1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tại sao năm 1991 đảng công bố cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định kiên định con đường xây dựng cnxh và tiến hành hội nhập quốc tế

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THS NGUYỄN THỊ LAN CHIÊN Phạm Thị Hồng Châu

Mã sinh viên: 22510100909 Lớp học phần: 14016

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

1.2 Nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước: 5

1.3 Ý nghĩa của Cương lĩnh xây dựng đất nước: 9

CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 10

2.1 Nhận thức của sinh viên đối với vấn đề xây dựng xã hội chủ nghĩa: 10

2.2 Hành động của sinh viên đối với vấn đề xây dựng xã hội chủ nghĩa: 11

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 3

DẪN LUẬN

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước, từng bước xây dựng, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có quan niệm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, quan niệm về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế; về cơ bản chưa đề ra được cách thức, biện pháp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện của Việt Nam

Việt Nam ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một nền kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta Chính vì thế, để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, chúng ta cần phải thay đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam Chính vì vậy, năm 1991, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, khi Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam long trọng khai mạc và chính thức công bố Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong đó có nhận thức mới về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc ban hành Cương lĩnh mang ý nghĩa vô cũng to lớn và trọng đại, thể hiện sự kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở ra giai đoạn hội nhập quốc tế cho đất nước

Bài tiểu luận nghiên cứu đối tượng “Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) xoay quanh các vấn đề: bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử, Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu chung của khoa học lịch sử

Trang 4

+ Liên Xô:

Năm 1991- năm đánh dấu sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu Riêng Liên Xô do hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng nhưng do hai chính sách cải cách "Perestroika" (mở cửa) và "Glasnost" (công khai) nhằm đổi mới kinh tế, chính trị và xã hội không thành công như mong đợi dẫn đến sự tan rã của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991, hình thành 15 nước độc lập trên lãnh thổ Liên Xô cũ Sự tan rã của Liên Xô gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội, không chỉ cho các nước thuộc Liên Xô cũ mà còn ảnh hưởng đến cục diện thế giới

+ Trung Quốc:

Trang 5

Giai đoạn (1978-1991) là giai đoạn đầu trong chuyển đổi kinh tế ở Trung Quốc Sau khi thực hiện chính sách "Mở cửa" và "Cải cách", chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1978) Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng dẫn đến nhiều vấn đề về xã hội và môi trường Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo, kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực chính trị và xã hội Trung Quốc tham gia nhiều tổ chức quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao và ngày càng có vị thế quan trọng trên trường quốc tế

+ Các nước xã hội chủ nghĩa:

Sự tan rã của Liên Xô ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước xã hội chủ nghĩa khác, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và nguy cơ mất ổn định chính trị Nhiều nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu thực hiện cải cách, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với tốc độ và mức độ khác nhau Mỗi nước xã hội chủ nghĩa tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế khủng hoảng trầm trọng, nhiều Đảng Cộng sản mất vị thế lãnh đạo Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn ra gay go, phức tạp; CNXH lâm vào thoái trào đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Các thế lực thù địch nhân cơ hội đó đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc; họ cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã “lỗi thời” và đã diễn ra “sự kết thúc lịch sử” của CNXH Diễn biến phức tạp của đời sống chính trị-xã hội thế giới đã tác động rất lớn đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, định hướng XHCN ở Việt Nam

1.1.2 Tình hình trong nước:

Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1986-1991) nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

Trang 6

+ Chính trị - xã hội tương đối ổn định

+ Đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế, kinh tế ngày càng vững chắc và tốc độ lạm phát bước đầu được ngăn chặn, kiềm chế

+ Đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân bước đầu được cải thiện

+ Quốc phòng an ninh quốc gia được đảm bảo, quan hệ quốc tế từng bước cải thiện và mở rộng, chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác

Tuy nhiên tình hình ở nước ta lúc bấy giờ vẫn còn rất nhiều khó khăn:

+ Đất nước còn nhiều yếu kém và khó khăn do chưa vượt ra khỏi khủng hoảng, tiếp tục bị bao vây, cấm vận và chống phá, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vẫn chưa được giải quyết

+ Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực, hàng hóa thiết yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao, giáo dục, y tế, an ninh trật tự cũng bị ảnh hưởng do dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao Nạn đói giảm nghèo lan rộng nhiều người dân sống trong cảnh thiếu thốn, cần được hỗ trợ để thoát khỏi đói nghèo, ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân Nợ nước ngoài gây áp lực nặng nề lên ngân sách nhà nước

+ Quan hệ kinh tế với các nước bạn bè truyền thống bị thu hẹp gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, và thu hút đầu tư

* Những biến động đã và đang xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa, sự tiến công nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang, dao động trong một bộ phận lớn những người cộng sản trên thế giới đã tác động mạnh đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam Nước ta cũng phải đương

Trang 7

đầu với các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch ở cả ngoài nước và ở trong nước trong khi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội của đất nước chưa chấm dứt Cũng chính trong bối cảnh đầy thử thách này chúng ta phải có những thay đổi để vượt qua và cương lĩnh xây dựng đất nước ra đời như một ngọn cờ định hướng cho sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi lên con đường phát triển mới, khẳng định kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến

hành hội nhập quốc tế

1.2 Nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước:

Từ ngày 17 đến 27 - 6 - 1991 tại Hà Nội đã diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Với sự tham dự của 1.176 đại biểu, thay mặt cho hơn 2 triệu đảng viên cả nước, Đại hội có chủ đề “Trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết” đã

thông qua 2 văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) nêu ra:

1.2.1 Bài học của Cương lĩnh xây dựng đất nước:

Trên cơ sở tổng kết quá trình 60 năm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng với những thành công và khuyết điểm, sai lầm, cương lĩnh nêu ra năm bài học lớn:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn

kết toàn dân, đoàn kết quốc tế

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng

lợi của cách mạng Việt Nam

Trang 8

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta xây dựng:

Về những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta xây dựng: “Do nhân dân lao động làm chủ

Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”

1.2.3 Những phương hướng lớn về xây dựng CNXH ở Việt Nam:

Cương lĩnh nêu lên những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Về vai trò lãnh đạo, Cương lĩnh nêu rõ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản

Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ

Trang 9

quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng liên hệ mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

+ Bảy phương hướng lớn về xây dựng CNXH ở Việt Nam:

Một là, xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh

công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại,

gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm

Ba là, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa

dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho

thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt

trận dân tộc thống nhất Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân

Sáu là, xây dựng CNXH gắn liền với bảo vệ Tổ quốc

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ

chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta

1.2.4 Mục tiêu của cương lĩnh xây dựng đất nước:

Trang 10

+ Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của CNXH, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước XHCN phồn vinh”

+ Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, tiến bộ, hướng tới xã hội chủ nghĩa

+ Về kinh tế:

sản xuất, phát triển kinh tế đa dạng, đa thành phần, đảm bảo an sinh xã hội

từng bước xóa bỏ đói nghèo

cao năng suất lao động + Về văn hóa:

gắn liền với đời sống nhân dân

cao

+ Về xã hội:

quả quản lý nhà nước

trật tự, an sinh xã hội

tế

Trang 11

+ Quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường Mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau

1.3 Ý nghĩa của Cương lĩnh xây dựng đất nước:

Đối với Việt Nam, như chúng ta đã biết, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp đầy khó khăn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng đã luôn kết hợp nhận thức, nghiên cứu lý luận với thử nghiệm và tổng kết thực tiễn để xây dựng, bổ sung và hoàn thiện từng bước mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Dựa vào việc nhận thức lại một cách đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ra đời có ý nghĩa vô cũng to lớn, giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; đặt nền tảng đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển

+ Khẳng định kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội: Cương lĩnh khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tế Việt Nam là con đường đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

+ Phát triển quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới: Cương lĩnh đề cao vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở đường cho hội nhập quốc tế

+ Nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng: Cương lĩnh khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới

Trang 12

+ Cương lĩnh là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới: Định hướng cho Đảng và nhân dân thực hiện công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Mở ra giai đoạn hội nhập quốc tế: Tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới

+ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn mà đất nước đạt được trong hơn 30 năm qua

+ Nâng cao, khẳng định vị thế và vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế

CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Có thể khẳng định, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vì thế, sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên phải biết được cần làm gì, làm như thế nào để khẳng định và đóng góp sức mình vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

2.1 Nhận thức của sinh viên đối với vấn đề xây dựng xã hội chủ nghĩa:

+ Sinh viên được trang bị kiến thức về lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã

hội, từ đó có nhận thức đúng đắn, nắm rõ mục tiêu về con đường đi lên và phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

+ Có ý trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạo đức, góp phần xây dựng đất nước

+ Tin tưởng, kiên định vào đường lối, chủ trương của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới Mỗi sinh viên cần phải hướng đến những điều tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, hiểu được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang

Ngày đăng: 30/05/2024, 21:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN