1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài vấn đề gia đình trong chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề gia đình trong chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Như
Người hướng dẫn Ths Phạm Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIKHOA HỌC VÀ Ý NGHĨ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘIKHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA

ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên SV: Nguyễn Thị Huỳnh NhưMã số SV: 2054010346Mã học phần: 010100510715Giảng viên hướng dẫn: Ths Phạm Thị Thanh Vân

Thành phố Hồ Chí Minh ,năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1PHẦN 2: NỘI DUNG 2CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNINVỀ GIA ĐÌNH 2

1.1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 21.2 Những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5

CHƯƠNG 2:Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ NHỮNG CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲQUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIAĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9

-2.1 Thực trạng xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay 92.2 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay 13

PHẦN 3: KẾT LUẬN 15PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội Sự phát triển về mặt tâm lý, đạo đức, tìnhcảm của thành viên trong gia đình và cả sự phát triển về điều kiện kinh tế làyếu tố phát triển của cả xã hội Sự vận động, biến đổi của gia đình phụ thuộcvào sự vận động và biến đổi của xã hội Các Mác và Ăngghen luận về nhữngmối quan hệ thiết yếu của con người ngoài nhu cầu vật chất chính là duy trìnòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “… hàng ngày tái tạo ra đờisống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảynở Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái Đó là giađình…”

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện quátrình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bên cạnh những thay đổi tích cực thì giađình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêucực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đấtnước

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Namhiện nay” không chỉ mang ý nghĩa lý mà hơn nữa còn đem lại giá trị thực

tiễn cao, là một đề tài nghiên cứu cần thiết để định hướng giải quyết cho cácvấn đề trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Phát triển được giađình mới tạo được bàn đạp để xúc tiến phát triển cả xã hội

1

Trang 4

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

-LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH1.1.Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình.

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duytrì va củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quanhệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thànhviên trong gia đình Do đó, gia đình có vị trí hết sức quan trọng

Thứ nhất là gia đình là tế bào của xã hội: là thiết chế cơ sở đầu tiên của

xã hội Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh và ổn định thì trước hết từngtế bào – tức là mỗi gia đình phải hạnh phúc và bền vững Gia đình tham giavào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, cung cấp tư liệu vànguồn lao động cho xã hội, là đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Giađình còn là đơn vị sản xuất ra bản thân con người, duy trì nòi giống

Thứ hai là gia đình là t: ấm mang l;i các giá tr= h;nh ph>c, sự hài hòatrong đời sống cá nhân của mỗi thành viên: Gia đình là môi trường phát triển

tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởngthành và phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề phát triểntoàn diện cho thành viên gia đình thành công dân tốt của xã hội

Thứ ba là gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội: Gia đình là cộng

đồng đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách của từng người.Chỉ trong gia đình mới thể hiệnđược quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và concái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế

Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viêncủa xã hội Không có cá nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhânbên ngoài xã hội Gia đình là cộng đồng đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xãhội của mỗi cá nhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cánhân học được và thực hiện quan hệ xã hội Ngược lại gia đình cũng là một

2

Trang 5

trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Xã hội nhận thức đầyđủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong quan hệ với gia đình.Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình đẻ tácđộng đến cá nhân Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực hiện vớisự hợp tác của các thành viên trong gia đình Chính vì vậy, ở bất cứ xã hộinào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình cũng đềucoi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình Vậy nên đặc điểm của gia đình ởmỗi chế độ xã hội có khác nhau Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,để xây dựng một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giaicấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, thựchiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ

Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có năm chứcnăng cơ bản Một là chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người): Gia đình

bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữacha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiệnchức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người Tái sảnxuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàmcả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình Xã hội tồn tại và phát triển dựa trênhai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chínhbản thân con người Sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào quá trình tái sảnxuất này của gia đình Việc tái sản xuất ra thế hệ tương lai, một mặt đáp ứngyêu cầu cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội, mặt khác đáp ứng vàthỏa mãn nhu cầu của chính gia đình Con cái trở thành chỗ dựa, nguồn tìnhcảm của ông bà, cha mẹ và của cả dòng tộc

Hai là chức năng kinh tế (sản xuất các giá tr= vật chất): cùng với quá

trình phát triển lực lượng sản xuất, gia đình trở thành một đơn vị kinh tế Giađình là một đơn vị có chung tài sản, trước hết về mặt vật chất và sáng tạo racác tài sản đó thông qua hành vi sản xuất, làm kinh tế Đây là một nền tảng

3

Trang 6

vật chất không thể thiếu của gia đình Tất nhiên, mức độ biểu hiện của chứcnăng này rất khác nhau trong tiến trình lịch sử.

Ba là chức năng tiêu dùng: trong hoạt động sống, gia đình luôn thực hiện

việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống,mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí của các thành viên gia đình Gia đình khôngchỉ là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng Gia đình trở thànhnơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụcác sản phẩm văn hóa sau giờ lao động

Bốn là chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: gia đình là nơi nuôi dưỡng và

trường học đầu tiên tác động đến con người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa,trí tuệ, xã hội, lao động…) Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là nhữngyếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách Tuy nhiên, giáo dụcgia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triểnnhân cách cá nhân Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của vănhóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách củacon người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học.Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người vớinhững hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú

Năm là chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý: Trong quá trình sống

của con người, nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới tính, thế hệ luôn diễn ratrong phạm vi gia đình mà trước hết là trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữacha mẹ và con cái Bởi vậy, sự hiểu biết tâm - sinh lý cá nhân, sở thích củanhau để ứng xử phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo nên không khí tinh thần lànhmạnh, ổn định, hài hòa là vấn đề quan trọng mà gia đình phải và có thể đảmnhận

1.2 Những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội

Đầu tiên là cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời quá độlên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình

4

Trang 7

độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, chủ nghĩa xã hội Cốt lõicủa quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệusản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân vềtư liệu sản xuất Nguồn gốc của sự áp bức , bóc lột và bất bình đẳng trong xãhội và gia đình dần dần bị xóa bỏ , tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quanhệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội Xóa bỏ chế độtư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị củangười đàn ông trong gia đình , sự bất bình đẳng giữa nam và nữ , giữa vợ vàchồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Bởi vì sự thống trị của người đàn ông tronggia đình là kết quả sự thống trị của họ về nền kinh tế , sự thống trị đó tự nó sẽtiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn Xóa bỏ chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân tronggia đình thành lao động xã hội trực tiếp , người phụ nữ dù tham gia lao độngxã hội hay tham gia lao động gia đình thì lao động của họ đóng góp cho sựvận động và phát triển, tiến bộ của xã hội Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳngvới đàn ông trong xã hội.

Tiếp theo về mặt cơ sở chính trị - xã hội để xây dựng gia đình trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Đây là lần đầutiên trong lịch sử , nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mìnhkhông có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũng chính là công cụ xóabỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên vai người phụ nữ , đồng thời thựchiện giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình

Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng giađình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , thể hiện rõ nét nhất ở vai tròcủa hệ thống pháp luật , trong đó có Luật hôn nhân và Gia đình cùng với hệthống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên tronggia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảohiểm xã hội, Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng ,

5

Trang 8

thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , cùng với những biến đổi cơbản trong đời sống chính trị, kinh tế thì đời sống văn hóa , tinh thần cũngkhông ngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệtư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần giữ vaitrò chi phối nền tảng văn hóa , tinh thần của xã hội , đồng thời những yếu tốvăn hóa , phong tục tập quán , lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bướcbị loại bỏ

Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phầnnâng cao trình độ dân trí , kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồngthời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức , nhận thứcmới ,làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị , chuẩn mực mới , điềuchỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Tìnhyêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại Hôn nhân xuất phát từ tìnhyêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Hôn nhân tự nguyện đảm bảo chonam, nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhậnsự áp đặt của cha mẹ Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc chamẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái nhận thức đúng, có trách nhiệmtrong việc kết hôn

Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợmột chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiệnhôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồngthời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạođức con người Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sửxã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ cônghữu nguyên thủy Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ mộtchồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên chủ

6

Trang 9

nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sựgiải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợvà chồng Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau vềmọi vấn đề của cuộc sống gia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọn nhữngvấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một sốnhu cầu khác Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trongquan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Nếunhư cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩavụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên, quan hệ giữacha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránhkhỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích, sắc riêng của mỗi người.

Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trongtình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đìnhvà xã hội và ngược lại Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợidụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu khôngchính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Thực hiện thủ tụcpháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hônchính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầyđủ nhất.Đảm bảo quyền tự do kết hôn và quyền tự do ly hôn Bảo đảm quyềntự do ly hôn không có nghĩa là khuyến khích ly hôn Vấn đề ly hôn chỉ đượcđặt ra khi một cuộc hôn nhân trong đó tình yêu không còn nữa hoặc bị mộttình yêu say đắm mới lấn át

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀ NHỮNG CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲQUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIAĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay

7

Trang 10

Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biếnchuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặcđiểm mới, hiện đại và tự do hơn Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hộinhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hônnhân và gia đình Việt Nam.Việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay đã đạtđược những thành tựu to lớn

Những truyền thống quý báu của gia đình Việt Nam được bảo tồn và phát

huy Trong bối cảnh đổi mới và toàn cầu hóa hiện nay,những giá trị truyền

thống quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và pháthuy như: tình yêu lứa đôi trong sáng; lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng;trách nhiệm và sự hy sinh vô tận của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo vớicha mẹ; con cháu kính trọng, biết ơn và quan tâm tới ông bà, tổ tiên; tình yêuthương, chăm lo và đùm bọc anh em, họ hàng; đề cao lợi ích chung của giađình; tự hào truyền thống gia đình, dòng họ Đồng thời, gia đình Việt Namcũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôntrọng tự do cá nhân; tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi người; tôntrọng lợi ích cá nhân; dân chủ trong mọi quan hệ; bình đẳng nam nữ trongnghĩa vụ và trách nhiệm, bình đẳng trong thừa kế; không phân biệt đối xửđẳng cấp, thứ bậc giữa con trai và con gái, giữa anh và em Đó chính là cùngvới những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát huy, gia đình ViệtNam hiện nay đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hóa:dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ

Thu nhập bình quân năm 2020 đạt khoảng 4,23 triệu đồng/người/tháng,giảm khoảng 2% so với năm 2019 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020, thunhập bình quân đầu người/tháng tăng bình quân 8,1% Theo khu vực, thunhập bình quân ở thành thị đạt 5,538 triệu đồng/người/tháng, gấp gần 1,6 lầnnông thôn Cùng với thu nhập và chỉ tiêu tăng lên, các điều kiện về nhà ở, tiệnnghi và đồ dùng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiêncố và bán kiên cố lên tới 95,6% Nhờ thu nhập và chỉ tiêu tăng lên nên tỷ lệ

8

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w