1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của triết học mác – lênin về con người và bản chất con người, liên hệ với quá trình biến đổi chức năng giáo dục trong gia đình, nhà trường hiện nay

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của triết học Mác – Lenin về con người và bản chất con người, liên hệ với quá trình biến đổi chức năng giáo dục trong gia đình, nhà trường hiện nay
Tác giả Trần Minh Tuấn, Nguyễn Phùng Phát Đạt, Trương Gia Hòa, Nguyễn Thành Công Thiện, Nguyễn Quốc Dũng
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Tri Lý
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Triết Học Mác – Lenin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tàiCon người với tư cách là đối tượng được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu, trong đó triết học nghiên cứu con người với tính chất là con người là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY

GVHD: Ths NGUYỄN THỊ TRI LÝ SVTH:

1 Trần Minh Tuấn 21147290

2 Nguyễn Phùng Phát Đạt 21147263

3 Trương Gia Hòa 21147266

4 Nguyễn Thành Công Thiện 21147085

5 Nguyễn Quốc Dũng 2114702

Mã lớp học: LLCT130105_21_1_84

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2022

Trang 2

Điểm: ………

KÝ TÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lí do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN 4

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. 4

2.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ CON NGƯỜI TRONGTRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC 4

2.1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông 4

2.1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác 5

2.2 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI 7

2.2.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội 7

2.2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội 9

2.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 10

PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 12

LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 12

3.1 CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG 12

3.1.1 Các quan niệm về chức năng giáo dục 12

3.1.2 Đặc điểm, nội dung của chức năng giáo dục trong nhà trường và gia đình 15

3.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG.18 3.2.1 Thành công của gia đình và nhà trường trong thực hiện chức năng giáo dục 18

3.2.2 Những hạn chế trong giáo dục gia đình, nhà trường 18

3.2.3Những nguyên nhân tác động đến chức năng giáo dục gia đình, nhà trường 18

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH 20

3.3.1 Cần có sự liên kết, hợp tác trong giáo dục của gia đình và nhà trường 20

3.3.2 Nhà trường, gia đình cần thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình 22

3.3.3 Nhà nước cần có chủ trương chính sách đầu tư cho công tác giáo dục cả ở gia đình và nhà trường 23

PHẦN 4: PHẦN KẾT LUẬN 25

Trang 4

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Con người với tư cách là đối tượng được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu, trong đó triết học nghiên cứu con người với tính chất là con người là chủ thể của quá trình nhận thức hoặc là con người là một thực thể thống nhất về mặt tự nhiên và xã hội và triết học Mác đã nghiên cứu bản chất của con người Các Mác đã ra một luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” Vì bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội tức là các mối quan hệ xã hội nó sẽảnh hưởng tác động và hình thành lên bản chất của con người Không có quan hệ xã hội thì sẽ không có con người và sẽ khó rất là khó để hình thành bản chất của con người mà bản chất của con người thay đổi là thông qua các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ xã hội sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành bản chất của con người thì trong đó gia đình, nhà trường là những cái mối quan hệ xã hội tác động đến con người nhiều nhất Vì sao? Vì con người sinh ra lớn lên thì phần lớn thời gian sẽ gắn bó với các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và bản chất của con người không được sinh ra mà được sinh thành nghĩa là đã được hình thành và phát triển Con người sinh thành ảnh hưởng rất nhiều từ sự tác động của gia đình, nhà trường Tuy nhiên, ngày nay trong gia đình, nhà trường đã có sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, kéo theo chức năng giáo dục trong gia đình và nhà trường cũng biến đổi theo Đó là lí do mà chúng em chọn đề tài :

“QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI, LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY” Cơ sở của triết học Mác Lênin về con người và bản chất của con người sẽ giúp chúng em có thể liên hệ đến chức năng giáo dục trong gia đình và nhà trường của Việt Nam hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu các quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chấtcon người để liên hệ với quá trình biến đổi chức năng giáo dục trong gia đình, nhà trườnghiện nay

Trang 5

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp nhiều phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát, logic và lịch sử, sosánh…

1.4 Kết cấu của đề tài

Phần 1: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người Phần 2: Liên hệ với quá trình biến đổi chức năng giáo dục trong gia đình, nhà trườnghiện nay

Trang 6

2.1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông

Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học phương Đông đều tìm cách lý giải các vấn đề

về bản chất của con người, mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh Các trường phái triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bảnchất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận Triết họcPhật giáo quan niệm con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (giữa vật chất và tinh thần).Đời sống trần thế của con người chỉ là hư vô, cuộc đời khi còn sống chỉ là sống gửi, sốngtạm bợ

Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, thì con người theoquan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chấtcon người, đều hướng tới thế giới quan thần linh Trong triết học phương Đông, với sự chiphối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo,Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú Bản tínhcủa con người được nhiều nhà tư tưởng xem là có sẵn, bẩm sinh Sự khác biệt giữa ngườivới nhau là do tác đông của môi trường, của giáo hòa và tập nhiễm

Trong thuyết lý tính, Khổng Tử có viết: “Tính tương cận dã tập tương viên dã” tức “Tínhcủa người ta vốn gần với nhau, vì tập nhiễm mà thành xa nhau vậy” Môn đệ của ông làMạnh Tử cho rằng tính của con người ta là thiện, ngược lại Tuân Tử lại khẳng định tínhcon người ta là ác

Trong triết học phương Đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và con người cóthể hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất) Đổng Trọng Thư, một người kế thừa Nhogiáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan cũng có quan niệm (thiên nhân cảm ứng) trời

Trang 7

và con người có thể thông hiểu lẫn nhau Đa phần là quan điểm duy tâm, quy cuộc đờicon người vào vai trò quyết định của “thiên mệnh”

Người mở đầu cho trường phái Đạo gia, Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ “Đạo”.Nên con người phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không hành động một cáchgiả tạo, gò ép, ngược với tự nhiên Quan niệm này biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quancủa triết học Đạo gia

Có thể nói rằng, triết học phương Đôngbiểu hiện tính da dạng, thiên về vấn đề con ngườitrong mối quan hệ chính trị, đạo đức.Trong triết học phương Đông con người biểu hiệnyếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tựnhiên và xã hội

2.1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác

Có nhiều quan niệm khác nhau về con người trong triết học phương Tây trước Mác, đặcbiệt là Kitôgiáo Nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí.Cho rằng cuộc sống của con người không tự nhiên có được mà là do đấng tối cao an bài,sắp đặt Bản chất của con người là kẻ có tội Con ngườicó hai phần là thể xác và linh hồn,trong đó linh hồn có giá trị cao nhất trong con người Thể xác thì có thể biến mất nhưnglinh hồn thì ngược lại, nótồn tại vĩnh cửu Vì vậy Kitô giáo khuyên con người cần nuôidưỡng linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, cho rằng điểm khởi đầu của nền tư duy triết học chính làcon người Con người và thế giới xung quanh là hai tấm gương phản chiếu lẫn nhau.Arixtốt đã có quan niệm về con người rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý trí và năngkhiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũtrụ Khi đề cao nhà nước, ông xem con người là “một động vật chính trị”

Như vậy, Triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân biệt giữa con người với tự nhiên, tuynhiên chỉ dừng lại ở hiểu biết về con người về hình thức bên ngoài Còn Triết học Tây Âutrung cổ xem con người là do Thượng đế sáng tạo ra Vì thế họ cho rằng Thượng đế sắp

Trang 8

đặt cho mỗi người số phận, niềm vui, nỗi buồn và cả sự may rủi Theo đó, trí tuệ conngười thấp hơn ý chí anh minh sáng suốt của Thượng đế

Triết học thời kỳ phục hưng - cận đại xem con người là một thực thể có trí tuệ vì thế rất

đề cao vai trò của trí tuệ cùng với lý tính của con người Đó chính là một trong những yếu

tố quan trọng giúp con người thoát ra khỏi những gông cuồng chật hẹp mà chủ nghĩa thầnhọc thời trung cổ đã áp đặt lên con người Dù vậy,chưa có trường phái nào có thể nhậnthức đầy đủ bản chất của con người cả về mặt sinh học và xã hội mà con người mới chỉđược nhấn mạnh về mặt cá thể mà xem nhẹ mặt xã hội

Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong triết họcHêghen để hy vọng có thể tìm đến bản chất con người một cách đích thực Phoiơbắc phêphán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong triết họcHêghen, đồng thời khẳng định con người có được do sự vận động của thế giới vật chất, làkết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất,không thể tách rời Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sốngcon người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể

Có thể khái quát rằng, dù cho các quan niệm về con người trong triết học trước Mác đứngtrên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình cũng đềuchưa phản ánh đúng về bản chất của con người Các quan niệm trên đều xem con ngườimột cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoámặt tự nhiên - sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người Dù vậy, vẫn

có một số trường phái triết học vẫn đạt được một số thành tựu trong phân tích, quan sátcon người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự

do Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người của triếthọc mácxít

Trang 9

2.2 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI

2.2.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội

Triết học Mác đã có những quan điểm tiến bộ, kế thừa và khắc phục quan niệm về conngười trong lịch sử triết học thời kỳ trước, đồng thời cũng khẳng định con người hiệnthực là sự thống nhất giữa hai phương diện sinh học và xã hội

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tựnhiên Con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài là con người tự nhiên Điều kiệnđầu tiên quy định sự tồn tại của con người là yếu tố sinh học Vì thế, giới tự nhiên là “thânthể vô cơ của con người” và con người là một bộ phận của tự nhiên

Con người là động vật cao cấp nhất, là tinh hoa của nhân loại, là sản phẩm của quá trìnhphát triển lâu dài của lịch sử tự nhiên Trải qua thời gian dài lịch sử, con người tiến hóa từvượn thành người, được chứng minh trong các công trình nghiên cứu của Đác-uyn Cácgiai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất điquy định bản tính sinh học trong đời sống con người Như vậy, đầu tiêncon người là mộttồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của conngười và mối quan hệ của nó đối với tự nhiên Những thuộc tính, những đặc điểm sinhhọc, quá trình tâm - sinh lý và các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh họccủa cá nhân con người

Cần khẳng định, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người

Sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật được quy định là mặt xã hội Trong lịch

sử cũng đã có những quan niệm để phân biệt như con người biết sử dụng công cụ laođộng, là “một động vật có tính xã hội”, hoặc con người có tư duy

Những quan niệm trên đều phiến diện mà không nêu được nguồn gốc của bản chất xã hội

ấy Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con ngườimộtcách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là vấn đềlao động sản xuất ra của cải vật chất

Trang 10

C.Mác và Ph Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người: “Có thể phânbiệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũngđược Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắtđầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thểcủa con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người

đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”

Thông qua hoạt động sản xuất con người đã làm thay đổi, cải biến tự nhiên: “Con vật chỉtái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản suất ra toàn bộ giới tự nhiên”.Con người sản xuất của cải vật chất phục vụ nhu cầu thông qua hoạt động sản xuất; hìnhthành và phát triển ngôn ngữ tư duy; xác lập những quan hệ xã hội Do vậy, lao động làyếu tố quyết định sự hình thành bản chất xã hội,và hình thành nhân cách của mỗi người.Quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quy định bởi ba hệ thống quyluật như quy luật về sự phù hợp của cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về

di truyền, biến dị, tiến hoá quy định phương diện sinh học của con người Hệ thống cácquy luật tâm lý - ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người nhưhình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí Hệ thống các quy luật xã hội quy địnhquan hệ xã hội giữa người với người.Ba hệ thống quy luật trên khác nhau nhưngtác độnglẫn nhau đã tạo nên thể thống nhất cả về mặt sinh học và mặt xã hội Mối quan hệ sinhhọc và xã hội là cơ sở để hình thành các nhu cầu sinh học và xã hội trong đời sống conngười như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản suất xã hội; nhu cầu tình cảm và hưởng thụcác giá trị tinh thần

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, cho thấy rằng mối quan hệ giữa mặt sinh học

và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thốngnhất Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng vềbản chất để phân biệt con người với loài vật Hai mặt trên thống nhất và hoà quyện vàonhau để tạo thành “Con Người”, con người tự nhiên - xã hội

Trang 11

2.2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội

Từ những quan niệmtrên, ta thấy rằng, con người đã vượt lên thế giới loài vật trên cả baphương diện: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân conngười Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đềumang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hộigiữa người với người là quan hệ bản chất, nó bao trùm lên các mối quan hệ khác và mọihoạt động liên quan đến con người

Vì vậy, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong Luận cương về Phoiơbắc nhằm nhấnmạnh bản chất xã hội của con người:“Bản chất con người không phải là một cái trừutượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hoà những quan hệ xã hội”

Con người luôn cụ thể, xác định sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, mộtthời đại nhất định Trong điều kiện lịch sử đó, con người đã tạo ra những giá trị vật chất

và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy Trong các mối quan hệ (như quan

hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xãhội ) con người mới thực sự bộc lộ bản chất xã hội của mình

Luận đề trên khẳng định bản chất xã hội nhưng không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiêntrong đời sống con người; ngược lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự khác nhau giữa conngười và thế giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và cũng là để khắc phục sự thiếusót về bản chất xã hội của con người mà các nhà triết học trước Mác không thấy được.Mặt khác, cái bản chất với cái ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật chứ khôngthể là duy cái duy nhất Vì vậy cần phải thấy được cái riêng, phong phú và đa dạng củamỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội

Trang 12

2.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Không có thế giới tự nhiên và lịch sử xã hội thì sẽ không tồn tại con người Con người làsản phẩm của quá trình lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh và điều quantrọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội C.Mác đã khẳng định

“Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh

và giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh

và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”

Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng cómột lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưnglịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việclàm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn củachúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này baonhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấynhiêu”

Như vậy, là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động và cải biến giới

tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội Con ngườikhông phải dựa vào những gì có sẵn của tự nhiên, mà thông qua hoạt động thực tiễn củamình để tác động vào tự nhiên, biến tự nhiên thành mục đích của mình

Từ quá trình cải biến đó mà con người làm nên lịch sử của mình Con người là sản phẩmcủa lịch sử, và cũng là chủ thể sáng tạo lịch sử của chính bản thân mình Hoạt động laođộng sản xuất của con người vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người,vừa là phương thức làm biến đổi đời sống và xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch

sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển

từ thấp đến cao, phù hợp với mục đích và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạtđộng của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tạicủa toàn bộ lịch sử xã hội loài người

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng luậncương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá

Trang 13

nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan

hệ xã hội” Không có con người trừu tượng, con người là cụ thể trong mỗi giai đoạn pháttriển nhất định của xã hội Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà

là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện lịch sử của con người Vậy nên, sự vận động vàphát triển của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và phát triển của bản chấtcon người thông qua những mối quan hệ xã hội trong lịch sử Mặc dù là “tổng hoà cácquan hệ xã hội”,con người có vai trò tích cực với tư cách là chủ thể sáng tạo Có thể nóirằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động vàbiến đổi bản chất con người

Vì vậy, cần làm cho hoàn cảnh mang tính người nhiều hơn để phát triển bản chất conngười theo hướng tích cực Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hộitác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mụcđích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàncảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau:hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trítuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất

Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạnnào của lịch sử xã hội loài người

Trang 14

PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

LIÊN HỆ VỚI QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY

3.1 CHỨC NĂNG GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG

3.1.1 Các quan niệm về chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục là sự hình thành và phát triển tinh thần và thể chất của con ngườitrong xã hội, là bước hành trang chuẩn bị cho mỗi con người với tư cách là chủ thể thamgia một cách hiệu quả trong các lĩnh vực đời sống xã hội loài người Giáo dục là một hiệntượng đặc trưng của xã hội loài người nên nó đã tác động chi phối các quá trình xã hộikhác thông qua ba chức năng giáo dục như sau:

a) Chức năng kinh tế -sản xuất

Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện conngười Ở mọi thời kỳ, con người đều thích ứng lao động sản xuất.Giáo dục tạo ra nguồnnhân lực lao động và nguồn nhân lực có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinhtế.Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng giáo dục quyết định trực tiếp đến nền kinh tế xã hội.Những người lao động chất lượng và có trình độ chuyên môn đều nhờ giáo dục đàotạo.Trước hết giáo dục sản xuất ra những nguồn nhân lực có thể lực khỏe mạnh, có trí tuệphát triển kịp với trình độ phát triển thời đại, được đào tạo những chuyên môn có liênquan đến ngành nghề

Không những thể giáo dục còn rèn luyện những nhân cách đạo đức nghề nghiệp để ngườilao động trung thực,tận tâm hiến sức lực cho sự phát triển nền kinh tế xã hội.Giáo dục cònđược coi là phương thức tái sản xuất ra sức lao động.Giáo dục tái sản xuất sức lao động,đào tạo lại sức lao động mới khéo léo hơn,hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bịmất đi bằng cách phát triển những năng lực chung và năng lực riêng chuyên biệt của conngười Giáo dục sẽ tạo ra sức lao động cao hơn có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và pháttriển kinh tế Vì vậy đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư phát triển,thông minh nhất và đemlại nhiều lợi ích nhất trong mọi loại đầu tư trên thế giới hiện nay

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w