BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA CƠ BẢN TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cươn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA CƠ BẢN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Mai Tường Duy (214274)-STT: 7
2 Lâm Gia Kiệt (212176)-STT: 14
3 Lương Minh Phú (212925)-STT: 27
4 Lâm Thị Bích Phượng (211866)-STT: 28
5 Ngô Thị Như Quỳnh (213148)-STT: 29
6 Võ Thị Trinh Trinh (212595)-STT: 39
7 Lê Thanh Tú (211918)-STT: 42
8 Trần Văn Tùng (219345)-STT: 43
Lớp: DH21QTN01
Giảng viên giảng dạy: T.S PHẠM VĂN BÚA
Cần Thơ, tháng 11 năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nam Cần Thơ vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy: TS Phạm Văn Búa đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Trang 4MỤC LỤC
Trang
I Đặt vấn đề nghiên cứu
1 Lí do chọn đề tài
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Ý nghĩa lí luận
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
3 Phương pháp nghiên cứu
II Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1 Bối cảnh đất nước trước đại hội VII
1.1 Bối cảnh quốc tế
1.2 Bối cảnh trong nước
1.3 Tầm quan trọng của việc xây dựng Cương lĩnh
2 Nội dung và quá trình thực hiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (1991)
2.1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (24-27/6/1991)
2.2 Những thành tựu và chuyển biến bước đầu về kinh tế - xã hội
2.3 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (1991)
2.4 Đặc trưng và mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
2.5 Phương hướng và nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội
2.6 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
2.7 Những bài học từ công cuộc đổi mới sau 5 năm (1991-1995)
Trang 52.8 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lối của Đảng
2.9 Thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện giai đoạn 1991-1995 2.10 Chủ trương củng cố quốc phòng và mở rộng quan hệ đối ngoại
2.11 Chủ trương xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới 2.12 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tăng cường đại đoàn kết dân tộc
III Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6I Đặt vấn đề nghiên cứu:
1 Lí do chọn đề tài:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tiến trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, từ đấu tranh giành độc lập trong thời kỳ Pháp thuộc, đến kháng chiến chống Mỹ, và tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình
Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, Đảng đã đối mặt với những thách thức lớn
về kinh tế, xã hội, và quốc tế trong bối cảnh phải khôi phục và xây dựng một đất nước vừa trải qua chiến tranh kéo dài Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới về tư duy lãnh đạo, kiên định mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo phương châm "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Qua các kỳ Đại hội
của Đảng, đến Đại hội VII năm 1991 với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển bền vững, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội Đảng đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện các chính sách, phương hướng chiến lược nhằm đạt được sự phát triển toàn diện và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Đại hội VII, tổ chức năm 1991, không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối
lãnh đạo mà còn là một cột mốc chiến lược khi Đảng thông qua “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Đây là tài liệu định hướng nền tảng,
đưa ra những quan điểm và phương pháp cụ thể nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến
đổi sâu sắc Đại hội VII đã đặt nền móng cho quá trình phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xác lập mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa – một mô hình sáng tạo và phù hợp với điều kiện Việt Nam Từ đó, Cương
lĩnh 1991 đã đóng vai trò kim chỉ nam, dẫn dắt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ quá độ với phương châm "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh."
Trang 7Việc nghiên cứu Đại hội VII và Cương lĩnh 1991 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những
tư tưởng chỉ đạo và những chủ trương lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, đồng thời rút ra bài học từ những thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển Chính vì vậy,
đề tài này không chỉ có giá trị nghiên cứu về mặt lý luận mà còn giúp người học có cái nhìn sâu sắc về các định hướng phát triển của Đảng qua từng giai đoạn lịch sử, củng cố niềm tin vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Vì lý những lí do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho
bài tiểu luận là: “Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
2.1 Ý nghĩa lí luận
Đề tài giải quyết chung, làm rõ về mặt lý luận của vấn đề về phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài "Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò định hướng của Đảng trong việc phát triển đất nước Đề tài này cho thấy tầm quan trọng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, khi Đảng đưa
ra những quyết sách chiến lược nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới Qua đó, sinh viên nắm được tác động to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước, đặc biệt trong việc định hình một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Đề tài cho thấy tầm quan trọng của Cương lĩnh, như một kim chỉ nam giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, giữ vững độc lập và phát triển bền vững Từ đó, sinh viên thấy được giá trị thực tiễn của những chính sách đổi mới đối với đời sống kinh tế - xã hội, cũng như vai trò của Đảng trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việc nghiên cứu này giúp sinh viên củng cố niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa, có được tư duy lý luận sâu sắc và biết trân trọng hơn những nỗ lực, thành tựu trong hành trình phát triển đất nước của Đảng và nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn làm rõ được ý
Trang 8nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đối với học sinh, sinh viên Giúp sinh viên không chỉ nâng cao kiến thức lịch sử, mà còn trang bị một tư duy lý luận, tạo động lực để tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển Tổ quốc Nghiên cứu này giúp củng cố niềm tin và lòng tự hào về con đường đi lên của đất nước, khẳng định trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn phát triển hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận Để nghiên cứu đề tài này, tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng nhóm phương pháp này trong việc phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu như văn kiện của Đại hội VII, sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm làm rõ ý nghĩa lịch sử và nội dung cốt lõi của Cương lĩnh
Ngoài ra, chúng em còn sử dụng các phương pháp tổng hợp khác như:
- Phân tích: Phương pháp này giúp bóc tách từng nội dung trong các văn kiện, nghị
quyết của Đại hội VII và Cương lĩnh, làm rõ các luận điểm, nhiệm vụ và mục tiêu mà Đảng đã xác định
- So sánh: So sánh các nội dung của Cương lĩnh trong Đại hội VII với các cương
lĩnh, nghị quyết của các Đại hội trước đó nhằm làm nổi bật sự đổi mới, những nét kế thừa
và phát triển trong đường lối của Đảng qua các thời kỳ
- Liệt kê: Phương pháp này được sử dụng để liệt kê các nội dung chính của Đại hội
VII và các nhiệm vụ cụ thể của Cương lĩnh, giúp hệ thống hóa và sắp xếp thông tin một cách logic, rõ ràng
II Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1 Bối cảnh đất nước trước Đại hội VII:
Trang 9Đất nước sau hơn 4 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình cơ bản ổn định nhưng chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết
1.1 Bối cảnh quốc tế:
Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô rơi vào khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991 Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến các nước theo chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam, và đặt ra câu hỏi lớn về con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội Thế giới bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, tạo ra xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia Cùng với đó, nhiều nước áp dụng mô hình kinh tế thị trường linh hoạt hơn, dần từ bỏ các hình thức kinh tế tập trung
Bối cảnh thế giới biến đổi khiến Việt Nam đứng trước những thách thức mới về ngoại giao và thương mại Khi các nước xã hội chủ nghĩa suy yếu, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng bị cô lập về kinh tế và cần tìm kiếm các đối tác thương mại mới để phát triển
1.2 Bối cảnh trong nước:
Sau khi thống nhất đất nước (1975), Việt Nam xây dựng nền kinh tế dựa trên mô hình tập trung bao cấp Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế, như kém hiệu quả, quan liêu, và không khuyến khích sản xuất Nền kinh tế suy thoái, hàng hóa khan hiếm, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài đã dẫn đến tình trạng lạm phát cao, thiếu lương thực, hàng tiêu dùng và các dịch vụ cơ bản Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trì trệ, mức sống của người dân giảm sút nghiêm trọng Điều này đòi hỏi Việt Nam phải
có những cải cách kinh tế quyết liệt để khắc phục
Bên cạnh đó, khát vọng của người dân về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
và phát triển cũng trở nên mạnh mẽ Điều này tạo áp lực lên Đảng và Nhà nước để đổi mới cơ chế quản lý, hướng đến việc phát huy tối đa tiềm lực của từng cá nhân và thành phần kinh tế trong xã hội
Trang 10Từ Đại hội VI (1986), Đảng đã khởi xướng công cuộc Đổi mới, với trọng tâm là chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bước đầu đạt được những kết quả tích cực Các cải cách này tạo đà cho Đại hội VII tiếp tục hoàn thiện định hướng
và phương pháp xây dựng đất nước
1.3 Tầm quan trọng của việc xây dựng Cương lĩnh:
Trước sự biến đổi phức tạp của thế giới và những thách thức nội tại, việc xây dựng một Cương lĩnh rõ ràng giúp Việt Nam có thể xác định mục tiêu, phương hướng và nguyên tắc phát triển dài hạn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đưa ra được định hướng lý luận, tạo sự đồng thuận trong Đảng, và củng cố niềm tin của nhân dân vào con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh năm 1991 là phản ánh
của yêu cầu đổi mới và phát triển trong một bối cảnh đầy biến động Chúng không chỉ đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn tạo nền tảng cho thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững sau này.
2 Nội dung và quá trình thực hiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991): 2.1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (24-27/6/1991):
Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 Dự Đại hội có 1.176 đại biểu, thay mặt cho trên 2 triệu đảng viên cả nước Ngoài các văn kiện chính, điểm mới nổi bật của Đại hội VII là thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 Đại hội đã bầu 146 ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên; đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng
2.2 Những thành tựu và chuyển biến bước đầu về kinh tế - xã hội
Đại hội VII khẳng định nền kinh tế bước đầu chuyển: biến tích cực, hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Lạm: phát năm 1988 là 393,3%, đến năm
1990 giảm còn 67,4%
Trang 112.3 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991):
Cương hĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông qua (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra những thành công,: khuyết điểm, sai lầm và nêu ra năm bài học lớn: Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, đo nhân dân, vì nhân dân Ba là, không ngừng củng
cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam
2.4 Đặc trưng và mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam:
Cương lĩnh đã khái quát xu thế phát triển của thế giới, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; nêu rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có sáu đặc trưng cơ bản: "Do nhân dân lao động làm chủ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới"!
2.5 Phương hướng và nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Cương lĩnh nêu ra bảy phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội là: 1) Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 2) Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn điện là nhiệm vụ trùng tâm 3) Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với
sự đa dạng về hình thức sở hửu 4) Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 5) Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời