1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập triết học mác lênin đề bài vận dụng quan điểm toàn diện quan điểm lịch sử cụ thể trong cuộc sống và học tập của sinh viên

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 6,09 MB

Nội dung

Vận dụng quan điểm toàn diện trong cuộc sống của sinh viên: Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thời kì của các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ thế giới vận động theo chiều hướng tích

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi

MINH

KHOA GIAO DUC CHINH TRI

gR Sp

TP HO CHi MINH

BAI TAP

TRIET HOC MAC - LENIN

Ho va tén:

Mã số sinh viên:

Email:

Nhóm:

Trang 2

Dé bai: Van dung quan diém

toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể trong cuộc sống và học tập

của sinh viên

Bài làm:

I- Vận dụng quan điểm toàn diện trong cuộc sống và học tập của sinh viên:

1 Vận dụng quan điểm toàn diện trong cuộc sống của sinh viên:

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, thời kì của các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ thế giới vận động theo chiều hướng tích cực và hằng ngày luôn có vô vàn những sự việc, sự kiện diễn ra đưa đất nước của ta ngày càng lớn mạnh

Trang 3

Tuy nhiên muốn đất nước vững mạnh thì trong xã hội và quan trọng nhất là con người phải biết trau dồi từ những gì đơn giản nhất vì khi nếu coi thường hoặc chúng ta không nhìn một cách đúng đắn sẽ làm cho ta hiểu sai về bản chất của vấn đề, làm cho nó lệch khỏi sự thật

và hiểu sang một cách khác

Những điều dù đơn giản nhưng ta không biết cách hiểu đúng nó sẽ làm cho ngày càng tệ hơn đi

Quan điểm toàn diện giúp ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự

vật, hiện tượng nào đó, phải xem xét một cách toàn diện, mọi mặt

của một vấn đề để hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, không

nhìn bề ngoài mà phán xét hay kết luận

Cụ thể trong cuộc sống hằng ngày đó chính là vấn đề giao tiếp hằng

ngày Trong những trường hợp khác nhau ta sẽ có những cách cư xử,

Trang 4

ứng xử khác nhau và tùy vào tình huống mà ta biết mình đứng ở đâu, vị trí ra sao trong hoàn cảnh nào để có lối ứng xử cũng như suy nghĩ cho phù hợp

Chúng ta không nên vội kết luận hay đánh giá người khác chỉ qua những câu giao tiếp xã giao Vì một khi đã vội đánh giá không tốt về người khác thì trong suy nghĩ của ta họ chỉ là những người không tốt đẹp và luôn luôn tiêu cực với họ

vô A: Lonely Adult,

Hoặc ví dụ với những bạn vừa vào một môi trường mới, chúng ta dễ

dàng bắt gặp nhiều người bạn mới, rất dễ dàng để chúng ta ấn

tượng hay bị cuốn hút về ngoại hình, tính cách của các bạn khác, thường chúng ta sẽ kết bạn hay tiếp xúc với các bạn đó dựa trên những điều cơ bản như ngoại hình hay chỉ đơn giản là nói chuyện hợp với nhau Tuy nhiên ta chỉ dựa vào đó mà đánh giá cẩ một con

người thì đánh giá đó là hoàn toàn sai lầm, vì đó chỉ là cách đánh giá

phiến diện Tính cách và ngoại hình là hai mặt khác nhau nên ta không thể vội vàng kết luận được một người có ngoại hình tốt là có tính cách tốt được vì đó chỉ nhìn vào một mặt

Trang 5

Mà quá trình đánh giá người khác là một quá trình lâu dài và toàn diện bởi khi ta tiếp xúc về mọi mặt của họ và chỉ khi ta tiếp xúc đủ lâu thì ta sẽ thấy rõ được bản chất thật sự của họ

Việc áp dụng quan điểm toàn diện không những giúp ta nhìn nhận đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng xung quanh mà còn giúp

ta có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người

Vì thế, khi đánh giá một con người ta cần phải tiếp xúc với họ lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, hoàn cảnh khác nhau.Không để cái nhìn trực quan của mình đi ngược với quan

điểm toàn diện

2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong học tập của sinh viên:

Việc vận dụng quan điểm toàn diện trong học tập giúp sinh viên định hướng học tập sâu hơn và cao hơn để ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân

+Cụ thể là khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta đặt học tập vào các mối liên hệ khác nhau: cần học cái gì, học như nào, khi nào học,

áp dụng như nào, áp dụng vào đâu,

Trang 6

Từ đó ta xét các mặt của việc học một cách cụ thể, toan diện, phù

hợp với cả quá trình và từng thời điểm

Ví dụ như khi học môn Toán,có những kiến thức mà môn Toán không làm rõ mà chỉ khái quát vấn đề, trong khi các môn khác, điển hình

như Vật Lý lại làm rõ vấn đề đó thì ta phải tìm hiểu sâu sắc hơn và tiếp thu những ý kiến khác nhau để so sanh và hiểu sâu hơn

+Bên cạnh đó, học luôn đi đôi với hành, không chỉ tiếp xúc với kiến thức mà còn phải biết áp dụng nó vào thực tế để chung sống với vạn vật một cách trọn vẹn hơn Người ta vẫn dạy rằng “Trăm hay không

bằng tay quen”,

Trang 7

vì thế khi học mà ít thực hành sẽ không thể hiểu thấu đáo những

kiến thức hay kĩ năng dẫn đến nhiều khó khăn và gây chán nản Một ví dụ thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ thực tiễn, như việc định hương nghề nghiệp của các trường phổ thông đã khiến các bạn sinh viên tương lai không biết lựa chọn nhanh học nào trước mùa thi.Đa

số các bạn học sinh sử dụng kiến thức đã được học vào mỗi việc thi

đỗ đại học Ngoài ra, học tập và thực hành chưa đủ, sinh viên còn cần phải rèn luyện cả về phẩm chất và đạo đức Bác Hồ đã từng dạy:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

+Và là một công dân trẻ ta cũng cần phải rèn luyện thể chất để góp

phần tạo nên một xã hội lành mạnh

Vì vậy, là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, đang trong quá trinh phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách, cho nên sinh viên cần trau dồi bản thân mỗi ngày

để trở thanh con người mới của xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai

II- Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong cuộc sống và học tập của sinh viên:

1 Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể trong cuộc sống của sinh viên:

“_ Ví dụ: Khi chúng ta có một người bạn có tính cách không tốt, giao du, chơi với những người không tốt Khi đó chúng ta không thích chơi với bạn

Trang 8

Nhưng sau một thời gian, người bạn đó có sự thay đổi, không

có những mối quan hệ không lành mạnh nữa thì chúng ta cần

có một cái

nhìn khác, đối xử một các chuẩn mực hơn

Hay trước đây khi còn học ở bậc THCS, THPT, cuộc sống của chúng ta còn lệ

thuộc vào gia đình rất nhiều, được ba mẹ chăm lo về nhiều thứ Nhưng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, chúng ta sẽ phải sống xa nhà, rời xa sự chăm sóc của ba mẹ, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi bản thân, phải tự mình lo liệu nhiều thứ và rèn luyện tính tự lập cũng như hòa đồng để sống trong môi trường mới

Trang 9

Một ví dụ khác đó là việc giao tiếp trên nền tảng mạng xã hội - mạng internet:

Hiện nay, mạng xã hội là thứ được xem là gắn bó với học sing - sinh viên rất nhiều trong công việc học tập lẫn giao tiếp cuộc sống Nhưng việc giao tiếp, trao đổi thông tin trên mạng xã hội không giống như giao tiếp bên ngoai đời thật Trước khi có sự phổ biến của các hệ thống mạng xã hội - mạng internet, các học sinh - sinh viên giao tiếp nhau thông qua gặp mặt, thư từ, nhắn tin hay gọi điện qua điện thoại Còn khi cần tiếp thu các thông tin, kiến thức, học sinh - sinh viên tìm tòi qua sách báo, tivi, từ mọi người xung quanh Cho đến khi mạng xã hội, mạng internet xuất hiện cùng với các thiết bị điện tử thông minh, học sinh sinh viên đã có môi trường giao tiếp rộng hơn qua không

gian mạng Và nguồn thông tin tri thức kiến thức rộng lớn hơn

đã giúp học sinh - sinh viên tiếp cận với chúng một cách dễ dàng và chủ động hơn Mặc dù lượng thông tin kiến thức trên mạng xã hội - mạng internet là rất to lớn, nhưng không phải thông tin nào cũng đúng sự thật Có những nguồn thông tin hiện nay tràn lan trên mạng xã hội - mạng internet nhưng lại không có tính xác thực, có nhiều nguồn thông tin là sai sự thật

và mang yếu tố phản động, bạo động và có chủ đích chống phá nhà nước Do đó, học sinh - sinh viên cần phải có nhận

thức đúng đắn, trao dồi kĩ năng chọn lọc và tiếp thu đúng

thông tin, kiến thức để áp dụng vào đời sống thực tiễn

Ngoài ra học sinh - sinh viên cũng cần giao tiếp có văn hóa, ứng xử chuẩn mực trên mạng xã hội - mạng internet như khi

Trang 10

chúng ta giao tiếp ứng, ứng xử ngoài đời thật Và đặc biệt hon, chúng ta là sinh viên của trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố

Hồ Chí Minh thì việc giao tiếp, ứng xử là rất quan trọng trong nghề nghiệp tương lai của chúng ta

Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào việc học tập của sinh viên:

Ở bậc đại học, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, môi trường và điều kiện học, có nhiều thay đổi, yêu cầu ta

phải thay đổi theo để thích ứng với môi trường mới

Đầu tiên là tự học

Khi vào đại học, không còn việc “thầy đọc trò chép”, mà đòi hỏi sinh viên tự tìm kiếm và giải quyết vấn đề được đặt ra Từ đó quá trình nhận thức của sinh viên ngày càng phát triển và phát huy được khả năng sáng tạo, tìm tòi, và có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn

Hoặc là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, việc dạy - học trực tuyến đã trở nên phổ biến Việc học trực tuyến (online) giúp cho học sinh, sinh viên cũng như giáo viên

có thể làm việc từ xa, có thể linh hoạt trong việc học tập, dạy học cũng như đa dạng hóa các phương pháp học tập Học sinh, sinh viên khi có thể thích nghi được với điều này thì việc học online sẽ trở nên tiện lợi hơn Ngược lại, với các bạn không thể tiếp thu, lượng kiến thức được dạy trực tuyến sẽ bị hỏng, từ đó

Trang 11

dẫn đến hậu quả là không đạt được kết quả tốt vào những ki thi quan trọng

e Tiép theo ta phải biết khiêm tốn, học hỏi mọi người và luôn tìm

tòi hay có những thắc mắc để có thể nâng cao kiến thức cho

bản thân vì sự vật hiện tượng luôn phong phú, phổ biến

se _ Kế tiếp là hệ thống lại các kiến thức đã hoc

Mỗi học phần chứa một lượng kiến thức nhất định, và chúng có mối liên hệ với nhau Do đó sinh viên cần xác định được các tính chất đặc thù của mỗi phần để hệ thống lại chuỗi kiến thức một cách rõ ràng, chuẩn xác

se _ Việc giao lưu, tham gia câu lạc bộ và tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô cũng là điều cần thiết Trong môi trường đại học, thường xuyên làm việc nhóm giúp ta phát triển hơn trong

vấn đề học tập cũng như các kĩ năng mềm Và kết nối với thầy

Trang 12

cô là kết nối với tri thức, ta sẽ khắc phục được lỗ hỏng trong học tập và tình thầy trò khăng khít

Phân chia việc học một cách hợp lý

Ví dụ: là sinh viên năm nhất, chúng ta nên chú trọng vào học

tập, đến năm hai, năm ba trở đi, ta có thể phân bố thời gian để

học thêm các kĩ năng mềm

Ở mỗi thời điểm, chúng ta cần xem xét các vấn đề và đưa ra

hướng đi thích hợp với bản thân, giúp việc học ngày càng hiệu quả và năng suất hơn

Học đi đôi với hành Việc thực hành giúp ta cũng cố được kiến

thức.Ví dụ trong Triết học, có thể vận dụng những quan điểm

=

Py Ñ

>>

cũng như các quy luật và bản chất của các quy luật vào thực

tiễn để giải quyết các vấn đề trong xã hội , điều này giúp tư

duy, lối suy nghĩ của chúng ta ngày càng phát triển và đồng thời việc học tập, trau dồi kiến thức,kinh nghiệm là nền tảng để

mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống

Trang 13

Là một sinh viên việc vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể giúp

ta phát triển, hoàn thiện bản thân hơn, rèn luyện phẩm chất, học hỏi từ bạn bè và xã hội, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của

xã hội hiện nay, để xã hội tiếp tục phát triển trong tương lai

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w