Tần suất luân chuyển vốn lưu động càng cao số chu kỳ càng nhiều, phản ánh doanh nghiệp đang khai thác và sử dụng vốn lưu động một cách linh hoạt và hiệu quả để sản xuất, kinh doanh, tạo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BIẾT Ý NGHĨA SỬ DỤNG CỦA PHÂN TÍCH DUPONT?
Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Hòa Nhân
Lê Thị Thanh Thảo
Võ Minh Anh
Độ Phạm My Sa
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Các nhóm tỷ số đánh giá khả năng hoạt động của công ty: 4
1 Số vòng quay vốn lưu động: 4
2 Số vòng quay hàng tồn kho: 5
3 Số vòng quay các khoản phải thu: 7
4 Kỳ thu tiền bình quân: 9
5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: 10
6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: 12
II Nhóm tỷ số tài chính đánh giá khả năng sinh lợi của công ty: 13
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): 13
2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROI): 14
3 Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA): 14
4 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): 16
III Phân biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm tỷ số đánh giá khả năng hoạt động của công ty và tỷ số đánh giá sinh lợi của công ty : 17
1 Tỷ số đánh giá khả năng hoạt động của công ty: 17
a Tỷ suất vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio): 17
b Tỷ số vòng quay tài sản cố định (Fixed Asset Turnover Ratio – FAT): 18
c Tỷ số vòng quay vốn lưu động (Working Capital Turnover Ratio): 18
d Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio): 18
e Tỷ số vòng quay khoản phải thu (Receivables Turnover Ratio): 19
2 Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi của công ty: 19
a Nhóm chỉ số khả năng sinh lời : 20
b Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets – ROA): 20
c Tỷ suất lợi nhuận trên DT: 20
d Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (Return on Equity – ROE): 20
Trang 3e Biên lợi nhuận gộp: 20
IV Phân tích Dupont: 21
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các nhóm tỷ số để đánh giá khả năng hoạt động và khả năng sinh lợi của công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư, nhà quản trị, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá và phân tích tốt có thể giúp doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch của doanh nghiệp, sự quyết định đầu tư của nhà đầu tư
Đồng thời, để chọn tỷ số nào phù hợp và cần thiết thì việc hiểu biết tận tường
về các chỉ tiêu ảnh hưởng tới các tỷ số, cũng như là ý nghĩa của các nhóm tỷ số Điều
đó sẽ giúp người sử dụng nhìn nhận, đánh giá chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, hàng tồn kho,
Bên cạnh đó, khi kết hợp phân tích Dupont hay thường được gọi là phương pháp phân tích tách đoạn được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, giúp nhà đầu tư có thể phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định
Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hòa Nhân, nhóm chúng tôi đã tiến hành tìmhiểu, nghiên cứu các nhóm tỷ số về khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của công
ty, giải thích ý nghĩa và phân biệt ý nghĩa giữa chúng, kèm theo đó là phân tíchDupont Chúng tôi mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bàibáo cáo này sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn, hiểu rõ hơn và giải thích được phầnnào về các nhóm tỷ số liên quan tới đánh giá khả năng hoạt động và sinh lợi của côngty
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hòa Nhân đã truyền đạtnhững kiến thức vô cùng quý giá để giúp cho chúng tôi có thể hoàn thành bài báo cáonày một cách tốt nhất Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện bài báo cáo dù đã có rấtnhiều nỗ lực trong nghiên cứu song không thể tránh khỏi được những sai sót Nhómchúng tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ thầy và các bạn để bài báocáo này được hoàn thiện hơn Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 5I Các nhóm tỷ số đánh giá khả năng hoạt động của công ty:
1 Số vòng quay vốn lưu động:
Trong một giai đoạn cụ thể (như một quý hay một năm), chỉ số này thể hiện bao nhiêuchu kỳ luân chuyển của vốn lưu động để tạo ra doanh thu Tần suất luân chuyển vốn lưu động càng cao (số chu kỳ càng nhiều), phản ánh doanh nghiệp đang khai thác và
sử dụng vốn lưu động một cách linh hoạt và hiệu quả để sản xuất, kinh doanh, tạo ra doanh thu Ngược lại, tần suất luân chuyển vốn lưu động thấp (số chu kỳ ít) thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ kém hơn và được xác định bằng công thức:
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Trong đó:
- Doanh thu thuần là tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại
- Vốn lưu động bình quân trong kỳ là giá trị trung bình của vốn lưu động mà doanh nghiệp sử dụng trong một kỳ kế toán nhất định
Ý nghĩa số vòng quay vốn lưu động:
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu trong một kỳ nhất định Chỉ
số này cho biết với một đơn vị vốn lưu động, doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu Số vòng quay càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt
Số vòng quay càng thấp phản ánh vốn lưu động đang bị đóng băng, không được sử dụng triệt để, dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém
Phân tích chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Ý nghĩa của chỉ số này không chỉ nằm ở việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động,
mà còn phản ánh chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một số vòng quay cao tương ứng với chu kỳ hoạt động ngắn, từ mua nguyên liệu, sản xuất, bán hàng cho
Trang 6đến thu tiền nhanh chóng, giảm thời gian vốn bị đóng băng Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang vận hành linh hoạt, hiệu quả Ngược lại, số vòng quay thấp phản ánh chu
kỳ này kéo dài, thời gian vốn lưu động bị đóng băng lâu hơn
So sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp:
Bên cạnh đó, số vòng quay vốn lưu động còn giúp so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cùng ngành Doanh nghiệp có số vòng quay cao hơn thường được đánh giá là có khả năng quản trị vốn lưu động tốt hơn, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh về hiệu quả
Đánh giá xu hướng và diễn biến hoạt động:
Theo dõi diễn biến số vòng quay vốn lưu động qua các năm là một việc làm hữu ích, giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi xem xét số vòng quay vốn lưu động trong một chuỗi nhiều năm liền, nhà quản lý sẽ thấy rõ ràng hơn liệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cóđang được cải thiện hay đang suy giảm dần đi
Cân bằng giữa hiệu quả và rủi ro:
Số vòng quay quá cao sẽ gây ra rủi ro thiếu vốn lưu động, ảnh hưởng đến yếu tố thanhkhoản Ngược lại, số vòng quay quá thấp dẫn đến lãng phí vốn, đóng băng vốn không hiệu quả Do đó, cần tìm ra số vòng quay phù hợp để cân bằng giữa lợi ích và rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh linh hoạt nhưng vẫn đủ vốn lưu động Nhìn chung, chỉ
số này là một công cụ đánh giá và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động quan trọngcủa doanh nghiệp
2 Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh hiệu quả quản
lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Chỉ số này cho biết trong một kỳ nhất định, lượng hàng tồn kho trung bình bằng bao nhiêu lần so với giá vốn hàng bán trong kỳ đó và được tính bằng công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng
Hàng tồn kho bình quân
Trang 7Hàng tồn kho bình quân = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ
Ý nghĩa số vòng quay hàng tồn kho:
Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho:
Hiệu quả quản lý hàng tồn kho có thể được đánh giá thông qua chỉ số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay cao cho thấy hàng hóa được luân chuyển nhanh, thời gian tồn trữ ngắn, phản ánh việc quản lý tồn kho hiệu quả Số vòng quay thấp phản ánh tình trạng tồn đọng hàng tồn kho quá nhiều, vốn bị đóng băng lâu ngày, thể hiện quá trình quản lý kém hiệu quả
Kiểm soát chi phí liên quan đến hàng tồn kho:
Kiểm soát chi phí liên quan đến hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong quản lý doanh nghiệp Chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao sẽ giúp giảm thiểu các chi phí liên quan như chi phí lưu kho, bảo quản, rủi ro hư hỏng và lỗi thời của hàng hóa Khi hànghóa luân chuyển nhanh, thời gian tồn trữ ngắn sẽ làm giảm đáng kể các khoản chi phí này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trái lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng hàng tồn kho cao, kéo theo sự gia tăng của các chi phí liên quan như chi phí lưu kho, bảo quản, rủi
ro hư hỏng và lỗi thời của hàng hóa Điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích khả năng thanh toán:
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho có liên quan mật thiết đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Số vòng quay cao cho thấy hàng hóa được luân chuyển nhanh, vốn được giải phóng và thu hồi kịp thời, góp phần nâng cao khả năng thanh toán của
Trang 8doanh nghiệp Khi vốn được luân chuyển liên tục, doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực đểđáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn, đảm bảo dòng tiền luân chuyển thuận lợi.Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ phản ánh tình trạng vốn bị đóng băng trong hàng tồn kho trong thời gian dài Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khi thiếu hụt nguồn lực tài chính, doanh nghiệp có thể phải vay nợ với lãi suất cao hoặc bán tháo tài sản để giải quyết vấn đề thanh khoản, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêmtrọng đến hoạt động kinh doanh.
So sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp:
Khi so sánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp cùng ngành, chỉ số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá quan trọng Doanh nghiệp nào có số vòng quay hàng tồn kho cao hơn thì cho thấy họ đang quản lý tồn kho hiệu quả hơn sovới các đối thủ cạnh tranh
Ngoài ra, số vòng quay hàng tồn kho cao phản ánh khả năng luân chuyển hàng hóa nhanh chóng, thời gian tồn trữ ngắn, giúp giải phóng vốn một cách hiệu quả Điều nàycho thấy doanh nghiệp đó đã áp dụng các chiến lược quản lý tồn kho tối ưu, như dự báo nhu cầu chính xác, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, và kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho
Nếu số vòng quay thấp cho thấy tình trạng tồn đọng hàng hóa cao, vốn bị đóng băng trong khoảng thời gian dài Điều này cho thấy doanh nghiệp đó có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tồn kho, dẫn đến lãng phí chi phí lưu kho, rủi ro hư hỏng và lỗi thờicủa hàng hóa
3 Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu là một chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng
Số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu bán chịu
các khoản phải thu bình quân
Trang 9Trong đó:
- Doanh số tín dụng ròng: Doanh số bán hàng mà khách hàng trả chậm
- Các khoản phải thu bình quân: là tổng các khoản phải thu bắt đầu và kết thúc trongmột khoảng thời gian (chẳng hạn như hàng tháng hoặc hàng quý) chia cho 2
Ý nghĩa số vòng quay các khoản phải thu:
Hiệu quả thu hồi tiền từ khách hàng:
- Vòng quay cao: Doanh nghiệp thu hồi tiền từ khách hàng nhanh chóng, giúp cải
thiện dòng tiền và tăng hiệu quả sử dụng vốn
- Vòng quay thấp: Doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc thu hồi tiền từ khách hàng,
dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Khả năng thanh toán:
- Vòng quay cao: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ cao hơn do
có dòng tiền dồi dào từ việc thu hồi tiền từ khách hàng nhanh chóng
- Vòng quay thấp: Doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó khăn trong việc thanh toán
các khoản nợ do dòng tiền bị hạn hẹp
Chính sách tín dụng:
- Vòng quay cao: Doanh nghiệp có thể xem xét việc thắt chặt chính sách tín dụng
để giảm thiểu rủi ro rủi ro nợ xấu
- Vòng quay thấp: Doanh nghiệp có thể xem xét việc nới lỏng chính sách tín dụng
để thu hút khách hàng, tuy nhiên cần cân nhắc cẩn thận để kiểm soát rủi ro nợ xấu
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành:
- So sánh vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vòng quay cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành có thể là do chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, hiệu quả thu hồi tiền tốt hơn hoặc hoạt động kinhdoanh hiệu quả hơn
Trang 10Phân tích theo thời gian:
- Theo dõi vòng quay các khoản phải thu theo thời gian để đánh giá xu hướng và hiệu quả của các biện pháp cải thiện
- Vòng quay tăng dần theo thời gian cho thấy doanh nghiệp đang thu hồi tiền từ khách hàng nhanh hơn
4 Kỳ thu tiền bình quân:
Là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ
Số vòng quay khoản phải thuTrong đó:
- Số ngày trong kỳ thường là một năm gồm 360 hoặc 365 ngày
- Số vòng quay khoản phải thu là số lần trung bình công ty có thể tạo ra phải thu khách hàng bằng với doanh thu thuần trong một kỳ kế toán
Ý nghĩa kỳ thu tiền bình quân:
Hiệu quả thu hồi tiền từ khách hàng:
- Kỳ thu thấp: Doanh nghiệp thu hồi tiền từ khách hàng nhanh chóng, giúp cải
thiện dòng tiền và tăng hiệu quả sử dụng vốn
- Kỳ thu cao: Doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc thu hồi tiền từ khách hàng, dẫn
đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Khả năng thanh toán:
- Kỳ thu thấp: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ cao hơn do có
dòng tiền dồi dào từ việc thu hồi tiền từ khách hàng nhanh chóng
Trang 11- Kỳ thu cao: Doanh nghiệp có nguy cơ gặp khó khăn trong việc thanh toán các
khoản nợ do dòng tiền bị hạn hẹp
Chính sách tín dụng:
- Kỳ thu thấp: Doanh nghiệp có thể xem xét việc thắt chặt chính sách tín dụng để
giảm thiểu rủi ro rủi ro nợ xấu
- Kỳ thu cao: Doanh nghiệp có thể xem xét việc nới lỏng chính sách tín dụng để thu
hút khách hàng, tuy nhiên cần cân nhắc cẩn thận để kiểm soát rủi ro nợ xấu
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành:
- So sánh kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành
để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có kỳ thu thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành có thể là do chính sách tín dụng chặt chẽ hơn, hiệu quả thu hồi tiền tốt hơn hoặc hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn
Phân tích theo thời gian:
- Theo dõi kỳ thu tiền bình quân theo thời gian để đánh giá xu hướng và hiệu quả của các biện pháp cải thiện
- Kỳ thu giảm dần theo thời gian cho thấy doanh nghiệp đang thu hồi tiền từ khách hàng nhanh hơn
5 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu thuầnTổng tài sản cố định bình quân
Trong đó:
Trang 12- Tổng doanh thu thuần = Tổng doanh thu doanh nghiệp kiếm được - (các khoản đổi trả + chiết khấu + giảm giá, khuyến mãi)
- Tổng tài sản cố định bình quân =
Tổng tài sản cố định đầu năm + tổng tài sản cố định cuối năm
2
Ý nghĩa hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hiệu quả, cứ một
đồng vốn đầu tư vào TSCĐ sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng hơn
Hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp thể hiện doanh nghiệp sử dụng TSCĐ chưa hiệu quả, cần tăng cường khai thác hoặc thanh lý tài sản không hiệu quả
Cơ sở để doanh nghiệp đưa ra đầu tư:
Doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu suất sử dụng TSCĐ để đánh giá hiệu quả của các dự
án đầu tư vào TSCĐ trước đây Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn các dự án đầu
tư vào TSCĐ mới có hiệu quả cao hơn
Thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ cao là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có tiềm năng phát triển tốt Hiệu suất sử dụng TSCĐ thấp có thể là một rủi rocho các nhà đầu tư
Lợi ích với doanh nghiệp khi đánh giá chính sách hiệu suất sử dụng tài sản cố định Đánhgiá chính xác và chính xác về hiệu quả sử dụng tài sản ở bất kỳ tổ chức nào đều mang lạinhững lợi ích khác biệt sau:
Đánh giá tình trạng và hiệu suất tài sản để giúp doanh nghiệp xác định xu hướng thị trường và phản ứng nhanh chóng Từ đó, bạn quyết định nên lưu trữ tài sản, loại bỏ những tài sản kém hiệu quả (hoặc không sinh lời) hay thanh lý chúng tùy theo nhu cầu
Trang 13thị trường Dựa trên báo cáo chính xác, lãnh đạo các cấp có thể đưa ra định hướng chiến lược hiệu quả hơn cho việc quản lý tài sản cố định
Bằng cách phân tích và đánh giá dòng tài sản cố định, một công ty có thể xác định giá trị tài sản được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu và sẽ mất bao lâu để đạt được mức doanh thu này Từ đó, các công ty có thể đưa ra các quyết định và mục tiêu tài chính phù hợp với hiệu suất và lợi nhuận của tài sản
6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là một chỉ số tài chính đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu Nó cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu ròng
Ý nghĩa của hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Đánh giá khả năng sinh lời:
Chỉ số cao: Doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả, tạo ra nhiều doanh thu từ mỗi
đồng tài sản
Chỉ số thấp: Doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hiệu quả, cần cải thiện việc quản lý
và sử dụng tài sản
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giúp doanh nghiệp so sánh hiệu quả sử dụng tài sản vớicác đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định đượcđiểm mạnh, điểm yếu của mình và đưa ra chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quảhoạt động
Trang 14Phân tích xu hướng hoạt động:
So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của các kỳ kế toán liên tiếp giúp đánh giá xuhướng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp theo thời gian Qua đó, doanhnghiệp có thể nhận biết được những thay đổi trong hiệu quả sử dụng tài sản và đưa racác biện pháp điều chỉnh phù hợp
Hỗ trợ quản lí tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sửdụng tài sản của từng bộ phận, phòng ban Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra cácquyết định đầu tư, quản lý tài sản hiệu quả hơn
II Nhóm tỷ số tài chính đánh giá khả năng sinh lợi của công ty:
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Tỷ số này dùng để phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu thuầnnhằm cho biết thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS ) = Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Ví dụ: ROS = 7,212
130,927 = 5.51%
Nhâ n xt: ROS của công ty ở mức 5,51%, điều này phản ánh công ty thu được 0,051
đồng lợi nhuận ròng trên 1 đồng doanh thu thuần
Ý nghĩa tỷ suất lợi nhuận trên doan thu:
- Chỉ số ROS > 0 nói lên rằng công ty đang kinh doanh có lãi ROS > 0 thể hiệncông ty có khả năng trả nợ và đang kinh doanh có lãi Điều này cũng có thể là mộtchỉ số về sự hiệu quả trong quản lý chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận Đặc biệt, chỉ sốROS càng cao càng chứng minh mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh củacông ty đó càng tốt
- Chỉ số ROS < 0, điều này cho thấy công ty đang ghi nhận lỗ, và có thể cho thấyrằng quản lý công ty không hiệu quả trong việc kiểm soát các khoản chi phí, bao