Thực trạng phát triển tư duy phản biện của sinh viên khoá k15, chuyên ngành quản trị kinh doanh, khoa kinh tế quản trị, trường đại học gia định

42 1 0
Thực trạng phát triển tư duy phản biện của sinh viên khoá k15, chuyên ngành quản trị kinh doanh, khoa kinh tế   quản trị, trường đại học gia định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

Thực trạng phát triển “tư duy phản biện” của sinh viênkhoá K15, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, khoa Kinh

tế - Quản trị, Trường đại học Gia Định Sinh viên thực hiện

Phạm Đức Thuần_2101110297Lớp: K15DCQT06

Giảng viên HD: Nguyễn Duy Phương

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

Thực trạng phát triển “tư duy phản biện” của sinh viênkhoá K15, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, khoa Kinh

tế - Quản trị, Trường đại học Gia Định Sinh viên thực hiện

Phạm Đức Thuần_2101110297Lớp: K15DCQT06

Giảng viên HD: Nguyễn Duy Phương

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN 7

1.1 Khái quát về tư duy và tư duy phản biện 7

1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện 13

1.3 Điều kiện để hình thành văn hóa phản biện 14

1.4 Các đặc điểm của tư duy phản biện 15

1.5 Những phẩm chất cơ bản của người có tư duy phản biện 18

Chương 2: Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên gia định 21

2.1 Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam 21

2.2 Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên khóa 15 quản trị kinh doanh trường đại học Gia Định 28

2.2.1 Tình hình tổng quan về tư duy phản biện của sinh viên khoá K15 28

2.2.2 Mức độ tích hợp tư duy phản biện vào chương trình học của sinh viên khoá K15 30

2.2.3 Hoạt động và bài tập trong khóa học ảnh hưởng đến phát triển tư duy phản biện của sinh viên khoá K15 32

2.2.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển tư duy phản biện củasinh viên khoá K15 34

Chương 3: Giải pháp rèn luyện tư duy phản biện cho sinh viên K15 chuyên ngành quản trị kinh doanh, trường đại học Gia Định 36

Đối với giảng viên: 36

Đối với sinh viên 37

Kết luận 41

Trang 4

Phần mềm kiểm tra đạo văn

Trang web dùng để kiểm tra:

https://app.kiemtratailieu.vn/documents

Trang 5

Lời mở đầu

Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động và thách thức, khả năng tư duy phản biện đã trở thành một yếu tố cốt lõi quan trọng, mở ra cánh cửa của tri thức, sự sáng tạo và thành công Nơi mà những ý tưởng mới nảy sinh và những suy nghĩ sắc bén được đánh giá cao Và không có nơi nào tốt hơn trường Đại học Gia Định, nơi mà những sinh viên khoá K15, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, đang hướng tới sự phát triển và trưởng thành vượt bậc.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy thông tin, với những vấn đề phức tạp và đa dạng Để đối mặt với những thách thức này, chúng ta cần có khả năng suy nghĩ một cách linh hoạt, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra những quyết định thông minh Đó chính là tư duy phản biện - khả năng đặt câu hỏi, phân tích, suy luận và đưa ra ý kiến đúng đắn.

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ khám phá thực trạng phát triển tư duy phản biện của sinh viên khoá K15, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Gia Định Sự phát triển tư duy phản biện không chỉ phụ thuộc vào các môn học cụ thể, mà còn liên quan đến cách sinh viên tiếp cận và xử lý kiến thức trong quá trình học tập và cuộc sống Chúng ta sẽ xem xét mức độ tích hợp tư duy phản biện vào chương trình học và cách mà sinh viên có cơ hội phát triển tư duy phản biện thông qua các hoạt động và bài tập Chúng ta sẽ đánh giá những nỗ lực của trường Đại học Gia Định và

Trang 6

giảng viên trong việc khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, tranh luận và phát triển tư duy phản biện.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ đi sâu vào thực tế của sinh viên khoá K15, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, để hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội mà họ đang gặp phải trong việc phát triển tư duy phản biện Chúng ta sẽ khám phá những yếu tố ngoại lệ và những khía cạnh cần cải thiện, nhằm đề xuất những giải pháp tối ưu để hỗ trợ sinh viên trong quá trình phát triển tư duy phản biện.

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

1.1 Khái quát về tư duy và tư duy phản biện

Tiến trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính), đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan Tiếp theo là giai đoạn tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) tức là giai đoạn sử dụng lý trí (bộ óc) để nhận thức Đây là quá trình tư duy Hai giai đoạn này không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ với nhau Tư duy chính là quá trình con người chọn lọc, sắp xếp, liên kết, phối hợp các dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính để tìm hiểu bản chất của các đối tượng trong hiện thực và mối quan hệ giữa chúng; là quá trình rút ra các thông tin mới từ các thông tin đã có.

Tư duy là hoạt động nhận thức của con người trước thế giới, đó là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện do khả năng suy lý, kết luận logic, chứng minh của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh Đó chính là quá trình nhận thức vấn đề và ra quyết định để giải quyết vấn đề Trong quá trình tư duy, bộ não không ngừng hoạt động để đưa ra những nhận định, phán đoán, đánh giá vấn đề Nói khác đi, thông qua tư duy mà con người tự khám phá, tìm kiếm và phát hiện cái mới để tái tạo lại những tri

Trang 8

thức cho bản thân mình Như vậy, tư duy mở đường cho sự phát triển của con người.

Cuộc sống buộc con người phải không ngừng tư duy Tuy vậy, luôn có sự mâu thẫn giữa cái vô cùng, vô tận của thế giới khách quan với sự giới hạn về năng lực tư duy và nhận thức của con người không thể tránh khỏi những sai lầm trong quá trình tìm hiểu, khám phá bản chất của thế giới khách quan Hơn nữa, con người luôn chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan (động cơ, cảm xúc, lợi ích, kinh nghiệm, trình độ, niềm tin, sự mong đợi…) và các yếu tố khách quan (môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh sống…) dẫn đến những phán đoán, kết luận không phải bao giờ cũng đúng, mà có thể thiếu chính xác, thậm chí sai lệch Điều đó

tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của tư duy phản biện.

Trong tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của Tổ chức World Vision Việt Nam, có hai định nghĩa về tư duy phản biện: “Tư duy phản biện là quá trình trong từng hoàn cảnh và thời điểm cụ thể tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.

“Tư duy phê phán là hoạt động nhận thức của trí óc có đặc điểm nhìn vấn đề một cách hoài nghi tích cực, nhiều chiều, lật lại vấn đề (không xuôi chiều) để phân tích độ tin cậy, nhìn nhận vấn đề một cách hợp lý Sau đó, sử dụng lý lẽ,

Trang 9

luận cứ, lập luận chặt chẽ, logic, có cơ sở thuyết phục để bảo vệ chính kiến (chân lý, lẽ phải, các quan điểm khác nhau)” Như vậy, có thể hiểu tư duy phản biện là một phạm trù của tư duy, trong đó người tư duy huy động vốn tri thức, vốn kinh nghiệm, năng lực lập luận, năng lực biện bác,… để phân tích, suy xét, đánh giá nhằm chỉ ra những điểm ưu nhược điểm, tính khả dụng của vấn đề, đối tượng, sự vật… Nếu như suy nghĩ thông thường chỉ dừng ở mức độ tiếp nhận thông tin một cách bị động mà không chất vấn, nghi ngờ, không so sánh, đối chiếu, thì tư duy phản biện là quá trình chủ động tự đối chiếu, tự suy xét, tự nghi vấn, tự tìm ra những thông tin cần thiết đểxác lập niềm tin của mình Vì vậy, tư duy phản biện là mô hình tư duy có mục đích cải tiến chất lượng tư duy, giúp khai minh trí tuệ, nhằm đạt được sự minh định trong nhận thức.

Tư duy phản biện bao gồm: tư duy tự phản biện và tư duy phản biện ngoại cảnh Tư duy tự phản biện là việc tự mình phản biện lại những suy nghĩ, hành động của chính bản thân Vì v mình, còn tư duy phản biện ngoại cảnh là việc thu thập, tiếp nhận những thông tin ngoại cảnh từ nhiều chiều để phân tích, đánh giá về những sự vật, sự việc khác.

Để phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa khái niệm phản biện với phản bác và phê phán cần lưu ý đến hai điểm quan trọng trong nội hàm của tư duy phản biện, đó là:

Phản biện bao giờ cũng là sự xem xét, đánh giá vấn đề, sự việc, thông tin,… trên cả hai mặt (đúng/sai, phải/trái, tốt/xấu, hay/dở, tích cực/tiêu cực…).

Trang 10

Phản biện đòi hỏi phải xuất phát từ việc nhìn nhận, nghiên cứu, phân tích sự việc, đối tượng, thông tin,… dưới nhiều quan điểm, nhiều góc nhìn, nhiều xuất phát điểm khác nhau để có sự đối chứng nhằm rút ra những kết luận cuối cùng với độ chính xác, trung thực và tin cậy cao nhất.

Trong khi các ý kiến phê phán thường chỉ xuất phát từ một quan điểm, một góc nhìn nào đó thì phản biện luôn phân tích, đánh giá dựa trên tổng thể dữ liệu thu nhận từ nhiều phía để phân loại, sàng lọc, thay thế, bổ sung, so sánh với dữ liệu mới trước khi đi đến kết luận cuối cùng Bởi vậy, phản biện luôn bao hàm cách xem xét, đánh giá vấn đề mang tính toàn diện.

Trang 11

Cái mới lạ, cái hay, cái khác biệt, độc đáo, phi căn cứ; biết tôn trọng, mong muốn học hỏi…

Công kích, gièm pha,

Trang 12

không công nhận quan điểm của người khác; thương trong quan hệ; hiểu biết về sự việc không rõ ràng, không sáng tỏ hơn.

Bảng 1.1 Một số dấu hiệu phân biệt tư duy phản biện với phản bác, chê bai, phê phán

1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện

Trong một xã hội không ngừng biến đổi, những tri thức mới liên tục được sinh ra, những tri thức cũ liên tục được bổ sung và cải tiến, một cá nhân thiếu hụt tư duy phản biện sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu và bị xã hội tiến bộ bỏ xa.

Trang 13

Khi không có tư duy phản biện, chúng ta chỉ nhìn thấy được “bề ngoài”, phần “bề nổi” của sự vật Bằng con đường kiểm tra, phân tích, đặt câu hỏi, tìm lý lẽ và chứng cứ,… tư duy phản biện sẽ cho phép con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc phần “bên trong”, tức nhìn thấy bản chất của sự vật Từ đó, loại bỏ thói quen lặp lại, không suy nghĩ thấu đáo, loại bỏ những sai lầm để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình, để có những giải pháp, những quyết định đúng đắn, phù hợp và hiệu quả tác động lên đối tượng.

Nếu chỉ biết chấp nhận một cách máy móc những cái gọi là chân lý hiển nhiên, những từ ngữ quen thuộc và sáo mòn thì tư duy của mỗi người sẽ trở nên trì trệ, lười biếng và nghèo nàn, ít có khả năng suy xét toàn diện vấn đề Nguy hiểm hơn nó dễ dẫn người ta tới những hành vi thụ động và bản năng Tư duy phản biện giúp chúng ta vượt ra khỏi các khuôn mẫu có sẵn, thoát khỏi những thói quen truyền thống, những định kiến, những áp đặt trong suy nghĩ để có tâm thế sẵn sàng tìm tòi, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ cũng như phát hiện những giá trị mới từ những vấn đề cũ, phát huy óc sáng tạo khi xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, đa dạng trong cuộc sống, đặc biệt là trong thế giới không ngừng biến động và khó lường như hiện nay.

Tư duy phản biện giúp chúng ta biết lắng nghr, tôn trọng và thấu hiểu ý kiến người khác trước khi kết luận vấn đề, dám loại bỏ cái sai của mình và thừa nhận cái đúng của người khác, Không chỉ giúp loại bỏ những sai lầm để đạt tới sự hợp

Trang 14

lý, đúng đắn trong việc lựa chọn quyết định cũng như hành động, tư duy phản biện còn giúp con người suy nghĩ theo hướng tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, chán nản, mất lòng tin khi gặp thất bại Tư duy phản biện thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ.

1.3 Điều kiện để hình thành văn hóa phản biện

Để xây dựng một xã hội tranh luận, phản biện cần xây dựng và hình thành 2 yếu tố cơ bản, đó là: cơ chế thúc đẩy phản biện (yếu tố xã hội) và con người có năng lực phản biện (yếu tố con người).

Yếu tố xã hội: là môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của nhu cầu tranh luận, phản biện Tranh luận, phản biện là đòi hỏi khách quan mang tính tự thân của cuộc sống nhưng không tự nhiên sinh ra mà là sản phẩm của xã hội phát triển đến một trình độ nhất định Một xã hội trong đó hệ thống thể chế thật sự minh bạch, dân chủ, tiến bộ: một thể chế không chỉ có vai trò tạo cơ sở pháp lý mà còn kích thích, tạo động lực cho sự phản biện, tranh luận.

Yếu tố con người: Trình độ dân trí của cộng đồng là yếu tố nội tại cực kỳ quan trọng quyết định văn hóa phản biện có được hình thành trong xã hội đó hay không Xã hội phản biện không thể tồn tại nếu trong xã hội đó thiếu vắng con người có đủ năng lực phản biện và phần lớn điều đó tùy thuộc và vai trò của giáo dục Nền giáo dục phải tạo ra những cá nhân có đủ phẩm chất và năng lực, đặc biệt là năng

Trang 15

lực và trách nhiệm của tầng lớp trí thức để thực hiện chức năng tranh luận, phản biện, thức tỉnh và thúc đẩy xã hội tiến bộ.

1.4 Các đặc điểm của tư duy phản biện

Từ những nhận thức về tư duy phản biện, có thể nhận diện những đặc điểm cơ bản của tư duy phản biện, trong đó mỗi đặc điểm có thể được coi là một tiêu chuẩn, một đòi hỏi mà tư duy phản biện phải đáp ứng Các đặc điểm này cũng là những chỉ dấu để phân biệt và nhận diện tư duy phản biện Sự hội tụ, đan quyện hài hòa các đặc điểm này trong tư duy là thước đo đánh giá mức độ uyên thâm, sâu sắc về trình độ, nhận thức và vững vàng về năng lực tư duy phản biện của mỗi người.

Tính khách quan, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về sự vật, sự vật tránh bị ảnh hưởng bởi cái “tôi”, không được để cho ý chí, tình cảm, lợi ích, định kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc xem xét, đánh giá sự việc, tính khách quan của tư duy phản biện cũng đòi hỏi khi phán đoán, phân tích, thẩm định, đánh giá một vấn đề cần xuất phát và tôn trọng các dữ kiện, bằng chứng từ những nguồn thông tin chính xác, cập nhật và tin cậy, đi kèm với lập luận logic, không được áp đặt, thiên lệch, phiến diện, bảo thủ, cố chấp.

Tính khoa học và logic, là quá trình tư duy dựa trên minh chứng khoa học và luận lý khách quan Nó bao gồm việc tổng hợp, phân tích, và luận giải một cách khách quan, khoa học để thuyết phục và đánh giá vấn đề Quá trình này đòi hỏi

Trang 16

sự thấu hiểu rõ về đối tượng và không chấp nhận thái độ mơ hồ, hời hợt trong tư duy Tính khoa học và logic là yếu tố quan trọng và tiêu chí hàng đầu trong việc hình thành tư duy phản biện và là sức mạnh chứng minh và thuyết phục trước niềm tin và chân lý.

Tính toàn diện, Tính toàn diện trong tư duy phản biện đòi hỏi nhìn nhận và đánh giá sự việc từ nhiều mặt, khía cạnh và quan điểm khác nhau Đối tượng được xem trong mối liên hệ với các vấn đề và đối tượng khác để phân tích Giá trị của vấn đề phụ thuộc vào góc nhìn và chỗ đứng Để đưa ra quyết định chính xác, cần có tư duy đa diện và đa logic Để đạt tính toàn diện, cần xây dựng một bức tranh toàn cảnh, hoàn chỉnh và rõ nét về các chiều kích của sự việc.

Tính đối thoại trong tư duy phản biện cho phép các quan điểm khác nhau kết nối, tranh luận và tạo ra giải pháp cho vấn đề Đối thoại giúp vượt qua hạn chế trong nhận thức và mang lại những giải pháp hữu hiệu Đối thoại dựa trên sự chất vấn và tự chất vấn, cho phép các góc nhìn đối lập cùng tham gia, tranh luận và làm giàu tư duy Đối thoại yêu cầu sự lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, và phải tránh sự bảo thủ và cố chấp Nó cũng đòi hỏi sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của người khác dựa trên chân lý khách quan, và tự đặt câu hỏi và tranh luận với bản thân Tư duy phản biện trong đối thoại loại bỏ định kiến cá nhân, lắng nghe và nghiêm túc tiếp nhận quan điểm khác, và tự đối thoại để cải thiện mình.

Tính độc lập trong tư duy phản biện là một yếu tố quan trọng Đầu tiên, nó đòi hỏi sự độc lập giữa lý trí và cảm xúc

Trang 17

Tư duy phản biện chỉ có thể đạt được khi lý trí được tôn trọng và không bị cảm xúc chi phối Thứ hai, tính độc lập yêu cầu mỗi người phải xây dựng niềm tin của riêng mình và không phụ thuộc vào người khác Điều này đòi hỏi tự tìm hiểu, tự đặt câu hỏi, tự suy luận và tự đánh giá Độc lập không đồng nghĩa với cô lập, mà là khả năng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đúng đắn và khoa học từ người khác Cuối cùng, tính độc lập phải được thể hiện thông qua đối thoại, bởi đó là cách tốt nhất để kiểm chứng và đánh giá tính vững chắc của tư duy và lập luận của mỗi người Tuy nhiên, tính độc lập cần tuân thủ tính khoa học để tránh biến tướng thành thái độ cố chấp.

Tính nhạy bén trong tư duy phản biện là khả năng nắm bắt nhanh chóng, phát hiện và hiểu rõ những tình huống khác thường, yếu tố mới và yêu cầu mới Nó giúp tư duy thích ứng và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp Trong tranh luận và đối thoại, tính nhạy bén là khả năng nhận biết những điểm quan trọng, giả định và động cơ sâu xa trong quan điểm người khác, cũng như tạo ra lập luận và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện quan điểm của mình và thuyết phục người khác.

Tính linh hoạt trong tư duy phản biện là khả năng không bị giới hạn bởi một khuôn mẫu truyền thống Đó là khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, đặt câu hỏi gợi mở, khám phá sâu sắc và đưa ra các đối sách ưu việt Tư duy linh hoạt không chỉ đòi hỏi khả năng đánh giá vấn đề một cách không mòn mỏi, mà còn yêu cầu khả năng suy nghĩ

Trang 18

trước, xem xét nhiều giả thiết và phương án khác nhau để có cái nhìn toàn diện Nó cũng liên quan đến khả năng tư duy trừu tượng, tức là khả năng tưởng tượng và dự đoán tương lai, tư duy về tư duy và khả năng sáng tạo.

Tư duy linh hoạt phụ thuộc vào sự tích lũy kiến thức sâu sắc, khả năng phân tích và tổng hợp, cùng với trực giác nhạy bén Tư duy phản biện vượt ra khỏi tư duy thông thường và mang đến sự sắc sảo, sáng tạo và khác biệt.

1.5 Những phẩm chất cơ bản của người có tư duy phản biện

1.5.1 Tinh thần phản biện:

- Tôn trọng mọi ý kiến và không thành kiến với các ý kiến khác biệt.

- Không bảo thủ, giáo điều, và không bị chi phối bởi tình cảm, quyền lợi, thói quen.

- Sẵn sàng xem xét tất cả các ý kiến một cách thận trọng, nghiêm túc, khách quan, khiêm tốn và chính trực.

- Đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ - Luôn luôn cầu thị và cẩn thận lắng nghe ý tưởng của người khác.

- Dũng cảm thừa nhận sai lầm và sẵn sàng thay đổi quan điểm khi nhận thấy sai hoặc thiếu căn cứ tin cậy.

- Dám vượt khỏi khuôn khổ, ràng buộc của truyền thống và các định kiến có sẵn.

Trang 19

- Có ham muốn tìm tòi, khám phá trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và sử dụng các bằng chứng để chứng minh chân lý.

1.5.2 Năng lực phản biện:

- Có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá và xử lý thông tin một cách cẩn trọng, sâu sắc và thấu đáo.

- Có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách đa diện, không thiển cận, đơn giản.

- Sử dụng tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá thông tin và ý

- Có khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa thông qua đánh giá chính xác và tầm quan trọng của minh chứng và suy luận.

- Nhạy bén trong quan sát, phát hiện tình huống có vấn đề và nhận diện dấu hiệu đặc biệt.

- Có khả năng nhìn thấy và phân biệt những nét khác biệt trong sự tương đồng.

- Nhạy bén trong suy luận đểnhìn thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin, dữ kiện và không bị nhầm lẫn bởi dấu hiệu bề ngoài.

- Luôn xem xét vấn đề từ nhiều phương diện, tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau để hiểu được bản chất khách quan của sự việc.

Trang 20

- Sử dụng thành thạo hình thức, quy luật logic và phương pháp chứng minh.

- Có khả năng suy luận, lập luận dựa trên chứng cứ và lý lẽ - Có khả năng tranh luận, nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ.

- Trình bày rõ ràng, ngắn gọn và thuyết phục.

Chương 2: Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên gia định

2.1 Thực trạng tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam

Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong giáo dục đại học, giúp sinh viên phát triển khả năng suy luận, đánh giá và đưa ra quan điểm đúng đắn Tuy nhiên, thực trạng tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam hiện nay gặp phải nhiều thách thức và hạn chế Chúng ta sẽ phân tích và đánh giá thực trạng tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam.

Trang 21

Hiện nay Bộ Giáo Dục đã phát động đổi mới phương pháp giảng dạy toàn diện, ở nhiều cấp nhằm cho sinh viên, học sinh phát triển toàn diện, không chỉ kiến thức trên giảng đường mà còn cả kĩ năng sống.

Nhà trường đã chú trọng vào chất lượng giảng dạy, cở sở vật chất, nguồn tài liệu,…

Nhiều trường cũng đã chú trọng đến môn kĩ năng mềm, nhằm giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, phát triển tư duy.

Tuy nhiên, Kĩ năng mềm nói chung và Tư duy phản biện nói riêng của sinh viên Việt Nam, hiện tại khá yếu, nhiều sinh viên ít lập kế hoạch học tập, không tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến môn học, đa số chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động từ giảng viên, họ ít khi trao đổi với giảng viên, đặt câu hỏi liên quan đến bài học, số khác có tinh thân học nhưng chỉ học tập theo bài giảng và giáo trình Những thói quen thụ động này khiến sinh viên chỉ tiếp thụ kiến thức từ một chiều, không khơi gợi sự tò mò, dẫn đến tình trạng một lượng lớn sinh viên thiếu hụt kĩ năng này.

Nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên Việt Nam có những thói quen thụ động trên là do, thói quen học tập từ lúc còn là học sinh, môi trường 12 năm từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông là thầy cô dạy, nhiều học sinh học theo một cái rập khuôn, hay rụt rè, e ngại mỗi khí có thắc mắc với giáo viên, một học sinh giỏi chỉ cần giải quyết các bài tập mà thầy cô giao, và làm tốt bài thi, không nhất thiết là phải tư duy phản biện nhiều, điều này tạo thành thói quen cho cả suốt 12 năm

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan