1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ vấn đề này và vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam

31 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ vấn đề này và vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả Vũ Quốc Anh, Lê Phương Anh, Dương Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Vũ Quỳnh Anh, Nguyễn Tiến Anh, Nghiêm Trọng Việt Anh, Nguyễn Việt Anh, Trần Thị Hải Anh
Người hướng dẫn Hồ Công Đức
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Từ xa xưa đã có những tranh cãi diễn ra hàng thế kỉ giữa hai trường phái là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ýthức Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ vấn đề này và vận dụng vào xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

NHÓM: 01LỚP HP: TRIẾT HỌC MÁC – LENIN

MÃ LỚP HP: 22103MLNP0221GIẢNG VIÊN: HỒ CÔNG ĐỨCCHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NAM, 2022

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

xếp loại

Đánh giá củagiảng viên

hợp và hoàn chỉnhbản word

6 Nguyễn Tiến Anh Làm nội dung 2.1

Làm powerpoint

A

7 Nghiêm Trọng Việt Anh Làm nội dung 2.1 B

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1TRIẾT HỌC MÁC – LENIN

1 Buổi họp nhóm lần thứ 1

Thời gian bắt đầu: 15h Ngày 5/11/2022

2 Thành phần tham gia:

Nhóm trưởng: Vũ Quốc Anh

Thư kí: Lê Phương Anh

Thành viên:

1 Dương Tuấn Anh

2 Nguyễn Tiến Anh

3 Vũ Quỳnh Anh

4 Lê Tuấn Anh

5 Nghiêm Trọng Việt Anh

6 Nguyễn Việt Anh

7 Trần Thị Hải Anh

Nội dung cuộc họp: chia nhiệm vụ và tổng hợp các nội dung cần làm

3.Các quyết định thông qua:

-Chịu trách nhiệm thuyết trình:

+ Lê Phương Anh

+ Vũ Quốc Anh

-Chịu trách nhiệm powerpoint:

+ Dương Tuấn Anh

+ Nguyễn Tiến Anh

-Chịu trách nhiệm tìm hiểu lý thuyết, nội dung:

+ Nội dung 1.1: Lê Phương Anh

+ Nội dung 1.2.1: Dương Tuấn Anh

+ Nội dung 1.2.2: Lê Tuấn Anh

Trang 4

+ Nội dung 1.3: Vũ Quỳnh Anh

+ Nội dung 2.1: Nguyễn Tiến Anh + Nghiêm Trọng Việt Anh

+ Nội dung 2.2: Nguyễn Việt Anh + Trần Thị Hải Anh

-Chịu trách nhiệm phần tìm hiểu phản biện: cả nhóm cùng nghiên cứu chủ đề thảo luận và tra cứu các dữ liệu để tìm thông tin phản biện

Cuộc họp kết thúc vào lúc: 17h cùng ngày, nội dung cuộc họp đã được các thành viên tham

dự thông qua

Phủ Lý, ngày 5 tháng 11 năm 2022

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1TRIẾT HỌC MÁC - LENIN

4 Buổi họp nhóm lần thứ 2

Thời gian bắt đầu: 15h Ngày 14/11/2022

5 Thành phần tham gia:

Nhóm trưởng: Vũ Quốc Anh

Thư kí: Lê Phương Anh

Nguyễn Tiến Anh

Lê Tuấn Anh

Nội dung cuộc họp: tổng hợp nội dung và thống nhất bài thảo luận, nghiên cứu và tìm hiểuphản biện

6 Các quyết định thông qua:

- Chịu trách nhiệm phần tìm hiểu phản biện: cả nhóm cùng nghiên cứu chủ đềthảo luận và tra cứu các dữ liệu để tìm thông tin phản biện

- 4 bạn còn lại chuẩn bị theo nhiệm vụ đã phân công từ lần họp đầu tiên

Cuộc họp kết thúc vào lúc: 16h cùng ngày, nội dung cuộc họp đã được các thành viên tham

dự thông qua

Phủ Lý, ngày 14 tháng 11 năm 2022

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 3

1 Khái niệm vật chất và ý thức 3

1.1 Vật chất là gì? 3

1.2 Ý thức 7

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 10

2.1 Vật chất quyết định ý thức 10

2.2 Ý thức tác động lại vật chất 11

3 Ý nghĩa phương pháp luận 12

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13

1 Chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát từ thực tế khách quan 13

2 Phát huy tính năng động chủ quan trong quá trình xây dựng đường lối chính sách ở nước ta 18

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 7

MỞ ĐẦU(lý do chọn đề tài) Thế giới là những sự vật hiện tượng chứa đầy sự mới mẻ, luôn cần con người tatìm hiểu và khám phá Để giải đáp cho muôn vàn câu hỏi về sự vật hiện tượng ấyngười ta đã phát triển tư duy, đặt ra các giả thuyết và khởi nguyên của thế giới Bởivậy việc xác định được nguồn gốc sự vật hiện tượng là tiên đề kiên quyết, quyết địnhlối tư duy, phát triển của con người

Trong cuộc sống hiện tại, dễ dàng bắt gặp những câu hỏi gây cười nhưng cũngkhông kém phần “hack” não như: “Quả trứng có trước hay con gà có trước” Còntrong triết học cũng tồn tại một câu hỏi tương tự gây ra bao tranh cãi suốt sông dài thờigian lịch sử loài người đó là “Vật chất có trước hay Ý thức có trước” Câu hỏi đóchính là một vấn đề to lớn, giúp con người nhận thức được thế giới quan, có cái nhìnđúng đắn về sự vật sự việc Từ đó hướng tới sự phát triển đi lên của nền văn minhnhân loại

Chính vì vậy, sự phát triển của thế giới phải đi đôi với sự phát triển của triết họcnhư Ph Ăngghen đã viết trong tác phẩm Chống Đuyrinh: “Phép biện chứng… là mônkhoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của

xã hội loài người và của tư duy”, “là chìa khóa để giúp con người nhận thức và chinhphục thế giới”

Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước, nhân dân ta từ đại hội VII đã khẳngđịnh: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉnam cho hoạt động của Đảng Có như thế đất nước ta mới có thể tìm ra được đườnglối, phương hướng phát triển đúng đắn cho công cuộc cách mạng đi lên xã hội chủnghĩa, phù hợp với hoàn cảnh nước ta

Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề, nhóm em đã làm về chủ đề: “Quanđiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Ýnghĩa phương pháp luận được rút ra từ vấn đề này và vận dụng vào xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam”

1

Trang 8

Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác– Lênin, cụ thể hơn, đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Từ đấy, nhận ra đượcđường lối xây đựng đất nước dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.Tất cả sẽ được làm rõ trong nội dung của đề tài.

2

Trang 9

CHƯƠNG IQUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

và chủ nghĩa duy tâm

Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên củatất cả là nguồn gốc tinh thần và vật chất chỉ là sản phẩm của tinh thần nguyên thủy, thìchủ nghĩa duy vật lại quan niệm: Bản chất của thế giới, thực thể của thế giới là vật chất

- tồn tại mãi mãi, tạo ra mọi sự vật, hiện tượng bằng những thuộc tính của chúng.Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, các nhà triết học duy vật nhìnchung coi vật chất là những vật chất tự tồn tại Lúc đầu họ đồng nhất vật chất với vậtthể có khối lượng có quảng tính, những chất này được xem như là những chất “giớihạn tột cùng” với vai trò là cở sở của vạn vật trên thế giới Thời cổ đại, thuyết NgũHành của Trung Quốc đã cho rằng “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” là những bản nguyênxây dựng nên thế giới Ở Hy Lạp, Thales coi vật chất đầu tiên là nước, Heraclit lạiquan niệm đó là lửa, Tất cả những quan niệm trên đều là những quan niệm sai lầmcũng vì khoa học kỹ thuật thời kỳ trước chưa phát triển cũng như bị hạn chế bởi tranhchấp, mâu thuẫn giữa các trường phái, quan niệm khác nhau Cho đến cuối thế kỷXIX, đầu thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật phát triển tân tiến, những phát minh quan trọngđược tìm ra Trong đó, đặc biệt là phát hiện ra tia X của Ronghen, Tonxom phát hiện

ra điện tử,… những phát minh này đã khiến các nhà duy vật phải bác bỏ đi quan điểm

“giới hạn tột cùng” của vật chất, từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quantrong lĩnh vực nghiên cứu vật lý

Trong bối cảnh lịch sử đó, nhằm giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết họctrên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, cũng như cung cấp nguyên tắc thế giớiquan và phương pháp khoa học đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết khôngthể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sảnhiện đại Lênin đã tiếp nối tri thức của C.Mác và Ph.angghen, người khẳng định bảnchất vật chất của thế giới như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại

3

Trang 10

khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng

ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 1

Đây là định nghĩa khoa học, hoàn chỉnh nhất của V.I.Lenin, nó là cơ sở khoa họccho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, là các điều kiện sinh hoạt vật chất,hoạt động vật chất và các quan hệ vật chất xã hội giữa người với người Vì vật chấtquyết định ý thức nên trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệtnguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan,… từ

đó ta cần hiểu rõ định nghĩa của V.I.Lenin bao hàm các nội dung sau:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức

và không lệ thuộc vào ý thức

Vật chất là một phạm trù của triết học Ta vốn biết vấn đề cơ bản của triết học làmối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chính vì vậy mà bản thân vật chất trở thành mộtphạm trù của triết học, là một sự trừu tượng hóa khác hoàn toàn với khái niệm “vậtchất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành

Vật chất bao gồm tính trừu tượng và tính hiện thực cụ thể, hai tính chất này luôngắn kết và song hành với nhau Tính trừu tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ

sở hiện thực, do đó không tách rời tính hiện thực cụ thể của nó Tuyệt đối hóa phạmtrù này sẽ không thấy vật chất, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm Tuyệt đối hóa tính hiệnthực cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể Như vậy, tính trừutượng và tính hiện thực cụ thể phải luôn đi đôi với nhau mới tạo nên một phạm vi vậtchất hoàn chỉnh

Vật chất là tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của conngười Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô và hiện thực này mang tính kháchquan

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lạicho con người cảm giác

Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của mình thông qua sự tồntại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là luôn biểu hiện

sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể Ví dụ, thông qua các giác quan

mà con người cảm nhận được sự vật, hiện tượng như ngửi thấy mùi, nếm thấy vị, quansát thấy hiện tượng, nghe thấy âm thanh, cảm nhận độ mịn, giáp của đồ vật

1 V.I Lênin: Toàn tập, Sdd, t.18, tr.151

4

Trang 11

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.

Cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại khôngngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan nên về nguyên tắc con người

có thể nhận thức được thế giới vật chất Khẳng định đó có ý nghĩa hết sức quan trọngtrong việc bác bỏ thuyết “bất khả tri”, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểuthế giới vật chất

1.1.2 Các phương thức tồn tại của vật chất

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vậtchất Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

*Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tích cố hữu của vậtchất

Ph Ăngghen định nghĩa: “Vật chất tồn tại khách quan, do vậy, không gian vàthời gian của vật chất cũng tồn tại khách quan, vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất,tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vậtchất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả sựthay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” 2

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động nói chung là sựthay đổi chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian Ph.Ăngghen quan niệmvận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu bao hàm mọi sựthay đổi diễn ra trong vũ trụ Vận động có 5 hình thức cơ bản : cơ học – vật lý – hóahọc – sinh học – xã hội Các hình thức vận động này có quan hệ mật thiết với nhau.Hình thức này tác động với hình thức kia tạo ra sự vận động, trong đó vận động caobao gồm các vận động thấp nhưng hình thức vận động cao không thể được xem là tổngthể đơn giản của các hình thức vận động thấp Mỗi sự vật tồn tại đều có thể có nhiềuhình thức vận động khác nhau tuy nhiên bao giờ cũng được đặc trưng bởi một hìnhthức vận động

Khẳng định vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, chủ nghĩa duy vật biệnchứng cũ khẳng định vận động là vĩnh viễn Nếu một hình thức vận động nào đó mất

đi thì sẽ có một hình thức vận động khác thay thế Tuy nhiên vận động dù luôn mangtrạng thái chuyển động không ngừng nhưng không có nghĩa là không có sự vận độngđứng im Bởi chuyển động là tuyệt đối, đứng im là trạng thái tương đối tạm thời Sự

2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sdd, t.20, tr.519

5

Trang 12

đứng im (cân bằng) là trạng thái ổn định về vật chất dựa trên cơ sở những hình thứcvận động thấp và bao hàm hình thức vận động thấp Đứng im “chứng thực” cho hìnhthức tồn tại thực sự của vật chất, là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất.

Sự vật, hiện tượng khác nhau, hoặc cùng sự vật, hiện tượng nhưng trong các mối quan

hệ khác nhau, ở các điều kiện khác nhau, thì đứng im cũng khác nhau Nói cách khác,đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổnđịnh, vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sựvật

*Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, có sự tồn tại

và tách biệt vị trí của vật chất Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng có một vị trínhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định với các khách thể khác Đóchính là không gian của vật chất hay nói cách khác những hình thức tồn tại như vậygọi là không gian Còn sự tồn tại của vật chất xét về độ dài diễn biến, sự biến đổinhanh hay chậm, sự kế tiếp của các quá trình, trình tự xuất hiện, mất đi và chuyểnhóa, Những hình thức tồn tại như vậy thì gọi là thời gian, không có thời gian nàothuần túy mà tách rời khỏi sự vật

Không gian và thời gian đều có tính khách quan Bởi lẽ không gian và thời gian

là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng chúngkhông tách rời nhau mà là một thể thống nhất không gian – thời gian Vật chất tồn tạikhách quan, do vậy, không gian và thời gian của vật chất cũng tồn tại khách quan.Không gian thời gian có tính vĩnh cửu vô tận Tức là nó không có giới hạn vềmột phía nào cả dù xét về mọi mặt như quá khứ, tương lai, phía trên, phía dưới Vậtchất vô cùng vô tận, vĩnh viễn do vậy không gian thời gian cũng vĩnh cửu vô tận.Không gian có tính ba chiều (chiều dài, rộng, cao) , thời gian chỉ có một chiều (từquá khứ - hiện tại – tới tương lai)

1.1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Bản chất của thế giới là vật chất, thếgiới thống nhất ở tính vật chất của nó”

Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái

có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con nguời

6

Trang 13

Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra vàkhông bị mất đi.

Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhấtvới nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kếtcấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phốicủa những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất Trong thế giới vật chấtkhông có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau

là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau

Như vậy, nguồn gốc tự nhiên của ý thức chính là sự tương tác giữa bộ óc người

và thế giới khách quan Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra quátrình phản ánh năng động, sáng tạo Vì vậy, đặc tính quan trọng nhất của óc người là

sự “phản ánh”

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất kháctrong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Quá trình phản ánh của vật chấtđược thể hiện dưới nhiều hình thức:

Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất

vô sinh Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa (thay đổikết cấu, vị trí, tính chất lý - hóa qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh Hình thức phản ánh này mangtính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động

Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiênhữu sinh Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh

7

Trang 14

học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ Tính kích thích là phảnứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng,phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc, v.v khi nhận sự tác động trong môitrường sống Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra năng lựccảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạkhông điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên cơ thể sống.Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thựchiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nóchỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ ócngười Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lýthần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan của conngười Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tín, xử lý thông tin để tạo

ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin Sự phản ánh năng động, sángtạo này được gọi là ý thức

óc, tri thức nói riêng, ý thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ýthức Thông qua ngôn ngữ con người trao đổi thông tin với nhau Ngôn ngữ còn làcông cụ để con người truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này quathế hệ khác

3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sdd, t.20, tr.646

8

Trang 15

Tóm lại, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời vàphát triển của ý thức là lao động Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ;

đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ

óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dầndần chuyển hóa thành ý thức

1.2.2 Bản chất của ý thức

Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào trong bộ óccủa con người” 4

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc conngười, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tính chất năng động, sáng tạocủa sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trongviệc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thôngtin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và pháthiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ, ý thức phản ánh thếgiới có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức Sự phản ánh đó nhằmnắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; khả năngvượt trước (dự báo) của ý thức tạo nên sự lường trước những tình huống sẽ gây tácđộng tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con người đang hướng tới Có được dự báo

đó, con người điều chỉnh chương trình của mình sao cho phù hợp với dự kiến xuhướng phát triển của sự vật, hiện tượng; xây dựng các mô hình lý tưởng, đề ra phươngpháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu Tính chất năng động, sáng tạo của sựphản ánh còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết,huyền thoại trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luậtkhách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của conngười Như vậy, ý thức không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giớikhách quan

Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất lịch sử - xã hội Sự ra đời vàtồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối không chỉ của cácquy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội

4 Xem V.I Lêninl: Toàn tập, Sdd, t.18, tr138

9

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w