Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm về lao động, việc làm, giải quyết việc làm
2.1.1.1 Các khái niệm về lao động
Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân, Điều 55 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động” Công dân có cứ lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với những người xung quanh trong cộng đồng Do đó, hơn bao giờ hết, việc làm có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng (Quốc hội, 1992).
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.( Luật Lao động Việt Nam, 2012). Lao động: trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động Mức tiền công chính là mức giá của lao động (Bộ nông nghiệp và PTNT, 2012) Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội ( Luật Lao động Việt Nam, 2012 ). Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với mục đích của con người Đặc điểm của hoạt động lao động: hoạt động lao động phải có mục đích của con người, hoạt động đó phải tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người, hoạt động của con người phải là sự tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ lợi ích của con người (Nguyễn Tiệp, 2007).
Các khái niệm về cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện các hoạt động lao động phong phú của con người Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người Trong quá trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người phát triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.
Người lao động: người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động (Bộ luật lao động Việt Nam).
Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm
2.1.1.2 Các khái niệm về việc làm
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc làm là công việc quan trọng nhất của các quốc gia Cuộc sống của chính bản thân người lao động và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào công việc của họ Vây nên đứng trên các góc nghiên cứu độ khác nhau, có rất nhiều các định nghĩa về việc làm được đưa ra:
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Quốc hội 2012)
Hoạt động lao động Tạo ra thu nhập
Sơ đồ 2.1 Các yếu tố của việc làm
Hoạt động này không vi phạm pháp luật
Người có việc làm, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO):
“Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình”
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện Quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao động đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động đầu tiên ở nước ta Việc làm, giải quyết việc làm cho lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm (Dẫn theo Nguyễn Thúy Hà, 2013)
Theo Tổng cục Thống kê: “Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ trong thời gian sắp xếp lại sản xuất do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng…” Người có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việclàm.
Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người làm việc có số giờ nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ; hoặc ít hơn số giờ theo chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại
Theo phân loại của Cục điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp hằng năm của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội phân ra, việc làm trong:
- Khu vực hành chính: cơ quan tổ chức hành chính Nhà nước (các cấp Bộ/Ban/Ngành ở Trung ương, Tỉnh, Huyện,Xã,…)
- Khu vực sự nghiệp: các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, truyền thông, thể thao,…) gồm cả công lập, bán công, tư thực, dân lập.
- Khu vực cộng đồng: các cơ quan Đảng, Đoàn, tổ chức chính trị, các hiệp hội;
- Khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nước: các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;
- Khu vực hợp tác xã: hiện đang hoạt động theo Luận Hợp tác xã;
- Khu vực kinh tế hộ: kinh tế cá thể, hộ gia đình;
- Khu vực có yếu tố nước ngoài: việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.
Từ các định nghĩa khác nhau về việc làm thì có thể hiểu chung về việc làm là:
+ Việc làm là những công việc tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu của bản thân về lao động Và việc làm là hoạt động có mục đích, có lợi ích cho xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân người lao động, cho xã hội
+ Việc làm là những hoạt động cơ bản của con người có liên quan đến người lao động
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Yên Mô
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình a Vị trí địa lý
Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh Yên Mô có 3 km quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua xã Mai Sơn, quốc lộ 12B chạy dài từ Kim Sơn qua trung tâm huyện nối với Tam Điệp và các tỉnh Tây Bắc Trên địa bàn huyện cũng có 2 tỉnh lộ là 480 (nối quốc lộ 1A tới Tân Thành, Kim Sơn) và tỉnh lộ 480B (nối thị trấn Yên Thịnh tới xã Lai Thành, Kim Sơn) Với điều kiện thuận lợi về giao thông, đường sắt, đường bộ và đường sông tạo điều kiện cho Yên Mô có lợi thế trong việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Mô
Nguồn: UBND huyện Yên Mô (2016) b Địa hình
Yên Mô là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều dạng địa hình phong phú có khu vực đồi núi sông suối tạo , khu vực đồng bằng địa hình bằng phẳng tạo Địa hình Yên Mô không đều, đa dạng, tương đối phức tạp, chạy suốt sườn phía Tây và Tây Nam là dải núi Tam Điệp, đoạn cuối cùng của dãy Trường Sơn từ Hoà Bình đổ về và chạy ra tới biển Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây Nam xuống Đông Bắc Đây là vùng đất cổ, do hiện tượng tạo sơn mà thành, có nhiều núi đá vôi trữ lượng hàng triệu mét khối Xen kẽ núi đá vôi là các đồi đất, thung lũng hẹp và những hang động đẹp nổi tiếng như động Trà Tu, động Mã Tiên, động Ninh Hinh (UBND huyện Yên Mô, 2016)
Có nhiều dạng tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ, du lịch c Khí hậu thủy văn
- Yên Mô chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng khí hậu, thời tiết tiểu vùng Mùa hè, mùa thu thường có mưa Mùa hè có gió Nam từ biển thổi vào nhưng cũng ảnh hưởng gió Tây Nam thổi tới, gây nóng bức Mùa đông sương muối khá dày, nhất là khu vực thung lũng thấp và kín gió nằm dưới chân núi Tam Điệp Núi Tam Điệp chắn gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ xuống thấp đột ngột, tạo nên hiện tượng khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau (UBND huyện Yên Mô, 2016).
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm, từ tháng 7 đến tháng 9 là các tháng có mưa nhiều nhất, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi (UBND huyện Yên Mô, 2016)
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên a Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 144.743 km² với các loại đất chủ yếu là phù sa, đất mặn, đất xám bạc màu, đất bỏ vàng Là nơi con sông Vạc chảy qua nên hàng năm bồi đắp bù sac cho đất thêm mầu mỡ.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Yên Mô năm 2014-2016
Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất khu dân cư Đất chưa sử dụng Đất khác
Diện Diện Diện tích CC (%) tích CC (%) tích CC (%)
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Yên Mô (2016) Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 57,029% diện tích đất năm 2014 chủ yếu là đất phù sa, đất pha cát, đất thịt thích hợp với các loại cây trồng như lúa có thể trồng 1 năm 2 vụ Vào vụ đông sẽ trồng các loại cây ngắn ngày như rau củ quả, đậu, lạc, khoai… đến năm 2016 do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sử dụng vào mục đích khác nên diện tích đất nông nghiệp giảm 1,424% xuống còn 54,224% Nhờ có sự tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng năng xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp tuy có sự giảm sút do chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng năng suất không bị giảm sút và giá trị sản xuất ngày càng ổn định và tăng trưởng hơn Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có sự giảm sút nhưng vẫn chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên của huyện Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, rất nhiều các khu công nghiệp được đưa vào hoạt động, nhu cầu đất nền ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất, ngoài ra các chương trình phát triển du lịch và dịch vụ ngày càng được chú trọng càng làm tăng tỷ trọng của đất sử dụng khác. Bên cạnh đó việc dân số tăng cùng với đời sống người dân thay đổi làm tăng diện tích đất dân cư Ngoài ra chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực khai hoang đất trống, đưa đất chưa sử dụng không có giá trị thành đất màu mỡ mang lại giá trị lớn lao cho địa phương Tiềm năng đất chưa sử dụng của huyện còn tương đối lớn 9.869km2 trong đó có nhiều khu vực như Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Lâm diện tích đất đồi núi còn chưa được sử dụng hết, vẫn còn nhiều nơi vẫn để trống đất chưa sử dụng hợp lý. b Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ Phía đông huyện Yên Mô là sông Vạc, chảy xuyên qua huyện là kênh Nhà Lê nối với các tỉnh Bắc Trung Bộ Còn có hệ thống hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng mang lại nhiều giá trị.Yên Mô phấn đấu đến năm 2020 phát triển khai thác toàn bộ các Cảng như: Cảng Bút, Cảng Lạc Hiền, Cảng Cầu Rào, Các bến cảng sông khác: bến Cầu Tràng, bến Đức Hậu, bến Phương Nại, bến Cầu Hội, bến Chợ Tu, bến Chợ Bến, bến cầu Ghềnh, bến cầu Lồng, Bến cầu Giang Khương, bến cầu Đằng, Bến Trinh Nữ, bến Khương Thượng Và một số bến đò: 2 Bến đò Vạc, Bến đò Bâu, 2 Bến đò Đức Hậu 2 Nguồn nước mặt khác lớn chưa kể đến hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái và hàng vạn ha ruộng trũng và ao hồ là những bể chứa nước quan trọng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân huyện (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Nguồn nước ngầm của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực Yên Đồng, yên Thái, Yên Mạc, có chất lượng nước tốt, đảm bảo an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
- Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa kết hợp với nước các sông hồ lên cao, nguồn nước mặt đã trở thành úng ngập cho các vùng đất thấp trũng trong huyện gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các hệ thống sông, đầm và ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít Đây là điều kiện thuận lợi cho phép Yên Mô chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Như vậy nguồn nước cũng như trữ lượng nước của huyện tương đối dồi dào và đa dạng đảm bảo cung cấp đủ nước cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, để nguồn nước luôn được cung cấp đầy đủ, không bị ô nhiễm, đủ khả cung cấp nước chủ động huyện cần phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý tránh lãng phí (UBND huyện Yên Mô, 2016). c Tài nguyên nhân văn
Yên Mô có nền văn hóa tương đối đa dạng, Yên Mô có 12 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, trong đó có Đình Làng Nộn Khê, đê Hồng Đức YênMạc, còn nhiều nhất là chùa Hàng năm có một số lễ hội, như Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê (Yên Từ, vào 12, 13, 14 tháng Giêng ÂL); Hội làng ở Yên MôThượng - Yên Mạc; chùa Nam (Tự Long Uẩn) Yên Mô Thượng - Yên Mạc;
Chùa Bắc (Tự Phượng Trình) Yên Mô Thượng - Yên Mạc; chùa Cống (Quảng Phúc, Yên Phong); đền Triệu (Quảng Từ, Yên Từ); đền Bình Hải (Yên Nhân), Đền thờ hai vua đời Hậu Trần ở Bồ Xuyên (Yên Thành) v.v Cho đến nay, huyện Yên Mô có nhiều đổi mới về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với nhiều làng nghề truyền thống được phát huy như nghề làm nem chua, dệt vải, làm mộc, nghề đan Dân cư sống tập trung thành các làng xóm đông đúc, là nơi hội tụ nhân tài, nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước (UBND huyện Yên Mô, 2016). d Thực trạng môi trường
Huyện Yên Mô có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước, cây xanh được trồng nhiều mang đến sự mát mẻ và bầu không khí trong lành Đối với các chất thải sinh hoạt đã được thu gom, tập trung theo các điểm quy hoạch đến từng xã đảm bảo vệ sinh môi trường Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp đang đi vào hoạt động và phát triển trên địa bàn huyện cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường (nhất là môi trường nước và không khí) Nên địa phương cũng cần phải có sự quan tâm chặt chẽ đến vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay, tránh để xảy ra nhiều ảnh hưởng xấu như các địa phương khác (UBND huyện Yên Mô, 2016). e Thảm thực vật và cây trồng
Yên Mô thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất đai màu mỡ và có phù sa sông Hồng bồi đắp đã và đang được người dân khai thác và sử dụng từ lâu, ngoài ra diện tích đất chưa sử dụng đang ngày càng được người dân địa phương khai thác nên hiện nay thảm thực vật tự nhiên hay đồng cỏ đang dần được thay thế bằng các loại cây trồng đa dạng và có giá trị kinh tế cao như: lúa, rau, đậu,lạc, hoa… Tuy cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo nhưng hiện nay cũng đang dần được áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và giá trị kinh tế Bên cạnh đó một số nơi trong huyện đã hình thành vùng chuyên trồng rau an sạch, hoa cung cấp cho huyện và các huyện lân cận cũng như thành phố Ninh Bình (UBND huyện Yên Mô, 2016)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh Kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, các sản phẩm nông sản phụ như Sắn, lạc Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người dân là vấn đề được các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều các giải pháp giải quyết việc làm được đưa ra, nhưng số người lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm rất nhiều và vẫn là một thách thức lớn Căn cứ vào tình hình đó tôi chọn ra 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn:
Xã Yên Nhân có diện tích 11.06 km2 Là một xã nằm ở phía đông nam huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 23 km Dân số 11.464 người, đây là một trong 5 đơn vị hành chính cấp xã có dân số lớn nhất Ninh Bình (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Xã Yên Phong có diện tích 8.11 km² Là một xã nằm ở phía đông huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình
19 km Dân số 8.889 người Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch thành đô thị Lồng (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Xã Mai Sơn có diện tích 4.53 km2 Các trung tâm thành phố Ninh Bình
10 km Dân số 5.211 người Đây là xã duy nhất của huyện Yên Mô có tuyến đường sắt Bắc Nam và đường quốc lộ 1A chay qua Và có cụm công nghiệp Mai Sơn đang bắt đầu đi vào hoạt động (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Cả 3 xã thì đều là những xã đang phát triển có dân số đông và có điều kiện tốt để để phát triển kinh tế xã hội cũng như cơ hội việc làm lớn Nhưng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo Lao động thường là tham gia sản xuất nông nghiệp là chính Mà cơ hội việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn tại đây thì chưa có nhiều nên tôi chọn 3 xã này làm điểm nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ UBND Huyện
Yên Mô, Chi cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Chi cục thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và xã hội, các phòng, ban ngành, đoàn thể, các báo cáo thống kê, báo cáo thường niên của UBND một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kinh tế xã hội, các báo cáo liên quan đến việc làm của thành phố Ninh Bình nói chung và huyện Yên Mô nói riêng
Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các bài nghiên cứu, ấn phẩm tạp chí, internet, giáo trình liên quan đến hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường và một số văn bản pháp luật liên quan như các thông tư, quyết định của Nhà nước về các chính sách, biện pháp liên quan đến dân số, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn
Bảng 3.3 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
Tài liệu Nguồn thu nghiên cứu thập
- Cơ sở lý luận thảo luận, bài báo có
- Cơ sở thực tiễn về dân liên quan đến đề tài - Internet số việc làm và giải - Sách và giáo trình - Thư viện quyết việc làm cho lao - Các luận văn có liên - Sách động nông thôn quan đến đề tài nghiên cứu
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của
- Báo cáo kết quả KT- huyệnYên Mô
XH của huyện qua các
- Thực trạng các yếu tố năm - UBND ảnh hưởng đến giải
- Báo cáo tình hình huyện quyết việc làm cho lao - Phòng LĐ- động nông thôn thực hiện nhiệm
TB&XH vụ công tác giải quyết
- Định hướng và giải việc làm pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin
- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại.
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra
Các văn bản, nghị định, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội
Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Yên Mô, bao gồm vị trí địa lý, tình hình dân số, tăng trưởng kinh tế
- Các thông tin liên quan đến tình hình việc làm, giải quyết việc làm của huyện
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu thập bao gồm các thông tin về đối tượng lao động ngẫu nhiên có thể có việc làm hoặc không có việc làm được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với người lao động
Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng điều tra mẫu theo tỷ lệ (theo vùng/theo xã trọng điểm dân số) Huyện Yên Mô hiện nay có Huyện Yên Mô gồm có thị trấn Yên Thịnh và 16 xã Trong đó có
3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn là nơi dân số đông đúc, diện tích rộng lớn, kinh tế phát triển nên chọn điều tra tại 3 điểm này Đối tượng thực hiện điều tra bao gồm các hộ nông dân trong 3 xã được chọn ngẫu nhiên Được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với mỗi hộ nông dân, cán bộ huyện, cán bộ xã
Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng ĐVT Số lượng
2 Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội,dân số, cán Cán bộ 25 bộ xã, huyện
- Cán bộ huyện, xã Cán bộ 5
- Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, dân số Cán bộ 20
Số liệu được điều tra trực tiếp ở các hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn Số liệu thu thập bao gồm các vấn đề về kinh tế gia đình, tình hình lao động việc làm, nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, giới tính của người lao động Phương hướng việc làm của người lao động trong thời gian tới Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trong tìm việc của người dân.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh
THÔN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH
4.1.1 Khái quát về dân số, lao động nông thôn huyện
4.1.1.1 Tình hình dân số phân theo giới tính và phân theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô
Bảng 4.1 Biến động dân số phân theo giới tính và theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô từ năm
2013 đến năm 2016 Đơn vị tính: Người
Tổng dân số Người 113.530 114.540 115.900 116.640 100,90 Phân theo khu vực
Nông thôn Người 110.100 111.070 111.900 111.260 100,35 Phân theo giới tính
Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2016) Nhận thấy được huyện có quy mô dân số thấp Tỷ lệ dân số phân theo giới tính tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ khá cân bằng giữa nam và nữ Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dân số đều và ổn định Dân số tăng nhanh nhất từ 2013-2016 là giai đoạn 2014-2015 tăng
1.18% Từ năm 2015-2016 vẫn có sự gia tăng dân số nhưng có thể nói là duy trì tăng không nhiều chỉ tăng 0.64% Điều này cho thấy chính sách kế hoạch hóa gia đình của huyện Yên Mô đang được thực hiện tốt, gia tăng dân số ổn định.
Tuy nhiên tỷ lệ dân số sinh sống ở khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn Năm 2012 số dân sinh sống ở khu vực thành thị là 3.412 (người), trong khi đó nông thôn là 109.200 (người) Từ năm 2012 đến năm 2014 sự gia tăng chuyển dịch dân số từ nông thôn sang thành thị có nhưng chưa đủ để nổi bật Đến năm 2016 thì dân số thành thị mới tăng lên được một phần nào 5.374 (người) Mức tăng cao nhất tuy nhiên một bộ phân đông đảo dân số vẫn sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.
4.1.1.2 Đặc điểm về dân số tại 3 điểm chọn mẫu a Dân số phân theo mức độ sống của 3 điểm chọn mẫu
Tuy dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn nhưng người dân ở đây chịu thương chịu khó, ngoài sản xuất nông nghiệ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thì mức sống của người dân ở huyện tương đối phát triển. Để thể hiện rõ nét về mức sống của người dân của 3 điểm được chọn để điều tra có bảng:
Bảng 4.2 Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2016 Đơn vị tính: %
Phân loại hộ/ địa điểm
Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn điều tra
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Xã Mai Sơn đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua
Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 10 km Xã này cũng có quốc lộ 12B (tỉnh lộ 480 cũ) nối từ Quốc lộ 1A tại Mai Sơn qua Thị trấn
Yên Thịnh đến Quốc lộ 10 tại Lai Thành Lại là nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất, công ty nằm trong cụm công nghiệp Mai Sơn đông đúc dân cư nên nơi đây số hộ gia đình ở mức giàu chiếm đến 21,35% cao nhất so với 3 điểm điều tra Hộ gia đình nghèo cũng chỉ chiếm một phần nhỏ
5,5% Còn Yên Nhân là xã có tỷ lệ hộ có mức sống trung bình cao nhất
48%, người nghèo thì cao nhất chiếm 14,32% Tuy cùng trong một huyện nhưng các xã khác nhau thì do sự phát triển không giống nhau nên mức sống của người dân là khác nhau b,Đặc điểm dân số, lao động của các hộ điều tra
Tiến hành điều tra về đặc điểm dân số và số lượng lao động trong một hộ dân cư tại ba xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn, ta thu được kết quả như sau:
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra (2016) ĐVT: Người Chỉ tiêu ĐVT Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn
Tổng số hộ điều tra Người 40 40 40
Tổng số nhân khẩu Người 189 182 169
Tổng số lao động Người 130 113 118
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016 )
Theo đó, với chỉ tiêu số lao động điều tra tại từng xã là 40 chủ hộ thì tổng số lao động theo số lượng nhân khẩu tại từng xã có sự chênh lệch như sau:
Tại xã Yên Nhân: có tổng số 130/189 tổng số nhân khẩu, tức chiếm tỷ lệ
68,8%, trong đó có khoảng 74 lao động nam và 56 lao động nữ Tương đương với khoảng 4,73 nhân khẩu/hộ và 3,25 lao động/hộ Từ đó, cho thấy, số lượng nhân khẩu và lao động trong một hộ gia đình tại xã Yên Nhân tương đối phù hợp, bình quân mỗi hộ có từ 3-5 người và có khoảng 4 lao động chính.
Tại xã Yên Phong: tổng số nhân khẩu trong 40 chủ hộ được điều tra trong đó có 113 lao động tức chiếm khoảng 62,1% lao động Nữ là 41 người còn nam là 73 người Trung bình mỗi hộ có khoảng 2,83 lao động/hộ.
Tại xã Mai Sơn: số lao động được xác định là 118 người trên tổng số 169 nhân khẩu, tương ứng với tỷ lệ 69,8%, với 46 lao động nam và 72 lao động nữ Trung bình mỗi hộ có khoảng 2,95% lao động
Qua kết quả nêu trên, có thể thấy cả ba xã tỷ lệ lao động nam, nữ có sự chênh lệch lớn Xã Yên Phong có sự chênh lệch nam nữ lao động cao nhất trong ba xã điều tra là 32 người Mặt khác, xã Yên Nhân là xã có tỷ lệ lao động trong một hộ khá phù hợp, trong khi hai xã còn lại số lượng nhân khẩu nhiều nhưng lao động chính trong hộ lại chỉ dưới 3 người, kéo theo gánh nặng về tài chính sẽ đè nặng lên người đóng vai trò lao động của gia đình đó Đặc biệt, tại các khu vực nông thôn, công việc chủ yếu là làm nông thì với tỷ lệ lao động như vậy thì khối lượng công việc là tương đối nặng nhọc, vất vả và có thể gặp nhiều khó khăn Do đó, chính quyền xã cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời và phù hợp nhằm cải thiện tình hình c.Trình độ văn hóa của các hộ được điều tra
Bảng 4.4 Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra (2016) ĐVT: Người
Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn
Trình độ chuyên môn Đại học, sau ĐH 19 14,62 15 13,27 12 10,17
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016 )
Từ bảng số liệu có thể đánh giá khái quát như sau:
Về trình độ chuyên môn: một thực trạng chung có thể thấy rõ, là số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả ba xã điều tra, tiếp đó là lao động có trình độ trung cấp và thấp nhất chính là lao động qua đào tạo đại học, sau đại học Giải thích về tình trạng này một phần xuất phát phần lớn từ hoàn cảnh gia đình, khả năng tài chính của các hộ không cho phép người lao động có thể học hết các chương trình đào tạo cao như đại học, sau đại học, số lượng lao động người lao động chưa qua đào tạo tương đối lớn khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp và càng không thể đáp ứng yêu cầu của những việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn Thu nhập đối với các công việc yêu cầu trình độ đương nhiên sẽ ổn định và cao hơn những không việc không cần có trình độ chuyên môn, còn các công việc lao động tay chân nặng nhọc lại cần có thể lực, sức khỏe tốt và các yếu tố khách quan khác nên người lao động càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi sống gia đình.
4.1.1.3 Tình hình lực lượng lao động phân theo độ tuổi của huyện Yên Mô
Từ kết quả thu thập số liệu, cập nhật thông tin dân số ta có bảng với những nội dung sau:
Bảng 4.5 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi của huyện Yên Mô năm 2016 Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu ĐVT 15-24 25-34 35-44 45-54 55- 59 tuổi tuổi tuổi tuổi tuổi
Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (2016)
Lực lượng lao động từ độ 15 tuổi đến 24 tuổi là 12.895 người, trong đó số lượng lao động nam chiếm 51,08% nữ chiếm 48,92%
Lực lượng lao động tương đối trẻ, trong độ tuổi từ 15-34 tuổi có 42.151 người chiếm 38,44% Lực lượng lao động trong độ tuổi từ 35 đến 54 có 39,611 người chiếm 36,12%
Như vậy, nhóm lao động có độ tuổi từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các độ tuổi khác, đây là độ tuổi lao động tốt nhất bởi ở độ tuổi này sẽ đạt đủ các yêu cầu về sức khỏe về cả thể lực và tinh thần để làm việc hiệu quả Đây cũng là độ tuổi có nhu cầu về công việc cao nhất bởi để đáp ứng được các nhu cầu cá nhân, đòi hỏi phải có một nguồn thu nhập ổn định Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện Yên Mô đang ở trong độ tuổi tốt nhất của lực lượng lao động Ở độ tuổi mà người lao động đã có đầy đủ cả kinh nghiệm, sức khỏe để tham gia cống hiến tốt nhất Điều này cho thấy tiềm năng về lao động trẻ và cần được đào tạo về học vấn cũng như kĩ năng nghề nghiệp.
Nhìn chung, độ tuổi càng cao, tỷ lệ người lao động làm việc càng giảm, hoàn toàn phù hợp với thực tế và yêu cầu chung của xã hội
Các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện yên mô 85 1 Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện 85 2 Mục tiêu cụ thể
4.3.1 Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là công việc có nhiều ý nghĩa đối với xã hội, nhưng cũng rất phức tạp đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian dài, đồng thời cũng phải tạo ra sự kết hợp giữa tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân người lao động, gia đình, doanh nghiệp với các chính sách khuyến khích của nhà nước
Huyện Yên Mô đang trong giai đoạn phát triển nhanh, kinh tế xã hội có những bước tiến vượt bậc Bên cạnh việc chú trọng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng cho lao động làm việc ở khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn có cơ hội tiếp cận với việc làm ngay tại địa phương, cũng như tham gia lao động ở nước ngoài.
Quan tâm đầu tư hơn nữa đến các dự án, chương trình xóa đói giảm nghèo Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế cùng chung sức tạo việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm gắn chặt với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hang hóa, dịch vụ, hội nhập kinh tế Tập trung thúc đẩy những lĩnh vực sản xuất có lợi đối với huyện, coi trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề truyền thống thu hút lao động ngay tại địa phương tham gia lao động sản xuất.Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống như nghề nem chua (ở Yên Mạc), dệt vải (ở Nộn Khê), dệt chiếu (Bình Hải), làm mộc (Côi Trì), làm nề (Bình Hải), khai thác đá, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan (Tiên Hưng), nuôi dê (Ngọc Lâm), đóng cối xay (Hưng Hiền), làng nghề gốm Bạch Liên (Yên Thành) ưu tiên cho đối tượng ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vay vốn ở chương trình hỗ trợ việc làm để sản xuất, kinh doanh.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi đối với các doanh nghiệp đang sản xuất cũng như đầu tư tại địa phương Đối với sản xuất nông nghiệp đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh các trang trại, quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới Tạo việc làm phải kết hợp với phát triển toàn diện kinh tế- xã hội của huyện Yên Mô, gắn giải quyết việc làm với phát triển kinh tế và các vấn đề văn hóa xã hội
Xã hội hóa giải quyết việc làm, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn của huyện với việc tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn của huyện thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tập huấn việc làm, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao năng lực cho công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước, quản lý đơn vị sự nghiệp và người sử dụng lao động ở tất cả các cấp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn Để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn huyện Yên Mô cần có sự thay đổi thực sự trong quan điểm và nhận thức của người dân lao động về vai trò của chính bản thân mình trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và người dân cùng làm để giải quyết tốt nhất việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện 4.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Trên cơ sở định hướng của huyện, từ năm 2015 đến năm 2020, 70% người lao động nông thôn được đào tạo nghề cơ bản nhất Hoàn thành hết chương trung học phổ thông trước khi học nghề Phát triển toàn diện và bền vững các lĩnh vực đào tạo nghề, việc làm
- Phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động/năm, trong đó có 600 lao động xuất khẩu/năm Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của huyệnYên Mô và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; tạo sự công bằng, bình đẳng trong hưởng thụ các chính sách cho người lao động; giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội,góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đồng thời phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
4.3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Yên Mô
4.3.3.1 Phát triển kinh tế xã hội, khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng tạo việc làm cho người lao động
Giải pháp ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
Quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động cũng như phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi địa phương luôn không ngừng thay đổi Quan tâm tạo điều kiện mở rộng sản xuất, á dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Ưu tiền vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ trên cơ sở thế mạnh của huyện ngoài sản xuất lúa đúng 2 vụ còn sản xuất thêm vụ đông để tăng thêm năng suất Hình thành các vùng sản xuất tập trung chất lượng cao, không nên sản xuất nhỏ lẻ Không chỉ trồng lúa không còn có các vùng như Yên Lâm, Yên Phong nên chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang sản xuất rau hoa quả Phát triển mạnh gieo trồng các loại cây rau ngắn ngày, hoa quả theo mùa Đối với người lao động nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất trước là theo kinh nghiệm của mình từ khâu chọn giống, làm đất canh tác, chăm sóc và thu hoạch Để thực hiện tốt điều này cần tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình sản xuất chuyên nghiệp Động viên khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình sản xuất giỏi tham gia vào công tác chuyển giao kinh nghiệm cho bà con, người dân để việc chuyển giao các kỹ thuật mới đến với người dân dễ dàng hơn Bên cạnh việc sản xuất một năm
2 vụ lúa là chính thì cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao các giống cây vụ đông có năng suất cao, kỹ năng chăm sóc tốt nhất đến người dân để không để lãng phí đất nông nghiệp như việc trồng các cây rau màu hợp với khí hậu nóng ẩm gió mùa của huyện như khoai tây, lạc… hay các loại rau màu ngắn ngày để có thêm thu nhập cũng như tạo thêm việc làm trong lúc nhàn cho người dân lao động nông thôn.
Huyện cần có sự quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của huyện là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế huyện và tạo việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Khi sản phẩm của người lao động làm ra được tiêu thụ tốt thì kích thích được sản xuất hàng hóa phát triển, đầu tư mở rộng sản xuất phát triển tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ Tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa, cây trồng vụ đông, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại bên cạnh là xây dựng vùng cây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện Làng cói Đông Đoài, Ngọc Lâm – Yên Lâm, Nộn Khê – Yên Từ và Làng Bún Yên Thịnh – Khánh Dương là 4 làng nghề đã đạt làng nghề cấp tỉnh. Đối với chăn nuôi, ổn định và phát trển các loại gia súc gia cầm, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi bò, gà, lợn… Tận dụng lợi thế và đặc điểm điều kiện tự nhiên để lựa chọn áp dụng các hình thức, kỹ thuật chăn nuôi cho phù hợp với huyện Đẩy mạnh công tác khuyến nông, cung cấp kiến thức cũng như kỹ năng về khuyến nông cho người dân, gắn kết chặt chẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu các phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản cũng như tiêu tụ sản phẩm cho người dân Cung cấp kịp thời các kiến thức khoa học kỹ thuật và thị trường cho người dân để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, cung dư thừa khi đưa sản phẩm ra thị trường
Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa Hợp tác với các địa phương lận cận có các biện pháp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt, hay các trường đại học để áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình thâm canh, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động từ nông nghiệp Đào tạo cho các hộ sản xuất nông nghiệp trở thành nông dân chuyên nghiệp, có trình độ, học thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh Thúc đẩy hình thành những cộng đồng nông dân chuyên nghiệp, hiện đại Đóng góp nhiều các sáng kiến về sản xuất cũng như máy móc hiện đại hơn Mỗi người nông dân là một nhà khoa học trong sản xuất Cùng nhau phát triển đi lên và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn.
Mở rộng các loại hình dịch vụ: dịch vụ bưu điện đến các thôn, xã, dịch vụ sửa chữa các loại máy móc, dịch vụ vận tải
Phát triển các làng nghề trong nông thôn
- Cần phải có kế hoạch phát triển làng nghề hợp lý, qua khảo sát cũng như thu thập thông tin được từ phiếu điều tra thì ở huyện Mô các làng nghề thường sản xuất nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung Các máy móc thiết bị đã được áp dụng vào sản xuất nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, vấn đề đổi mới công nghệ ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về vốn, nhân lực… Người dân còn tham gia sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là các lao động trung tuổi có rất ít người trẻ yêu nghề truyền thống, và muốn phát triển nghề của cha ông Các ngành nghề có số làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng số làng nghề còn tham gia sản xuất ở huyện đang duy trì và phát triển 12 làng nghề truyền thống với những sản phẩm có thế mạnh của huyện như: Thêu ren, sản xuất cói, bèo bồng xuất khẩu, mộc, nề, làm gốm… qua đó tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động nông thôn.