1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì lý luận của triết học mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở việt nam hiện nay

33 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của triết học Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Lê Văn Sang, Lê Quỳnh Nhựt Vinh, Long Vũ, Nguyễn Yên Khang, Phù Ngọc Dương
Người hướng dẫn Cô Đỗ Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

4Mục đích và nhiệm vụ của đề tài...6Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...7Phương pháp nghiên cứu...7Kết quả nghiên cứu:...7Chương 1: Quan điểm của Triết học Mác- LêNin cùng với tư tưởng Hồ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Tiểu luận cuối kì

Lý luận của triết học Mác về con người

và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay.

MÃ MÔN HỌC: LLCT130105_22_01_50 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022-2023 Thực hiện: Nhóm 16

Giảng viên hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Thùy Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập – Tự do –

2023

1 Mã môn học LLCT130105_22_01_50

2 Giáo viên hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Thùy Trang

3 Đề tài: Lý luận của triết học Mác-Lê Nin về con người và vấn đề conngười trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay

4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:

ST

T

Họ và tên Mã số sinh viên Tỉ lệ tham gia

2 Lê Quỳnh Nhựt Vinh 22133066

4 Nguyễn Yên Khang 22133030

Trang 3

5 Phù Ngọc Dương 22133010

Mục lục

Mở đầu: 4

Tính cấp thiết của đề tài 4

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 6

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

Phương pháp nghiên cứu 7

Kết quả nghiên cứu: 7

Chương 1: Quan điểm của Triết học Mác- LêNin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người trong việc phát triển sản xuất xã hội 7

1 Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người 7

1.1) Một số quan điểm triết học trước Mác về con người 7

1.2) Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về con người 9

1.3) Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về bản chất con người 10

2 Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về vai trò của con người trong sự phát triển sản xuất xã hội 14

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và con người trong xây dựng CNXH 15

Chương 2: Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay 17

1 Một số vấn đề về đổi mới ở nước ta 17

1.1) Tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta 17

1.2) Những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đối với con người 17

Trang 4

2 Quan điểm của Đảng về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con ngườitrong xây dựng đất nước ở Việt Nam 192.1) Quan điểm của Đảng về nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nướcta 192.2) Quan điểm của Đảng về việc phát huy nhân tố con người 20

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố conngười trong xây dựng đất nước 22Chương 3: Thực trạng về các vấn đề con người và giải pháp phát huy nhân tố conngười trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay 26

1 Thực trạng về các vấn đề phát huy nhân tố con người 26

2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong xây dựng đấtnước ở Việt Nam hiện nay 28

Kết Luận: 30 Tài liệu tham khảo: 32

Mở đầu:

Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, thế giới xung quanh của chúng ta đang thay đổi một cách khủng khiếp,với một tốc độ cực kì nhanh chóng, cùng với đó là sự sâu sắc và ngày một phức tạp.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang phát triển như vũ bão Đặcbiệt trong đó không thể không kể đến chính là cuộc cách mạng thông tin đang tạo ra

sự biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất của thế giới Điều đó từngbước mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho loài người, giúp cho thế giới chúng ta đangsống nhanh chóng phát triển và dần tiến tới một nền văn minh mới hoàn hảo hơn –văn minh trí tuệ Các quốc gia trong đó đang dần chuyển đổi dần từ nền kinh tế côngnghiệp hóa sang nền kinh tế tri thức và khoa học thông tin toàn cầu Hay nói mộtcách đơn giản, các quốc gia khác đã đang hoàn thành hai cuộc cách mạng công

Trang 5

nghiệp và đang thực hiện cách mạng thông tin Khi đó, chúng ta chỉ mới đang từngbước một, chậm rãi phát triển tập trung vào sự phát triển đổi mới nền kinh tế lạc hậucủa quốc gia bằng các biện pháp công nghiệp hóa hiện đại hóa Tất cả chỉ nhằm mộtmục tiêu:” Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩthuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng anninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” Với mục tiêuđược đặt ra ở đại hội 13 năm 2021, Đảng ta đã hộp và đặc ra mục tiêu tới năm 2045Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển, công nghiệp có thu nhập cao theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Để làm được điều đó cần có sự kết hợp của rất nhiềuyếu tố, nhưng đặc biệt nhất chính là phải coi trọng các vấn đề về con người Thựcchất những hướng đi trên của Đảng đều tập trung vào một vấn đề duy nhất phát triển

vì con người, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc cho quần chúng nhân dân lao động

Có thể thấy, đất nước chúng ta đang đứng trước các vận hội lớn để thay đổi, nhưngcũng phải đối đầu với các khó khăn thử thách rất lớn và quyết liệt để giải quyếtnhững mâu thuẫn giữa trình độ yếu kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu rất caocủa nền sản xuất hiện đại, hay nói cách khác là của chủ nghĩa xã hội để không ngừngnâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần của nhân dân Tiếp cận với rất nhiềuthứ công nghệ hiện đại của thế giới nhưng trình độ của lao động Việt Nam chỉ dừnglại ở mức chăm chỉ và có hiểu biết cơ bản thì chưa đủ Vì vậy, nhận thấy sự cấp thiết

về vấn đề sống còn của đất nước hiện giờ chính là tập trung cao độ vào sự nghiệp đổimới, cải thiện đất nước Việt Nam, để xây dựng một đất nước với các tiêu chí dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa Chính sự nghiệp đổi mới ấy có thành công hay không hoàntoàn phụ thuộc vào việc chúng ta nói chung, hay Đảng và chính phủ nỏi riêng, có biếtvận dụng triệt để, khai thác tối đa và phát huy nguồn lực nội tại sẵn có của dân tộchay không?

Thêm vào đó, thời đại hiện tại khi mà khoa học và kĩ thuật dần chiếm chỗ, trởthành lực lượng sản xuất chính, trực tiếp tạo nên năng suất lao động vượt bậc thìnhân tố con người bây giờ càng chứng minh được vai trò thực tiễn quan trọng của

Trang 6

mình trong quá trình phát triển ấy của xã hội Trong suốt tiến trình lịch sử, một điềuhiển nhiên không cần phải tranh cãi đó chính là việc con người là mắt xích quantrọng nhất trong toàn bộ quá trình phát triển Về cả lí luận, thực tiễn về mâu thuẫn vàkháng mâu thuẫn, con người chính là thứ tạo nên xu hướng vận động của thế giớitrong quá khứ, hiện tại và cả tương lai Thế giới vận hành theo quy luật của tự nhiên,nhưng con người đang dần tìm cách để tận dụng cái tự nhiên có sẵn ấy để phục vụcho chính bản thân họ, xã hội vận động theo hướng mà họ muốn Tri thức mà họ nắmgiữ ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển sẵn có, cải thiện con người và các vấn đề vềcon người của quốc gia chính là một trong rất nhiều cách để tham gia vào cuộc chạyđua tìm đến sự hoàn mĩ này Con người, sau cùng chính là “nguồn lực của mọi nguồnlực”, là tài nguyên quý báu, đóng góp vai trò to lớn nhất của mọi quốc gia.

Tất cả những điều trên cùng nhau tạo lại, khơi gợi cho chúng tôi ý tưởng, bao quáttoàn diện tất cả các khía cạnh chọn đề tài:” Lý luận của triết học Mác- LêNin về conngười và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay”

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

Mục đích: dựa trên các cơ sở hiện có phân tích khái quát những quan điểm củaTriết học Mác – LêNin về con người, đề tài này sẽ làm rõ, góp phần cụ thể hơn về lýluận của Triết học về con người bằng việc trình bày nhân tố con người thông qua cáclăng kính góc nhìn của các tư tưởng Triết học khác nhau, thực trạng phát huy nhân tốcon người, cùng với đó ra nêu ra các vấn đề về con người trong sự nghiệp cách mạnghiện nay Các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, có ảnh hưởngtrực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của quốc gia chủ nghĩa xã hội Thông qua cácđiều trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hướng khắc phục cụ thểnhằm mục đích phát huy tới mức cao nhất nhân tố con người, cũng như cải thiện cácvấn đề liên quan đến con người, cũng qua đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới, hỗ trợxây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời buổi hiện nay

Nhiệm vụ:

Trang 7

- Trình bày quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người, vai trò của nhân tốcon người trong sự phát triển của xã hội, cùng với góc nhìn của tư tưởng Hồ ChíMinh về các khái niệm trên.

- Trình bày quan điểm cảu Đảng ta về con người, thông qua một số vấn đề đổi mới

ở nước ta, từ đó nêu lên quan điểm về nhân tố con người, phát huy việc đó trongxây dựng đất nước, cùng với góc nhìn của tư tưởng Hồ Chí Minh về các kháiniệm trên

- Trình bày thực trạng về các vấn đề con người, từ đó đề xuất một số giải phápnhằm khắc phục các vấn đề về con người, phát huy nhân tố con người trong thờibuổi hiện nay thông qua góc nhìn Triết học

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

-Đối tượng của tiểu luận là quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người và cácvấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay Dùng đó làm kimchỉ nam xuyên suốt phần kết quả nghiên cứu

-Phạm vi nghiên cứu: thông qua các cơ sở được đưa ra, tiểu luận của chúng tôi tậptrung nghiên cứu con người trong thời kì đổi mới và phát triển đất nước từ năm 1986đến giai đoạn hiện tại

Phương pháp nghiên cứu.

Trong tiểu luận, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháplịch sử Đảng, kết hợp với phương pháp logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch quynạp, so sánh đối chiếu thống kê số liệu, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu:

Chương 1: Quan điểm của Triết học Mác- LêNin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người trong việc phát triển sản xuất xã hội.

1 Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người

Trang 8

1.1)Một số quan điểm triết học trước Mác về con người.

Từ trước tới nay con người luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm vànghiên cứu một cách sâu sắc nhất Có thể nói, từ trong lịch sử xa xưa đề tài conngười đã được quan niệm định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau Mỗi lĩnh nghiêncứu đó đều có một ý nghĩa về con người

Khi nhắc về con người, có rất nhiều quan điểm khác nhau của từng thời kỳ mà địnhnghĩa về chúng Ta có thể nhìn rõ nhiều quan điểm khác nhau qua Triết học phươngĐông và phương Tây

-Trường phái Triết học tôn giáo phương Tây: Ki tô giáo là điều ta phải nhắc đếnkhi nói về trường phái triết học tôn giáo phương Tây Đối với Ki tô giáo cho rằng:Cuộc sống của mỗi con người là do đâng tối cao an bài và sắp đặt Bản chất của conngười là kẻ có tội Và con người luôn tồn tại gồm hai thành phần là linh hồn và thểxác, trong đó linh hồn là thứ luôn tồn tại vĩnh cữu và có giá trị cao nhất Chính vì thế

mà trong cuộc sống, Ki tô giáo luôn luôn hướng con người đến những việc tốt lành

để mang cho mình một tâm hồn đẹp trong sáng hướng về nơi Thiên đường chứkhông phải địa ngục tàn khốc Từ đó, suy ra được triết học phương Tây đã nhận thứccon người thế giới duy tâm

– Triết học Tây Âu trung cổ : Tây Âu trung cổ quan niệm con người là do Thượng

đế ban tặng và tạo nên Thượng đế là vị thần thiêng đã sắp xếp định mệnh, số phận,tính cách, cuộc sống của con người Do đó, Thượng đế được xem như là bậc tối cao,trí tuệ con người được coi thấp hơn Thượng đế anh minh

– Triết học Hy Lạp cổ đại:Khác với Tây Âu trung cổ, Triết học Hy Lạp cổ đại chorằng con người là điểm xuất phát của tư duy triết học Thế giới xung quanh và conngười luôn tồn tại song song với nhau Và cũng có nguồn cho rằng tin rằng chỉ cótâm hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí và nghệ thuật mới có thể khiến con người trở nên nổibật, và con người là nấc thang cao nhất trong vũ trụ Như vậy, ban đầu triết học HyLạp cổ đại đã phân biệt con người với tự nhiên Tuy nhiên, sự hiểu biết của conngười chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài

Trang 9

– Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại : Triết học thời kỳ này đề cao con người

về trí tuệ, xem trí trí tuệ chỉ con ở con người và đó là điều đặc biệt

– Triết học cổ điển Đức: Trong Triết học cổ điển Đức, nhiều nhà triết học nổitiếng như đã phát triển quan niệm con người theo nhiều quan điểm khác nhau Hegeltin rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối Khái niệm tuyệt đối được hìnhthành trong quá trình tự nhận thức tư tưởng của con người, nó làm cho con người trở

về với giá trị cao nhất của tinh thần, bản thể và đời sống Ngoài ra, Hegel còn đưa ramột cách hệ thống các quy luật về quá trình tư duy của con người, đồng thời làm rõ

cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người

Từ đó, khẳng định vai trò chủ thể của con người trong lịch sử Ngược lại, Feuerbachphê phán bản chất siêu nhiên, phi vật chất, phi vật chất của bản chất con người trongtriết học Hegel, đồng thời khẳng định con người được tạo ra từ sự vận động của thếgiới vật chất Feuerbach nhấn mạnh vai trò và trí tuệ của con người với tư cách làmột cá nhân Giải phóng cá nhân từ đó Tuy nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ mộthạn chế là nó chưa phản ánh đúng bản chất xã hội của đời sống con người

1.2)Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về con người

Con người là một thực thể tự nhiên mang các đặc tính xã hội; hai mặt tự nhiên và

xã hội thống nhất biện chứng với nhau Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của con người là tự nhiên, vì vậy bản chất tự nhiên là mặt

cơ bản của con người Tự nhiên có thể nói chính là mặt cơ bản khi nói về con người Qua đó, con người được xem là một thực thể tự nhiên mang các đặc tính xã hội Đó

là sự thống nhất biện chứng với nhau giữa mặt tự nhiên và xã hội Vì vậy mà tiền đềquy định sự hình thành cũng như sự tồn tại và phát triển của con người chính là tựnhiên

Ngoài ra, dựa vào sự phát triển tổng thể của chủ nghĩa duy vật và khoa học tựnhiên, và đặc biệt là học thuyết tiến hóa loài của Đác-uyn đã chứng minh và khẳngđịnh rằng con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của tựnhiên Đồng thời, cho rằng con người là một bộ phận không nhỏ của tự nhiên, và tự

Trang 10

nhiên cũng tác động đến con người Dường như con người và tự nhiên luôn gắn chặt,

có mối liên hệ với nhau

Về tính xã hội của con người, khi ta giác ngộ được nguồn gốc hình thành cũngnhư biết rằng con người có nguồn gốc từ quá trình tiến hóa và phát triển từ yếu tố tựnhiên, thì con người con có nguồn gốc xã hội, mà cụ thể đó là chính là lao động Laođộng là nguyên nhân tạo nên sự tiến hóa vượt bậc của con người và khác xa với biếtbao nhiêu loài khác Dường như chính sự phát hiện mởi mẻ này của chủ nghĩa Mác –Lênin, góp phần tạo nên sự hoàn thiện về học thuyết nguồn gốc hình thành loài người

mà trước đây ta luôn đặt dấu chấm hỏi, chưa giải thích được hoặc chưa có câu trả lờiđúng đắn

Ngoài ra , khi nói về khía cạnh về sự tồn tại và phát triển của con người, sự tồn tạicủa con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội Nếu như

có tác nhân nào đó gây nên sự thay đổi xã hội, thì con người cũng thay đổi theo vàđiều này cũng có thể diễn ra ngược lại Xã hội và con người có mối liên hệ với nhau,

sự phát của con người và xã hội là tiền đề của nhau

Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa duy vật trực quan và siêu hình là ở chỗ trừu tượnghóa, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người, thường bỏ qua việc lý giải con ngườidưới góc độ lịch sử xã hội, nên về cơ bản chỉ nhìn thấy bản chất con người Theoquan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất xã hội, sự hình thành, pháttriển của con người và khả năng sáng tạo lịch sử của họ cần được nhìn nhận dưới góc

độ phân tích, lý giải sự hình thành và phát triển của các quan hệ xã hội của họ tronglịch sử xã hội Vì vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người tác động vào giới

tự nhiên và làm thay đổi những nhu cầu của giới tự nhiên đối với sự tồn tại và pháttriển của mình thông qua hoạt động thực tiễn của con người trong hoạt động thựctiễn Đồng thời loài người cũng sáng tạo ra lịch sử của mình và phát triển giới tựnhiên

1.3)Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về bản chất con người

Bản chất con người được thể hiện trên những nội dung sau:

a Con người là một thực sinh học - xã hội

Trang 11

Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng:

Thứ nhất, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng làsản phẩm cao nhất của tự nhiên Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự tồn tại của con người là giới tựnhiên Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của quátrình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá của Đác uyn đã chứngminh Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơcủa con người Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ xuất hiện một sốgiả thuyết cố chứng minh học thuyết của Đác uyn là không có cơ sở như: con ngườihiện tại là sự lai tạp giữa người ngoài hành tinh với con người ở trên trái đất, y học

đã tạo ra được con người trong ống nghiệm và thực tế đã thành công như trước kiachúa tạo ra con người bằng cách đó… Trên thực tế, con người hiện đại có cấu trúc cơthể không khác gì con người cách đây 50 vạn năm Nhưng về mặt xã hội thì conngười hiện đại có bước tiến xa hơn về năng lực, sự sáng tạo, lối sống

Thứ hai, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng có như động vật khác nhưnhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống,sinh hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xahơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thoát thai khỏi động vật Chínhquá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh họctrong đời sống con người Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinhvật

Thứ ba, con người là một thực thể xã hội với nhiều hoạt động khác nhau Hoạtđộng xã hội quan trọng nhất của của con người đó là lao động sản xuất Nhờ có laođộng sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thànhchủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”

Thứ tư, trong hoạt động của con người không chỉ có các mối quan hệ qua lại vớinhau trong sản xuất mà còn có hàng loạt các mối quan hệ xã hội khác Các mối quan

hệ này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng thể hiện tác động qua lại của chúng

Trang 12

Con người khác con vật ở chỗ có suy nghĩ và hoạt động có mục đích Mác đã bác

bỏ ý kiến cho rằng những thứ duy nhất tạo nên bản chất con người là những đặc tínhsinh học Con người là những sinh vật sống, nhưng họ khác với những sinh vật sốngtheo nhiều cách Vậy con người khác với động vật như thế nào? Trong suốt lịch sử,nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã đề xuất các tiêu chí thuyết phục để phân biệt con ngườivới động vật, chẳng hạn như:

Theo quan điểm của C.Mác, mặt xã hội của con người là nổi bật, ưu việt và khácvới động vật, đó là con người có hoạt động sản xuất vật chất và lao động Thông quaquá trình lao động sản xuất: con người sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cuộcsống của mình và đồng loại Tạo ra giá trị tinh thần và làm phong phú thêm cuộcsống của bạn Lao động là nhân tố cấu thành nên tính xã hội của con người và nhâncách của con người

b Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội

Mác đã viết:”Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà nhữngquan hệ xã hội”

Bản chất con người luôn được hình thành và biểu hiện ở con người hiện thực, nhất

là trong những điều kiện lịch sử cụ thể Các quan hệ xã hội cấu thành bản chất conngười, nhưng không phải là sự kết hợp hay tổng hợp giản đơn của chúng mà là sựtổng hợp của chúng; mỗi quan hệ xã hội có một vị trí, vai trò khác nhau, tác động lẫnnhau, không thể tách rời Quan hệ giữa người với người trong xã hội đương đại quiđịnh bản chất của con người thì suy đến cùng quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan

hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất Bởi vì đời sống vật chất quyết định đời sốngtinh thần, động cơ chi phối hoạt động của con người là lợi ích, trong đó lợi ích kinh

tế là quyết định nhất

Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cá nhântrong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn Con người hoà nhập vào cộngđồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó Hoà nhập vào cộng đồngkhông có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố thêm bản sắc cánhân Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp là

Trang 13

những cộng đồng cơ bản nhất chi phối con người Nhấn mạnh vấn đề trên không cónghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người.

Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại Con ngườiluôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần củathời đại Thời đại nào có con người ấy Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi đếnchỗ tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn tớisai lầm vì không thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội

c Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Không có tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì con người không xuất hiện và tồntại Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của quá trình tiến hóasinh học lâu dài Nhưng quan trọng nhất, con người luôn là chủ thể của lịch sử - xãhội

Engels cũng khẳng định trong tác phẩm "Phép biện chứng tự nhiên" của mìnhrằng động vật cũng có lịch sử phát triển dần dần đến trạng thái hiện tại Nhưng lịch

sử này không phải do họ tạo ra, trong chừng mực họ tham gia vào việc tạo ra nó, nóđược tạo ra mà họ không hề hay biết và không có ý chí của họ Ngược lại, theo nghĩahẹp, con người càng xa loài vật bao nhiêu thì con người càng sáng tạo lịch sử củamình một cách có ý thức bấy nhiêu "

Vì vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người tác động, cải tạo tự nhiênthông qua hoạt động thực tiễn, đồng thời thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển Giới độngvật phụ thuộc vào điều kiện của giới tự nhiên, còn xã hội loài người thì ngược lại,chúng tạo ra thiên nhiên thứ hai thông qua hoạt động thực tiễn

Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người cũng sáng tạo ra lịch sử của mình Conngười là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chínhmình Trên cơ sở hiểu biết các quy luật lịch sử xã hội, con người thúc đẩy xã hội pháttriển từ trình độ thấp lên trình độ cao thông qua các hoạt động vật chất và tinh thầntheo mục tiêu và nhu cầu thực tế của mình

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể ở những giai đoạn pháttriển khác nhau của lịch sử Vì vậy, mối quan hệ giữa bản chất con người với lịch sử

Trang 14

và các điều kiện xã hội luôn biến đổi và tất yếu sẽ biến đổi Bản chất con ngườikhông phải là một hệ thống khép kín mà ngược lại, nó là một hệ thống mở tương ứngvới những điều kiện sống của con người.Có thể nói, sự vận động, tiến bộ của lịch sử

sẽ dội lại (tuy không trùng khớp) với sự vận động, biến đổi của bản chất con người

Vì vậy, việc để nhân loại phát triển theo chiều hướng tích cực một cách toàn diệnthì cần phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn Hoàn cảnh ở đây đóchính là môi trường vật chất và xã hội tác động đến định hướng phát triển của conngười nhằm đạt được mục đích, ý thức, ý nghĩa và giá trị giáo dục Thông qua đó,người ta có thể chấp nhận tình huống một cách tích cực và tác động đến nó theonhiều cách khác nhau

2 Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về vai trò của con người trong sự pháttriển sản xuất xã hội

C Mác là người đầu tiên phát hiện ra các quy luật của lịch sử nhân loại Theoquan điểm của ông, khi con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt để đáp ứng nhucầu của con người, thì chính anh ta bắt đầu phân biệt mình với động vật Ông viết:

“Người ta phải có khả năng sống trước khi có thể 'làm nên lịch sử' Nhưng để sống,trước hết bạn cần có thức ăn, đồ uống, chỗ ở, quần áo và một số thứ khác Do đó,hành động lịch sử đầu tiên là sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu đó, tức làsản xuất ra chính đời sống vật chất Do đó, điều kiện tiên quyết đầu tiên cho sự tồntại của con người là sản xuất các chất đáp ứng nhu cầu cơ bản Đó là sản xuất ra đờisống vật chất của con người Đồng thời với quá trình này, con người cũng sáng tạo ranhiều mặt của đời sống xã hội C Mác viết: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạtvật chất trực tiếp và từng giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể của một dân tộc, một thờiđại tạo ra cơ sở để từ đó con người xây dựng các thể chế nhà nước, các tư tưởng phápquyền, nghệ thuật, và thậm chí cả những ý tưởng về tôn giáo"

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, trong lịch sử phát triển củaquá trình sản xuất vật chất của loài người đã hình thành và phát triển một mối liên hệphổ biến, khách quan: con người muốn sản xuất thì một mặt phải có mối quan hệ với

và biến thiên nhiên Mối quan hệ này thể hiện ở lực lượng sản xuất Mặt khác, giữa

Trang 15

con người với nhau phải có mối quan hệ để tiến hành sản xuất, và mối quan hệ nàyđược thể hiện trong quan hệ sản xuất Năng suất và quan hệ sản xuất là hai kháng thểbiện chứng đối lập nhau tách rời khỏi chỉnh thể thống nhất của nền sản xuất xã hội,tức là phương thức sản xuất xã hội.

Phân tích lực lượng sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, Mác viết: "Trong tất cảcác tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng".Như vậy, C.Mác khẳng định con người là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sảnxuất Cũng về vấn đề này, Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất chủ yếu của nhân loại

là giai cấp công nhân”

Cũng như Mác, Lênin đặt con người lên hàng đầu, lên hàng đầu, coi con người làcông nhân, là giai cấp tiên tiến, tức là đều nhấn mạnh đến “phẩm chất” của côngnhân-năng suất Ngoài ra, C Mác còn cho rằng, năng suất thể hiện khả năng thựctiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên Trong sản xuất vật chất, conngười sử dụng tư liệu lao động để tác động vào giới tự nhiên và tạo ra của cải vậtchất nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mình Cũng trong quá trình đó, conngười đã nắm vững các quy luật tự nhiên, biến thế giới tự nhiên từ một nơi hoang vu,đơn sơ trở thành một “thế giới thứ hai” với sự tham gia của bàn tay, khối óc conngười Sản xuất vật chất luôn biến đổi nên năng suất là yếu tố động và là quá trìnhkhông ngừng đổi mới và phát triển Vì vậy, trong lực lượng sản xuất, công cụ laođộng có vai trò quan trọng, là thước đo sự chinh phục tự nhiên của con người

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và con người trong xây dựngCNXH

Đối với Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người trong Người là vô cùng phong phú

và đa dạng Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm chữ “người” trong bài báo đăng trên tờ

“Cửu quốc nhật báo” năm 1949: “Chữ “người” chỉ người trong gia đình, anh em, họhàng, bạn bè theo nghĩa hẹp, nghĩa rộng là chỉ người đến đồng bào cả nước, rộnghơn Nói cách khác là con người.” Theo cách hiểu này, con người là sinh vật xã hội,

xã hội, là thành viên của một cộng đồng xã hội Nói cách khác, Hồ Chí Minh coi conngười trong các mối quan hệ xã hội của mình Trong tư tưởng của Người không có

Trang 16

con người trừu tượng mà luôn nói đến con người cụ thể trong lịch sử Như vậy, ngườidùng có nhiều khái niệm khác nhau để chỉ “người” trong các mối quan hệ lịch sử, xãhội Chẳng hạn, trong công cuộc tìm đường cứu nước, trong phong trào giải phóngdân tộc và phong trào công nhân quốc tế, Người thường dùng các từ “người bản xứ”,

“người lao động bản xứ”, “người da vàng”, v.v Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ ChíMinh thường dùng các khái niệm “nhân dân”, “quốc dân”, “đồng bào” để chỉ nhữngngười Việt Nam tự do trong một nước độc lập

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, Hồ Chí Minh khẳng địnhbản chất con người là xã hội và lịch sử, con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa

là chủ thể của lịch sử, con người vừa là mục tiêu của lịch sử, vừa là động lực của lịch

sử lịch sử và phát triển xã hội Khi nói về vai trò của con người và chất lượng trithức của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng nước ViệtNam mới xã hội chủ nghĩa Người luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục con người nhưmột sách lược: “Trồng cây mười năm, trăm năm dạy người, trăm năm làm lợi” Quanđiểm về con người, về con người mới của Hồ Chí Minh là toàn diện và sâu sắc Sựhiểu biết sâu sắc về bản chất con người, vai trò của con người đối với sự nghiệp cáchmạng, xây dựng chế độ mới là cơ sở để Người kiên trì giáo dục con người Thời kỳcách mạng Tư tưởng này của người với quan điểm của chủ nghĩa Mác Đảng đã gópphần mở đường cho cách mạng Đảng của nước ta

Tầm nhìn lý tưởng và mục tiêu cao cả của Hồ Chí Minh đối với chế độ mới xã hộichủ nghĩa rất gần với triết lý sống của nhà Phật: ““Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”” (lòngngười và lòng người đều bình đẳng) Vì vậy, cách nói, cách nói này dễ ăn sâu vàolòng người và cũng dễ được chấp nhận, bởi nó không hoàn toàn xa lạ với nếp nghĩtruyền thống của người Việt Nam Qua việc xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,

Hồ Chí Minh cho thấy Người vẫn trung thành với cội nguồn truyền thống của ViệtNam khi đề cập đến các vấn đề đương đại, tạo ra một dòng chảy văn hóa thông suốt

Từ quá khứ, đến hiện tại và hướng tới tương lai hình thành một hệ giá trị mạch lạc,nhân bản và nhân văn Hồ Chí Minh cho rằng, mục đích tìm hiểu chủ nghĩa xã hội lànắm nội dung cốt lõi của con đường đã chọn và bản chất thực tế của xã hội mà chúng

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w