1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn học phần chủ nghĩa xã hội khoa học Đề tài vấn Đề xây dựng gia Đình việt nam hiện nay Ý nghĩa của việc nghiên cứu từ Đó rút ra bài học

21 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu. Từ đó rút ra bài học
Tác giả Nguyễn Hoàng An
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình hạnh phúc...11 II.. Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới đư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Khoa Thống Kê

-*** -BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI Vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Ý: nghĩa của việc nghiên cứu Từ đó rút ra bài học.

Họ và tên: Nguyễn Hoàng An

Trang 2

Mục lục

Mục lục 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I Quan niệm, quan điểm về gia đình và xây dựng gia đình 3

1 Quan niệm gia đình dưới các góc độ 3

2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình 5

3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình 6

3.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình giai đoạn từ năm 1986 đến 2007 6

3.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình giai đoạn từ năm 2007 đến nay 9

3.3 Những nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình hạnh phúc 11

II Liên hệ thực tế việc xây dựng gia đình ở nước ta 12

1 Thành tựu đạt được 12

2.Hạn chế và những vấn đề đặt ra trong thực tế 14

III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG 15

IV Bài học rút ra cho bản thân 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cánhân nào cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng mộtgia đình Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnhvực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, mâu thuẫn và biến động Do đó, giađình là vấn đề trọng yếu mà toàn nhân loại trong mọi thời đại đều dành sự quantâm sâu sắc đến Đấ nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thựchiện quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa mà thực chất là chuyển đổi căn bảntoàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ và quản lí kinh tế xã hội

Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới được nảysinh, trong đó vấn đề gia đình là vấn đề trọng yếu chịu nhiều sự chi phối từ nềnkinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước

Chính vì lẽ đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Ý nghĩa của việc nghiên cứu Từ đó rút ra bài học.” Đề tài

không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem lại giá trị thực tiễn cao, làmột đề tài nóng hiện nay của Việt Nam Giải quyết được vấn đề gia đình là mộtbước tiến lớn thúc đẩy giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội, tạo tiền đềkhông chỉ cho sự phát triển của xã hội mà cả nền kinh tế chính trị nước nhà

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những vấn đề cơ bản như:

Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những lý luận chung của chủnghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình, và liên hệ với thực tiễn gia đình trongthời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cùng những bài học gia đình ởnước ta hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG

I QUAN NIỆM, QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH

1 Quan niệm gia đình dưới các góc độ

Theo Wikipedia, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hộinhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệhuyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệmđạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũngnhư để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người [Theo Trungtâm Thông tin tổng hợp - 21/08/2006 “Bản sao đã lưu trữ” Hội Liên hiệp phụ nữViệt Nam Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2006]

Vấn đề gia đình đã được nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái triết học đềcập dưới các góc độ khác nhau

Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xãhội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của xã hội, với đạođức và cuộc sống của con người Nho giáo cho rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước;gốc của nước ở nhà; gốc của nhà ở mỗi người (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốcchi bản tại gia, gia chi bản tại thân)” [Theo Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, 1996, Nxb.Thuận Hóa, Huế, tr.13] Nho giáo đã chỉ ra những quan hệ cơ bản giường cộtgồm có: quan hệ quân - thần, quan hệ phu - thê, quan hệ phụ - tử, quan hệ huynh

- đệ, quan hệ bằng hữu Như vậy, hơn nửa các mối quan hệ ấy thuộc phạm viquan hệ gia đình Trung - hiếu - nhân - nghĩa - lễ - trí - tín cũng từ ấy mà ra Giađình là nơi tu dưỡng, rèn luyện những đức tính căn bản của con người, là nơi rènluyện đạo làm người

Khác với triết học phương Đông, các nhà triết học phương Tây cổ, trungđại ít đề cập đến vấn đề gia đình, và cũng có những quan niệm khác nhau về vấn

đề này Chẳng hạn, Platon cho rằng, để khắc phục tình trạng phân chia giàunghèo thì cần phải xóa bỏ gia đình và tư hữu Ngược lại, Arixtốt lại đề cao vai tròcủa gia đình đối với nhà nước, xã hội và con người Ông cho rằng, nhà nước chỉxuất hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích giữa nhiều gia đình và họ hàng về mộtcuộc sống đầy đủ và hoàn thiện Gia đình và cá nhân là “thiên chức tự nhiên” củanhà nước, vì vậy con người về bản chất phải thuộc về nhà nước, vượt ra ngoàikhuôn khổ nhà nước thì con người không phải là con người phát triển về đạo đức

Trang 5

hoặc đó là động vật, hoặc đó là thượng đế [Theo Giáo trình Triết học Mác Lênin dùng cho các trường cao đẳng và đại học, 2004, Nxb Chính trị quốc gia,H., tr 74] Ông cho rằng, nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhànước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình Nhìn chung, các nhà triết họcphương Tây ít chú ý đến vấn đề gia đình, hoặc chỉ đề cập đến gia đình và vai tròcủa nó khi nói đến nhà nước, hôn nhân và chế độ sở hữu.

-Từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX, khi các phong trào nữ quyền, cáchọc thuyết triết học nữ quyền xuất hiện và lan rộng, quan niệm về bình đẳng giớitrong gia đình và xã hội, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình được quantâm thì vấn đề vai trò của gia đình cũng được đề cập đến nhiều hơn Các nhà nữquyền đã dùng cách tiếp cận giới là phương pháp then chốt để nghiên cứu giađình Gia đình được coi là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là cội nguồncủa các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội “Khác với phươngpháp tiếp cận truyền thống coi gia đình là một thiết chế phổ biến, một yếu tố tựnhiên mang tính sinh học, một đơn vị thống nhất và cùng có chung một lợi íchtrong đó sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, chăm sóc các thành viên là “thiên chức”của người phụ nữ, các nhà nữ quyền đã đi sâu phân tích những mối quan hệ bêntrong gia đình và những trải nghiệm của phụ nữ trong phạm vi gia đình” [TheoNghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới, 2006, Nxb Khoa học

xã hội, H., tr.9] Do vậy, gia đình có vai trò to lớn ảnh hưởng đến vấn đề bìnhđẳng giới và vai trò của người phụ nữ Theo chủ nghĩa nữ quyền, gia đình phục

vụ lợi ích của chế độ gia trưởng, lợi ích của đàn ông Người đầu tiên đưa ra quanđiểm gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng là nhà triết học và xã hội họcngười Pháp Simone de Beauvoir Theo ông, thiết chế gia đình, đơn vị cơ sở của

xã hội là một thiết chế có tính gia trưởng nhất, và gia đình cũng có một vị tríquan trọng trong việc xã hội hóa thế hệ tiếp theo về các giá trị gia trưởng Đốivới các nhà nữ quyền, gia đình không phải là một nguyên khối thống nhất Mỗithành viên gia đình có những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống gia đình do vịtrí, vai trò khác nhau của họ trong gia đình Những thành viên đó với những hoạtđộng và quyền lợi khác nhau trong quá trình tương tác sẽ tiến tới xung đột, mâuthuẫn với nhau Gia đình cũng không phải là một yếu tố tự nhiên mang tính chấtsinh học có tính phổ biến mà là kết quả của quan hệ xã hội và hoàn toàn có thểthay đổi

Trang 6

Như vậy, xem xét gia đình với những quan điểm khác nhau, từ các góc độ khác nhau, mục đích khác nhau… trong lịch sử cho thấy vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng.

Trang 7

2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình

Theo Mác - Lênin và vai trò của gia đình là sự kế thừa có bổ sung những tưtưởng trước đó, vì vậy cái nhìn về vai trò của gia đình ở đây trở nên khách quan,toàn diện hơn, phản ánh chân thực về sự vận động, biến đổi cũng như vai trò củagia đình trong xã hội

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, khi nói về tiến trình phát triển của lịch sửnhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi gia đình là một trong ba mối quan hệ củacon người đã được hình thành trong lịch sử nhân loại: Quan hệ thứ nhất là giữacon người với tự nhiên; Quan hệ thứ hai là giữa con người với con người trongquá trình sản xuất; và Quan hệ thứ ba là gia đình Theo các ông, quan hệ gia đình

“tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển của lịch sử: hằng ngày tái tạo rađời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôinảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” [Theo C.Mác vàPh.Ăngghen (1995),Toàn tập, Nxb CTQG, H., T.3, tr.41,41] Ba quan hệ này tồntại đan xen với nhau, hòa vào nhau, cùng tồn tại bên nhau

Gia đình là một phạm trù lịch sử, mỗi thời đại lịch sử cũng như mỗi chế độ

xã hội đều sản sinh ra loại gia đình tương ứng, do đó, vai trò và chức năng củagia đình ở mỗi thời đại cũng có sự thay đổi Ở thời tiền sử, gia đình “là quan hệ

xã hội duy nhất” Khi đó, gia đình có vai trò vừa là cộng đồng lao động, vừa làcộng đồng sinh hoạt, là khuôn khổ tồn tại của xã hội; chức năng của gia đìnhcũng đồng thời là chức năng của xã hội (gia đình - xã hội sơ khai), thực hiệnchức năng gia đình cũng là thực hiện chức năng xã hội và ngược lại Chức nănggia đình không thể khác hơn là kiếm sống và duy trì nòi giống

Về sau, khi dân số tăng lên, nhiều nhu cầu mới xuất hiện Khi nhu cầu củacon người phát triển lại xuất hiện những quan hệ xã hội mới làm cho gia đình từchỗ “là quan hệ duy nhất” trở thành “quan hệ phụ thuộc”[Theo C.Mác vàPh.Ăngghen (1995),Toàn tập, Nxb CTQG, H., T.3, tr.41,41] Sự chuyển biếnnày gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội, với quá trình phát triển xãhội, dẫn đến có sự độc lập tương đối của gia đình đối với xã hội, thậm chí có sựđối lập giữa gia đình và xã hội

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhànước, Ph.Ăngghen phân tích rõ vai trò “tế bào xã hội” của gia đình; mối quan hệbiện chứng giữa gia đình và xã hội Ông khẳng định, một mặt, những điều kiệnkinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác dụng quyết định đến

Trang 8

hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình Mặt khác, gia đình và trình độ pháttriển của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người, bảo vệ nòigiống cũng như tái tạo ra sức lao động cho nền sản xuất xã hội.

Nhấn mạnh vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển của lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác cho rằng, gia đình chính là “quan hệ xã hộiduy nhất” trong buổi đầu của lịch sử xã hội loài người Nhờ quan hệ này, vớichức năng sinh con đẻ cái, quan hệ gia đình đã sản sinh ra và duy trì các quan hệ

xã hội khác Với nghĩa đó, gia đình là một xã hội thu nhỏ: gia đình sản sinh racác cá thể người, gắn kết các cá thể người thành xã hội

Về sau, khi dân số tăng lên, nhiều nhu cầu mới xuất hiện Khi nhu cầu củacon người phát triển lại xuất hiện những quan hệ xã hội mới làm cho gia đình từchỗ “là quan hệ duy nhất” trở thành “quan hệ phụ thuộc”[C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.4] Sự chuyển biến nàygắn liền với quá trình phân công lao động xã hội, với quá trình phát triển xã hội,dẫn đến có sự độc lập tương đối của gia đình đối với xã hội, thậm chí có sự đốilập giữa gia đình và xã hội

Bên cạnh vai trò của gia đình, C.Mác và Ph.Ăngghen không dừng lại ởchức năng tái sản sinh con người, mà các ông rất lưu tâm đến vai trò kinh tếtrong gia đình, có khi ví như một đòn bẩy góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.Hơn thế nữa, chức năng văn hóa của gia đình có tác động đến việc bảo tồn vàphát triển các di sản văn hóa, các hệ giá trị và bản sắc dân tộc Bản chất của giađình đã chứa đựng sẵn những nhân tố văn hóa nội sinh Gia đình luôn giữ vai tròchuyển tải các giá trị văn hóa của xã hội

3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình

3.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình giai đoạn từ năm 1986 đến 2007

Kế thừa và phát triển những quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đìnhtrong xã hội mới, coi gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyếtđịnh sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xãhội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhâncủa xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú

Trang 9

ý hạt nhân cho tốt” [Theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb ST, H, 1989, tr499]

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định: “Gia đình là tế bào của xãhội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tếmới, con người mới Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề raphương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng giađình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình Nâng cao trình độ tự giác xâydựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có

kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của giađình” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005: 773-774) Gia đình được nhìn nhận làyếu tố cấu thành nên xã hội, có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành côngcủa công cuộc đổi mới toàn diện đất nước

Tiếp nối tư tưởng Đổi mới được đặt ra từ Đại hội lần VI, Đại hội VII vàotháng 6 năm 1991 đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh đã đưa ra khái niệm về Con người mới - đó

là con người phát triển toàn diện cả về trí tuệ, năng lực, phẩm chất, đạo đức… Cónhững con người mới như vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thànhcông Muốn có con người mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quanphải có sự “tổng hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhàtrường, gia đình…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007) Như vậy, Cương lĩnh

1991 đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố của tam giác: gia đình - nhàtrường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách con người Trong đó,

“gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môitrường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” Có thể nói, lầnđầu tiên trong một văn kiện của Đảng, vai trò của gia đình trong mối quan hệ vớinhà trường và xã hội đã được khẳng định như là yếu tố đầu tiên, liên tục và quantrọng nhất đối với sự phát triển của mỗi con người

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, 1996 đã chỉ rõ vị thế của gia đìnhtrong từng lĩnh vực cụ thể và thể hiện qua chủ trương hành động thực tế để xâydựng gia đình hạnh phúc Về xã hội, “Thực hiện tốt các chính sách dân số và kếhoạch hoá gia đình, các chính sách ưu đãi xã hội” Về giáo dục và đào tạo là “Đềcao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”

Đại hội IX năm 2001 của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đến vai trò của gia đìnhvới sự phát triển kinh tế xã hội, sự hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người:

“Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành

Trang 10

viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗingười và là tế bào lành mạnh của xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016) Nhưvậy, trước yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, bên cạnh những chính sách là điềukiện để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Đảng đã khẳng định chính mỗi gia đìnhphải là chủ thể quan trọng nhất, quyết định đến việc xây dựng gia đình hạnhphúc, để gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà phải là những tế bào lànhmạnh, là tổ ấm thực sự của mỗi người.

Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đìnhthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bước tiến quan trọng trongquan điểm của Đảng; lần đầu tiên Ban Bí thư ra một Chỉ thị chuyên về gia đình,

đề cập đến tất cả khía cạnh: thực trạng, mục tiêu, giải pháp của xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước “Mục tiêu chủ yếu củacông tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là ổn định, củng

cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con,

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấmcủa mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”

Ngày 01/5/2005, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ emban hành Quyết định số 392/QĐ-DSGĐTE quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức của Vụ Gia đình; quy định Vụ Gia đình là tổ chức của Ủyban Dân số, Gia đình và Trẻ em, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủnhiệm Ủy ban quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình Vụ Gia đình thực hiện 10nhiệm vụ và các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban giao theo đúngquy định của Nhà nước và pháp luật Như vậy, từ nhận thức về vai trò vị trí giađình, sự cần thiết cần có một cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Đảng và Nhànước đã thành lập Vụ gia đình trực thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Trong Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010, nhànước ta khẳng định mục tiêu chung nhất của công tác xây dựng gia đình thời kỳnày là “từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợchồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc” Chiến lượccũng đưa ra hệ thống các giải pháp cụ thể và các đề án của Chiến lược để thựchiện được các mục tiêu đề ra về gia đình

Ngày 8/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1001/QĐ-TTgthực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình vàTrẻ em sáp nhập sang các Bộ có liên quan thực hiện Trong đó chức năng, nhiệm

vụ quản lý nhà nước về gia đình được chuyển sang Bộ VHTTDL

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w