1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh đó em cũng sẽ nghiên cứu về quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội này, từ đó chỉ ra những tác động của nó đối với việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Trang 2

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀCON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Tiểu luận học phần Chủ nghĩa Xã hội Khoa họcGiảng viên Nguyễn Thị Lan

Hà Nội - 2021

1 | P a g e

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tình hình nghiên cứu đề tài 12 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN VỀ

HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 2

1 Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội 22 Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội 33 Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa theo lý luận

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại Nác đã có không ít cách tiếp cận, nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội Xuất phát từ những nhận thức khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hóa của xã hội theo những cách khác nhau Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể quá trình lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nghiên cứu lịch sử xã hội, đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã hình thành nên học thuyết “Hình thái kinh tế xã hội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này em sẽ chỉ ra định nghĩa cũng như cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội nói chung và hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng Bên cạnh đó em cũng sẽ nghiên cứu về quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hình thái kinh tế - xã hội này, từ đó chỉ ra những tác động của nó đối với việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA1 Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội

C.Mác bằng sự kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu về triết học xã hội của của các nhà triết học đi trước cũng như bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ của chính ông về quá trình lịch sử loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội như sau:

“Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vậtlịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với

3 | P a g e

Trang 5

một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy”.

Những điểm cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội bao gồm:

Thứ nhất, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã

Thứ hai, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ

biện chứng, trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng có mối quan hệ

biện chứng, trong đó kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên nền móng của cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá

Lực lượng sản xuất bao gồm con người và tư liệu sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động).

2.2 Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất Mỗi kiểu quan hệ sản xuất tiêu biểu đại diện cho bản chất kinh tế của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Trang 6

“Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại.”1

2.3 Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng có liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên CSHT, phản ánh CSHT, trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh mẽ nhất của KTTT Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.

2.4 Các yếu tố khác

Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xãhội Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập vớinhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

3 Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa theo lý luận của Mác – lênin

C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, năm 1970, tập 1, trang 95.

5 | P a g e

Trang 7

Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuầntự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy); Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ lênhình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô; Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân; Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản; Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân).

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trìnhđộ thấp lên trình độ cao hơn Đó là:

"Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản" Sau gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ nghĩa".

"Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản" Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản" hay xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa làmột thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia một thời kỳ quá độ chính trị , chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và đó là "những cơn đau đẻ kéo dài".(tức là thời kỳ quá độ).

Từ quan điểm lao động bị tha hóa biến thành sở hữu tư nhân thông qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện dưới hình thức người công nhân bán lao động cho nhà tư bản để nhận được tiền công, C.Mác rút ra kết luận: "Sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi chế độ nô dịch, biểu hiện ra dưới hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, không phải vì vấn đề ở đây chỉ là sự

Trang 8

giải phóng của họ, mà vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn diện của con người; và sở dĩ như thế là vì toàn bộ cái chế độ nô dịch con người bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch chỉ là những biến thể và kết quả

của quan hệ ấy”2

Tuy nhiên C.Mác không tin tưởng rằng cách mạng vô sản và chủnghĩa cộng sản sẽ thắng lợi trong tương lai gần vì theo ông thì "Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể chiến thắng đơn độc tại mộtnước" vì giai cấp tư sản thế giới ở các nước khác sẽ bao vây và bóp chết cách mạng để duy trì lợi ích ích kỷ của mình Vậy cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ nổ ra khi nào mâu thuẫn đã quá khủng khiếp "trong tất cả các nước tư bản hoặc chí ít là số lớn các nước tư bản đứng đầu thế giới" Và khi đó sẽ là một cuộc cách mạng thế giới củagiai cấp công nhân chôn vùi chủ nghĩa tư bản Để giác ngộ giai cấp công nhân hiểu được vai trò lịch sử của mình và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó Marx chỉ ra là phải có các đảng cộng sản là tổ chức của những người giác ngộ chủ nghĩa cộng sản sẽ hướng dẫn đoàn kết lực lượng của giai cấp công nhân toàn thế giới.

CHƯƠNG II: SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRÊN VỀ NHẬN THỨC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bảntự điều chỉnh, học hỏi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, dân chủ hơn, ổn định hơn và trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận Từ chủ nghĩa tư bản với sự tự do bóc và đầy rẫy bất công tạo ra mầm mống của bạo động và cách mạng, thế giới cũ

Tuyển tập mác – Ăng-ghen, quyển 1, trang 126, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980.

7 | P a g e

Trang 9

đã tìm các cách thích nghi và triển khai một xã hội dân sự mà trong đó mọi cá nhân đều có thể phát triển hoặc có cơ hội phát triển ngangnhau; có thể phát huy được những năng khiếu, sở trường của mình Các mâu thuẫn xã hội không hoàn toàn biến mất nhưng đã có nhữngcơ chế đối thoại, thỏa hiệp để giải quyết trên cơ sở hợp lý cho các giai tầng xã hội Đây là một đóng góp gián tiếp rất lớn của chủ nghĩa cộng sản Chủ nghĩa cộng sản đã góp phần làm giảm nhẹ khá nhiều mặt trái của chủ nghĩa tư bản tuy nhiên còn nhiều mặt trái khác vẫn chưa giải quyết được như ô nhiễm môi trường, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa…

Chủ nghĩa cộng sản đã giúp một số quốc gia lạc hậu hiện đại hóa nhanh chóng Cách người ta thực hành chủ nghĩa cộng sản là kết quả của những điều kiện kinh tế - xã hội và tập quán chính trị ở các quốc gia đó hơn là kết quả của lý thuyết cộng sản chủ nghĩa.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, đểphát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”3

Đi lên CNXH đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1930: Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua 2 giai đoạn - Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bảnChính trị quốc gia Hà Nội, năm 2001, trang 84 – 85.

Trang 10

dân), sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội Nói cách khác: mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được xác định nhất quán từ ngày thành lập Đảng đến nay.

Kiên định với mục tiêu đó, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Miền Bắc quá độlên chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc chính là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó có lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, hiện thực hóa thành chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ở thời kỳ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng vận dụng những quan điểm khái quát nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về mô hình xã hội chủ nghĩa với các đặc trưng (tiêu chí) trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Về phương diện kinh tế: Vận dụng các quan điểm Mác - Lênin vềxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế quốc dân “cócông nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại; khoa học, kỹ thuật tiên tiến”.

Về phương diện chính trị: Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là luôn luôn gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược trong điều kiện Việt Nam còn chia9 | P a g e

Trang 11

làm 2 miền với các nhiệm vụ chính trị khác nhau Đây là điểm rất sáng tạo trong thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Hậu phương lớn được xác lập, tạo niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Về phương diện văn hóa: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng các quan điểm mácxít về cách mạng tư tưởng và văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới: văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Về phương diện xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng thực hiện, giải quyết các vấn đề công bằng, bình đẳng xã hội; chủ trương lấy phân phối theo lao động làm nguyên tắc chủ yếu Trong quan hệ tộc người luôn giữ những nguyên tắc bình đẳng, cùng tiến bộ trong quốc gia đa dân tộc.

Về con người: Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa với những yêu cầu mới đặt ra ở Việt Nam Giáo dục tấm gương đạo đứccon người mới xã hội chủ nghĩa được quan tâm.

Cùng với 8 đặc trưng về xã hội cộng sản chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định 8 phương hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường; Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

Trang 12

vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh Tám đặc trưngcơ bản nêu trên là thành quả của sự bổ sung, phát triển, điều chỉnh từ 6 đặc trưng đã xác định từ Cương lĩnh năm 1991, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định; tiếp thu, phát triển sáng tạo các quan điểm rất độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hơn 60 năm qua kể từ khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; gần 40 năm đất nước thống nhất, cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ nghĩa xã hội, qua những thăng trầm của cách mạng chủ nghĩa xã hội với không ít sai lầm, khuyết điểm trong nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử màđất nước ta giành được từ năm 1986 đến nay đã cho nhiều cứ liệu đểxem xét, đánh giá một cách khách quan về việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa nói riêng nhằm hiện thực hóa xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11 | P a g e

Trang 13

1 Nguyễn Quốc Phẩm (2015), “Quá trình vận dụng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam”, báo Lý luận chính trị, đăng ngày 16/12/2015.

2 Tuyển tập mác – Ăng-ghen, quyển 1, trang 126, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980.

1970, tập 1, trang 95.

4 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2001, trang 84 – 85.

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w