1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học vấn đề gia đình trong chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay

17 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề gia đình trong chủ nghĩa xã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả Võ Phạm Anh Tuân
Người hướng dẫn Ths. Đào Văn Minh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCVÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCVÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH

VIỆT NAM HIỆN NAY

Võ Phạm Anh Tuân – 2054030161 – 010100510713Giảng viên hướng dẫn: Ths Đào Văn Minh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 2

1.1 Quan điểm của Mác – Lê nin về gia đình 3

1.1.1 Khái niệm về gia đình 3

1.1.2 Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội 4

1.2 Những yếu tố tác động đến gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 5

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 5

2.1 Ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam 6

2.2 Sự biến đổi chức năng và quan hệ gia đình của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 7

2.2.1 Biến đổi chức năng gia đình 7

2.2.2 Biến đổi quan hệ gia đình 8

2.3 Thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 9

2.4 Liên hệ bản thân 9

3 KẾT LUẬN 8

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cánhân nào cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng mộtgia đình Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnhvực phong phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động Do đó, giađình là vấn đề trọng yếu mà toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đạiđều dành sự quan tâm sâu sắc đến Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà thực chất làchuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp vụ vàquản lý kinh tế xã hội Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, cácvấn đề mới cũng đã nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phứctạp, bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phảiđối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước

Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Vấn đề gia đình trong Chủ nghĩaxã hội khoa học và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiệnnay” không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem lại giá trị thực tiễncao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để định hướng giải quyết cho các vấn đềnóng hiện nay của gia đình ở Việt Nam Giải quyết được vấn đề gia đình là mộtbước tiến lớn thúc đẩy giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội, tạo tiền đềkhông chỉ cho sự phát triển của xã hội mà cả nền kinh tế và chính trị nước nhà

Ngoài phần mở đầu, tiểu luận còn có phần nội dung gồm 2 chương:Chương 1 - Vấn đề gia đình trong chủ nghĩa xã hội khoa học, gồm 2 ý chính:Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về gia đình; Những yếu tố tác động đếngia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Chương 2 – Ý nghĩa của giađình trong Chủ nghĩa xã hội đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay,

1

Trang 4

gồm 4 ý chính: Ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam; Sự biến đổichức năng và quan hệ gia đình của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lênChủ nghĩa xã hội; Thực trạng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủnghĩa xã hội; Liên hệ bản thân.

2 NỘI DUNGCHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

1.1.Quan điểm của Mác – Lê nin về gia đình1.1.1 Khái niệm về gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt có vai trò quyết định dẫn đến sựtồn tại và phát triển của xã hội Các Mác và Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đãcho rằng: “quan hệ thứ ba ngay từ đầu tham gia vào quá trình phát triển của lịchsử: hàng ngày tái tạo sự sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ta nhữngngười khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái đó là giađình Cơ sở hình thành gia đình có hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân(vợ chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái) Quan hệ huyết thống lànhững quan hệ giữa những người có cùng dòng máu, nảy sinh từ mối quan hệhôn nhân, đây là mối quan hệ tự nhiên, yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thànhviên trong gia đình

Ngoài 2 mối quan hệ trên thì trong gia đình còn có các mối quan hệ khácnhư quan hệ giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em, cô, dì, chú, bác,…vàngày nay còn thừa nhận thêm mối quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi trong giađình Các quan hệ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và biến đổi, phát triểnphụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế và thể chế chính trị xã hội

2

Trang 5

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, được hình thành,duy trì và cũng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống, quanhệ nuôi dưỡng cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viêntrong gia đình.

1.1.2 Vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội- Vị trí của gia đình trong xã hội:

+ Gia đình là tế bào của xã hội: Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tưliệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là mộtđơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Gia đình và trình độ phát triển của giađình có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Ngượclại, những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tácdụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình Quan tâm xâydựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sứcquan trọng trong cách mạnh xã hội chủ nghĩa

+ Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đờisống của mỗi thành viên: Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân đượcyêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnhphúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, pháttriển nhân cách, thể lực, trí lực của mỗi cá nhân, góp phần giúp cá nhân đó trởthành một công dân tốt cho xã hội

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội: Gia đình là cộng đồng xã hộiđầu tiên mà mỗi cá nhân tham gia vào, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thànhvà phát triển nhân cách của từng người, là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứngnhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhânhọc được và thực hiện quan hệ xã hội Gia đình cũng là một trong những cộng

3

Trang 6

đồng để xã hội tác động đến cá nhân Có những vấn đề quản lý mà xã hội phảithông qua hoạt động gia đình để tác động đến cá nhân Thông qua lăng kính giađình, các thông tin, hiện tượng của xã hội sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tớisự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách,…

- Chức năng cơ bản của gia đình: + Chức năng tái sản xuất ra con người: Đây là chức năng đặc thù của gia

đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm,sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình,chức năng này còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn củaxã hội Tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng nàyđược thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích Trình độ phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà giađình cung cấp

+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con người: Ngay từ khi sinh ra, trướctiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân trong giađình Vì thế, gia đình góp phần rất lớn trong sự hình thành nhân cách, đạo đức,lối sống của con người, để lại những ảnh hưởng lâu dài và toàn diện trong cuộcđời mỗi người Giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội, vậy nêncần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xãhội hoặc ngược lạ

+ Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Đây là chức năng cơ bản của giađình Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra củacải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Thựchiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật

4

Trang 7

chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp vào quátrình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội

+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: Đâylà chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tìnhcảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên Gia đình là chỗ dựa tình cảm chomỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựavề vật chất của con người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, giađình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Ngoài nhữngchức năng đã kể trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,…

Ngoài những chức năng trên gia đình còn có các chức năng khác như chứcnăng văn hóa, chức năng chính trị… Với chức năng văn hóa: gia đình là nơi giữgìn và truyền tải các truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha ta, nơi thừa hưởngvà phát huy những gì tốt đẹp nhất mà đã được thừa hưởng từ tổ tiên…Về chứcnăng chính trị: gia đình là một tổ chức chính trị xã hội, là nơi thực hiện các chínhsách pháp luật của nhà nước, của làng, xã và hưởng lợi từ pháp luật, thực hiệncác chính sách và quy chế Đây là cầu nối quan hệ giữa nhà nước với công đân

1.2 Những yếu tố tác động đến gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủnghĩa xã hội

- Yếu tố kinh tế - xã hội:Yếu tố kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ củalực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới – xã hội chủ nghĩa Xóa bỏ chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới là yếu tố cơbản và quan trọng nhất để từng bước xoá bỏ những tập quán hôn nhân lỗi thờichịu ảnh hưởng nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xoá bỏ cơ sở

5

Trang 8

kinh tế của tình trạng bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên vàcác thế hệ thành viên trong gia đình Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtđồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao độngxã hội trực tiếp.

- Yếu tố chính trị:Yếu tố chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xãhội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dânlao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa

Luật hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện đã thực sự là cơ sở pháp lýcho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xâydựng gia đình bình đẳng, dân chủ, bảo đảm cuộc sống gia đình, hạnh phúc vàbền vững

- Yếu tố văn hoá:Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống văn hóa, tinh thầncũng không ngừng biến đổi cùng với đời sống chính trị, kinh tế Phát triển khoahọc - công nghệ luôn được coi là quốc sách hàng đầu, tạo ra ngày càng nhiều cơhội, điều kiện phát huy đầy đủ khả năng mỗi công dân, mỗi gia đình Cùng vớiphát triển khoa học - công nghệ, một hệ thống chiến lược và chính sách pháttriển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cũng được nhà nước xây dựng và tổchức thực hiện nhằm loại bỏ những phong tục tập quán, lối sống lạc hậu từ xãhội cũ

- Yếu tố xã hội:Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nhà nướcxã hội chủ nghĩa cũng chú trọng xây dựng, tổ chức thực hiện một hệ thống các

6

Trang 9

chính sách xã hội trên các lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, việc làm, y tếvà chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm xã hội Những chính sách này được xây dựng,từng bước đi vào cuộc sống mà kết quả của nó là việc tạo ra những điều kiện vàtiền đề quan trọng đối với những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong hìnhthức tổ chức, quy mô, kết cấu gia đình.

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA XÃHỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam

Kế thừa và phát triển những quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề gia đình và xây dựng gia đìnhtrong xã hội mới, coi gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyếtđịnh sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xãhội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhâncủa xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chúý hạt nhân cho tốt”

Ở nước ta, vai trò của gia đình được khẳng định ngay trong Hiến pháp củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong Chiến lược xây dựng gia đình ViệtNam Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần cho mọi gia đình Thực tiễn xây dựng gia đình Việt Namtrong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: mức sống củađại bộ phận các gia đình đã được cải thiện đáng kể, công tác xoá đói, giảmnghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nângcao mức sống, chất lượng sống

7

Trang 10

Mặt khác, gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang chịu sự tác động tiêu cựctừ mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế Gia đình đang biến đổi sâu sắc từ quy mô kết cấu đếncác mối quan hệ và giá trị Gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tháchthức to lớn: mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống thực dụng; tuyệt đốihóa những giá trị vật chất; một số giá trị đạo đức gia đình truyền thống bị đảolộn Đặc biệt, các sản phẩm văn hoá độc hại từ bên ngoài du nhập vào đã dẫn đếnnhiều tệ nạn xã hội, khiến lối sống gia đình Việt Nam truyền thống có nguy cơ bịmai một Trước thực trạng này, việc giữ gìn và phát huy giá trị gia đình truyềnthống càng trở nên quan trọng và cấp bách hiện nay.

Vì vậy, vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen vềgia đình, vị trí của gia đình trong mối quan hệ cá nhân và xã hội, sự tác độngbiện chứng của những yếu tố ấy và sự cần thiết phải giải quyết quan hệ bất bìnhđẳng trong gia đình là những định hướng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.Từ đó có những định hướng đúng và biện pháp phù hợp để giải quyết những vấnđề đang đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về gia đình ở nước ta là mộttrong những nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững hiệnnay Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, một lần nữa, Đảng tađã khẳng định thực hiện mục tiêu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnhphúc, văn minh” cũng chính là thể hiện quyết tâm cao trong hiện thực hóa cácmục tiêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầmnhìn 2030 ở Việt Nam

2.2 Sự biến đổi chức năng và quan hệ gia đình của gia đình Việt Namtrong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội

2.2.1 Biến đổi chức năng gia đình

8

Trang 11

- Chức năng tái sản xuất ra con người: Mỗi gia đình hiện nay thường chỉ cómột hoặc hai con, thay vì xu hướng đẻ nhiều con như trước kia Nhờ sự pháttriển trong tư tưởng, trong bình đẳng giới cũng như trong các vấn đề liên quankhác mà các gia đình thời nay cũng không còn quá quan trọng việc phải sinhđược con trai hay sinh quá nhiều con Như vậy, trẻ em sẽ có cơ hội được chămsóc đầy đủ hơn, được đầu tư phát triển toàn diện hơn, thể hiện rõ trong sự giatăng tỷ lệ trẻ em được đi học đúng tuổi năm 2019.

- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Theo điều tra nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản cho thấy, số hộ ở nông thôn hoạt động ở lĩnh vực nông, lâmvà thủy sản có xu hướng giảm và số hộ hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp và dịchvụ tăng lên Kết quả này phản ánh sự biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp ở nôngthôn, hộ gia đình từ một đơn vị sản xuất tự cấp, tự túc đã chuyển sang đơn vị tiêudùng Giờ đây, kinh tế gia đình đã chuyển từ tự túc tự cấp sang sản xuất hànghóa, trở thành một đơn vị tiêu dùng thật sự quan trong trong xã hội

- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Sự đầu tư vào giáo dục cho con cái ởcác gia đình đang ngày càng gia tăng trên mọi mặt, thể hiện rất rõ ở số lượng trẻđược đi học đúng tuổi, hay sư tăng lên của số lượng du học sinh ra nước ngoàihọc tập và làm việc

- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: Tronggia đình hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm sinh lý và tình cảm đang tăng lên, cùng

với việc coi trọng tự do cá nhân hơn, đã và đang làm biến đổi chức năng này.2.2.2 Biến đổi quan hệ gia đình

Sự xuất hiện của các hệ giá trị và chuẩn mực văn hóa khác nhau đã tạo nênsự biến đổi này Ví dụ như mô hình người phụ nữ làm chủ gia đình hoặc cả haicùng làm chủ gia đình, đi cùng những hiện tượng như ly hôn, ly thân,… Tất cả

9

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w