1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1

71 4K 81
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 855 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

-Phần I: Cơ sở lý luận về xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp 7

I.1 Khái niệm về tiền lương và vai trò của tiền lương: 7

I.1.1 Khái niệm và bản chất tiền lương 7

I.1.2 Vai trò của tiền lương 7

I.2 Khái niệm và các yếu tố của thang lương, bảng lương: 10

I.2.1 Khái niệm: 10

I.2.2 Các yếu tố của Thang lương, bảng lương 10

I.3 Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương: 11

I.3.1 Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương: 11

-I.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương 12

I.3.2.1 Các yếu tố bên ngoài 12

I.3.2.2 Các yếu tố bên trong 13

I.3.2.3 Các yếu tố khác 14

I.3.3 Yêu cầu của hệ thống thang, bảng lương: 14

I.3.4 Quy trình xây dựng thang lương, bảng lương: 14

I.3.2.1 Xác định chức danh công việc 15

I.3.2.2 Đánh giá công việc 15

I.3.2.3 Xác định ngạch lương: 19

I.3.2.4 Thiết lập thang, bảng lương cho từng ngạch: 19

I.4 Vai trò của thang , bảng lương: 20

-Phần II : Thực trạng thang, bảng lương của Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I 21

II.1 Khái quát về Công ty và Trung tâm Nội Thất học đường: 21

Trang 2

II.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I: 21

II.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 21

II.1.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy 22

II.1.2 Trung tâm Nội thất học đường: 24

II.1.2.1 Khái quát về Trung tâm Nội thất học đường: 24

-II.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của trung tâm Nội thất học đường: 25

-II.1.3 Thực trạng Thang, bảng lương đang áp dụng tại Trung tâm Nội thất học đường 27

-II.1.3.1 Thang, bảng lương đang áp dụng tại trung tâm Nội thất học đường 27

-II.1.3.2 Sự cần thiết phải xây dựng thang, bảng lương mới cho trung tâm Nội thất học đường 30

-Phần III: Kiến nghị trình tự xây dựng thang, bảng lương mới cho Trung tâm Nội thất học đường 32

-III.1 Hoàn thiện thang, bảng lương tại trung tâm NộI thất học đường 32

III.1.1 Xác định chức danh công việc 32

III.1.2 Đánh giá giá trị công việc: 36

III.1.3 Xác định ngạch lương: 52

III.1.4 Thiết lập thang, bảng lương 54

III.2 Một số kiến nghị khác: 60

III.3 Tổ chức thực hiện : 61

KẾT LUẬN 62

Trang 3

-Danh sách các bảng biểu

Bảng II.1:Hệ số lương áp dụng cho Giám đốc trung tâm 28

-Bảng II.2:Hệ số lương áp dụng cho chuyên viên quản lý sản xuất, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, quản lý phân xưởng 28

Bảng II.3:Hệ số lương áp dụng cho nhân viên văn thư, thủ kho 29

Bảng II.4:Hệ số lương áp dụng cho công nhân thợ Mộc 29

Bảng II.5:Hệ số lương áp dụng cho công nhân cơ khí 29

Bảng II.6:Hệ số lương áp dụng cho lái xe 30

-Bảng III.1:-Bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm33 -Bảng III.2:Nhóm yếu tố đánh giá công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp 37

-Bảng III.3:Nhóm yếu tố đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động trực tiếp sản xuất 38

Bảng III.4:Yêu cầu về trình độ đào tạo 39

Bảng III.5: Yêu cầu về kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác 40

Bảng III.6:Khả năng ra quyết định 40

Bảng III.7:Kỹ xảo nghề nghiệp 41

Bảng III.8:Kỹ năng quản lý 42

Bảng III.9:Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc 43

Bảng III.10:Trách nhiệm đối với các quyết định 43

Bảng III.11:Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động 44

Bảng III.12:Sức lực cơ bắp 45

Bảng III.13:Mức độ tập trung trong công việc 46

Bảng III.14:Phương tiện làm việc 46

Bảng III.15:Môi trường làm việc 47

Trang 4

Bảng III.16:Bảng đánh giá vị trí kế toán tổng hợp 48

Bảng III.18:Tiêu chí xác định ngạch lương của lao động gián tiếp 52

Bảng III.19:Các ngạch lương của lao động gián tiếp 53

-Bảng III.20:Hệ số lương bậc I của các ngạch lương của bảng lương lao động gián tiếp 55

-Bảng III.21:Hệ số lương bậc I của thang lương công nhân trực tiếp sản xuất 55

Bảng III.22:Mức lương tối thiểu và tối đa của mỗi ngạch lương 55

-Bảng III.23:Mức lương tối thiểu và tối đa của thang lương công nhân sản xuất 56

Bảng III.24:Bội số lương của các ngạch lương 56

Bảng III.25:Bội số lương của các thang lương 56

Bảng III.26:Số bậc lương của các ngạch lương 57

Bảng III.27:Số bậc lương của các thang lương 57

Bảng III.28:Hệ số lương áp dụng cho lao động gián tiếp 57

Bảng III.29:Hệ số lương áp dụng cho công nhân sản xuất 58

Bảng III.30:Bảng lương lao động gián tiếp 59

-Bảng III.31: Thang lương công nhân sản xuất ……… - 59

Trang 5

-LỜI MỞ ĐẦU

Tiền lương là một vấn đề mà cả người lao động lẫn người sử dụng đềurất quan tâm Bất cứ một người lao động khi làm việc trong một doanhnghiệp cũng mong muốn mình có một mức lương cao, ngược lại đối vớingười sử dụng lao động tiền lương lại là một phần chi phí rất lớn trong tổngchi phí sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm

và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, hầu hết cácdoanh nghiệp muốn giảm chi phí này, tuy nhiên nếu tiền lương mà doanhnghiệp trả cho người lao động thấp hơn sự đóng góp của họ cho tổ chức thì

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý làm việc của người lao động và cũng gâyảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy doanhnghiệp cần xây dựng cho mình một cách trả lương hợp lý Điều đó cũng cónghĩa là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những thang, bảng lươngphù hợp với doanh nghiệp để làm căn cứ trả lương cho người lao động.Nhưng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chưa có thang, bảng lương.Đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá, họ gặp rấtnhiều khó khăn trong việc xây dựng thang, bảng lương riêng cho doanhnghiệp mình, Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I cũng là một doanhnghiệp mới cổ phần và cũng đang trong thời gian xây dựng thang, bảnglương riêng cho doanh nghiệp Sau khi tham khảo ý kiến cô giáo hướngdẫn và bác phó trưởng phòng Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I, em đã

lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội Thất

Học Đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I” Hy vọng

qua chuyên đề này em sẽ đưa ra được cách xây dựng thang, bảng lươnghợp lý cho trung tâm Nội Thất Học Đường và trên cơ sở đó có thể áp dụng

để xây dựng thang, bảng lương cho toàn Công ty

Chuyên đề gồm 3 phần:

Trang 6

Phần I: Cơ sở lý luận về xây dựng thang lương, bảng lương trongdoanh nghiệp.

Phần II: Thực trạng thang, bảng lương của Trung tâm Nội thất họcđường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I

Phần III: Kiến nghị trình tự xây dựng thang, bảng lương mới choTrung tâm Nội thất học đường

Trang 7

Phần I: Cơ sở lý luận về xây dựng thang lương, bảng

lương trong doanh nghiệp

I.1 Khái niệm về tiền lương và vai trò của tiền lương:

I.1.1 Khái niệm và bản chất tiền lương

“ Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sửdụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau mộtthời gian lao động”1

Đây là cách hiểu đơn giản về tiền lương, tức là khi một người laođộng hoàn thành một công việc hoặc sau một thời gian làm việc cho người

sử dụng lao động, sẽ nhận được một lượng tiền từ người sử dụng lao động,lượng tiền cao hay này phụ thuộc vào công việc, vào thời gian làm việc củangười lao động

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự hoạt động của thị trườnglao động thì sức lao động được coi là hàng hoá Người lao động là ngườibán hàng hoá sức lao động còn người sử dụng lao động là người mua hànghoá sức lao động do vậy người sử dụng lao động phải trả một khoản tiềncho người lao động để được sử dụng sức lao động của họ Vì vậy tiềnlương được hiểu là giá cả sức lao động

Tiền lương của người lao động hình thành trên cơ sở thoả thuận giữangười lao động và người sử dụng lao động và được trả theo kết quả thựchiện công việc

I.1.2 Vai trò của tiền lương

 Đối với người lao động

Đối với người lao động, tiền lương rất quan trọng và ảnh hưởng rấtlớn tới cuộc sống của họ bởi nó là một phần cơ bản trong thu nhập củangười lao động, giúp họ trang trải các chi phí cho cuộc sống sinh hoạt hàng

Trang 8

ngày, nuôi sống bản thân cũng như gia đình Mức sống của người lao độngphụ thuộc chủ yếu vào tiền lương của họ

Tiền lương mà mỗi người lao động nhận được lại phụ thuộc vào sựđóng góp của họ cho tổ chức chính vì vậy tiền lương phản ánh giá trị củangười lao động trong doanh nghiệp, họ nhận được tiền lương cao chứng tỏ

họ có đóng góp lớn cho doanh nghiệp và được doanh nghiệp ghi nhận.Tiền lương còn phản ánh địa vị của người lao động trong gia đình,trong sự tương quan với bạn bè, đồng nghiệp, và xã hội Một người có tiềnlương cao thường là có tiếng nói và có quyền quyết định nhiều hơn tronggia đình của họ, và cho thấy họ có địa vị trong xã hội

Tiền lương mà người lao động nhận được từ tổ chức còn ảnh hưởngđến tâm lý của người lao động Nều tiền lương được trả công bằng, hợp lýphản ánh được sự đóng góp của người lao động với tổ chức thì người laođộng sẽ cảm thấy thoái mái, họ sẽ yên tâm làm việc vì biết rằng đóng gópcủa họ sẽ được tổ chức ghi nhận vì vậy mà kết quả làm việc của người laođộng cũng tốt hơn

Như đã nói ở trên tiền lương là một phần thu nhập của người lao động,tiền lương nhận được phản ánh sự đóng góp cũng như giá trị của người laođộng trong tổ chức chính vì vậy tiền lương là động lực để người lao độngphấn đấu học tập nâng cao giá trị của mình đối với tổ chức để có thể kiếmđược tiền lương cao hơn

 Đối với tổ chức

Đối với tổ chức tiền lương là một phần quan trọng trong chí phí sảnxuất, nếu tiền lương tăng sẽ ảnh hưởng tới chí phí, giá cả và khả năng cạnhtranh của sản phẩm vì vậy doanh nghiệp luôn kiểm soát chặt chẽ tiền lươngnhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tuy nhiên tiền lương đối với các tổ chức lại là công cụ để duy trì, giữgìn và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với côngviệc của tổ chức Tổ chức có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để

Trang 9

khuyến khích người lao động làm việc, tạo động lực cho người lao độngkhi đó thì người lao động làm việc sẽ hiệu quả hơn, năng suất lao độngnâng cao hơn từ đó lại tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và làm chogiá thành sản phẩm giảm xuống, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nânglên, do vậy tổ chức cần tính toán để sử dụng có hiệu quả công cụ này,không những tiết kiệm được chi phí mà còn tạo động lực để người lao cốgắng hoàn thành tốt công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngoài ra tiền lương mà tổ chức trả cho người lao động còn giúp ngườilao động chi trả các khoản tiêu dùng hàng ngày trong đó có khoản chi phínhằm khôi phục lại sức lao động ( tái sản xuất sức lao động), khi đó ngườilao động mới có đủ sức khoẻ để tiếp tục cống hiến cho tổ chức Chính vìvậy mà đòi hỏi tổ chức phải trả lương cho người lao động một cách hợp lý

để họ có điều kiện cống hiến cho doanh nghiệp điều đó sẽ giúp doanhnghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối với xã hội

Tiền lương cũng ảnh hưởng lớn đến các mặt của xã hội Khi tiềnlương của người lao động tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng và tiêu thụhàng hoá, dịch vụ, tăng sức mua trên thị trường và từ đó thúc đẩy sản xuấtphát triển làm cho nền kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển Mặt khác việctăng tiền lương có thể làm cho giá cả tăng lên, lại làm cho mức sống củanhững lao động có thu nhập thấp bị giảm sút Tiền lương của người laođộng tăng lên còn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và điều đó cũngcho thấy xã hội phát triển

Tiền lương của người lao động đóng góp một phần trong thu nhậpquốc dân thông qua thuế thu nhập vì vậy tiền lương tăng sẽ làm tăng thunhập quốc dân, ngân sách của Nhà nước cũng tăng lên, khi đó Chính phủ

có điều kiện để điều tiết các mặt xã hội làm cho xã hội sẽ ngày càng pháttriển, văn minh tiến bộ hơn

Trang 10

I.2 Khái niệm và các yếu tố của thang lương, bảng lương:

I.2.1 Khái niệm:

“Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa

những người công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giốngnhau, theo trình độ lành nghề của họ”2

Thang lương áp dụng để trả lương cho công nhân sản xuất, đối với

những người làm cùng một nghề hoặc cùng một nhóm nghề (tức là làmnhững công việc có tính chất, đặc điểm và nội dung giống nhau) thì sẽ cóchung một thang lương, một thang lương bao gồm một số bậc lương, vàcác hệ số lương tương ứng với từng bậc lương đó

Đối với lao động gián tiếp do đặc điểm của lao động sử dụng trí óc dovậy khó xác định được mức độ phức tạp của công việc và bố trí lao độngtheo cương vị, trách nhiệm nên không gọi là thang lương mà gọi là bảnglương Bảng lương cũng bao gồm một số hệ số lương được thiết lập chomột số chức danh cụ thể

Hệ thống thang, bảng lương trong doanh nghiệp bao gồm:

- Hệ thống thang, bảng lương của công nhân

- Hệ thống bảng lương lao động chuyên môn nghiệp vụ trong doanhnghiệp

- Hệ thống bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiêp

I.2.2 Các yếu tố của Thang lương, bảng lương

Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và

được xếp từ thấp đến cao bậc cao nhất có thể là bậc 4, bậc 6 … tuỳ thuộcvào thang lương cụ thể của từng doanh nghiệp

Bội số của thang lương là sự gấp bội giữa mức lương cao nhất và

mức lương thấp nhất của ngạch lương

2 TS.Mai Quốc Chánh & TS Trần Xuân Cầu, Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Lao Động - 2000

Trang 11

Hệ số lương là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó

được trả lương cao hơn người lao người lao động làm việc ở công việcđược xếp vào mức lương tối thiểu là bao nhiêu lần

“Nghạch lương là một nhóm các công việc dọc theo hệ thống thứ bậc

về giá trị của các công việc và được trả cùng một mức tiền công.” 3

Mức lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao

động ở từng bậc của thang lương trong một đơn vị thời gian

I.3 Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương:

I.3.1 Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương:

Khi xây dựng thang, bảng lương cần tuân thủ các nguyên tắc sau(được quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31tháng 12 năm 2002 của Chính phủ)

- Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, laođộng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất,kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo

- Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất củangười lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ caonhất so với người có trình độ thấp nhất

- Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào trình độ phức tạpquản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi Khoảng cách của bậc lương liền kề phảiđảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ,các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm

- Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mứclương tối thiểu do Nhà nước quy định Mức lương của nghề hoặc công việcđộc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lươngcủa nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường

Theo thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể như sau:

3 ThS Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân , Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB: 2004

Trang 12

LĐ-XH Khoảng cách của các bậc lương phải đảm bảo khuyến khích ngườilao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích luỹ kinh nghiệm,phát triển các tài năng Chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhấtbằng 5%.

- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối vớilao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7%

so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệtđộc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề,công việc có điều kiện lao động bình thường

I.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

I.3.2.1 Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất là các quy định của pháp luật về tiền lương, trong đó có quy

định về tiền lương tối thiểu và các quy định khác liên quan đến tiền lương

mà doanh nghiệp cần tuân thủ

Thứ hai là chi phí sinh hoạt và sự biến động về giá cả thị trường Nếu

giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế của người lao động giảm, khả năngthanh toán cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng giảm, điều nàyảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động, ảnh hưởng tới quá trìnhtái sản xuất sức lao động, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả làm việccủa người lao động và sẽ làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bị suy giảm Chính vì vậy doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống trảlương cho người lao động cần tính đến sự biến động của giá cả trên thịtrường để đảm bảo tiền lương mà người lao nhận được sẽ giúp họ trang trảicho cuộc sống hàng ngày

Thứ ba là mức tiền lương thực tế của từng loại lao động trên thị

trường Yếu tố này ảnh hưởng đến mức lương mà doanh nghiệp xác định sẽtrả cho người lao động, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức lương cao hơn

Trang 13

hoặc thấp hơn mức lương thực tế trên thị trường tuỳ thuộc vào quan điểmtrả lương của doanh nghiệp tuy nhiên nếu mức lương thích hợp với thịtrường sẽ đảm bảo được khả năng cạnh tranh trong việc tuyển chọn nguồnnhân lực cho doanh nghiệp.

I.3.2.2 Các yếu tố bên trong

Thứ nhất là mức độ phức tạp của công việc ảnh hưởng đến việc xác

định bội số và số bậc của thang, bảng lương Đây là yếu tố rất quan trọngtrong việc xác định bội số lương và số bậc trong thang lương, nó là cơ sở

để xác định hệ số lương, nếu yếu tố này không được tính toán cẩn thận thì

sẽ ảnh hưởng đển mức lương mà người lao động nhận được, sẽ tạo ra sựbất hợp lý trong việc trả lương cho người lao động, tức là thang, bảnglương xây dựng sẽ không hiệu quả Một thang, bảng lương thì phải phảnánh được những công việc có giá trị khác nhau thì được trả những mứclương khác nhau, công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi người thực hiệnphải có trình độ cao thì mức lương trả cho người thực hiện công việc đóphải cao

Thứ hai là tính chất, đặc điểm, nội dung quy trình công nghệ sẽ ảnh

hưởng đến số lượng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp Nếu tínhchất, đặc điểm, nội dung quy trình công nghệ khác nhau thì sẽ phải xâydựng nhiều thang, bảng lương khác nhau, ngược lại nếu quy trình côngnghệ đồng nhất, đặc điểm, tinh chất công việc tương đối giống nhau thì sốlượng thang, bảng lương phải xây dựng sẽ ít hơn

Thứ ba là khả năng tài chính của doanh nghiệp Khi xây dựng thang

lương, bảng lương cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, xem xétdoanh nghiệp có thể trả lương cho người lao động ở mức độ nào để xâydựng thang, bảng lương cho hợp lý, tránh trường hợp thang, bảng lươngđược xây dựng xong mà doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính để chitrả cho người lao động thì thang lương, bảng lương cũng không thể áp dụng

và cũng không có giá trị gì cả

Trang 14

Thứ tư là quy mô, năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, năng lực hoạt động mạnh, hiệu quả sảnxuất kinh doanh cao thì có xu hướng trả mức lương cao nhằm thu hút, duytrì đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao

I.3.2.3 Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc xác định mức lương màdoanh nghiệp trả cho người lao động như các khoản phụ cấp, thưởng, phúclợi và các ưu đãi mà doanh nghiệp cung cấp cho người lao động Các khoảnnày cũng được tính là một phần trong thu nhập của người lao động

Tóm lại, khi xây dựng thang, bảng lương cần tính đến các yếu tố tácđộng trên để có được một thang, bảng lương có hiệu quả, đảm bảo trảlương công bằng, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp làmviệc tốt và thu hút giữ gìn được người giỏi cho doanh nghiệp

I.3.3 Yêu cầu của hệ thống thang, bảng lương:

- Hệ thống thang, bảng lương phải đảm bảo bao phủ hết các vị trí côngviệc trong doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ

áp dụng

- Các vị trí công việc phải được sắp xếp vào thang, bảng lương vớinhững mức lương phù hợp với vai trò của công việc đó với nhiệm vụ chungcủa Công ty, tức là phản ánh được giá trị của từng vị trí công việc

- Các mức lương trong hệ thống thang, bảng lương phải tương quanvới thị trường lao động

- Hệ thống thang, bảng lương phải có tác dụng khuyến khích tạo độnglực làm việc cho người lao động

- Phù hợp với luật pháp hiện hành

I.3.4 Quy trình xây dựng thang lương, bảng lương:

Để xây dựng một thang, bảng lương cho doanh nghiệp cần tiến hành 4bước sau

Trang 15

I.3.2.1 Xác định chức danh công việc

Đây là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thang, bảng lương chodoanh nghiệp

Trước tiên cần tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từngchức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp

Sau đó thu thập các thông tin về từng vị trí công việc cụ thể nhằm xácđịnh các nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc của từng chức danhcông việc và xác định các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ họcvấn, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, thể lực, điều kiện làm việc … củatừng công việc đó (Phân tích công việc)

I.3.2.2 Đánh giá công việc

“Đánh giá công việc là việc xác định một cách có hệ thống trị giátương đối hay giá trị của mỗi công việc trong một tổ chức”4

Đánh giá công việc nhằm sắp xếp các công việc theo một hệ thống thứbậc về giá trị từ thấp đến cao

Có nhiều phương pháp đánh giá công việc khác nhau như:

- Phương pháp xếp hạng: Hội đồng đánh giá sẽ đánh giá các công việc

và xếp chúng theo thứ hạng từ việc có giá trị cao nhất đến việc có giá trịthấp nhất

- Phương pháp phân loại: Hội đồng đánh giá sẽ xác định trước một sốhạng sau đó đưa ra tiêu chí cho từng hạng cộng việc, rồi đối chiếu so sánhbản mô tả công việc đó với các tiêu chí của từng hạng và sau đó công việc

Trang 16

LĐ-XH Phương pháp cho điểm: đây là phương pháp khá phổ biến Đối vớiphương pháp này thì mỗi công việc sẽ đánh giá và xác định một số điểm cụthể, đó là cơ sở để xác định mức tiền công cho công việc

Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng vì vậy tuỳ thuộc vào đặcđiểm doanh nghiệp mà lựa chọn một phương pháp đánh giá phù hợp hoặccũng có thể kết hợp các phương pháp khác nhau

Dưới đây là trình tự đánh giá công việc bằng phương pháp cho điểm

Bước 1: Xác định các yếu tố thù lao để làm căn cứ đánh giá giá trị

- Điều kiện làm việc

Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việccủa người lao động Ví dụ như nhóm yếu tố “kiến thức và kỹ năng” đây lànhóm yếu tố được coi là quan trọng khi thực hiện công việc bởi phải có đủkiến thức về công việc, và phải có được các kỹ năng cần thiết thì mới cóthể thực hiện được công việc

Trong mỗi nhóm lại xác định những yếu tố cụ thể tuỳ thuộc vào từngngành nghề để đánh giá cho phù hợp

Bước 2: Xác định điểm cho các yếu tố

Sau khi xác định được danh sách các yếu tố công việc chúng ta cầnxác định điểm cho từng yếu tố Mỗi yếu tố của công việc được ấn định một

số điểm cụ thể, số điểm này phản ánh mức độ quan trọng của yếu tố đótrong công việc, càng quan trọng thì số điểm càng cao Để xác định điểmcho từng yếu tố cần tiến hành như sau:

Trang 17

- Xác định trọng số cho từng nhóm yếu tố, nhóm yếu tố nào quantrọng thì chiếm tỷ lệ lớn phản ánh mức độ quan trọng của yếu tố đó trongcông việc Để xác định được trọng số này thì phụ thuộc vào đặc điểm, tínhchất công việc vì vậy cần tham khảo ý kiến của những người làm việc trựctiếp hoặc những người quản lý trực tiếp đó là những người hiểu rõ côngviệc nhất.

- Xác định tổng số điểm của tất cả các nhóm yếu tố Tổng số điểmcàng lớn thì độ chính xác khi đánh giá càng cao

Trên cơ sở tổng số điểm và trọng số của từng nhóm yếu tố ta xác địnhđiểm cụ thể cho từng nhóm yếu tố

Ví dụ: Chúng ta xác định các yếu tố công việc là: Kiến thức và kỹnăng; thể lực; trách nhiệm; điều kiện làm việc; trong đó kiến thức và kỹnăng là yếu tố được xác định là quan trọng nhất sẽ chiếm tỷ lệ( trọng số)cao nhất là 40% , yếu tố thể lực đứng vị trí thứ 2 chiếm 30% , thứ 3 là yếu

tố trách nhiệm chiếm 20%, cuối cùng là yếu tố điều kiện làm việc chiếm10%

Tổng điểm xác định là 500 điểm khi đó điểm cho từng yếu tố đượcxác định như bảng dưới:

Kiến thức và kỹ năng 40% 200

Điều kiện làm việc 10% 50

- Khi đã xác định được điểm của các nhóm yếu tố ta tiếp tục xác địnhđiểm cho các yếu tố cụ thể trong từng nhóm theo nguyên tắc từ thấp tới caophụ thuộc vào mức độ quan trọng của các yếu tố

Trang 18

Bước 3: Đánh giá giá trị vị trí các công việc:

Để đánh giá giá trị của từng vị trí công việc cần sử dụng bản Mô tảcông việc, Bản yêu cầu của người thực hiện đối với công việc và cùng vớithang điểm các yếu tố công việc đã xác định ở bước trên chúng ta tiến hànhđánh giá:

- Xác định mức độ phức tạp của công việc Với mỗi vị trí công việccần xác định độ phức tạp của công việc thuộc mức độ nào trongcác mức độ của hệ thống các yếu tố đã xác định ở trên

- Sau khi xác định mức độ phức tạp của công việc cần đối chiếu với

hệ thống thang điểm của từng yếu tố, và xác định điểm cho từngyếu tố đó

- Cuối cùng cộng tổng số điểm của tất cả các yếu tố của công việc

ta sẽ có được số điểm phản ánh mức độ phức tạp hay giá trị côngviệc

Tổng số điểm của công việc nào cao chứng tỏ công việc đó phức tạphay có giá trị lớn hơn những công việc có số điểm thấp

Bước 4: Tổng hợp và cân đối lại số điểm của các vị trí:

Sau khi đã đánh giá và có được số điểm của từng vị trí công việc, cầntiến hành tổng hợp lại toàn bộ việc đánh giá cho điểm các công việc vàomột bảng tổng hợp chung

Trên cơ sở bảng tổng hợp này, doanh nghiệp rà soát lại, cân đối lạiviệc cho đánh giá giá trị công việc nhằm đảm bảo giá trị các công việcđược đánh giá phù hợp với thực tế và đảm bảo mối tương quan giữa cáccông việc

Trang 19

I.3.2.3 Xác định ngạch lương:

“Ngạch tiền công (ngạch lương) là một nhóm các công việc dọc theo

hệ thống thứ bậc về giá trị của các công việc và được trả cùng một mức tiềncông.”5

Những công việc trong một ngạch lương là những công việc có giá trịtương đối bằng nhau, chúng tương đồng với nhau về đặc điểm, tính chất,nội dung công việc

Sau khi đã xác định được các ngạch lương cần xác định mức lươngcho từng ngạch Một ngạch lương có thể có một mức lương duy nhất nhưngcũng có thể là một khoảng tiền công để trả cho những người lao động khácnhau trong cùng một ngạch

I.3.2.4 Thiết lập thang, bảng lương cho từng ngạch:

- Xác định bội số của thang lương: Bội số của thang lương được xácđịnh bằng công thức:

B = S max / Smin

Trong đó:

- B là bội số của thang lương

- S max là mức lương cao nhất của ngạch lương

- Smin là mức lương thấp nhất trong ngạch

- Xác định số bậc của thang lương: Số bậc của thang lương phụ thuộcvào độ lớn tăng lương trong tương quan với độ lớn khoảng tiền công

- Xác định hệ số của bậc lương: Để xác định được hệ số lương của bậclương cần xác định hệ số khoảng cách giữa hai bậc liền kề, điều này cònphụ thuộc vào việc thang lương này là thang lương có hệ số tăng tương đốiđều đặn ( tỷ lệ tăng ở các bậc bằng nhau), hệ số tăng tương đối luỹ tiến (tỷ

lệ tăng ở bậc sau cao hơn tỷ lệ tăng ở bậc trước) hay hệ số tăng tương đốiluỹ thoái (tỷ lệ tăng ở bậc sau thấp hơn tỷ lệ tăng ở bậc trước Trên cơ sở

5 ThS Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân , Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB: 2004

Trang 20

LĐ-XH-đó ta mới xác định được hệ số lương của các bậc Nhưng cần lưu ý hệ sốkhoảng cách dù tăng đều đặn, luỹ tiến hay luỹ thoái thì hệ số bậc khởi điểm

và bậc cuối cùng (bậc cao nhất) của ngạch không thay đổi

I.4 Vai trò của thang , bảng lương:

Việc xây dựng thang, bảng lương cho doanh nghiệp là rất cần thiết bởithang, bảng lương giúp doanh nghiệp đảm bảo công bằng trong trả lương.Thang, bảng lương giúp cho người lao động dễ dàng so sánh sự cônghiến, đóng góp và quyền lợi của họ với người khác để họ nỗ lực phấn đấu.Thang, bảng lương giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hoá quỹlương để đảm bảo nguồn chi lương

Thang, bảng lương giúp cho người lao động có được kỳ vọng phấnđấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn thang lương

Trang 21

Phần II : Thực trạng thang, bảng lương của Trung

tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty

cổ phần Thiết bị Giáo dục I

II.1 Khái quát về Công ty và Trung tâm Nội Thất học đường:

II.1.1 Khái quát về Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I:

II.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Cổ Phần Thiết Bị Giáo Dục được thành lập cách đây 45 nămtheo quyết định số 142/QĐ ngày 07 tháng 03 năm 1963 của Bộ trưởng BộGiáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ông Nguyễn Văn Huyên, vớitên gọi “Cơ quan thiết bị trường học” có nhiệm vụ tổ chức, nghiên cứu tiêuchuẩn thiết bị cho các loại trường, các cấp học, các môn học; Trực tiếp sảnxuất và nhập khẩu, phân phối với các vụ chuyên môn hướng dẫn địaphương mua sắm, bảo quản và sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học Sau khi được thành lập Cơ quan thiết bị trường học đã tham mưu giúp

Bộ Giáo dục quản lý toàn ngành về thiết bị và đã đạt được những thành tựunhất định

Đến tháng 8 năm 1996, để thích nghi với nền kinh tế và đáp ứng nhucầu phát triển, Bộ giáo dục và đào tạo ra quyết định số 3411/GD-ĐT ngày19/8/1996 và số 4197/GD-ĐT ngày 05/10/1996 sát nhập Tổng công ty cơ

sở vật chất và thiết bị trường học với Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCNthành Công ty Thiết bị giáo dục 1

“Công ty thiết bị giáo dục 1 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộgiáo dục và đào tạo có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và cung ứng đồ dùngdạy học, thiết bị nhà trường phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.”6

Đến năm 2007, Theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004

về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, và để nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh, tháng 8 năm 2007 Công ty Thiết bị Giáo dục

Trang 22

I đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần Thiết bị Giáodục I (EEJSCo I - Education Equipment Joint Stock Company I) trong đónhà nước chiếm 51% vốn điều lệ Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồngquản trị là ông: Nguyễn Ngọc Hải Có trụ sở tại số 18 ngõ 30, Tạ QuangBửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần các hoạt động sản xuất, kinhdoanh chính của Công ty bao gồm:

- Sản xuất và kinh doanh thiết bị dạy học, học nghề, thiết bị nội thấthọc đường, thiết bị văn phòng, thiết bị âm thanh, thiết bị điện máy, điệnlạnh và máy tính

- Sản xuất, kinh doanh và gia công lắp ráp các sản phẩm điện, cơ khí

- Sản xuất và kinh doanh các băng đĩa, tranh ảnh phục vụ dạy học, chếtạo mẫu và in các sản phẩm được xuất bản, văn hoá phẩm và các ấn phẩmdùng cho dạy học, nhãn mác hàng hoá, catalogue giới thiệu sản phẩm tiêudùng và các thiết bị công cụ sản xuất, xây dựng kịch bản, sản xuất pháthành băng đĩa hình giáo khoa

- Dịch vụ vận chuyển lắp đặt, bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụngthiết bị dạy học, dạy nghề, thiết bị khoa học kỹ thuật, y tế, môi trường, điện, điện tử, điện lạnh và cơ khí

- Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho, bãi

Do mới hoàn thành xong cổ phần hoá vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máychưa ổn định, hiện nay Công ty đang cố gắng sắp xếp ổn định bộ máy tổchức để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả

II.1.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu bộ máy tổ chức sau khi cổ phần hoá như sau:

- Đại hội đồng cổ đông: có quyền lực cao nhất trong công ty Đại hộiđồng cổ đông được tổ chức theo định kỳ hàng năm hoặc được triệu tập bấtthường để giải quyết những vấn đề chỉ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông

Trang 23

- Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, làm việc theonhiệm kỳ và xử lý những vấn đề thuộc quyền hạn của mình theo quy địnhtrong điều lệ của Công ty Hội đồng quản trị có 7 người: 1 chủ tịch, 1 phóchủ tịch và 5 uỷ viên hội đồng quản trị.

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đônggiám sát các hoạt động của công ty vì lợi ích chung của các cổ đông

- Ban Giám đốc: Phụ trách điều hành, quản lý các hoạt động của công

ty, đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả Hiện có 5 người: 1 Tổng Giámđốc và 4 Phó Tổng Giám đốc

- Dưới ban giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho tổnggiám đốc giải quyết những vấn đề liên quan thuộc chức năng của từng bộphận; và các trung tâm trực thuộc Công ty là các đơn vị trực tiếp sản xuấtkinh doanh, chịu sự quản lý trực của ban Giám đốc

Công ty có 5 phòng ban chức năng và 5 Trung tâm hoạt động dưới sựlãnh đạo trực tiếp của Bản Giám đốc, mỗi trung tâm là một đơn vị trực tiếpsản xuất kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty

Trang 24

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

II.1.2 Trung tâm Nội thất học đường:

II.1.2.1 Khái quát về Trung tâm Nội thất học đường:

Trung tâm Nội thất học đường là một trung tâm trực thuộc Công ty cổphần Thiết bị giáo dục I với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh cácmặt hàng đổ dùng nội thất trong các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng

bộ môn phục vụ quá trình học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cảcác cấp học Cũng như các trung tâm khác, trung tâm nội thất học đường làmột đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Ban kiểm soát

kế toán

Phòng

dự án phòng Văn

đại diện phía nam

Trung tâm Chế bản và

In

Trung tâm

đồ chơi

và thiết

bị mâm non

Trung tâm nội thât học đường

Trung tâm tin học và thiết

bị giáo dục

Trung tâm sản xuất thiết

bị giáo dục

Trang 25

Trung tâm hoạt động tương đối độc lập và là một trong những đơn vịsản xuất lớn của Công ty Với chức năng nhiệm vụ của mình trong thờigian qua trung tâm thực hiện rất nhiều hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bịnội thất cho các trường học với các sản phẩm như: Bảng, bàn ghế, tủ, cácthiết bị trong phòng thí nghiệm … trong đó có các dự án của Bộ Giáo dục

và đào tạo về cung cấp các thiết bị bàn ghế cho các trường trung học cơ sởtrong cả nước Điều này có ý nghĩa rất lớn không những giúp cải thiện cơ

sở vật chất cho các trường học, mà còn góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy ở các trường

Hiện nay trung tâm có hai xưởng sản xuất chính là xưởng cơ khí vàxưởng mộc Các xưởng đều được trang bị các thiết bị và máy móc chuyêndùng phục vụ quá trình sản xuất như: Máy tiện, máy phay, mài, máy uốnthép, máy bào B665, Máy khoan bàn G2508, máy cán thép, hệ thống sơntĩnh điện, hệ thống làm sạch bề mặt …

Hiện nay tổng số lao động chính thức của trung tâm là 24 người, ngoài

ra có khoảng 60 công nhân thời vụ Tuy nhiên họ đều có kinh nghiệm lâunăm trong nghề, vì vậy sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao,đáp ứng tiêu chuẩn dạy và học tại các trường

II.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của trung tâm Nội thất học đường:

Sản phẩm chủ yếu mà trung tâm Nội thất học đường sản xuất, kinhdoanh là các sản phẩm như: Bàn ghế học sinh cho các cấp học, bàn ghếgiáo viên, Bảng viết, Tủ, giá thiết bị ở các phòng bộ môn, giường tầng củasinh viên… mỗi loại lại có các sản phẩm với các kích cỡ khác nhau tuỳthuộc vào từng đơn đặt hàng cụ thể Ví dụ với sản phẩm bàn ghế học sinhthì có bàn ghế cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, bàn họcsinh 2 chỗ, bàn học sinh 3 chỗ …

Hiện nay sản phẩm của trung tâm được tiêu thụ theo đơn đặt hàng.Sau khi ký hợp đồng trung tâm tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm

Trang 26

theo hợp đồng đã ký, sau khi hoàn thành trung tâm (đại diện cho Công ty)

cùng khách hàng tiến hành nghiệm thu bàn giao và thanh lý hợp đồng

Trung tâm Nội thất học đường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác

nhau với những kích thước tiêu chuẩn khác nhau Tuy nhiên quy trình sản

xuất các sản phẩm của trung tâm thường được tiến hành theo các bước:

Bước 1: gia công cơ khí (đối với các sản phẩm làm từ sắt thép), gia

công mộc ( với các sản phẩm làm từ gỗ)

Bước 2: Làm sạch sản phẩm và sơn

Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho

Quy trình sản xuất sản phẩm bàn ghế học sinh:

Sản xuất bàn ghế học sinh gồm 2 phần: phần mộc và kết cấu khung

thép Phần mộc do phân xưởng mộc đảm nhiệm sản xuất các chi tiết làm

bằng gỗ; Phần kết cấu khung thép do phân xưởng cơ khí đảm nhiệm

PX mộc Sơn

PX cơ khí Sơn

Bước 1 : Gia công mộc và gia công cơ khí:

+ Tại phân xưởng mộc gỗ được cắt bằng máy cắt gỗ theo kích thước

quy định, sau đó được bào, mài để đảm bảo độ nhẵn, phẳng

+ Tại phân xưởng cơ khí thép được cắt theo kích thước thích hợp bằng

máy cắt chuyên dùng sau đó đến công đoạn uốn định hình, sau khi đã được

uốn định hình các chi tiết sẽ được hàn lại với nhau

Bước 2: Làm sạch và sơn Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo độ

bền của mặt sơn trong quá trình sử dụng

+ Các chi tiết bằng gỗ sẽ được làm sạch tại phân xưởng mộc sau đó sẽ

được chuyển đến bộ phận sơn hoàn thiện

Trang 27

+ Các chi tiết làm bằng thép sau khi hàn xong các mối hàn sẽ đượclàm sạch để đảm bảo độ nhẵn phẳng tại các mối hàn, sau đó các chi tiết sẽđược tẩy rửa bề mặt bằng các hoá chất tẩy rửa, rồi được sấy khô và đưavào sơn phủ bề mặt bằng hệ thống sơn tĩnh điện.

Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho.

Các chi tiết sẽ được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật để đảm bảo các tiêuchuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sau đó được bao gói và nhập kho Tương tự đối với sản phẩm tủ, giá thiết bị trong phòng học bộ môn,Các sản phẩm này được làm hoàn toàn bằng thép, cũng bao gồm 3 bước : Gia công cơ khí (cắt, uốn, hàn thép)  Làm sạch và Sơn tĩnh điện

Kiểm tra, bao gói, nhập kho

II.1.3 Thực trạng Thang, bảng lương đang áp dụng tại Trung tâm Nội thất học đường

II.1.3.1 Thang, bảng lương đang áp dụng tại trung tâm Nội thất học đường

Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục I trước đây là doanh nghiệp Nhànước và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước vì vậy thang, bảnglương mà Công ty sử dụng là thang, bảng lương theo Nghị định số205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệthống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công tyNhà nước

Ở trung tâm Nội Thất học đường áp dụng các thang, bảng lương sau:Thang lương 7 bậc nhóm ngành Chế biến lâm sản - Nhóm III thuộc hệthống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh để

áp dụng trả lương cho công nhân thợ mộc

Thang lương 7 bậc nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học – Nhóm

II thuộc hệ thống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinhdoanh, áp dụng trả lương cho công nhân thợ cơ khí

Trang 28

Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các Công ty Nhà

nước để áp dụng trả lương cho các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, cán sự,

kỹ thuật viên của của trung tâm

Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, phó

giám đốc, kế toán trưởng để áp dụng trả lương cho giám đốc trung tâm

Bảng lương công nhân lái xe, áp dụng trả lương cho công nhân lái xe

của trung tâm

Cụ thể việc áp dụng các thang, bảng lương như sau:

Bảng II.1

Hệ số lương áp dụng cho Giám đốc trung tâm

Hệ sốPhó Tổng giám đốc,

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

Bảng II.2

Hệ số lương áp dụng cho chuyên viên quản lý sản xuất, nhân viên

kế toán, nhân viên kinh doanh, quản lý phân xưởng.

Chuyên viên, kinh tế viên,

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

Trang 29

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

Trang 30

( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp

và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp)

II.1.3.2 Sự cần thiết phải xây dựng thang, bảng lương mới cho trung tâm Nội thất học đường

Hiện nay việc xây dựng thang, bảng lương cho trung tâm Nội thất họcđường nói riêng cũng như xây dựng thang, bảng lương cho Công ty Cổphẩn Thiết bị Giáo dục I nói chung là rất cần thiết bởi:

Trước đây Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên áp dụng thang,bảng lương của Nhà nước nhưng hiện nay sau khi đã chuyển đổi thànhCông ty cổ phần, Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống thang, bảnglương mới phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và đảmbảo quy định của pháp luật “ Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thanglương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức”7 đồng thời “ doanh nghiệp phảiđăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước

về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóngtrụ sở chính”8

7 Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội

8 Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội

Trang 31

Các thang, bảng lương do Nhà nước được xây dựng để áp dụng chungcho các doanh nghiệp Nhà nước, nó không tính đến các đặc điểm cụ thểcủa từng doanh nghiệp và việc áp dụng ở doanh nghiệp lại mang tính chủquan, máy móc không tính đến giá trị của từng vị trí công việc

Ví dụ: Kế toán kho và kế toán tổng hợp được xếp vào cùng một bảnglương Trong khi công việc của kế toán kho và kế toán tổng hợp khác nhaunhiều và yêu cầu về trình độ cũng khác nhau Đây là một sự bất hợp lýtrong việc trả lương cho người lao động

Vì vậy, cần phải xây dựng một thang, bảng lương mới cho trung tâmcũng như cho toàn Công ty

Trang 32

Phần III: Kiến nghị trình tự xây dựng thang,

bảng lương mới cho Trung tâm

Nội thất học đường

III.1 Hoàn thiện thang, bảng lương tại trung tâm NộI thất học đường

III.1.1 Xác định chức danh công việc

Hiện nay, tại trung tâm có hai loại hoạt động lao động chính là: Hoạtđộng lao động gián tiếp và hoạt động lao động trực tiếp sản xuất

Các hoạt động lao động gián tiếp gồm có:

- Quản lý các hoạt động của trung tâm

- Quản lý sản xuất chung

Mỗi hoạt động sản xuất đều có những chức danh công việc cụ thể ví

dụ như quản lý sổ sách kế toán có các chức danh :

- Kế toán tổng hợp

- Kế toán kho

- Kế toán công nghệ đầu ra

- Kế toán công nghệ đầu vào

Trang 33

Dưới đây là bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm

Bảng III.1 Bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm

I Hoạt động lao động gián tiếp

Quản lý trung tâm

Quản lý sản xuất chung

2 Chuyên viên điều hành sản xuất MS02

Quản lý sổ sách kế toán

Quản lý phân xưởng

10 Nhân viên quản lý phân xưởng MS10

Lưu trữ hồ sơ, tài liệu

Lái xe

II Hoạt động lao động sản xuất trực tiếp

Trang 34

Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hành phân tíchcông việc cho từng vị trí, thiết lập các bản mô tả công việc và bản yêu cầucông việc đối với người thực hiện

Ví dụ: Công việc: Kế toán tổng hợp

Bản mô tả công việc

1.Chức danh công việc: Nhân viên kế toán tổng hợp

2 Mã số: MS03

3.Nhiệm vụ:

- Tính toán, tổng hợp và phân bổ các số liệu kế toán thuộc phần việc

kế toán mình phụ trách

- Tổ chức công việc kế toán và lập các báo cáo kế toán

- Cung cấp các tài liệu, số liệu kế toán của trung tâm cho Giám đốctrung tâm và cho bộ phận tài chính kế toán của Công ty

- Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên của trung tâm

4.Mối quan hệ trong công việc:

Báo cáo với Giám đốc trung tâm về tình hình sử dụng vốn của trungtâm Chịu sự quản lý của Giám đốc trung tâm

5 Điều kiện làm việc:

Làm việc tại văn phòng

6 Trách nhiệm giám sát, quản lý:

2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng:

- Nắm chắc quy trình tổ chức công việc kế toán

Trang 35

- Nắm được phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác

kế toán

3 Yêu cầu về sức khoẻ:

Sức khoẻ tốt đảm bảo công tác

4 Kinh nghiệm:

Có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên

Ví dụ 2 : Nhân viên văn thư

Bản mô tả công việc

1 Chức danh công việc: Nhân viên văn thư

2 Mã số: MS11

3 Nhiệm vụ:

- Quản lý, hồ sơ tài liệu của trung tâm

- Soản thảo hợp đồng và các văn bản khác theo yêu cầu

- Tiếp nhận các tài liệu, văn bản gửi đến trung tâm

- Trả lời các cuộc điện thoại gọi đến trung tâm

4 Các mối quan hệ trong công việc:

Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc trung tâm

5 Điều kiện làm việc:

Làm việc tại văn phòng

6 Trách nhiệm quản lý, giám sát:

2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng:

- Nắm bắt sâu về công tác văn thư, lưu trữ

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Anh Cường - Nguyễn Thị MaiHướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới.Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2005 Khác
2. Th.S Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc QuânGiáo trình Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2004 Khác
3. TS. Mai Quốc Chánh & TS. Trần Xuân Cầu Giáo trình kinh tế lao động. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2000 Khác
4. TS. Trần Xuân Cầu Giáo trình Phân tích lao động xã hôi. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2002 Khác
5. Luận văn tốt nghiệp- GVHD: GS.TS Tống Văn Đường- SVTH: Trần Liên Hương - Lớp Kinh tế lao động K43- Đề tài: Xây dựng thang lương - Bảng lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại Công ty Tư vấn xây dựng trình giao thông 1 Khác
6. Luận văn tốt nghiệp- GVHD: PGS.TS Trần Xuân Cầu- SVTH: Đặng Thị Hồng Nhung - Lớp Quản trị nhân lực K44- Đề tài : Hoàn thiện Bảng lương chức danh công việc của công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Khác
7. Các văn bản pháp luật:- Nghị định của chính phủ số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng lương công nhân lái xe, áp dụng trả lương cho công nhân lái xe  của trung tâm. - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
Bảng l ương công nhân lái xe, áp dụng trả lương cho công nhân lái xe của trung tâm (Trang 30)
Bảng II.5 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng II.5 (Trang 31)
Bảng II.4 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng II.4 (Trang 31)
Bảng II.6 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng II.6 (Trang 32)
Bảng III.1 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.1 (Trang 35)
Bảng III.2 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.2 (Trang 39)
Bảng III.3 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.3 (Trang 40)
Bảng III.4 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.4 (Trang 41)
Bảng III.6 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.6 (Trang 42)
Bảng III.7 Kỹ xảo nghề nghiệp - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.7 Kỹ xảo nghề nghiệp (Trang 43)
Bảng III.9 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.9 (Trang 44)
Bảng III.10 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.10 (Trang 45)
Bảng III.11 - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.11 (Trang 46)
Bảng III.12 Sức lực cơ bắp Mức - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.12 Sức lực cơ bắp Mức (Trang 47)
Bảng III.14 Phương tiện làm việc Mức - Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội thất học đường trực thuộc Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1
ng III.14 Phương tiện làm việc Mức (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w