Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mô thuẫn đối cực và sự chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC
KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Vân
Mã sinh viên:
Số thứ tự : 99
Lớp tín chỉ : TRI114.25
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Hà Nội, 12/2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG……… 2
I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH……… 2
1 Khái niệm ………2
1.1 Khái niệm Phép biện chứng………2
1.2 Khái niệm Phủ định biện chứng………
2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng………
2.1Tính khách quan ….…………
….………
2.2 Tính kế thừa
3 Quy luật phủ định của phủ định
II VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
1 Khái niệm Giá trị truyền thống
2 Xu hướng toàn cầu hoá ở Việt Nam hiện nay
3 Việc kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
3.1 Những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong việc vận dụng phép biện chứng về phủ định vào việc kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
3.2Vai trò của việc vận dụng phép biện chứng về phủ định vào việc kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống của dân tộc
3.3.Một số giải pháp cho quá trình kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu, khách quan với sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới Toàn cầu hoá đã và đang tạo điều kiện cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau để hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội Nói đến toàn cầu hoá, trong cuốn “ Chiếc Lexus và cây O liu”, Friedman nhận định: “ Toàn cầu hoá có thể tiếp sức vô hạn những cũng có thể chèn ép con người vô cùng Toàn cầu hoá có thể phân bổ các cơ hội nhưng cũng khiến tràn lan sự hoang mang Và Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong công cuộc phát triển đất nước trong thời
kì hội nhập Trong đó, việc kế thừa và sáng tạo những những giá trị truyền thống là một trong những vấn đề cấp bách ở mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập thế giới
Nói đến những giá trị truyền thống là nói đến những tinh hoa văn hoá kết tinh trong suốt hàng ngàn năm lịch sử của một quốc gia dân tộc Những giá trị truyền thống ấy không bất biến mà sẽ luôn thay đổi và phát triển Kế thừa và phát huy sáng tạo giá trị truyền thống đó chính là quá trình lưu giữ, bổ sung, phát triển những giá trị tích cực đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, những gì lạc hậu lỗ thời để tạo ra những giá trị mới phù hợp với bối cảnh hiện tại Sự ra đời của những giá trị mới mang trong mình những gì tích cực nhất của truyền thống dân tộc chính là những hạt nhân căn bản đóng góp cho sự phát triển đất nước ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới
Hiểu được tầm quan trọng của việc kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị truyền thống, chúng ta cần hiểu và nắm chắc phép biện chứng về phép phủ định của triết học Mac - Lênin trong việc kế thừa phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn để tài nghiên cứu “ Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.” Với đề tài nghiên cứu này, tôi muốn đi sâu tìm hiểu mối liên hệ giữa phép biện chứng về phủ định trong việc kế thừa phát triển những giá trị truyền thống, để từ đó đưa ra những góp phần thúc đẩy việc bảo tồn, hát huy những tinh hoa bản sắc dân tộc
Trang 4NỘI DUNG
I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH
1.Khái niệm
1.1 Khái niệm Phép biện chứng
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph Ăngghen định nghĩa: “ Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mô thuẫn đối cực
và sự chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ,- sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định, - phát triển theo hình thức “ xoáy trôn ốc ”, “ phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”
Khi giới thiệu về C Mác, V.L Lênin định nghĩa: “… phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” Khi bàn về các yếu tố các yếu tố của phép biện chứng, V.I Lênin đưa ra định nghĩa: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích
và một sự phát triển thêm” Trong văn cảnh khác liên quan đến quan điểm của Hegel
về phép biện chứng, V.I Lênin viết: “Theo nghĩa đen, phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đối tượng”, “phép biện chứng chính là
lý luận nhận thức (của Hêghen và) của chủ nghĩa Mác: đó là một “mặt” (không phải một “mặt” mà là thực chất)”
Biện chứng đã được chia làm 2 loại: biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan (phép biện chứng) Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Biện chứng chủ quan chính là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người,
là biện chứng của chính quá trình nhận thức, là biện chứng của tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người Do có sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic (biện chứng) trên cơ sở thống nhất tư duy và tồn
Trang 5tại, nên biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng
Giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có mối quan hệ thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo
xã hội Sự khác nhau giữa chúng được Ph Ăngghen chỉ ra: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là
tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối , của sự vận động thông qua những mặt đối lập , thông qua sự đấu tranh thường xuyên và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, ” Trong mối quan hệ này, biện chứng khách quan quy định biện chứng chủ quan, tức là bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại biện chứng như thế nào thì tư duy, nhận thức của con người về chúng cũng phải phản ánh đúng như thế ấy
Phương pháp biện chứng phản ánh “”tính biện chứng khách quan” của sự vận động, phát triển của thế giới Lý luận triết học theo nguyên tắc của phương pháp đó được gọi là “phép biện chứng” Phép biện chứng duy vật với hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó được khái quát sâu sắc từ hiện thực, từ thực tiễn nên nó có khả năng phản ánh chính xác nhất sự vật, hiện tượng, các liên hệ và tư duy Cùng với thời gian và nhu cầu giải quyết các vấn đề hiện thực, phép biện chứng có thể được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
1.2 Khái niệm Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới
ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng
cũ với sự vật, hiện tượng mới Phủ định biện chứng là tự phủ định , tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền”dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ
2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản: Phủ định biện chứng có tính khách quan ( sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra), tính kế thừa (loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới) Phủ định biện chứng còn có tính phổ biến ( diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy); tính đa dạng phong phú của phủ định biện chứng thể hiện ở nội dung, hình thức của nó
Trang 6Đặc điểm cơ bản của của phủ định biện chứng là sau một số (ít nhất là hai) lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo đường xoáy
ốc mà thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, trong đó giai đoạn sau vẫn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước Với đặc điểm này, phủ định biện chứng không chỉ khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ , mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượng mới; gắn sự vật, hiện tượng được khẳng định với sự vật hiện tượng bị phủ định Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển
2.1 Tính khách quan
Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong
sự vật Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định
ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật
2.2 Tính kế thừa
Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả của
sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ Cái mới ra đời không xoá bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định
Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật hiện tượng mới Giá trị của sự
kế thừa biện chứng chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa; do vậy, việc giữ lại yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn
Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừa siêu hình, là việc đối tượng giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước, không tự mình rũ
Trang 7bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu hết thời, không còn phù hợp, thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của chính nó, của đối tượng mới
Kế thừa biện chứng đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó Trong trường hợp này những yếu tố còn tỏ ra phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn cần phải chịu sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới đang tạo lập và những yếu tố mới mà đối tượng mới đang ra sức xây dựng, bổ xung, là nội dung của khâu trung gian, của cái trung giới (Hegel), của bước chuyển, của sự quá độ
từ cũ sang mới Trong cái trung giới chứa đựng cả những yếu tố cũ, lỗi thời đang dần mất đi, và những yếu tố mới đang xuất hiện, đang trưởng thành và sẽ dần được khẳng định
2 Quy luật phủ định của phủ định
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là quá trình liên tục thực hiện những bước phủ định kế tiếp nhau Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá huỷ cái cũ, mà còn là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức là kế thừa Trong quá trình phát triển, giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ và sự vật mới bao giờ cũng có mối liên hệ ràng buộc, tương tác qua lại, xâm nhập vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau và làm tiền đề của nhau Cái cũ, sự vật cũ khi mất đi không có nghĩa là mất đi hoàn toàn, mà trong nó vẫn được bảo tồn và giữ lại những yếu tố tích cực, những “hạt nhân hợp lý” để tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển tiếp theo Thực chất nó là mắt khâu trung gian liên hệ giữa cái cũ, sự vật cũ với cái mới, sự vật mới Ngược lại, cái mới, sự vật mới phát triển cao hơn không phải từ hư vô, trên mảnh đất trống không,
mà là kết quả phát triển hợp quy luật từ những gì hợp lý của cái cũ, sự vật cũ; là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa tất cả những yếu tố còn tích cực của cái cũ, sự vật cũ Diễn đạt tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải
sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự,
cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng,
-dĩ nhiên, phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó, - không, mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”[1]
“Phủ định của phủ định” với tư cách là một quy luật cơ bản của phép biện chứng lần đầu được trình bày trong cuốn “Khoa học Logic” của Ph Hê-ghen Các nhà kinh điển Mác - Lê-nin đã chỉ ra rằng, quy luật phủ định của phủ định là sự
Trang 8phỏng đoán thiên tài về nhịp điệu và hình thức của sự phát triển biện chứng của tự nhiên, xã hội và tư duy Tuy nhiên, quy luật này được xây dựng trên cơ sở duy tâm khách quan và theo công thức “ba đoạn” một cách máy móc với Chính đề phản đề -hợp đề V I Lê-nin đã nhận xét, “công thức ba đoạn ấy thể hiện tính chất nhân tạo,
sự điều hoà mâu thuẫn, tính cứng nhắc, là mặt bên ngoài nông cạn của triết học Hê-ghen” (2) C Mác và Ph Ăng-ghen đã tiếp thu cái hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Ph Hê-ghen và cải tạo một cách duy vật phép biện chứng đó, giải phóng phép biện chứng, trong đó có quy luật phủ định của phủ định khỏi hình thức thần bí
và tính chất cứng nhắc trong triết học của Ph Hê-ghen Đồng thời, khẳng định quy luật phủ định của phủ định là “một quy luật phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của
tư duy vô cùng phổ biến và chính vì vậy có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn” (3)
Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ ra khuynh hướng, con đường phát triển của các sự vật và hiện tượng Phủ định biện chứng là một quá trình khách quan,
tự thân, là quá trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái cũ Quá trình phủ định của phủ định tạo thành sự vận động và phát triển không ngừng, mang tính chu kỳ của thế giới khách quan Trải qua một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng dường như lặp lại những giai đoạn đã qua trên cơ sở mới, cao hơn Thông qua quy luật phủ định của phủ định, ta thấy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng không phải là một quá trình đồng nhất tuyệt đối, có thể tiến hết bước này đến bước khác theo bậc thang từ thấp đến cao liên tục, mà là một quá trình mâu thuẫn giữa cái khẳng định và phủ định, giữa cũ và mới Sự phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn, trong đó bao hàm cả những bước đi thụt lùi, quanh co Đây chính là nét đặc trưng cơ bản về tính biện chứng trong sự phát triển Ph Ăng-ghen đã khẳng định rằng, “phát triển là phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định - phát triển theo hình xoáy ốc” (4) Như vậy, phát triển không đi theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc” “Tính chất xoáy
ốc của sự phát triển không chỉ giả thiết phải có một hướng tiến bộ chung mà có cả sự vận động thụt lùi tạm thời, khả năng có những đường ngoằn ngoèo trong quá trình phát triển có sự kết hợp giữa tiến bộ và thoái bộ…” (5)
“ Đường xoáy ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy ốc Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển V.I Lênin khẳng định: “ Sự phát triển hình như
Trang 9diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“ phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng” (1) Như vậy, sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên
cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao
Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong của chúng quy định Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó; phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội dung đối lập của sự vật, hiện tượng đó Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời
do phủ định của phủ định) sẽ lại trở về sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào), nhưng về nội dung, không phải trở lại chúng giống y như cũ, mà chỉ dường như lặp lại chúng, bởi đã trên cơ sở cao hơn Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển vì chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến
sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại tạo ra điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo Mỗi lần phủ định biện chứng thực hiện xong sẽ mang thêm những yếu
tố tích cực mới; do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo
ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng Do có sự kế thừa nên phủ định biện chứng không phải phủ định sạch trơn, không loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có quỹ đạo tiến lên như đường xoáy ốc
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc
Trang 103 Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của
sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hoá, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó
là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi Trái lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận (V.I Lê nin)
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới
I.VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
1 Khái niệm Giá trị truyền thống
Giá trị là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Cho đến nay, có
nhiều định nghĩa khác nhau về giá trị Theo Từ điển Triết học (Liên Xô), giá trị nói
lên ý nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới xung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội Giá
trị, theo Từ điển Bách khoa Văn hoá học, là tính chất của một vật thể, một hiện tượng
xã hội nào đó, nhằm thoả mãn một nhu cầu, một mong muốn, một lợi ích của chủ thể
xã hội Khái niệm “giá trị” thể hiện ý nghĩa của một vật thể hoặc một hiện tượng thực tiễn nào đó đối với một người hoặc ý nghĩa lịch sử - xã hội của nó đối với một xã hội
Và giá trị truyền thống của một quốc gia là một trong những giá trị văn hoá tinh thần
to lớn của một quốc gia dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy