1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học mác lênin đề tài vấn đề ý thức và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và học tập của sinh viên

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề Ý thức Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Cuộc Sống Và Học Tập Của Sinh Viên
Tác giả Dương Phước Thảo
Người hướng dẫn GS/TS Vũ Văn Lanh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 840,37 KB

Nội dung

Phản ánh tâm lý làhình thức phản ánh của các động vật có hệ thần kinh trung ương, đưa lại chocon vật thông tin về các thuộc tính, quan hệ của sự vật bên ngoài và về cả ýnghĩ của chúng đố

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI :

VẤN ĐỀ Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Dương Phước Thảo – 20H4030133 010400510509-

Giảng viên hướng dẫn: GS/TS Vũ Văn Lanh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

1.5Ý nghĩa phương pháp luận của ý thức 8

CHƯƠNG II Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀHỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai tròcủa ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữachủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trên cơ sở những thành tựu của triếthọc duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác- Lênin gópphần làm sáng tỏ những vấn đề trên

1 Lý do chọn đề tài

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nólà hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêngcon người mới có Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng tolớn Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là độnglực thực tiễn Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực haytiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụthuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học

văn hoá và tư tưỏng Trong bài tiểu luận này em chọn đề tài: "Vấn đề ý thứcvà ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và học tập của sinh viên " Vì em nghĩ

ý thức rất quan trọng, nó giúp cho chúng em có thể định hướng tiếp nhậnthông tin, chọn lọc và xử lý thông tin để có một cái nhìn đúng đắn về nhữngvấn đề đang xảy ra xung quanh chúng ta

Trang 4

Phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, dó là những hànhđộng lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốnchủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lượt,sách lượt,…

3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào tài liệu “ Triết học Mác- Lênin”Qua các sách báo, tài liệu, mạng internet

4 Kết cấu đề tài

Gồm các chương:Chương I: Những vấn đề lý luận chung về ý thứcChương II: Ý nghĩa của ý thức đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay

Trang 5

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất Phản ánh được thực hiện bởisự tác động qua lại của hệ thống vật chất Phản ánh quá trình phát triển từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chặt chẽ với nhau Phản ánh tâm lý làhình thức phản ánh của các động vật có hệ thần kinh trung ương, đưa lại chocon vật thông tin về các thuộc tính, quan hệ của sự vật bên ngoài và về cả ýnghĩ của chúng đối với đời sống của con vật.

Phản ánh có ý thức là sự phản ánh cao nhất của sự phản ánh nó chỉ cókhi xuất hiện con người và xã hội loài người Sự phản ánh này không thể hiệnở cấp độ cảm tính như cảm gíac, tri giác, biểu tượng nhờ hệ thống tín hiệu thứnhất mà còn thể hiện ở cấp độ lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý nhờ tínhiệu thứ hai Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh có mục đích, có kế hoạch,tự giác, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng buộc sự vật bộc lộ ra những

Trang 6

đặc điểm của chúng.

1.1.2 Nguồn gốc xã hội

Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người là sự khác biệtvề chất so với động vật Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đờicủa ý

thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnhhưởng của lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội

Lao động là hoạt động vật chất có tính chất xã hội nhằm cải tạo tự nhiên,thỏa mãn nhu cầu phục vụ mục đích cho bản thân con người Nhờ nó mà conngười và xã hội loài người mới hình thành, phát triển Thêm vào đó, lao độnglà sự tác động chủ động của con người vào thế giới khách quan để phản ánh thếgiới đó, buộc thế giới xung quanh phải bộc lộ các thuộc tính của nó, từ đó làmcho con người hiểu biết thêm về thế giới xung quanh Từ đó sáng tạo ra các sựvật khác chưa từng có trong tự nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một tựnhiên mới Tóm lại, lao động có vai trò quan trọng trong việc hình thành vàphát triển ý thức Qua lao động bộ óc con người được hình thành và hoàn thiện.Xét đến vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành nên ý thức Với sựxuất hiện của ngôn ngữ, tư tưởng con người có khả năng biểu hiện thành "hiệnthực trực tiếp", trở thành tín hiệu vật chất tác động vào giác quan của conngười, gây ra cảm giác Do vậy, qua ngôn ngữ con người có thể giao tiếp, traođổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm cho nhau, từ đó mà ý thức cá nhân trởthành ý thức xã hội và ngược lại ý thức xã hội thâm nhập vào ý thức cá nhân.Nhờ khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa mà con người có thể đi sâu vàohơn vào thế giới vật chất, sự vật hiện tượng đồng thời tổng kết đúc rút kinhnghiệm trong toàn bộ hoạt động của mình Vậy ngôn ngữ là một yếu tố quantrọng để phát triển tâm lý tư duy và văn hóa con người và xã hội loài người

1.2 Bản chất của ý thức

Trang 7

1.2.1 Bản tính phản ánh và sáng tạo.

Trang 8

Trang 5Phản ánh là năng lực của một hệ thống vật chất tái hiện, ghi lại nhữngđặc điểm của một hệ thống vật chất khác trong quá trình tương tác.

Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật,mà chỉ là "hình ảnh" của sự vật ở trong óc người Ý thức tồn tại phi cảm tính,đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính Thếgiới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất Còn ý thức chỉ là bản sao, là"hình ảnh" về thế giới đó, là tính thứ hai

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã

hội Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người

với trình độ phản ánh tâm lý động vật Ý thức là kết quả của quá trình phảnánh có định hướng, có mục đích rõ rệt Là hiện tượng xã hội, ý thức hìnhthành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội Thông qua thực tiễn,con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá không ngừngcả bề rộng và chiều sâu của các đối tượng phản ánh

Như vậy, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức Ý thức phảnánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt,gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế giới khách quan theo nhu cầu củacon người

1.2.2 Bản tính xã hội

Trong quá trình đó con người nhận ra rằng cần có nhu cầu liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm và các nhu cầu khác Do đó mà khái niệm hoạtđộng xã hội ra đời Ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội, ý thứctrước hết là tri thức của con người về xã hội, về thế giới khách quan đang diễn ra xung quanh, về mối liên hệ giữa người với người trong xã hội Do đó ý thức xã hội được hình thành cùng ý thức cá nhân, ý thức xã hội không thểtách rời ý thức cá nhân, ý thức cá nhân vừa có cái chung của giai cấp của dân tộc và các mặt khác của xã hội vừa có những nét độc đáo riêng do những điều

Trang 9

kiện, hoàn cảnh riêng của cá nhân đó quy định Tự tách ra khỏi môi trườngxã hội con người không thể có ý thức, tình cảm người thực sự Mỗi cá nhânphải tự nhận rõ vai trò của mình đối với bản thân và xã hội Bản tính xã hộicủa ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh và sáng tạo Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng đọng chủ quan của ý thức, ở quan hệ giữa vật chất và ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới của con người Như vậy, con người suynghĩ và hành động không chỉ bằng bàn tay khối óc của mình mà còn bị chi phối bởi khối óc bàn tay của người khác, của xã hội của nhân loại nói chung.

1.3 Kết cấu của ý thức

Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kếtcấu của nó; tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về cấu trúc, hoặc cấp độ của ý thức

1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức (theo chiều ngang)

Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức,tình cảm, niềm tin, ý chí; trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất.Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là trithức

Tình cảm là sự rung động của con người với xung quanh gây cho con

người có cảm giác vui buồn, yêu thương, căm giận… Vì vậy, một khi tri thức được gắn với tình cảm thì hoạt động của con người sẽ được tăng thêm gấp bộilần Sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh

Nhận thức không phải là một quá trình dễ dàng mà là một quá trình phảnánh với những khó khăn, gian khổ Muốn vượt qua khó khăn để đạt tới mụcđích, chủ thể nhận thức phải có ý chí Nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố

Trang 6

Trang 10

Trang 7cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa các yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phảiluôn tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao tri thức, tình cảm, niềmtin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.

1.3.2 Các cấp độ của ý thức (theo chiều dọc)

Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần

nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thứcTự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ

với ý thức về thế giới bên ngoài Đây là một thành tố rất quan trọng của ýthức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức Trong quá trình phản ánh thếgiới khách quan, con người cũng tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với thếgiới đó để đánh giá mình thông qua các mối quan hệ

Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó

gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủthể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự kiểm tra của lý trí được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người

1.4 Sự tác động trở lại vật chất của ý thức:

Vật chất quyết định nội dung của ý thức bởi vì ý thức là sự phản ánh thếgiới khách quan bên ngoài vào trong bộ óc của con người Cùng với sự pháttriển của hoạt động biến đổi thế giới ý thức con người phát triển song songvới quá trình đó và có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối với vật chất.Sự tác động trở lại vật chất của ý thức có thể là thúc dẩy hoặc ở một điều kiệnnào đó trong một phạm vi nào đó kìm hãm sự phát triển của các quá trình hiệnthực

Trang 11

Khi con người có những kiến thức khoa học thì sự tác động trở lại vật chất là tích cực Con người sẽ dựa vào những tri thức và những kiến thức khoa học để lập ra những mực tiêu,những kế hoạch hoạt động đúng đắn để cảitạo thế giớ vật chất, thúc đẩy xã hội ngày một phát triển hơn Những tri thứcsai lầm phản khoa học hoặc lỗi thời lạc hậu có thể kìm hãm sự phát triển củathế giới vật chất Do những tư tưởng ,đường lối sai lầm dẫn đến chiến, đếnnhững chiến lược phát triển kinh tế không hiệu quả Nó kéo lùi sự phát triểncủa xã hôị ở một khía cạnh nào đó ta thấy những truyền thống, những tâm tưtình cảm của con người không phụ thuộc vào vật chẩt Dựa vào đặc tính nàycủa vật chất con người có thể cố phấn đấu đi lên bằng lao động và học tập,xây dựng đất nước và xã hội giàu mạnh hơn, công bằng hơn.

1.5 Ý nghĩa phương pháp luận của ý thức:

- Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thựctiễn

Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nêntrong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan.Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo các đối tượng vật chất đó Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đốitượng vật chất Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trongsáng

- Phát huy tính tự giác, chủ động của con người

Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta

Trang 12

cần phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạybén của con người trong học tập, lao động Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụđộng, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNGVÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

Đối với cá nhân là một sinh viên, bản thân em tự nhận thấy rằng ý thức mang ý nghĩa thực sự quan trọng đối với cuộc sống và học tập của chúng em:

Một là: Ý thức giúp cho sinh viên khi đứng trước những mâu thuẫn,

bằng sự thông minh, sức sáng tạo và nghị lực, nhiều sinh viên biết tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để vượt qua những thử thách của cuộc sống sinh viên và đi từ thành công trong học tập đến những thành công trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động đoàn thể, do đó họ có thể tự tin bước vào đời

Hai là: Ý thức trang bị cho con người những tri thức cơ bản về

quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở đó, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp Đối với sinh viên, việc rời bỏ lý thuyết suông, việc “học phải đi đôi với hành” là rất quan trọng Bởi lẽ, đại học chỉ cung cấp cho bạn lí thuyết để sau này ra trường áp dụng vào công việc của mình Với ngành nghề nào cũng vậy, chỉ khi học và trải nghiệm thì mới biết thế mạnh của mình ở phần nào và từ đó có thể chọn đượcngành nghề phù hợp cho bản thân sau này

Ba là: Việc phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động trong quá trình

học tập và cả trong cuộc sống công việc sau này đối với sinh viên là rất quantrọng Việc học, hướng dẫn của giáo viên trên lớp là một việc Còn cốt lõi làsau khi về nhà, tự học mới thực sự quan trọng và chiếm đa số thời gian: xem

Trang 13

lại bài cũ; luyện bài tập; nghiên cứu, tìm tòi kiến thức cho buổi hôm sau; chủđộng hỏi giáo viên những vấn đề còn băn khoăn… Những việc này sẽ giúp sinh viên có thể hiểu sâu hơn về kiến thức mà giảng viên truyền đạt ở trênlớp.

Bốn là: Ý thức giúp sinh viên tạo dựng các mối quan hệ trong học tập và

cuộc sống: những mối quan hệ với bạn bè và các đồng nghiệp có thể giúp íchcho bạn trong tương lai Từ những mối quan hệ đó, bạn có thể mở ra nhiều cơhội việc làm, lựa chọn đầu tư và đem lại nhiều thuận lợi trong cuộc sống củamỗi cá nhân

Trang 14

Trang 11

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, ý thức có tính lực năng động tác động trở lại vật chất Mối tác động qua lại giữa vật chất và ý thức chỉ được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người Có ý thức đúng đắn thì sinh viên mới có thể tìm được phương pháp học tập hiệu quả và hướng đi đúng đắn cho tương lai.Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức với vật chất chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người Cần áp dụng những mặt tích cực của ý thức vào cuộc sống và học tập, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin.

tr107

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w