Thực trạng và phân tích thực trạng rủi rotrong ngành fb

59 0 0
Thực trạng và phân tích thực trạng rủi rotrong ngành fb

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Lý thuyết về rủi ro

1.1.1 Định nghĩa rủi ro

Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Thực chất, không có một định nghĩa tuyệt đối nào về rủi ro, tùy theo trường hợp cũng như góc nhìn của người phát biểu mà sẽ thu được những định nghĩa khác nhau, dưới đây là một số định nghĩa rủi ro thường gặp:

● Theo từ điển Oxford, rủi ro là một cơ hội, kết quả tích cực hoặc khả năng xảy ra nguy hiểm, thua lỗ hoặc những kết quả bất lợi, tiêu cực hoặc liên quan đến kết quả không chắc chắn.

● Theo Viện Quản trị rủi ro IRM, rủi ro là sự kết hợp của xác suất xảy ra của một sự kiện và kết quả của nó, kết quả này có thể biến động từ tích cực đến tiêu cực.

● Theo Viện Kiểm toán nội bộ IIA, rủi ro là sự không chắc chắn của sự kiện diễn ra tác động đến việc đạt được mục tiêu, được đo lường dưới dạng kết quả và khả năng xảy ra.

● Theo Paul Hopkins và cộng sự, rủi ro là sự kiện với khả năng tạo ra tác động (cản trở, gia tăng, gây nghi ngờ) về hiệu quả và hiệu suất của các quy trình cốt lõi trong tổ chức.

Tóm lại, rủi ro là một khái niệm khách quan và là những bất định có thể đo lường được, mang tính tích cực hoặc tiêu cực.

1.1.2 Thành phần cơ bản của rủi ro

Rủi ro gồm 4 thành phần căn bản:

● Mối đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở

thành hiểm họa nếu được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là lớn Ví dụ: sai lầm của con người, chủ tâm gây hại, tình huống xấu hay xâm hại tự nhiên,

● Nguồn (môi trường): Là môi trường trong đó mối đe dọa tồn tại hoặc có tác

động để tạo nên rủi ro và tổn thất, có thể đi kèm các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn tại của nó Ví dụ: nguyên nhiên liệu, lao động, sản phẩm,…

Trang 2

● Các nhân tố thay đổi: Có xu hướng làm gia tăng hoặc suy giảm rủi ro và tổn

thất có thể có của rủi ro; có thể hiểu là những yếu tố có tác động gián tiếp dẫn đến rủi ro và tổn thất Ví dụ: Kiểm soát, theo dõi, phòng ngừa,

● Hậu quả: Kết quả trực tiếp xuất hiện khi biến cố xảy ra, có thể có tác động tích

cực hoặc tiêu cực và kết quả gián tiếp xảy ra ngay sau đó Ví dụ: hư hỏng tài sản, tổn thất thu nhập, gián đoạn kinh doanh hay phá sản, tai nạn, trách nhiệm pháp lý,

1.1.3 Các dạng rủi ro

Rủi ro có thể được chia thành 4 nhóm:

● Rủi ro cơ hội (đầu cơ): thường được xem là các rủi ro thị trường, rủi ro

thương mại thì tổ chức sẽ chủ động tiếp cận để đạt được các lợi ích tích cực.

● Rủi ro kiểm soát (không chắc chắn): thường được xem là các rủi ro quản trị

dự án, sự không chắc chắn sẽ gắn liền với lợi ích và việc hoàn thành dự án đúng thời gian, đúng ngân sách và đúng mục tiêu định hướng thì tổ chức quản trị để đảm bảo rằng các kết quả từ dự án sẽ nằm trong vòng kỳ vọng, giảm thiểu sự sai biệt giữa kết quả kỳ vọng và kết quả thực tế.

● Rủi ro nguy hiểm (thuần tuý): thường được xem là các rủi ro hoạt động, rủi

ro có bảo hiểm thì tổ chức sẽ chấp nhận, giảm thiểu hoặc loại bỏ.

● Rủi ro tuân thủ: thường được xem là các rủi ro liên quan đến pháp lý, các

chính sách, quy định của ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động thì tổ chức cần tối thiểu hoá.

1.2 Lý thuyết về quản trị rủi ro1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình xác định, đánh giá cũng như kiểm soát những mối đe dọa đối với vốn và nguồn doanh thu trong tổ chức Các mối đe dọa, rủi ro trong doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau Chẳng hạn như sự không chắc chắn về tài chính, trách nhiệm về pháp lý, sai sót trong quá trình quản lý chiến lược; hoặc các mối đe dọa cũng đến từ sự bảo mật công nghệ thông tin, rủi ro liên quan tới dữ liệu…

Trang 3

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Kloman và Haimes).

Tóm lại, quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh Quá trình quản trị rủi ro giúp đảm bảo an toàn và hạn chế về các mối đe dọa, rủi ro ở một mức thấp nhất Đối với hệ thống quản trị và các chiến lược trong doanh nghiệp, quản trị rủi ro được xem là một vấn đề tương đối quan trọng, mang giá trị cốt lõi cần phải được quan tâm một cách song song với hoạt động sản xuất và kinh doanh.

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro

Nguyên tắc chính của quản trị rủi ro là mang lại giá trị cho tổ chức Các hoạt động quản trị rủi ro được thiết kế để đạt được kết quả tốt nhất có thể và giảm bớt sự biến động hoặc sự không chắc chắn về kết quả.

Khuôn khổ quản trị rủi ro thành công sẽ là:

● Tương ứng (proportionate) với mức độ rủi ro trong tổ chức;

Trang 4

● Phù hợp (aligned) với các hoạt động kinh doanh khác;● Toàn diện (comprehensive), có hệ thống và có cấu trúc;

● Được tích hợp (embedded) trong các thủ tục và giao thức kinh doanh;● Năng động (dynamic), lặp đi lặp lại và đáp ứng với sự thay đổi.

Nguyên tắc PACED cung cấp một bộ nguyên tắc làm nền tảng cho cách tiếp cận thành công để quản trị rủi ro trong bất kỳ tổ chức nào.

1.2.3 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro

Quy mô kinh doanh, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp; Thị trường, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;

Tình hình kinh tế, biến động thị trường tại khu vực địa lý doanh nghiệp đang vận hành, phát triển;

Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản; Nhận thức của ban lãnh đạo, quản lý cấp cao;

Sự cạnh tranh trên thương trường của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; Đối tượng khách hàng, đối tác, nhà đầu tư của doanh nghiệp.

1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro có các giai đoạn được thiết lập rõ ràng tạo nên quy trình quản trị rủi ro, các giai đoạn này được xây dựng thành các hoạt động quản trị rủi ro có giá trị, mỗi giai đoạn đều đóng góp quan trọng Bao gồm 8 hoạt động hay còn gọi là 8Rs:

Trang 5

1 Nhận biết (Recognition) hoặc xác định các rủi ro và xác định các bản chất của rủi ro và hoàn cảnh mà nó có thể xảy ra cụ thể.

2 Đánh giá (Rating) rủi ro về mức độ và khả năng tạo ra 'hồ sơ rủi ro' được ghi lại trong sổ đăng ký rủi ro.

3 Xếp hạng (Ranking) hoặc phân tích mức độ rủi ro hiện tại hoặc còn lại đối với các tiêu chí rủi ro đã được thiết lập hoặc khẩu vị rủi ro.

4 Ứng phó (Responding) với những rủi ro đáng kể, bao gồm cả các quyết định về hành động thích hợp liên quan đến các lựa chọn sau: chấp nhận; xử lý; chuyển giao; loại bỏ

5 Kiểm soát nguồn lực (Resourcing) để đảm bảo có sự sắp xếp phù hợp để triển khai và duy trì các hoạt động kiểm soát cần thiết.

6 Lập kế hoạch phản ứng (Reaction) và/hoặc quản trị sự kiện Đối với các rủi ro nguy hiểm, điều này sẽ bao gồm việc khắc phục thảm họa hoặc duy trì hoạt động kinh doanh lập kế hoạch

Trang 6

7 Báo cáo và giám sát (Reporting) việc thực hiện rủi ro, các hành động và sự kiện cũng như trao đổi thông tin về các vấn đề rủi ro thông qua cấu trúc rủi ro của tổ chức.

8 Rà soát (Reviewing) hệ thống quản trị rủi ro, bao gồm kiểm toán nội bộ các thủ tục và sắp xếp để xem xét và cập nhật các kiến trúc, chiến lược và giao thức rủi ro.

1.3 Tổng quan về rủi ro từ môi trường kinh doanh1.3.1 Khái niệm rủi ro từ môi trường kinh doanh

Định nghĩa về môi trường kinh doanh: “Tổng số tất cả các cá nhân, tổ chức và các lực lượng khác nằm ngoài sự kiểm soát của một doanh nghiệp kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào chúng vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động tổng thể và tính bền vững của doanh nghiệp.”

Vậy rủi ro từ môi trường kinh doanh chính là sự kiện liên quan đến các lực lượng cấu thành nên môi trường kinh doanh bao gồm nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhóm người tiêu dùng, phương tiện truyền thông, chính phủ, khách hàng, điều kiện kinh tế, điều kiện thị trường, nhà đầu tư, công nghệ, xu hướng và nhiều thể chế khác hoạt động bên ngoài doanh nghiệp, có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực cho doanh nghiệp.

Một số rủi ro từ môi trường kinh doanh thường gặp:

● Rủi ro kinh tế: Đây là những rủi ro liên quan đến các biến động của nền kinh

tế, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, Những biến động này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường, giá cả của hàng hóa, dịch vụ, và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

● Rủi ro chính trị: Đây là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính sách,

pháp luật của nhà nước, chẳng hạn như thay đổi chính sách thuế, chính sách thương mại, Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

● Rủi ro xã hội: Đây là những rủi ro liên quan đến các yếu tố xã hội, chẳng hạn

như thay đổi nhân khẩu học, phong tục tập quán, Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Trang 8

● Rủi ro công nghệ: Đây là những rủi ro liên quan đến sự phát triển của công

nghệ, chẳng hạn như sự ra đời của các sản phẩm, dịch vụ mới, Những thay đổi này có thể khiến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trở nên lỗi thời và không cạnh tranh được.

● Rủi ro tự nhiên: Đây là những rủi ro liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên,

chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, Những hiện tượng này có thể gây thiệt hại về tài sản, con người, và gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

● Rủi ro cạnh tranh: Đây là rủi ro liên quan đến mức độ cạnh tranh hơn hoặc

kém giữa doanh nghiệp so với đối thủ, chẳng hạn như cạnh tranh về giá, cạnh tranh nguồn nhân lực, cạnh tranh chất lượng dịch vụ hoặc tính năng sản phẩm, Nếu không có các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh thì doanh nghiệp có khả năng không đạt được mục tiêu đề ra.

● Rủi ro nhà cung cấp: Đây là rủi ro liên quan hết hoạt động của nhà cung cấp

có ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp, chẳng hạn như không cung ứng hàng hóa đúng thời hạn, cung cấp hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, Các vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoạt động, gây thiệt hại về doanh thu và danh tiếng của doanh nghiệp.

● Rủi ro thương hiệu: Đây những rủi ro liên quan đến hình ảnh, uy tín của

thương hiệu gây tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi quan niệm của khách hàng về bản thân doanh nghiệp Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp.

1.3.2 Quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh

Quản trị rủi ro môi trường kinh doanh là quá trình định hướng, ước lượng, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một hoạt động quản lý chiến lược được thực hiện bởi các quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và bền vững.

Để quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tạo ra một kế hoạch quản trị rủi ro rõ ràng, cụ thể, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải có một quy trình kiểm soát

Annex D BIR - BIR FORM Accounting 100% (5)

2

Trang 9

rủi ro định kỳ, giúp đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu đã được triển khai, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết Đồng thời, quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh cũng đòi hỏi sự hợp tác và giao tiếp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

1.3.3 Vai trò và mục tiêu của quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh

Việc quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công và phát triển của một tổ chức Dưới đây là một số tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh:

● Bảo vệ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp khỏi các tác động tiêu cực như

đảm bảo sự an toàn của tài sản vật lý, dự trữ tài chính để đối phó với khả năng mất mát và giảm thiểu các rủi ro tài chính.

● Tối ưu hóa quản lý chi phí liên quan đến bảo hiểm và các biện pháp đối phó

với rủi ro giúp tăng khả năng sinh lời và cải thiện lợi nhuận.

● Giảm thiểu thiệt hại và gián đoạn hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc

duy trì tính liên tục của sản xuất, cung ứng và dịch vụ cho khách hàng.

● Xây dựng lòng tin và danh tiếng thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm

của doanh nghiệp từ đó xây dựng lòng tin từ phía khách hàng, cổ đông và các đối tác kinh doanh.

● Tạo cơ hội phát triển bằng việc hiểu rõ rủi ro và thị trường có thể giúp tổ chức

nắm bắt các cơ hội mới và phát triển một cách bền vững.

● Tuân thủ quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tránh

đối mặt với các hậu quả pháp lý và tài chính không mong muốn.

● Tạo giá trị cho cổ đông bằng cách bảo vệ và tăng giá trị tài sản của doanh

Tóm lại, quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp tổng thể Mục tiêu của quản trị rủi ro từ môi trường kinh doanh là giúp hạn chế tối đa sự tác động của sự kiện bên ngoài doanh nghiệp theo chiều hướng tiêu cực, ngoài ra có thể chọn lọc những điểm có lợi, làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của tổ chức Từ đó, đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động bền vững, tối ưu nguồn lực sử dụng và liên tục tăng cường các giá trị.

Trang 10

1.4 Rủi ro từ môi trường kinh doanh trong ngành F&B1.4.1 F&B là gì?

F&B là viết tắt của từ “Food and Beverage Service”, thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống Đây được xem là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối với quá trình phục hồi của F&B, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay.

1.4.2 Rủi ro từ môi trường kinh doanh trong ngành F&B1.4.2.1 Rủi ro biến động về nguồn cung cấp nguyên liệu

Rủi ro biến động về nguồn cung cấp nguyên liệu là một thách thức lớn trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) do ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và giá thành Dưới đây là một số yếu tố rủi ro cụ thể:

● Thiêntaivàthảmhọatựnhiên:Thiên tai, lũ lụt, động đất, dịch bệnh, có thể gây gián đoạn đến quá trình sản xuất và vận chuyển nguyên liệu ● Thay đổi khí hậu và môi trường: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất cũng như chất lượng nguyên liệu.

● Biếnđộnggiávàlạmphát:Sự biến động không dự kiến trong giá nguyên liệu có thể tăng giá thành sản xuất và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

● Rủirovềchấtlượngnguyênliệu:Sự thay đổi trong chất lượng nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

● Rủi rovềanninhvàchínhtrị:Khủng bố, xung đột vũ trang, hay không ổn định chính trị có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu.

1.4.2.2 Rủi ro sản phẩm không phù hợp thị hiếu của khách hàng

Trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), rủi ro sản phẩm không phù hợp với thị hiếu khách hàng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh và lòng trung thành của khách hàng Dưới đây là một số yếu tố rủi ro có thể phát sinh:

● Không đáp ứngđượcnhucầuthịtrường: Do không nắm bắt được xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng mới, sản phẩm có thể trở nên lạc lõng và không hấp dẫn.

● Thiếutínhsángtạo: Sản phẩm không đủ sáng tạo và không thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Trang 11

● Khôngphùhợpvớivănhóavàgiátrịđịaphương: Sản phẩm không phản ánh đúng văn hóa và giá trị địa phương, dẫn đến sự phản đối từ phía khách hàng.

1.4.2.3 Rủi ro cạnh tranh khốc liệt từ thị trường

Rủi ro cạnh tranh khốc liệt trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) có thể đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Dưới đây là một số yếu tố chính liên quan đến rủi ro cạnh tranh trong ngành F&B:

● Giảm giávàchiếnlượcgiảmgiá:Các đối thủ cạnh tranh có thể thực hiện chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

● Tháchthứctừnhữngđốithủlớn:Sự xuất hiện của các đối thủ lớn có nguồn lực lớn có thể làm tăng cường sức cạnh tranh và làm giảm thị phần của các doanh nghiệp nhỏ.

● Sự đa dạng hóacủasảnphẩmvàxuhướngmới:Nếu doanh nghiệp không theo kịp xu hướng mới hoặc không đa dạng hóa đủ sản phẩm, khách hàng có thể chuyển sang các thương hiệu khác.

● Thách thức từ thương hiệu địa phương và thương hiệu quốc tế: Các thương hiệu địa phương có thể có ưu thế về sự hiểu biết văn hóa và giá trị địa phương, trong khi các thương hiệu quốc tế có thể mang lại sự đổi mới và uy tín toàn cầu.

1.4.2.4 Rủi ro liên quan đến tôn giáo

Trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), rủi ro liên quan đến tôn giáo có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, bao gồm cả việc quản lý nhân sự, quảng cáo, và tương tác với khách hàng Dưới đây là một số rủi ro liên quan đến tôn giáo mà các doanh nghiệp F&B có thể phải đối mặt:

● Quảng cáo nhạycảmvềtôngiáo:Quảng cáo không tôn trọng hoặc nhạy cảm đối với các giáo lý tôn giáo có thể tạo ra phản đối và ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.

● Chếđộănuốngvàyêu cầu dinh dưỡng đặc biệt: Không cung cấp các lựa chọn thức ăn phù hợp với các giáo lý ăn uống đặc biệt có thể làm mất lòng khách hàng.

Trang 12

● Chấpnhậnvàtôntrọngngàylễvàlễkỷniệmtôn giáo: Việc không chấp nhận hoặc không tôn trọng các ngày lễ và lễ kỷ niệm tôn giáo có thể làm mất lòng trung thành của khách hàng.

● Thuhútvàgiữchânnhómđốitượng tôn giáo cụ thể: Nếu doanh nghiệp không thể thu hút và giữ chân nhóm đối tượng tôn giáo cụ thể, có thể làm mất một phần quan trọng của thị trường.

1.4.2.5 Rủi ro từ hoạt động kinh doanh F&B thông qua nhượng quyền thươnghiệu

Khi các doanh nghiệp F&B thực hiện nhượng quyền thương hiệu, các bên có thể gặp phải những rủi ro sau đây:

● Rủirotàichính:Nếu là bên được nhượng quyền, doanh nghiệp có thể gặp phải các khoản phát sinh từ việc mua nhượng quyền, như các khoản phí định kỳ, phí nguyên liệu và chi phí duy trì các tiêu chuẩn thương hiệu,

● Quản lý thương hiệu: Việc duy trì chất lượng và dịch vụ theo tiêu chuẩn của thương hiệu mẹ có thể khó khăn Sự không nhất quán có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín thương hiệu.

● Rủi ro pháp lý: Các vấn đề pháp lý từ việc không tuân thủ hợp đồng nhượng quyền hoặc vi phạm các quy định địa phương.

● Rủi rovềchuỗicungứng:Vấn đề với chuỗi cung ứng từ thương hiệu nhượng quyền có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ một cách kịp thời cho khách hàng tại các địa điểm nhượng quyền.

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI ROTRONG NGÀNH F&B

2.1 Bức tranh ngành F&B trong những năm gần đây2.1.1 Tổng quan tình hình ngành F&B năm 2021

COVID-19 làm gián đoạn toàn bộ chuỗi cung ứng F&B toàn cầu, đồng thời nâng cấp toàn bộ năng lực hoạt động của ngành, bao gồm sản xuất, chế biến, đóng gói và phân phối Mặc dù đây không phải là đại dịch sức khỏe toàn cầu đầu tiên xảy ra, nhưng lại tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành F&B.

Nhìn chung tình hình năm 2021 của ngành F&B khá ảm đạm, không đạt được những tăng trưởng như kỳ vọng Cụ thể, tăng trưởng trung bình của ngành thấp hơn nhiều so với tăng trưởng trung bình của chỉ số SSI1, chỉ đạt được 12% so với 34%.

Trang 14

Ở trong nước, tình hình dịch bệnh ở năm 2021 diễn biến phức tạp hơn cả ở năm 2020, do biến thể Delta Việt Nam phải giãn cách xã hội trong nửa sau quý II và gần như toàn bộ quý III Doanh số của ngành bán lẻ tổng kết Quý 3/2021 đã giảm tới 30,7%, với sự ảnh hưởng lên ngành F&B.

Ngànhbánlẻnóichungtăngtrưởngâm,gâysứcéplênngànhF&B(Nguồn: Vietstock)

● Bấtổntừquốctế

Cuộc chiến Nga – Ukraine cùng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu khiến những quốc gia có chính sách thắt chặt giãn cách xã hội, gây ra đứt gãy chuỗi logistics, khiến chỉ số giá lương thực tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua với con số 134,4 điểm – tăng mạnh 23,8% so với cùng kỳ năm trước Đồng thời, cả Nga và Ukraine đều là hai quốc gia xuất khẩu lương thực và phân bón lớn, với sự gián đoạn nguồn cung ra thị trường quốc tế càng tạo áp lực lớn lên ngành thực phẩm.

● Khácbiệtgiữacácmảng

Phân tích sâu hơn, với những khó khăn đó, có một vài điểm sáng cho thị trường F&B trong năm 2021 Ngành thực phẩm vẫn có một số mảng giữ vững được tăng trưởng như: thực phẩm ăn liền, gia vị, dầu ăn, đường đối nghịch với mảng bia và sữa.

Trang 15

Yếu tố này đến từ lý do trong thời gian giãn cách và đại dịch, người tiêu dùng sẽ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu hơn.

● Nướcđicủacácônglớn

Cuối cùng, các tập đoàn lớn F&B cũng có những nước đi để cải thiện tình thế trong năm qua Cụ thể, trong năm qua đáng chú ý nhất có thể kể đến nước đi của ông lớn ngành bán lẻ Masan mua lại 20% cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage, 51% cổ phần 3F Việt Vinamilk cũng đã tiến hành sáp nhập Vilico và GTNFoods để tập trung phát triển mảng sữa và thịt bò Các thương vụ M&A là một xu hướng phổ biến để các công ty củng cố thế lực chống lại đại dịch.

2.1.2 Bức tranh ngành F&B cuối năm 2022

● GiánguyênliệuổnđịnhtrởlạisauxungđộtNga–Ukrainenổra

Một tin tốt cho thị trường F&B nói chung là giá hàng hóa đã giảm dần trở lại, theo cập nhập tháng 8 từ Vietnam Economy Các mặt hàng tiêu dùng ở đầu chuỗi cung ứng hiện đã giảm trung bình 20%, và vẫn đang dần trở lại mức ổn định trước khi xung đột Nga – Ukraine.

● Thịhiếungườitiêudùngthayđổihậuđạidịch

Hiện nay người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm có lợi cho sức khỏe hơn Theo báo cáo của báo Nielsen được báo Chính Phủ Tp.Hồ Chí Minh dẫn nguồn, xu hướng mua sản phẩm lành mạnh đã tăng thêm 32%, đặc biệt các sản phẩm được đánh giá cao với sự minh bạch trong thành phần, chiết xuất từ thiên nhiên và chế độ dinh dưỡng đặc biệt tăng kỷ lục.

● Nguycơdịchbệnhbùngpháttrởlạivớibiếnthểmới

Dù trong bối cảnh vắc xin đã phủ hầu hết toàn cầu – nhưng sự bất ngờ của đại dịch là không thể chủ quan, chính phủ và doanh nghiệp các nước vẫn có những kế hoạch ứng phó trước.

● Giátrịđầuvàocủanguyênliệunhậpkhẩutươngđốicao

Dù đã giảm nhiều so với mức đỉnh, nhưng giá nguyên liệu đầu vào vẫn chưa ở mức trước khi các bất ổn toàn cầu xảy ra, đặc biệt là với nguyên liệu nhập khẩu Kèm theo lạm phát tăng cao tại Mỹ – một nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, với động thái tăng lãi suất từ FED Câu hỏi cho vấn đề đà giảm của nguyên liệu nhập khẩu có tiếp tục được giảm không thì vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Trang 16

2.1.3 Bức tranh ngành F&B trong năm 2023

Từ quý 4 năm 2022 đến nửa đầu năm 2023, nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn Điều này đe dọa đến túi tiền và khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế suy thoái Những tháng đầu năm 2023, thị trường F&B Việt Nam cũng có những diễn biến trầm lắng hơn cùng kỳ các năm trước, mức chi tiêu của người tiêu dùng giảm đáng kể Tuy nhiên, bức tranh tổng quan về ngành F&B Việt Nam không chỉ toàn sắc xám Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam vẫn đang có sự mở rộng nhanh chóng của các chuỗi hàng đầu.

Trong bối cảnh cả nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt hầu bao, song doanh thu ngành F&B tại Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao gần 610 nghìn tỷ, dự báo tăng trưởng 18% trong năm 2023 và đạt giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026 (Theo báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022 của iPOS.vn) Đồng thời trong báo cáo này cũng chỉ ra rằng Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng vào năm 2022, tăng 39% so với năm 2021.

Thị trường F&B đã trải qua 6 tháng đầu năm với tâm lý thận trọng nhưng vẫn không thiếu những bước phát triển mới Trong khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ có xu hướng dè chừng và phòng thủ, những ông lớn như Highlands Coffee, The Coffee House, Golden Gate vẫn trong hành trình mở rộng chuỗi Phần lớn các doanh nghiệp vẫn duy trì được sức khỏe tài chính ở mức an toàn khi 51,1% đủ vốn để duy trì, 29,2% đủ vốn để phát triển trong tương lai gần Nhìn chung, bất chấp nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt hầu bao, thị trường F&B Việt vẫn đang một màu khởi sắc.

2.2 Phân tích rủi ro từ môi trường kinh doanh trong ngành F&B

Trang 17

-Văn hóa ăn uống của mỗi tôn giáo

Trang 18

-Doanh thu, lợi nhuận (khi thương hiệu mẹ giảm giá

Trang 19

2.3 Thực trạng các rủi ro từ môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp F&B

Thị trường kinh doanh ngành F&B đang ngày một phát triển và có nhiều bứt phá rõ rệt Số lượng nhà hàng, quán ăn xuất hiện ngày càng nhiều hơn, cùng với đó là sự ra đời của các ứng dụng như GrabFood, Now, Gojek… giúp việc đặt và giao thức ăn thêm thuận tiện Nhìn chung, thị trường F&B chính là “miếng bánh ngon”, nếu biết cách kinh doanh thì tiền lãi từ F&B sẽ không thua bất kỳ ngành nghề nào Tuy nhiên, bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều tồn tại mặt khó khăn và F&B không ngoại lệ Ngoài việc nhận được lợi ích ngành này mang lại, chúng ta cũng phải nhận ra một số rủi ro tiềm ẩn như sau (giảm, vì phải theo mô típ của thương

Trang 20

2.3.1 Rủi ro biến động về nguồn cung cấp nguyên liệu

Trong môi trường thay đổi nhanh chóng và thị trường có yêu cầu ngày càng cao, chuỗi cung ứng ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) ngày càng trở nên phức tạp Ngành F&B dễ hứng chịu các tác động do thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị, gây phá vỡ chuỗi cung ứng, giảm nguồn cung nguyên liệu Biến động nguồn cung cấp nguyên liệu dẫn đến giá nguyên liệu thực phẩm tăng cao có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp F&B.

Ví dụ thực tế, vào năm 2022 các cửa hàng KFC phải đối mặt với tình trạng thiếu khoai tây Hậu quả là KFC không thể phục vụ món ăn đặc trưng, buộc họ phải cắt giảm một số món trong thực đơn thông thường trong giai đoạn này2 Công ty cho biết nguyên nhân là do chuỗi cung ứng gặp khó khăn và đây cũng là vấn đề đang ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn nhanh khác trên toàn thế giới.

Mức độ tác động đối với KFC do thiếu khoai tây là tương đối lớn.Mất doanh thu: Khoai tây chiên là một trong những sản phẩm chính của KFC.

Việc thiếu nguyên liệu khoai tây khiến họ không thể cung cấp sản phẩm này cho khách hàng, dẫn đến mất doanh thu và tiềm ẩn mất khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu.

Ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu: KFC nổi tiếng với món khoai tây

chiên Tại Kenya, khi KFC hết khoai tây chiên do chậm trễ vận chuyển, người dùng mạng xã hội đã kêu gọi tẩy chay chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh vì không sử dụng khoai tây có nguồn gốc địa phương.

2KFC, McDonald và nhiều chuỗi thức ăn nhanh khác khan nguyên liệu đầu vào (2022, January 13).Baodautu.vn.RetrievedNovember15,2023,from

Trang 21

Cách KFC ứng phó với việc thiếu khoai tâyGiai đoạn đầu

Tình trạng thiếu khoai tây dường như là một vấn đề lớn nhưng phần lớn vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đa dạng hóa cơ sở nhà cung cấp Phía KFC làm việc với nhiều nhà cung cấp để giảm thiểu tác động và hỗ trợ họ Phía KFC không nêu rõ thực đơn nào bị ảnh hưởng và nhà cung cấp nào đang gặp sự cố Tuy nhiên, vào ngày 11/1 Australia Lingham's, một đối tác của KFC, thông báo rằng mức độ sẵn sàng làm việc của nhân viên đang ở mức thấp đáng kể, điều này ảnh hưởng đến khối lượng sản xuất và hiệu quả hoạt động Do đó các nhà hàng KFC của Singapore đã thay thế khoai tây chiên bằng bánh quế băm.

Trong thời gian đó, các cửa hàng KFC ở Kenya đã loại bỏ món khoai tây chiên ra khỏi thực đơn của họ, do sự chậm trễ vận chuyển khiến các lô hàng khoai tây đã bị tắc nghẽn hơn 1 tháng KFC đề xuất khách hàng đổi sang các món ăn kèm khác có trong thực đơn như salad trộn, ugali làm từ ngô thay cho khoai tây chiên trong các phần ăn combo.

Giai đoạn sau

Người dân Kenya bất mãn bởi vì KFC vẫn phụ thuộc vào nguồn khoai tây nhập khẩu thay vì khoai tây địa phương đang đúng mùa thu hoạch Giám đốc điều hành KFC tại Đông Phi - Jacques Theunissen cho biết họ không thể tùy ý chuyển sang dùng loại khoai tây Kenya vì các tiêu chuẩn chất lượng trên toàn cầu “Tấtcảcácnhàcung

Trang 22

cấp cần phải trải qua quy trình phê duyệt đảm bảo chất lượng toàn cầu, chúng tôi không thể bỏ quakhâuđóngaycảkhiđãcạnkiệtnguồnthựcphẩm.” Tuy nhiên, một số người không đồng ý cách lý giải này và kêu gọi tẩy chay KFC cùng với việc chất vấn tại sao ngay từ đầu KFC không tìm kiếm sự hợp tác từ các nhà cung cấp địa phương.

Giám đốc điều hành Hội đồng Khoai tây quốc gia Kenya, Wachira Kaguongo chia sẻ với truyền thông địa phương rằng nước này sản xuất đến 62 giống khoai và khẳng định “với sự sắp xếp hợp lý, quy hoạch phù hợp”, họ hoàn toàn có thể cung cấp khoai tây cho KFC 3

Mặc dù nguồn cung cấp khoai tây tại địa phương Kenya khá dồi dào nhưng đại diện KFC vẫn chọn phương án là bỏ món khoai tây ra khỏi thực đơn trong một khoảng thời gian đang khan hiếm nguồn cung cấp và thay thế bằng một số món khác như salad trộn, ugali làm từ ngô thay cho khoai tây chiên trong các phần ăn combo Vì

3Thiếu hụt khoai tây toàn cầu, McDonald's Nhật Bản ngưng bán khoai tây chiên cỡ vừa và lớn (2022,January11).TinhTe.RetrievedNovember15,2023,fromhttps://tinhte.vn/thread/thieu-hut-khoai-tay-toan-cau-mcdonalds-nhat-ban-ngung-ban-khoai-tay-chien-co-vua-va

Trang 23

KFC cho rằng tất cả các nguyên liệu đầu vào của họ phải trải qua quy trình phê duyệt đảm bảo chất lượng toàn cầu, không thể bỏ qua khâu đó ngay cả khi đã cạn kiệt nguồn thực phẩm.

2.3.2 Rủi ro sản phẩm không phù hợp thị hiếu của khách hàng

Kinh doanh trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống chịu ảnh hưởng khá lớn từ thị hiếu của khách hàng, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong thị hiếu người tiêu dùng đã có thể khiến các doanh nghiệp F&B chịu nhiều rủi ro Dưới đây là một số trường hợp các doanh nghiệp F&B gặp phải rủi ro sản phẩm không phù hợp thị hiếu của khách hàng.

● Thất bại của Starbucks tại Úc

Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Sydney, Úc vào tháng 07 năm 2000, Starbucks đã quá nôn nóng và nhanh chóng mở hàng loạt cửa hàng ở đây thay vì thăm dò thị trường.

Úc là một thị trường cafe “siêu” tiềm năng Cà phê là một phần tất yếu trong văn hóa Úc Đây là thị trường tiêu thụ cà phê bậc nhất thế giới và người Úc xem cafe không chỉ là một thức uống đơn thuần mà đó còn là một trải nghiệm với câu nói nổi tiếng “đi cafe không chỉ là thưởng thức cafe mà còn là để kết bạn”.

Trang 24

Bên cạnh đó, phần lớn dân Úc thích ăn một số loại thức ăn khác trong các quán cà phê như bánh mì sandwich và các món ăn vặt khác Và chính sự tự phụ cũng như không sẵn sàng khám phá văn hóa cà phê lâu đời ở Úc đã khiến Starbucks hoạt động kém hiệu quả Starbucks lúc bấy giờ chỉ bán cafe tại Úc như một sản phẩm hàng hóa, không quan tâm đến hành vi, thói quen và tâm lý của khách hàng.

Khẩu vị cafe của người Úc rất sành điệu Các loại cafe yêu thích của người Úc chủ yếu được làm từ Espresso Họ thậm chí còn tạo ra đặc trưng riêng cho mình như “flat white” (espresso và sữa tươi đánh nóng).

Trong khi đó, menu của Starbucks lại không được địa phương hóa theo khẩu vị của người dân Úc Menu chủ yếu là các loại cafe cơ bản, lượng sữa và siro quá ngọt so với khẩu vị người Úc, họ gọi cafe của Starbucks là một thứ Smoothie vị cafe ngòn ngọt lờ lợ Trước tình hình đó, Starbucks lại không hề thay đổi theo khẩu vị riêng của người Úc, có lẽ vì thế thất bại chính là điều mà họ phải trả giá.

Trang 25

Mức độ ảnh hưởng mà Starbuck phải gánh chịu là tương đối cao.

Doanh thu: Tính đến năm 2008, Starbucks có 87 cửa hàng trên toàn nước Úc nhưng đã buộc phải đóng cửa 61 cửa hàng (2/3 số cửa hàng tại Úc) Bên cạnh đó, trong 7 năm đầu tiên ở Úc, Starbucks báo lỗ đến hơn 105 triệu đô la Mỹ Năm 2007, Starbucks buộc phải vay hơn 54 triệu đô từ những ngân hàng Mỹ để duy trì hoạt động kinh doanh.

Thươnghiệu: Starbucks đã tự đánh mất đi những vùng trọng điểm tại Úc, thậm chí còn trở nên cực kỳ xa lạ với người dân địa phương trong khi đáng lẽ ra, một thương hiệu toàn cầu phải tận dụng và làm được nhiều hơn thế.

Những ứng phó của Starbucks

Starbucks không thừa nhận sự thất bại tại thị trường Úc, và họ đã lên kế hoạch để quay trở lại Thay vì tiếp tục cạnh tranh trực tiếp với những cửa hàng cà phê địa phương được người dùng đón nhận nhiệt tình, Starbucks đã điều chỉnh và hướng đến khách du lịch quốc tế ở Sydney, Melbourne và các điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng khác, vì nhóm này quen thuộc với thương hiệu và có quy mô hơn 1/3 dân số Úc Hiện tại, Starbucks có 39 cửa hàng tại các khu vực "hot", như Brisbane, Melbourne, Gold

Trang 26

Coast, Sydney Lần này, mục tiêu của họ là du khách và du học sinh, thay vì người tiêu dùng bản địa thông thường.

● Liên hoàn phốt gọi tên Dookki

Có thể nói, khoảng 10 năm trước, người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến trải nghiệm khách hàng mà chú trọng hơn đến hương vị của món ăn Thậm chí, “bún mắng, cháo chửi” còn trở thành một điểm “độc lạ” trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam Thế nhưng, trong những năm gần đây mọi chuyện đã thay đổi Ngày nay, khách hàng không chỉ mua món ăn mà còn bỏ tiền ra để mua trải nghiệm, trải nghiệm về dịch vụ và không gian Chính sự thay đổi này đã dẫn đến rủi ro mà Dookki không lường trước được.

Là một trong những thương hiệu phục vụ buffet tokbokki được nhiều người biết đến trên cả nước Thế nhưng, khoảng thời gian năm 2020- 2022 thương hiệu này thường xuyên "góp mặt" trên các diễn đàn "bóc phốt hội" vì chất lượng dịch vụ cũng như thái độ của nhân viên Không chỉ một mà rất nhiều khách hàng đã phản ánh trên các phương tiện truyền thông về dịch vụ kém của Dookki, đỉnh điểm nhất là chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội phải đóng cửa và gửi lời xin lỗi đến khách hàng.

LIÊN HOÀN PHỐT THÁI ĐỘ GỌI TÊN DOOKKI VIETNAM

Mức độ tác động mà Dookki phải gánh chịu là tương đối cao.

Trang 27

Lợinhuận: Dookki đã phải đóng cửa chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, đào tạo lại nhân viên, vừa mất thêm chi phí vừa không có doanh thu đã ảnh hưởng đến lợi nhuận trên chi nhánh này.

Thị phần: Sau loạt phốt, khách hàng đồng loạt quay lưng với Dookki và tìm kiếm những thương hiệu buffet khác thay thế.

Thươnghiệu: Dookki đã đánh mất thiện cảm đối với khách hàng không chỉ tại chi nhánh này mà là cả một chuỗi các cửa hàng của mình.

Biện pháp ứng phó của Dookki

Ngay sau đó, Dookki đã đóng cửa hàng, bắt đầu đào tạo lại nhân viên Khi quay trở lại, Dookki đã khắc phục toàn bộ những điểm không hài lòng từ khách hàng, có thể kể đến như nhân viên niềm nở, chủ động hướng dẫn khách hàng; đồ ăn luôn được bổ sung liên tục và được đánh giá cao khi chịu chơi và thay đổi, cập nhật quầy line Không chỉ vậy, ở mỗi chi nhánh đều sẽ có người quản lý đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Trang 28

2.3.3 Rủi ro cạnh tranh khốc liệt từ thị trường

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của thị trường F&B tại Việt Nam trong những năm gần đây khi có nhiều startup gia nhập thị trường Do đó, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi khi có nhiều doanh nghiệp giành nhau “miếng bánh” này.

2.3.3.1 Rủi ro trong cạnh tranh thương hiệu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, cạnh tranh cũng mang lại những hậu quả tiêu cực nếu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh khi hàng loạt thương hiệu giống nhau ra đời, với sự hao hao ở tên, hương vị khiến khách hàng nhầm lẫn.

Để làm rõ hơn vấn đề rủi ro trong cạnh tranh thương hiệu, chúng ta sẽ cùng đến

với một thương hiệu cafe nổi tiếng và thịnh hành trong giới trẻ ngày nay - Cộng càphê.

Khởi điểm từ cửa hàng đầu tiên là một tiệm giải khát nhỏ trên con phố Triệu Việt Vương (Hà Nội), đến nay, sau hơn 10 năm Cộng cà phê đã trở thành chuỗi cửa hàng lớn được yêu thích với hơn 50 tiệm lớn nhỏ trải rộng khắp các thành phố trên cả nước Nơi đây đã là một địa điểm quen thuộc với các tín đồ cà phê không chỉ trong nước mà còn trên thế giới Tuy nhiên mới đây, sự xuất hiện của một cửa hàng cà phê

có tên Chang cà phê đã gây ra không ít sự tranh cãi Lý do là bởi sự “trùng hợp” đáng

kể từ thiết kế đến ý tưởng của Chang cà phê với Cộng cà phê.

Ngày đăng: 28/03/2024, 14:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan