MỤC LỤC
“Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những người công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề của họ”2. Thang lương áp dụng để trả lương cho công nhân sản xuất, đối với những người làm cùng một nghề hoặc cùng một nhóm nghề (tức là làm những công việc có tính chất, đặc điểm và nội dung giống nhau) thì sẽ có chung một thang lương, một thang lương bao gồm một số bậc lương, và các hệ số lương tương ứng với từng bậc lương đó. Đối với lao động gián tiếp do đặc điểm của lao động sử dụng trí óc do vậy khó xác định được mức độ phức tạp của công việc và bố trí lao động theo cương vị, trách nhiệm nên không gọi là thang lương mà gọi là bảng lương.
Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao bậc cao nhất có thể là bậc 4, bậc 6 … tuỳ thuộc vào thang lương cụ thể của từng doanh nghiệp. Hệ số lương là hệ số chỉ rừ lao động của cụng nhõn ở một bậc nào đú được trả lương cao hơn người lao người lao động làm việc ở công việc được xếp vào mức lương tối thiểu là bao nhiêu lần.
Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế của người lao động giảm, khả năng thanh toán cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng giảm, điều này ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động, ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất sức lao động, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả làm việc của người lao động và sẽ làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị suy giảm. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định bội số lương và số bậc trong thang lương, nó là cơ sở để xác định hệ số lương, nếu yếu tố này không được tính toán cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng đển mức lương mà người lao động nhận được, sẽ tạo ra sự bất hợp lý trong việc trả lương cho người lao động, tức là thang, bảng lương xây dựng sẽ không hiệu quả. Nếu tính chất, đặc điểm, nội dung quy trình công nghệ khác nhau thì sẽ phải xây dựng nhiều thang, bảng lương khác nhau, ngược lại nếu quy trình công nghệ đồng nhất, đặc điểm, tinh chất công việc tương đối giống nhau thì số lượng thang, bảng lương phải xây dựng sẽ ít hơn.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương cần tính đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp có thể trả lương cho người lao động ở mức độ nào để xây dựng thang, bảng lương cho hợp lý, tránh trường hợp thang, bảng lương được xây dựng xong mà doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính để chi trả cho người lao động thì thang lương, bảng lương cũng không thể áp dụng và cũng không có giá trị gì cả. Sau đó thu thập các thông tin về từng vị trí công việc cụ thể nhằm xác định các nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc của từng chức danh công việc và xác định các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, thể lực, điều kiện làm việc … của từng công việc đó (Phân tích công việc).
Dưới đây là bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm Bảng III.1. II Hoạt động lao động sản xuất trực tiếp Sản xuất sản phẩm từ thép. Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hành phân tích công việc cho từng vị trí, thiết lập các bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện.
Bản mô tả công việc 1.Chức danh công việc: Nhân viên kế toán tổng hợp 2. - Tính toán, tổng hợp và phân bổ các số liệu kế toán thuộc phần việc kế toán mình phụ trách. - Cung cấp các tài liệu, số liệu kế toán của trung tâm cho Giám đốc trung tâm và cho bộ phận tài chính kế toán của Công ty.
Báo cáo với Giám đốc trung tâm về tình hình sử dụng vốn của trung tâm. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, nếu không đúng chuyên ngành thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ kế toán. - Nắm được phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế toán.
Đỗi với các hoạt động lao động gián tiếp tại trung tâm Nội thất học đường thì nhóm yếu tố “ kiến thức và kỹ năng” có trọng số lớn nhất bởi yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả thực hiện công việc chiếm 40%. Còn hai nhóm yếu tố “Thể lực” và “Điều kiện làm việc” đều có sự đóng góp ngang nhau vào giá trị công việc vì vậy cùng được xác định là 15%. Đối với các công việc thuộc nhóm hoạt động lao động trực tiếp sản xuất, do đặc điểm của các hoạt động lao động khác nhau nên trọng số của các yếu tố được xác định khác so với các hoạt động lao động quản lý.
Yếu tố này xác định thời gian tích luỹ kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để người lao động có trình độ thành thạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi đánh giá yếu tố này cũng cần chú ý đánh giá kinh nghiệm hoặc thâm thiên công tác mà công việc đòi hỏi ở người thực hiện chứ không đánh giá thâm niên công tác của người đang thực hiện công việc. Yếu tố này đề cập đến việc người lao động khi thực hiện một công việc nào đó thì có cần phải quản lý ai không và quản lý ở mức độ nào.
Mỗi công việc có tính chất đặc điểm và nội dung khác nhau do đó trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc đòi hỏi ở những mức độ khác nhau. Yếu tố “ trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc” được chia làm 5 mức độ khác nhau, thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 25 điểm. Yếu tố này phản ánh mức độ ảnh hưởng của các quyết định của người lao động, mức độ ảnh hưởng càng cao thì trách nhiệm đối với các quyết định càng lớn.
Mỗi một vị trí công việc đều được trang bị các thiết bị cũng như phương tiện lao động vì vậy người lao động phải có trách nhiệm bảo quản tài sản và phương tiện làm việc. Thông thường đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hao tốn nhiều sức lực về tay chân, còn đối với lao động gián tiếp thường sự căng thẳng về thần kinh lại lớn. Yếu tố này phản ảnh mức độ căng thẳng về thần kinh khi thực hiện công việc, mức độ tập trung càng cao thì sự căng thẳng về thần kinh càng lớn.
Có những công việc chỉ đòi hỏi sử dụng những công cụ đơn giản, dễ sử dụng nhưng cũng có những công việc đòi hỏi phải sử dụng máy móc hiện đại, phức tạp và nó cũng phản ánh công việc đó phức tạp hơn. Tương tự ta cũng có một bảng tổng hợp các yếu tố đánh giá công việc của hoạt động lao động trực tiếp sản xuất với các số điểm tương ứng - phụ lục 2.
Trước đây công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, các chính sách về tiền lương đều thực hiện theo các quy định của Nhà nước vì vậy mà công tác tiền lương tại công ty chưa thực sự được chú trọng. Trong công ty không có bộ phận chuyên trách về tiền lương mà chỉ là kiêm nhiệm. Hiện nay, sau khi đã cổ phần hoá công ty được tự chủ hơn trong việc xây dựng cho mình các chính sách trả lương điều này đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách.
- Ban lãnh đạo công ty cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thang, bảng lương từ đó đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian cho công tác này. - Để xây dựng thang, bảng lương được dễ dàng thì trước khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương cũng cần phổ biến cho người lao động biết để họ nhận thức đúng, bởi đôi khi người lao động nghĩ rằng việc xây dựng lại thang, bảng lương sẽ làm giảm tiền lương hiện tại của họ. - Sau khi cổ phần hoá cơ cấu bộ máy tổ chức cũng có những thay đổi vì vậy cần rà soát lại tất cả các vị trí công việc, xây dựng các bản tiêu chuẩn chức danh công việc, bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân để giúp cho việc phân tích công việc hiệu quả và chính xác.