1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trạm Y tế Mễ Trì - Trung tâm nội trú sinh viên ĐHQG với công tác chăm sóc sức khỏe sinh viên và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản với nữ sinh viên

6 1K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

- TRẠM Y TẾ ME TRI - TRUNG TAM NỘI TRÚ SINH VIÊN ĐHQG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH VIÊN VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SAN VOI NU SINH VIEN Nguyễn Thị Thuý Trung tâm noi tr

Trang 1

- TRẠM Y TẾ ME TRI - TRUNG TAM NỘI TRÚ SINH VIÊN ĐHQG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

SINH VIÊN VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

SINH SAN VOI NU SINH VIEN

Nguyễn Thị Thuý Trung tâm noi tru sinh vién, DHQG Ha Noi

Tháng 9 năm 1996 Trung tam noi tru sinh vien (TTNTSV) Dat hox«

Quốc gia Hà nội quyết định thành lập lại Trạm y tế trén co so Tram y tế của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ Chức năng nhiệm vụ được giao là

chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ và sinh viên của 2 trường Dại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên

Hiện nay tổng số cán bộ, nhân viên cua Tram 1a 10 người, trong

đó có 3 đồng chí có trình độ đại học và sau đại học (1 bác sỹ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Nội, 1 bác sỹ đa khoa, 1 được sy), 6 y ta va | nhân viên Địa bàn làm việc ở cả 3 khu vực ký túc xá Mễ Trì, Thượng

Đình và Cầu Giấy

Đội ngũ bác sỹ, y tá, phục vụ hầu hết là nữ chiếm 90% của tram, trong đó đội ngũ lãnh đạo Dáng, Chính quyền, Công đoàn đều là nữ

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tuy còn nhiều khó khăn song

đội ngỡ cán bộ của trạm đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc

sức khoẻ cho gần 3000 cán bộ và gần 13.000 sinh viên

I CONG TAC CHAM SOC SUC KHOE BAN ĐẦU CHO SINH VIÊN DAI HOC QUOC GIA HA NOI

Nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban Giám đốc TTNTSV

và sự ứng hộ giúp đỡ của hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Dai học Khoa học Xã hội & Nhân văn và các khoa trực thuộc Đại học Quốc

Trang 2

gia Hà Nội, tập thể cán bộ nữ trạm y tế đã có một số đổi mới trong công

tác chăm sóc sức khoẻ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

1 Công tác khám chữa bệnh ban đầu

- Nhiệm vụ trọng tâm của Trạm Y tế Mễ trì là khám chữa bệnh ban đầu cho toàn bộ sinh viên, kể cả sinh viên nội trú và sinh viên ngoại trú Với tỉnh thân thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hoà nhã với người bệnh, yêu ngành yêu nghề của cáccán bộ trạm và nhờ sự ủng hộ, phối

hợp công tác của các trường và các khoa trực thuộc nên số lượng các em

sinh viên tham gia mua bảo hiểm y tế ngày một gia tăng:

- Năm học 1998 - 1999 là 2000 sinh viên;

- Năm 1999 - 2000 tăng lên 2400 sinh viên;

- Năm 2000 - 2001 là 3000 sinh viên

- Việc tổ chức khám sức khoẻ cho 100% sinh viên mới nhập trường đã giúp cho các trường, các khoa có quyết định cho một số em

mới vào được chuyển khoa cho phù hợp với sức khỏe, phát hiện sớm một số bệnh và có hướng điều trị kịp thời Những năm gần đây, Trạm đã

khám sức khoẻ cho toàn bộ số sinh viên tốt nghiệp ra trường

- Hàng ngày Trạm đều có 1 nữ bác sỹ chuyên khoa cấp I chuyên ngành nội thường trực để khám và điều trị cho sinh viên Trường hợp cấp cứu, Trạm đã xử lý ban đầu kịp thời đúng hướng, trường hợp bệnh nặng được chuyển kịp thời lên tuyến trên Trong năm qua không có

trường hợp nào sai sót về chuyên môn tại cơ sở y tế ban đầu, tạo được

nguồn tin yêu của người bệnh đối với cán bộ nữ y tế

- Công tác dược: Trạm đã có quy định quản lý chặt chẽ thuốc,

hàng tháng kiểm kê và kiểm tra thuốc bảo đảm được chất lượng thuốc, luôn chú ý hạn dùng, chuẩn bị đủ thuốc phòng khi có dịch bệnh xảy ra

cho sinh viên

2 Công tác phòng bệnh

Với phương châm: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", đến nay trạm y

tế Mễ Trì coi công tác này là công tác chính tại tuyến y tế cơ sở Trước đây nếu việc kiểm tra chỗ ăn, ở của sinh viên chưa được chú ý đúng mức thì trong năm qua, công tác này được đặc biệt coi trọng

Trang 3

Hàng tuân, Trạm cử một nữ cán bộ y tế đi kiểm tra vệ sinh phòng

ở của sinh viên và y tế học đường, ngoại cảnh của khu vực ký túc xá Mễ Trì và Thượng Đình Trạm thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em sinh

viên đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định về ở nội trú,

trực tiếp tham gia vệ sinh cùng sinh viên vào những ngày phát động

phong trào "xanh, sạch, đẹp" của trung tâm và các đoàn thể phát động

trong ký túc xá, những hoạt động tình nguyện trong ngày thứ 7 hàng

tuần để làm sạch môi trường

Đặc biệt Trạm đã kết hợp với Viện vệ sinh phòng dịch Thành

phố, Viện dinh dưỡng học để kiểm tra vệ sinh và khẩu phần ăn của sinh viên, mua hoá chất để xét nghiệm các bếp ăn phục vụ sinh viên có đảm

bảo vệ sinh khi rửa bát đũa, xét nghiệm và khám sức khoẻ người bán hàng định kỳ xem có đủ điều kiện sức khoẻ để bán hàng không, lấy mẫu thức ăn xét nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thực hiện tại khu vực ký túc xá và nơi học tập, làm việc của cán bộ, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Hướng dẫn người bán hàng lấy mẫu thức ăn để lưu lại

hàng ngày phòng khi có dịch bệnh xảy ra để xét nghiệm mẫu thức ăn tìm nguyên nhân gây bệnh

Chuẩn bị cơ số thuốc và hoá chất cần thiết để khi có dịch kịp thời đập tắt ở 3 cơ sở

- Ngoài ra Trạm lập kế hoạch tổ chức các đợt phun thuốc muỗi, thả

cá diệt bọ gậy, diệt chuột, diệt ruồi tại ký túc xá Mễ Trì và Thượng

Đình

- Chính vì có sự cố gắng chủ động trong công việc của cán bộ nữ

trạm y tế và sự giúp đỡ của 2 trường và trung tâm mà trong năm qua

không có vụ dịch bệnh gì xảy ra

I CONG TAC CHAM SOC SỨC KHOẺ SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ SINH

VIÊN

1 Nhận định chung về tình trạng sức khoẻ sinh sản trong sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Tình trạng nạo, phá thai của nữ sinh viên trên địa bàn Hà Nội thật đáng lo ngại Theo Trần Thị Minh Thi (Viện Xã hội học), trung bình mỗi

Trang 4

năm Hà Nội có khoảng 1.400.000 ca nạo, hút thai trong đó 30% là nhưng

học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường Đây là một vấn đề rất

đáng quan tâm

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo, hút thai:

- Trước hết là sinh viên thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản, các

em đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện về sinh lý Vì vậy việc có thai rất dễ xảy ra nếu không có các biện pháp phòng tránh Do không

hiểu biết về sinh lý sinh sản nên các em không biết các phương pháp

phòng tránh thai

Theo RAFH (Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình), qua thăm dò

1.464 học sinh phổ thông trung học cấp III, Cao dang va Dai hoc tai

Thanh phố Hồ Chí Minh về thời điểm phụ nữ dễ có thai thì chỉ có 42%

trả lời đúng, còn lại không biết hoặc không rõ Sự thiếu hụt kiến thức

trên là do chưa được giảng dạy, cả thày và trò đều ngại khi nói về sinh lý

sinh sản và giới tính Mặt khác, có người quan niệm là giáo dục giới tính

cho trẻ vị thành niên chính là "nối giáo cho giặc" dẫn tới hậu quả kém hiểu biết ngay cả chức năng sinh lý của chính bản thân mình

- Do thiếu kiến thức về phòng tránh thai, theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Hà Nội chỉ có 65,8% thanh thiếu niên có nghe nói hoặc hiểu biết về các biện pháp tránh thai

- Do lẫn lộn tình yêu, tình bạn, quan niệm sai về tình yêu chân chính, nhiều bạn nữ sinh tưởng chỉ khi trao thân cho bạn trai mới thật sự

biểu lộ "tình yêu" hết mình đối với bạn trai hoặc nhiều khi cả nể mà

chiều theo đòi hỏi của bạn khác giới

- Do thiếu giáo dục và quản lý của gia đình, thiếu sự uốn nắn, hướng dẫn giúp các em quan niệm một cách đúng đắn về tình yêu, tình bạn và tiếp thu một cách chọn lọc các thông tin có liên quan đến giới tính và sinh sản

- Trong cơ chế thị trường, sự thâm nhập của các văn hóa phẩm không lành mạnh đã góp phần tăng tỉ lệ mang thai không mong muốn ở

nu sinh viên

- Cũng có một các em do không được sống ở tại ký túc xá, thiếu sự

quản lý của nhà trường nên không có điều kiện tham dự các hoạt động

Trang 5

cộng đồng tuyên truyền về các nội dung này, không được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao văn hoá do các trường, Doàn TNCS

- Hồ Chí Minh và các hoạt động được tổ chức tại các ký túc xá

- Chưa có những trung tâm tư vấn về sức khoẻ sinh sản và tiền hôn

nhân để giúp cho sinh viên hiểu rõ về tác hại và nhận thức đúng đăn vẻ việc có thai và sinh con

2 Các biện pháp hỗ trợ của Trạm nhằm khắc phục tình trạng trên

trong các ký túc xá

Cán bộ nữ ở Trung tâm đặc biệt quan tâm tới đội ngù nữ sinh

trong các ký túc xá Ban nữ công của Trung tâm đã động viên tuyên

truyền cho các em nữ sinh đi dự các buổi giao lưu với các chủ đề về sức

khoẻ sinh sản do Trung tâm nghiên cứu phụ nữ Đại học Quốc gia Hà nội

và chuyên mục "Ngôi nhà tuổi trẻ" của Trung ương Đoàn TNCS có trụ sở

đóng tại Quận Thanh Xuân về giao lưu, nói chuyện, phổ biến kiến thức

về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên Các buổi giao lưu đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên và đã đem lại các hiệu quả

thiết thực, cụ thể Sinh viên nội trú ở hai ký túc xá đã có nếp sống lành mạnh, Trạm Y tế chưa phải xử lý các tình trạng phức tạp trong đời sống

nữ sinh Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục này sẽ được tiếp tục trong năm học mới

Để có thể làm tốt hơn mảng công tác này, Trạm Y tế xin đề xuất

một số giải pháp:

-_ Đại học Quốc gia Hà Nội cần tiếp tục quan tâm đến việc xây

dựng các ký túc xá để các em sinh viên trong Đại học Quốc gia/Hà Nội đều được ở nội trú Cần đầu tư có chiểu sâu về cơ sở vật chất cho các hoạt động trong lĩnh vực thể thao - văn hoá

- Cần có nguồn kinh phí cho hoạt động y tế rõ ràng cho mỗi sinh

viên, mỗi cán bộ của Đại học Quốc gia

- Cần bổ sung nhân lực, trang thiết bị cho trạm y tế

- Nhà trường và các đoàn thể, trung tâm nên chủ động có kế hoạch giáo dục tình dục, giáo dục giới tính cho sinh viên

- Nên thành lập Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản và tiền hôn nhân của Đại học Quốc gia Hà Nội; tổ chức các buổi giao lưu để các em

Trang 6

phân biệt rõ tình yêu, tình bạn lành mạnh, hậu quả của việc có thai và sinh con ở tuổi thanh thiếu niên Hiện nay mới chỉ có Trung tâm nội trú sinh viên và Trung tâm nghiên cứu phụ nữ đã quan tâm một phần đến

các em sinh viên về sức khoẻ sinh sản

Những vấn đề đã nêu ở trên mặc dù chúng tôi không có đề tài

nghiên cứu rõ rệt, song những việc chúng tôi đã làm và quan tâm hoàn

toàn mang tính khoa học Vì vậy tôi mạnh dạn nêu ra trước hội nghị này

với hy vọng các cấp, các ngành, các đoàn thể, các trung tâm, các nhà khoa học hãy tập trung nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn nữa đến các

em sinh viên, đặc biệt là nữ sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội từ

các tỉnh lẻ về thủ đô Hà Nội học tập

Ngày đăng: 12/03/2015, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w