là 835.000 người (đạt 47,3% kế hoạch năm 2023)

Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp ngày càng được chú trọng quan tâm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động Hàng năm, tỉ lệ học viên trung cấp nghề tốt nghiệp đạt trên 95%, trong đó loại khá giỏi chiếm 30%; tỉ lệ lao động sau khi học nghề biết nghề là 100%; thạo nghề là 65%; giỏi nghề là 15% Không những thế, 70 - 80% lao động sau đào tạo nghề đều có việc làm và đảm bảo thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Để đảm bảo được chất lượng đào tạo thì tài chính là nguồn lực quan trọng có tính quyết định Các cơ sở đào tạo nghề lấy kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước từ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 295 và QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ Theo số liệu thống kê trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc, tổng số chi thường xuyên từ NSNN cho lĩnh vực GDNN20 giai đoạn 2018 - 2021 là 77.663 tỷ đồng Giai đoạn 2021 - 2025, CTMTQG cho GDNN được triển khai thông qua 3 dự án: Dự án Phát triển GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn; Dự án Phát triển GDNN và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số

Trang 8

và miền núi; Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Như vậy, Nhà nước đang trở thành “nhà đầu tư lớn nhất và toàn diện nhất” với chiến lược phân bổ ngân sách đầu tư hợp lý vào đào tạo nghề, nâng cao trình độ, kỹ năng cho lao động nông thôn chuẩn bị bước vào nghề cũng như đang làm việc.

Việc gắn kết và hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng Các chương trình đào tạo chất lượng cao đã có thời lượng đào tạo tại doanh nghiệp trên 30%, thời lượng thực hành đạt trên 50% chương trình Hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã quan tâm và trực tiếp tham gia đào tạo nghề, như Vingroup, Sungroup, FPT, Samsung Các dự án đầu tư có nhu cầu nhân lực chất lượng cao đã cơ bản được đáp ứng Các chương trình này góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn

3.3 Đánh giá chung chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.3.1 Ưu điểm

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có chuyển biến tích cực Từ chỗ người dân học theo phong trào, học chỉ để cho biết chuyển sang học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, để nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, có năng suất thu nhập cao hơn Giáo dục mũi nhọn được sự quan tâm từ các nhà trường đến các cấp quản lý giáo dục, có sự động viên, khích lệ của các cấp ủy và chính quyền, sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh Kết quả đào tạo, số học sinh có việc làm luôn cao hơn năm trước

Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình và mô hình hoạt động, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 ; đang tiếp tục được rà soát, sắp xếp theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW

Ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực GDNN đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu học nghề của thanh niên và yêu cầu của thị trường lao động Theo danh mục đào tạo, hiện có 669 ngành, nghề trình độ cao đẳng và 897 ngành, nghề trình độ trung cấp, thuộc 65 nhóm ngành, nghề ở 23 lĩnh vực, bao phủ mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế - xã hội của đất nước (từ kinh tế, xã hội; công nghệ kỹ thuật, dịch vụ, y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ).

Đội ngũ nhà giáo GDNN tăng nhanh về số lượng , chất lượng, từng bước đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm; một bộ phận nhà giáo dạy các nghề trọng điểm trình độ quốc tế được đào tạo kỹ năng tại nước ngoài Phương pháp đào tạo từng bước được đổi mới, ứng dụng công nghệ đào tạo và công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học; chuyển hướng dạy thụ động sang hướng tích cực, chủ động của người học và hướng tới cá thể hóa; bước đầu thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức đào tạo

Như vậy, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được nâng lên, về cơ bản người lao động sau học nghề đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa

Trang 9

học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất 78 lao động, tạo việc làm tại chỗ Một số lao động có tay nghề đã được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… Từ đó nâng cao thu nhập cho bản thân, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân3.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn Hà Nội, trong quá trình triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chí nâng cao thu nhập của người dân và yêu cầu chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, cụ thể:

Mặc dù quy mô đào tạo tăng nhưng chưa tương xứng với lực lượng lao động và dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam Đến hết năm 2020, còn khoảng 75,4% trong tổng số hơn 54 triệu lao động chưa có văn bằng, chứng chỉ, phải làm những công việc giản đơn, năng suất lao động thấp Giai đoạn 2016 - 2020 mục tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố, phấn đấu tối thiểu đạt 80% cho 106.130 người Tuy nhiên qua 5 năm thực hiện kế hoạch chỉ đạt 75% với tổng số 76.203 người, trong đó chỉ có 61.027 lao động hoàn thành chương trình đào tạo.

Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đạt chuẩn theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo Diện tích đất sử dụng cho đào tạo ở một số cơ sở thấp hơn so với yêu cầu, cơ sở vật chất lạc hậu, trang thiết bị dạy học không được đầu tư nâng cấp thường xuyên nên chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Chất lượng đào tạo nghề không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trình độ đào tạo Ở trình độ trung cấp và cao đẳng nghề, sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp sử dụng lao động đánh giá ở mức khá tốt, nhưng với đào tạo nghề ngắn hạn (nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng), nội dung đào tạo chỉ mang tính chất giới thiệu hoặc hướng dẫn về ngành nghề đào tạo, chất lượng sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm và còn biểu hiện lãng phí Sự hình thành hàng loạt các trung tâm dạy nghề, nhất là tại cấp huyện nhưng không đủ năng lực đào tạo nên chỉ xoay quanh các lớp nghề may công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, lái xe, với số người học ít ỏi, gây lãng phí cơ sở vật chất.

Đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số, phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia học nghề còn rất thấp và chủ yếu là tham gia khóa học nghề dưới 3 tháng Nhiều đối tượng yếu thế khác như người khuyết tật, người dân tộc thiểu số ít người, người sau cai nghiện, người mãn hạn tù… mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ nhưng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ GDNN còn hạn chế.

Trang 10

3.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế

Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay còn tỷ trọng lớn (chiếm tỷ lệ 65%); tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn khá cao (chiếm khoảng 38% trong tổng số lao động có việc làm cả nước) Đa số lao động trong các khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động thấp Sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác GDNN.

Hiệu quả tham gia của doanh nghiệp, khối tư nhân, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp vào hoạt động GDNN chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế hợp tác phù hợp Tỷ lệ doanh nghiệp hợp tác với cơ sở GDNN thấp chỉ có khoảng 9,15% , trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động chiếm tỷ lệ lớn.

Nguồn lực cho GDNN chưa bảo đảm cho tiến trình tăng quy mô và chất lượng đào tạo Chi từ Ngân sách nhà nước cho GDNN còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo và đào tạo nghề Cơ cấu chi và phương thức phân bổ nguồn lực chưa phù hợp, chậm đổi mới; chưa gắn kết, lồng ghép các nguồn lực trong các chiến lược, chương trình, dự án của các ngành, lĩnh vực.

Quản lý nhà nước về GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi sang các mô hình quản trị nhà nước hiện đại, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo…; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về GDNN, nhất là cấp tham mưu ở địa phương chưa chuyên nghiệp, ít về số lượng và hạn chế về năng lực chuyên môn

Năng lực quản trị các cấp chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và xu hướng phát triển GDNN; tính mở và linh hoạt, thích ứng của hệ thống chưa cao, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đặc biệt là các đối tượng yếu thế tiếp cận GDNN Mạng lưới cơ sở GDNN còn dàn trải, chồng chéo và trùng lặp ngành nghề đào tạo, chưa gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở một số vùng, địa phương

Số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN; kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, phát triển chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, năng lực ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học và công nghệ… của một bộ phận đội ngũ nhà giáo còn hạn chế.

4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNGTHÔN

4.1 Giải pháp cho công tác quy hoạch đào tạo nghề hiện nay

Xác định nhu cầu lao động cần được đào tạo và nhu cầu thị trường lao động để xác định danh mục ngành nghề đào tạo, tức là quy hoạch phải gắn với thị trường, gắn với việc làm, không đào tạo theo phong trào, chạy đua thành tích.

Xác định các ngành nghề cần ưu tiên đào tạo, giảm tình trạng đào tạo dàn trải, đào tạo cho có, đào tạo chỉ dựa vào năng lực địa phương Đào tạo nghề phải có tính đón đầu, bám sát diễn biến kinh tế, linh hoạt theo sự thay đổi của kết cấu kinh tế, kết

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan