vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay

22 0 0
vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm về ly hôn- Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng.. Quan hệ hôn nhân là một trong nh

Trang 1

_

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIAĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2

1.1 Khái niệm 2

1.1.1 Khái niệm về ly hôn 2

1.1.2 Khái niệm về gia đình 2

1.2 Các mối quan hệ cơ bản của gia đình 2

1.3 Vị trí của gia đình 6

1.4 Chức năng của gia đình 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 10

2.1 Thực trạng vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 10

2.2 Nhận xét 11

2.2.1 Ảnh hưởng của vấn đề ly hôn 11

2.2.2 Nguyên nhân 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY LÙI VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 17

3.1 Các giải pháp thúc đẩy vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

MỞ ĐẦU

Từ ngàn đời nay gia đình luôn là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, đạo đức của mỗi con người Những gia đình tốt đẹp sẽ xây dựng một xã hội tiến bộ văn minh và ngược lại một xã hội tiến bộ văn minh là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp Chính vì vậy, vai trò và vị trí của gia đình ngày càng được quan tâm và đề cao trong xã hội.

Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng Và sự vận động, sự biến đổi của gia đình là một điều tất yếu bởi gia đình là tế bào của xã hội Với xu thế hội nhập toàn cầu hóa ít nhiều tác động lên mọi mặt, mọi mối quan hệ của xã hội Tuy nhiên, nó chính là nguyên nhân dẫ đến những vấn đề xấu và điển hình là vấn đề ly hôn trong các gia đình Việt Nam hiện nay.

Nếu như việc kết hôn là hình thành mối quan hệ hai người thì ly hôn là chấm dứt mối quan hệ Hiện nay, vấn đề ly hôn trở nên vô cùng quan rọng khi số lượng các vụ ly hôn ngày càng nhiều Điều này nó có ảnh hưởng khồn hề nhỏ đối với xã hội và con người

Nhận thức được điều đó, nên tôi đã chọn đề tài “Vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay” để cho thấy rõ được vấn đề quan trọng của việc ly hôn, đồng thời làm rõ những hậu quả của vấn đề ly hôn trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra các định hướng và phương pháp giải quyết phù hợp

1

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm về ly hôn

- Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng Và sự vận động, sự biến đổi của gia đình là một điều tất yếu bởi gia đình là tế bào của xã hội Với xu thế hội nhập toàn cầu hóa ít nhiều tác động lên mọi mặt, mọi mối quan hệ của xã hội tuy nhiên một mặt gây nên những sai lệch về nhận thức đối với con người.

1.1.2 Khái niệm về gia đình

- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống.

- Cho nên, yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm - tâm lý, mà còn là một tổ chức kinh tế - tiêu dùng (sở hữu, sản xuất, thu nhập và chi tiêu ), một môi trường giáo dục - văn hoá (văn hoá gia đình và cộng đồng), một cơ cấu - thiết chế xã hội (có cơ chế và cách thức vận động riêng)

1.2 Các mối quan hệ cơ bản của gia đình

- Thứ nhất, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống

Huyết thống là khái niệm thường được dùng để chi các thế hệ người nối tiếp nhau theo quan hệ dòng máu Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn, mỗi trình độ phát triển của xã hội loài người, tùy thuộc vào các chuẩn mực đạo đức, tập quán và lối sống cụ thể mỗi dân tộc, quốc gia mà những quan niệm, những

2

Trang 5

chuần mực về huyết thống lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đầu tiên cho thành các gia đình, là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức, quy mô và kết cấu của gia đình Quan hệ huyết thống biểu hiện rất cơ bản dưới hình thức các dòng họ Về cơ bản, dòng họ thường bao gồm các thế hệ người liên kết với nhau theo huyết thống cha hoặc mẹ Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, quan hệ dòng họ không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa huyết thống mà còn mang các giá trị, ý nghĩa văn hóa, truyền thống về các chuẩn mực gia phong, gia tộc

- Thứ hai, gia đình hình thành, tổn tại dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân Do

nhu cầu khách quan cần duy trì giống nòi, con người, xã hội loài người đã sáng tạo ra các thiết chế của mình để đó qua thực hiện nhu cầu sinh con đẻ cái tạo nên các thế hệ người Trong đó, hôn nhân đưoc coi là thiết chế cơ bản được xác lập để thực hiện nhu cầu ấy Trong quá trình lịch sử lâu dài, hôn nhân ban đầu được xác lập trước hết để đáp ứng nhu cầu duy trì giống nòi Càng về sau, hôn nhân càng được phát triển trở thành một thiết chế, một giá văn hóa của con ngưoi và loài người, đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của con người và loài người Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản mà nhờ nó các thành viên gia đình được liên kết với nhau, chung sống với nhau và chăm sóc lẫn nhau

- Hôn nhân là một hình thức quan hệ cặp đôi giữa người nam với người nữ đến tuổi trưởng thành (chủ yếu là quan hệ tính giao), nhằm mục đích tái sản xuất ra con người, được xã hội thừa nhận, chi phối và điều chỉnh bằng các thiết chế văn hỏa, xã hội và pháp lý

- Cùng với quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hợp thành hai môi quan hệ cơ bản, thiết yêu mà nhờ nó, gia đình của con người xuất hiện, tồn tại và phát triển Trải qua quá trình lịch sử, quan hệ hôn nhân cũng không ngừng

3

Trang 6

được củng cố, phát triển cả về nội dung cũng như hình thức và tính chất của nó.

- Từ chỗ hôn nhân được xác lập chủ yếu, đầu tiên là nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tính giao, nhằm sinh con đẻ cái, duy trì giống nòi Càng về sau, hôn nhân được củng cố, phát triển trở thành một giá trị, một thiết chế văn hóa xã hội Từ chỗ hôn nhân được duy trì, bảo vệ bởi các giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, các chuẩn mực phong tục, tập quán đến chỗ hôn nhân còn được bảo vệ, được duy trì bởi các quan hệ mang tính pháp lý.

- Thứ ba, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ chung sống.

- Xét dưới góc độ triết học xã hội, quan hệ huyết huyết thống quan hệ hôn nhân là các quan hệ cơ bản, thiết yếu mà nhờ nó, gia đình của con người xuất hiện, tồn tại và phát triển Đến lượt nó sự tồn tại của gia đình, trên cơ sở các mối quan hệ thiết yếu ấy làm nảy sinh, củng cổ và phát triển ở mỗi thành viên gia đình nhu cầu tâm lý, tình cảm khách quan: nhu cầu cần, có thể được chung sống Sự chung sống giữa các thành viên trong gia đình có nộ dung cơ bản, đầu tiên là đáp ứng nhu cầu nương tựa, hỗ trợ, đùm bọc nhau hàng ngày trong đời Càng về sau, từ các nhu cầu đầu tiên ấy lại làm xuất hiện, củng cố nhu cầu thiết thân về tình cản tinh thần Các thành viên trong gia đình có nhu cầu được cộng đồng chia sẻ tâm tư tình cảm, được quan tâm động viên, khích 1ệ lẫn nhau Vì vậy, quan hệ chung sống giữa các thành viên gia đình không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ; không chỉ là chung sống trong cùng một không gian sinh tồn mà chủ yếu là có chung đời sống văn hóa tinh thần của mỗi thành viên gia đình cũng như của cả gia đình.

- Thứ tư, gia đình hình thành, tồn tại dựa trên cơ sở quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng.

- Để duy trì, phát triển giống nòi, gia đình cần có các quan hệ hôn nhân, huyết thống và chung sống giữa các thành viên Từ đó, làm xuất hiện các nhu cầu

4

Trang 7

cần được chăm sóc, cần được nuôi dưỡng để không chỉ sinh sống, mà còn là để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cuộc sống Chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau dần trở thành một quan hệ cơ bản, quan hệ về quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi thành viên và nghĩa vụ nuôi dưỡng chăm sóc các thành viên khác trong cộng đồng gia đình Nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng không chi là của cha mẹ, anh chị đối với con cái và các em Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng cũng không đơn thuần là quyền của các em, của con cái trong gia đình.

* Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội

- Gia đình là tế bào của xã hội.

+ Gia đình là xã hội thu nhỏ, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội Nói cách khác, nếu coi xã hội là một cơ thế thì mỗi gia đình là những tế bào làm nên cơ thể xã hội Do đó, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng tế bào - tức là mỗi gia đình - phải phát triển bền vững và hạnh phúc Với vị trí là tế bào của xã hội, gia đình có tác động to lớn đến sự phát triển của xã hội.

+ Gia đình là tế bào tự nhiên, đồng thời là một đơn vị kinh tế của xã hội Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được Với ý nghĩa ấy, có thể khẳng định trình độ phát triển của xã hội một mặt là do trình độ phát triển của lao động, mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình.

+ Gia đình không tồn tại một cách độc lập mà có mối quan hệ biện chứng với xã hội Bàn về mối quan hệ gắn bó giữa gia đình và xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: giữa gia đình và xã hội có quan hệ gắn bó khăng khít, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Xã hội tốt đẹp, tiến bộ sẽ là tiền đề cho các gia đình phát triển lành mạnh Các gia đình hạnh phúc, đầm ấm sẽ có tác động tích cuc trở lại cho sự phát triển của xã hội Người khẳng định: Nhiều

5

Trang 8

gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hat nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt.

- Gia đình là tế bào của xã hội.

+ Với mô hình trên, gia đình đứng ở giữa cá nhân và xã hoi Nó được xem như chiếc cầu trung chuyển nối liền “cái cá nhân" với “cái xã hội" + Gia đình là đơn vị xã hội đầu tiên mà ở đó mỗi cá nhân gắn bó với nhau Do đó, mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là một hình thức quan hệ đặc thù của quan hệ giữa các thành viên trong xã hội.

+ Mỗi cá nhân muốn hòa nhập và phát triển trong xã hội đều phải qua cái cấu trung gian - đó là gia đình Do vậy, không thể có cá nhân tồn tại ngoài gia đình và cũng như không thế có cá nhân ngoài xã hội Nói cách khác, cá nhân nếu bị tách biệt khỏi gia đình, khỏi xã hội thì cá nhân không thể phát triển duược Điều này đã được thực tế chứng minh (ví dụ những em bé bị lạc trong rừng và sống tách biệt với gia đình, với xã hội loài người từ khi còn nhỏ) Từ đó, rút ra kết luận: nếu phải sống tách biệt với gia đình và xã hội, cá nhân không thể phát triển thành những nhân cách hoàn thiện - hài hòa Như vậy, giữa cá nhân - gia đình - xã hội có mối quan hệ gắn bó khăng thít, hữu cơ với nhau, tác động qua lại, hỗ tro cho nhau cùng phát triển Trong đó, gia đình được xem là chiếc cầu nốivliền cá nhân với xã hội.

1.3 Vị trí của gia đình

- Gia đình là "tế bào của xã hội" Điều này trước hết chỉ ra rằng, gia đình và

xã hội có quan hệ mật thiết với nhau Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đối chất, duy trì sự sống giữa tế bào và một cơ thể sinh vật Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội.

6

Trang 9

- Trong mối quan hệ mật thiết ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội

quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và cả quy mô gia đình C Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất.

- Gia đình còn là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội Nhiều

thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình Xã hội (nhà nước, cơ quan, bè bạn ) nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình, Qua đó, ý thức công dân của cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.

- Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người Trong gia

đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khoẻ và thoải mái tinh thần Ở đó, hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ - chồng, cha - con, anh - em, những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời Có rất nhiều vấn đề, ngoài môi trường gia đình, không ở đâu có thể đáp ứng và giải quyết có hiệu quả Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo Một trong những bất hạnh lớn nhất của mỗi con người là lâm vào cảnh "vô gia cư", gia đình lục đục, tan nát hoặc cảnh nghèo đói, khốn cùng

- Vì vậy, việc xây dựng gia đình mới là một trong những vấn đề quan trọng

của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

7

Trang 10

"Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt"!.

1.4 Chức năng của gia đình

- Chức năng tái sản xuất ra con người Đây là chức năng đặc thù của gia đình.

Chức năng này đáp ứng nhu cầu tình cảm riêng, rất tự nhiên của cá nhân là sinh con đẻ cái, đồng thời, mang ý nghĩa chung lớn lao là cung cấp những lớp người mới, bảo đảm sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người Sinh đẻ có kế hoạch là một nội dung trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa Mục đích sinh đẻ có kế hoạch là nhằm thực hiện việc tái sản xuất con người phù hợp và hài hoà với những điều kiện bảo đảm cụ thể, để lớp người mới ra đời có khả năng phát triển cả trí lực và thể lực

- Gia đình có chức năng kinh tế Khi hình thành gia đình cá thể - hôn nhân

một vợ một chồng, thì chức năng kinh tế đóng vai trò cơ sở cho các chức năng khác của gia đình Thực tế cho thấy sự phân công giữa lao động gia đình và xã hội đã và đang còn tồn tại chức năng này Tất nhiên cùng với quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất, ở từng lúc, từng nơi, kinh tế gia đình biến đổi với nhiều dạng phong phú và có vị trí khác nhau.

- Gia đình có chức năng tiêu dùng Việc tiêu dung của gia đình hướng vào

mua sắm những sản phẩm phục vụ đời sống vật chất, cũng như đời sống tinh thần của gia đình Chức năng này thường phụ thuộc nhiều vào thu nhập và đóng góp chung từ kết quả lao động của các thành viên trong hoạt động kinh

tế gia đình hoặc xã hội.

- Chức năng giáo dục của gia đình Sinh con, nuôi nấng, dạy dỗ là những hoạt

động không thể tách rời nhau trong gia đình Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành

8

Trang 11

mạnh của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần Chức năng giáo dục của gia đình là rất quan trọng và có nội dung rộng lớn Nội dung giáo dục gia đình chính là những yếu tố của vấn đề văn hoá gia đình và văn hoá cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người, như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức lao động và khoa học…

- Gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu tâm - sinh lý cho các thành

viên của mình Nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới tính, thế hệ cần được

bộc lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình và giữa những người thân Sự hiểu biết tâm - sinh lý cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp, chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên có điều kiện sống lạc quan và tích cực.

- Như vậy, gia đình là thiết chế đa chức năng Trên đây là những chức năng cơ

bản nhất Thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đình tồn tại và phát triển, đồng thời tác động đến tiến bộ chung của xã hội Các chức năng được thực hiện trong sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau Việc phân chia những nội dung của chúng chỉ là tương đối Nhiều khi, các chức năng được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình Ở từng nơi và các giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung và vị trí của mỗi chức năng có sự biến đổi phù hợp

- Mọi thành viên đều có trách nhiệm vun đắp cho tổ ấm gia đình, đều phải

tham gia vào thực hiện các chức năng của gia đình với mức độ khác nhau, tuỳ theo cương vị, khả năng và thoả thuận cụ thể Trong đó, trước hết phải kể đến vai trò của những bậc cha mẹ, đặc biệt là của người phụ nữ.

9

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:12