Phần 2: Cơ sở lý luận 2.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến2.1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Các sự vật hiện tượng tồn tại và biểu hiện các thuộc tính phụ thuộc vào sựtương tác giữ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Thanh Huyền SVTH:
1 Huỳnh Phương Nhi 23125089
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm:
KÝ TÊN
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Cơ sở lý luận 1
2.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến 1
2.1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 1
2.1.2 Tính chất của các mối liên hệ phổ biến 2
2.1.3 Ý nghĩa của phương pháp mối liên hệ phổ biến 4
2.2 Vấn đề chung về đạo đức 6
2.2.1 Khái niệm đạo đức 6
2.2.2 Vai trò của đạo đức 7
Phần 3: Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay 8
3.1 Nội dung về giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay 8
3.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay 9
3.3 Nguyên nhân 11
3.3.1 Nguyên nhân khách quan 11
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 12
Trang 43.4.1 Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua quá trình giáo dục về tri thức, niềm tin, bao hàm giáo dục tình cảm, lối sống, tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho sinh viên 13 3.4.3 Đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên 15 3.4.4 Sinh viên cần nâng cao nhận thức, chủ động, tích cực trong việc tự rèn luyện đạo đức 15 Phần 4: Kết luận 16 Tài liệu tham khảo
Trang 5Phần 1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài
Vào năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới cơ bản, toàn diện về kinh
tế, chính trị, xã hội, pháp luật và nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xãhội, có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhưng vẫn giữ nguyên mô hình chủnghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Tuy nhiên những mặt tiêu cực vẫn tồn tạibên cạnh những tích cực của đất nước Hạn chế do quá trình toàn cầu hóa hiện đạihóa, tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa đạo đức của nhân dân, đặc biệt đối vớilớp sinh viên hiện nay
Sinh viên là thế hệ vừa bước vào tuổi trưởng thành cho nên khi tiếp xúc với xãhội dễ có những chuyển biến về mặt tâm sinh lý, chưa có định hướng cụ thể, không
có nhiều kinh nghiệm sống cho nên dễ bị chệch hướng trong quá trình nuôi dưỡngbản thân, dễ dàng rơi vào những cạm bẫy của xã hội Trong thời kỳ đất nước pháttriển mạnh mẽ, sinh viên bị ảnh hưởng về nhiều mặt, về nhiều khía cạnh của xã hội,
có lối sống phóng túng, ngược lại với những chuẩn mực xã hội, chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh, tác động lớn đến tư tưởng tình cảm, tâmlý… Trước những tác động tiêu cực đó đòi hỏi công tác giáo dục hiện nay cần đượccải thiện và nâng cao, đóng góp về mặt lý luận cho các tổ chức, đoàn thể làm côngtác giáo dục đào tạo đạo đức cho sinh viên
Là sinh viên, có thể nhận thức được bản thân đang bị tác động bởi những yếu
tố, vấn đề gì Từ đó, đưa ra lựa chọn thực hiện bài nghiên cứu “Nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến và sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc giáo dục đạo đức củasinh viên Việt Nam hiện nay.” Việc nghiên cứu về đề tài này cũng phản ánh đượcthực trạng hiện nay của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam, từ đó đề
Trang 61.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu về nguyên lý mối quan hệ phổ biến và sự vận dụngquan điểm toàn diện đó trong giáo dục đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
Để thực hiện bài tiểu luận này, cần làm rõ về các vấn đề sau:
Tìm hiểu nguyên lý mối quan hệ phổ biến, quan điểm toàn diện và một sốvấn đề chung về đạo đức
Nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Namhiện nay Từ đó đưa ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức cho sinh viên
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện dựa trên quan điểm lý luận, phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời dựa trên cơ sở cácquan điểm Đảng Cộng Sản Việt Nam về đạo đức, chính sách của Đảng và nhànước
Ngoài ra, bài tiểu luận còn vận dụng các phương pháp luận chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, phương pháp phân tích và tổng hợp, nghiên cứu Để có được những nộidung chính xác thì chúng em còn phải dựa trên những thông tin, tài liệu tham khảotrên internet, sách giáo trình, báo chí
Trang 7Phần 2: Cơ sở lý luận 2.1 Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
2.1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Các sự vật hiện tượng tồn tại và biểu hiện các thuộc tính phụ thuộc vào sựtương tác giữa nó với các đối tượng khác Có nghĩa rằng, đối tượng này có mối liên
hệ đối với đối tượng khác Mối liên hệ trong triết học dùng để chỉ các mối liên hệgiữa hai đối tượng tương tác với nhau có sự ràng buộc và cùng có lợi, chúng xácđịnh những ràng buộc và tác động, chi phối lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phậntrong một hoặc các đối tượng với nhau
Về mối liên hệ phổ biến, nó được dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại trongnhiều sự vật, hiện tượng Trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mốiliên hệ tồn tại ở mọi sự vật và hiện tượng, điển hình là các mối liên hệ giữa các mặtđối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, …Nó được biểu hiện qua 6 cặpphạm trù Có thể thấy, các sự vật hiện tượng của thế giới ngoài việc tồn tại nhữngmối liên hệ đặc thù thì nó còn tồn tại các mối liên hệ phổ biến trong những phạm vinhất định tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và tính đa dạng trong tínhthống nhất của các mối liên hệ trên thế giới
Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến theo quan điểm biện chứng duy vật chỉ rarằng các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, chúng tác động qua lại và quy định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫnnhau, không tách biệt nhau Bản chất thống nhất của vật chất là nền tảng tạo nên sựtồn tại đa dạng của các mối liên hệ này
Ví dụ để chứng minh nguyên lý mối quan hệ phổ biến: Trong môi trường tựnhiên cây xanh và động vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cây xanh cung cấpnguồn thức ăn và nơi sống cho động vật, đồng thời động vật phân hủy chất thải
Trang 8giúp cây xanh phát triển; con người hấp thụ khí O2 và nhả ra khí CO2, trong khi
đó, cây xanh hấp thụ khí CO2 cho quá trình quang hợp và nhả ra khí O2
2.1.2 Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm duy vật, mối liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản:
Tính khách quan là đề cập đến sự tồn tại và ảnh hưởng của các yếu tố khôngphụ thuộc vào ý thức cá nhân Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều được quyđịnh bởi các quy luật tự nhiên, không thể thay đổi hay can thiệp bằng ý thức củacon người Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có và nó tồn tại độc lập với con người, ýthức con người chỉ có thể tác động đến nhận thức thông qua mối liên hệ vốn có của
nó chứ không thể thay đổi bản chất hoặc quy luật của mối liên hệ đó
Ví dụ quy luật hấp dẫn của Newton không thay đổi tùy thuộc quan điểmniềm tin của mỗi người, mà nó áp dụng cho mọi vật thể trong vũ trụ theo cáchkhông thể thay đổi Mối liên hệ khách quan trong các lĩnh vực khác nhau như khoahọc, văn học, xã hội học, Trên lĩnh vực khoa học, ví dụ như liên kết giữa nhiệt độ
và áp suất trong quá trình động học, hay ảnh hưởng của gen di truyền đến đặc điểmcủa sinh vật Trên lĩnh vực văn học mối liên hệ giữa tác giả và độc giả, giữa nghệ sĩ
và công chúng đều có thể tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau một cách khách quan
Tính phổ biến của các mối liên hệ phổ biến được thể hiện ở bất kỳ đâu trong
tự nhiên, xã hội và tư duy, không chỉ tồn tại ở mức độ cá nhân mà còn ở mức độ xãhội và thế giới Nó có vô vàn các mối liên hệ đa dạng có vai trò, vị trí khác nhautrong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Mọi sự vật, hiện tượngtrong tự nhiên, xã hội đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, tạo nên sựphức tạp của thế giới xung quanh ta
Chẳng hạn như ví dụ về một con người Mỗi người đều đang tồn tại trongthời gian và không gian cụ thể và đồng thời chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như
2
Trang 9môi trường, các mối quan hệ xã hội, văn hóa, giáo dục và nhiều yếu tố khác nữa.Tất cả các yếu tố này tác động và tạo nên bản chất, tính chất của con người đó.Chẳng hạn như một người có thể phát triển tốt về văn hóa nhờ vào môi trường sốngtích cực và các mối quan hệ trong xã hội, trong khi một người khác có thể bị ảnhhưởng bởi môi trường tiêu cực và phong cách sống không lành mạnh
Mối liên hệ biểu hiện là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống và tồn tạimọi lúc mọi nơi Việc biểu hiện và nhận thức sâu hơn về mối quan hệ này giúpchúng ta khám phá và tạo ra những giá trị trong cuộc sống
Tính đa dạng và phong phú biểu hiện trong tự nhiên và xã hội Mỗi sự vật,hiện tượng đều tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể và chúng có mối liên hệđặc biệt với nhau dựa trên những yếu tố khác nhau và chúng có thể chuyển hóa chonhau, ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khácnhau Các mối liên hệ này không chỉ thể hiện sự kết nối giữa thực tế mà còn thểhiện ở sự tồn tại và vận động của chúng Tính đa dạng của mối liên hệ biểu hiện thểhiện thông qua sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau trong tự nhiên và xã hội
Mối liên hệ bên trong là những mối liên hệ giữa các thành phần của sự vậthay hiện tượng cụ thể Ví dụ: trong một hệ sinh thái, các loài cây, động vật, vi sinhvật có mối quan hệ bên trong khi chúng tạo ra chu trình thức ăn, tạo ra những mạnglưới phức tạp phụ thuộc vào sự tương tác Mối liên hệ bên trong giúp duy trì cânbằng tự nhiên và giữ cho hệ sinh thái tồn tại Mối liên hệ bên ngoài là những mốiliên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau, đến từ các hệ sinh thái, không gianhoặc thời gian khác nhau Mối liên hệ bên ngoài có thể tạo ra sự lan truyền thôngtin, tương tác và ảnh hưởng trực tiếp
Mối liên hệ chủ yếu có sự ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và vận động của thựctiễn Ví dụ, mối liên hệ khí hậu và các trong môi trường sống, mối liên hệ giữa kinh
Trang 10tế và xã hội, các mối liên hệ thường quyết định đến sự sống và phát triển Mối liên
hệ thứ yếu là những mối liên hệ nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại Ví dụnhư, mối liên hệ giữa vẻ đẹp của một bức tranh với cảm xúc của người xem, mốiliên hệ giữa sở thích cá nhân và sự lựa chọn sản phẩm Các mối quan hệ thứ yếuthường đóng vai trò trong việc hình thành thái độ, hành vi hằng ngày của conngười
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi mối liên
hệ chỉ là một phần, một khía cạnh của mối liên hệ phổ biến Mối liên hệ phổ biến
có vị trí quan trọng trong sự vận động và phát triển của sự vật Việc nắm bắt mốiquan hệ giúp con người biết cách tác động để đạt hiệu quả cao nhất Chẳng hạn,như trong mối quan hệ giữa người và thiên nhiên, việc hiểu rõ các mối quan hệ nhưkinh tế, văn hóa, xã hội giúp con người biết cách bảo vệ môi trường, giúp xã hộingày một phát triển Phép biện chứng duy vật là phương pháp nghiên cứu các mốiliên hệ phổ biến chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Nó giúpcon người hiểu biết và tác động mối liên hệ một cách hiệu quả Tóm lại sự phânchia mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng đó là cách giúp con ngườihiểu rõ và tác động vào mối liên hệ một cách hiệu quả
2.1.3 Ý nghĩa của phương pháp mối liên hệ phổ biến
Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lý của mối quan hệ phổ biến, cóthể rút ra được những ý nghĩa phương pháp luận như sau:
Đầu tiên là quan điểm toàn diện: Phương pháp mối liên hệ phổ biến giúp xemxét, đánh giá một sự vật hay hiện tượng không chỉ qua các khía cạnh riêng lẻ màcòn phải dựa trên mối liên hệ với các yếu tố khác Điều này cho ta cái nhìn toàndiện hơn và hiểu rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau Vì các mối liên hệ có
sự tác động qua lại, đồng thời chuyển hóa lẫn nhau và chúng có tính khách quan,
4
Trang 11mang tính phổ biến nên con người cần xét theo quan điểm toàn diện, tránh việcxem xét một cách đầy phiến diện, chỉ xem xét các sự vật, hiện tượng ở một hay mộtvài mối liên hệ đã vội đưa ra kết luận Phương pháp luận mối liên hệ phổ biến giúp
ta khám phá các mối quan hệ tiềm ẩn đằng sau các sự vật Từ đó ta có thể nhậnthức rõ ràng về mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặtcủa chính sự vật Đồng thời chúng ta cần phải phân biệt được mối liên hệ bêntrong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, cần xemxét thấu đáo và kĩ lưỡng, tránh việc xem xét một cách dàn trải, phải đi từ nhiều mặttri thức để khái quát và làm nổi bật cái cơ bản và quan trọng nhất của sự vật và hiệntượng, từ đó xác định được sự chuyển hóa giữa các mối liên hệ ở những điều kiệnxác định nhằm hiểu rõ bản chất sự vật và có phương pháp tác động phù hợp, sửdụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện khác nhau nhằm đem lại sự hiệu quả caonhất Phương pháp này hỗ trợ trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề phứctạp, giúp ta tìm ra các mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và đưa ra các phân tích
và giải quyết sự xung đột giữa chúng Quan điểm toàn diện đòi hỏi việc tránh rơivào sự kết hợp vô nguyên tắc giữa các mối liên hệ tạo nên hình ảnh không chínhxác về bản chất sự vật Vì vậy chúng ta phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật
ấy đối với các sự vật khác
Thứ hai là quan điểm lịch sử cụ thể: Tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhauđều tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau và chúng có các mối liên hệ đadạng, phong phú nên trong việc nhận thức và thực tiễn, con người cần phải tôntrọng và quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, giải quyết vấn đề Nộidung quan trọng nhất của quan điểm này là chúng ta phải chú ý đến hoàn cảnh lịch
sử - cụ thể nào đã phát sinh vấn đề, sau đó tới bối cảnh hiện thực, môi trường cụ thể
mà trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển một cách khách quan và chủ quan.Một luận điểm nào đó sẽ trở thành luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng
Trang 12sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác Vì vậy nếu chúng ta khôngquán triệt quan điểm quan trọng này thì có thể thứ mà ta gọi là chân lý sẽ trở nênsai lầm bởi chân lý cũng phải có giới hạn tồn tại nhất định, cần có không gian, thờigian của nó
2.2 Vấn đề chung về đạo đức
2.2.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một trong những hình thái ra đời từ rất sớm, ngay từ xã hội nguyênthủy Theo người Trung Quốc cổ đại, đạo có nghĩa là con đường, đạo còn có nghĩa
là con đường sống của con người trong xã hội Đức có nghĩa là đức tính, nhân đức
và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa Có thể nói đạo đức là nhữngyêu cầu, nguyên tắc mà mỗi người phải tuân theo do cuộc sống đặt ra
Ngày nay đạo đức được định nghĩa là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc,chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mốiquan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng, giữa conngười với xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của các mối quan hệ, chúng được thựchiện bởi niềm tin, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Đạo đức là mộthiện tượng xã hội, là một hình thái ý thức đặc biệt dùng để phản ánh các mối quan
hệ của con người và phục vụ nhu cầu thống nhất lợi ích chung của toàn xã hội vớilợi ích riêng của từng cá nhân nhằm đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy cá nhân và xãhội cùng đi lên, từ đó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Để giảiquyết các mâu thuẫn đó, xã hội đã đề ra những yêu cầu chuẩn mực, giá trị đượcmọi người công nhận và củng cố bằng sức mạnh tập quán, dư luận xã hội và lươngtâm con người Trong quan điểm hiện đại, đạo đức thể hiện ở 5 mối quan hệ: conngười với chính bản thân, con người với con người, con người với công việc, conngười với môi trường tự nhiên và xã hội, con người với lý tưởng của dân tộc
6