1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của chủ nghĩa mác lênin về chủ nghĩa xã hội liên hệ thực tiễn với mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở liên xô và đông âu trong thế kỷ xx

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Không có định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, nhữn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

Tiểu luận cuối kỳ môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_23_2_42CLC NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 9 – Đồng Khởi

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Ngọc Chung

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 4, năm 2024

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN

XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TRONG THẾ KỶ XX

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

TỶ LỆ %

HOÀN THÀNH

SĐT

1 Trương Duy Khương

2 Nguyễn Trần Ngọc Nam

Trang 3

Nhận xét của giáo viên:

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 3

1.1 Khái quát về chủ nghĩa xã hội 3

1.1.1 Định nghĩa về chù nghĩa xã hội 3

1.1.2 Điều kiện để ra đời chủ nghĩa xã hội 4

1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội 5

1.1.4 Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội 6

1.2 Các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội 7

1.2.1 Về bản chất của chủ nghĩa xã hội 7

1.2.2 Về mục tiêu và động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội 9

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU THẾ KỶ XX 12

2.1 Sự hình thành và ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực 12

2.2 Sơ lược những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực 13

2.3 Nguyên dân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trong thế kỷ XX 17

2.4 Bài học rút ra cho Việt Nam từ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu 19

KẾT LUẬN 20

PHỤ LỤC 21

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 23

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin và chiến nghĩa xã hội là một chủ đề lớn và phức tạp Lý do chọn đề tài này có thể bao gồm việc phân tích triết học và lý thuyết của Mác-Lênin về xã hội cộng sản, đồng thời liên kết với mô hình thực tế của xã hội cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu trong thế kỷ XX Việc nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ hơn về những ổn định và khó khăn mà chủ nghĩa xã hội đã đối mặt trong các quốc gia này, cung cấp cái nhìn sâu và chi tiết về quy trình xây dựng và phát triển của xã hội cộng sản trong lịch sử

2 Mục tiêu nguyên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội.Phát triển và hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho hành động cách mạng và xây dựng xã hội mới .Phân tích bản chất, đặc điểm và quy luật phát triển của chủ nghĩa xã hội Xây dựng mô hình lý tưởng của chủ nghĩa xã hộ Nghiên cứu các con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái quát về chủ nghĩa xã hội

1.1.1 Định nghĩa về chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng và chính trị xã hội, mà theo đó, các phương tiện sản xuất và tài nguyên của xã hội được sử dụng và quản lý chung bởi toàn bộ cộng đồng, không chỉ một số cá nhân hay tập đoàn nhất định Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là tạo ra một xã hội bình đẳng và công bằng, nơi mọi thành viên có cơ hội phát triển và hưởng thụ cuộc sống thoải mái Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế

kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ Không có định nghĩa rõ

ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư bản nhanh chóng và bằng bạo lực cho tới các dòng cải cách chấp nhận Thể chế Đại nghị và dân chủ như chủ nghĩa xã hội dân chủ, thậm chí phát xít Đức cũng tự nhận mình là những người theo chủ nghĩa xã hội Theo đó, có sự phân biệt giữa những khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản, dân chủ xã hội và vô chính phủ Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội và lý thuyết phê phán xã hội Họ theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội

Trang 7

1.1.2 Điều kiện để ra đời chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội theo C Mác và Ph Ăngghen ra đời dựa trên một số điều kiện tiền đề quan trọng :

Điều kiện tiền đề kinh tế và xã hội

Vào giữa thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập cũng như đạt được sự phát triển rất mạnh mẽ tại những nước Châu Âu, nhất là tại những nước như Anh và Pháp Sự phát triển này một mặt đã tạo ra những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên mặt trái của nó đã tạo ra mâu thuẫn khó giải quyết, cụ thể là mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Theo đó, mâu thuẫn này được bộc lộ thành các cuộc đấu tranh ngày một phát triển bên phía giai cấp công nhân tại những nước tư bản Điển hình là các cuộc đấu tranh ở giai cấp công nhân làm thuê của Anh, Đức và nước Pháp Sự phát triển của những cuộc đấu tranh đó đã làm phát sinh những nhu cầu cần có một lý luận về cách mạng, khoa học Bởi vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đáp ứng được nhu cầu đó Chính sự phát triển của các cuộc đấu tranh này đã trở thành một trong những điều kiện tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

Điều kiện tiền đề khoa học tự nhiên

Vào thế kỷ thứ 19, lúc này khoa học tự nhiên đã có rất nhiều những thành tựu to lớn và đòi hỏi triết học phải có những cái nhìn thật đúng đắn về thế giới Bên cạnh đó, ba phát minh quan trọng đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác, đó là:

Phát minh định luật bảo toàn và những chuyển hóa năng lượng: Đối với định luật đã chứng minh rằng năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang một dạng khác hoặc chuyển từ vật này

Trang 8

sang một vật khác Hơn nữa, định luật này đã chứng minh về mối liên hệ không thể tách nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau được bảo toàn bởi những hình thức vận động của vật chất trên thế giới tự nhiên

Khoa học tự nhiên về thuyết tiến hóa: Với thuyết tiến hóa đã mang lại cơ sở khoa học về những phát sinh và phát triển đa dạng mang tính di truyền, biến dị cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa những loài thực vật và động vật trong suốt quá trình chọn lọc tự nhiên

Khoa học tự nhiên về thuyết học tế bào: Đối với thuyết học tế bào chính là căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất của mặt nguồn gốc và hình thái, cùng cấu tạo vật chất về cơ thể thực vật và động vật trong quá trình phát triển, về sự sống trong mối liên hệ của chúng Những thuyết này đã chứng minh thế giới vật luôn tồn tại vĩnh viễn

Đây chính là những điều kiện tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã mang tới rất nhiều ý nghĩa to lớn trong việc phát triển xã hội

1.1.3 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội:

Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống xã hội mà sở hữu tài sản chung và quản lý bằng cách chia sẻ các nguồn lực cho cộng đồng Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội bao gồm:

Sở hữu tài sản chung: Không có sự sở hữu tư nhân, mọi nguồn lực và sản phẩm thuộc quyền sở hữu chung của toàn bộ cộng đồng

Trang 9

Phân phối công bằng: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo mọi người có quyền truy cập đồng đều vào các nguồn lực và dịch vụ cần thiết

Loại bỏ sự bất công xã hội: Chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh vào việc loại bỏ sự đói nghèo và bất công xã hội thông qua phân phối xã hội

Hệ thống chính trị dựa trên quyết định cộng đồng: Quyết định quan trọng về vấn đề xã hội được đưa ra bằng cách tham gia và thống nhất từ cộng đồng

Mục tiêu phát triển bền vững: Chủ nghĩa xã hội hướng đến việc tạo ra một hệ thống phát triển bền vững, không gây tổn thương cho môi trường và xã hội

1.1.4 Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội

Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử nhân loại Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống chính trị xã hội mà trong đó sản xuất và tương tác giữa các thành viên trong xã hội được tổ chức dựa trên nguyên tắc cộng đồng và sự công bằng

Phong trào chủ nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 19, khi mà các nhà triết học và nhà hoạt động xã hội bắt đầu chống lại chế độ phong kiến và hệ thống tư bản, họ khẳng định rằng cần có một cách tiếp cận mới trong việc xã hội tổ chức và chia sẻ tài nguyên có hiệu quả

Karl Marx và Friedrich Engels là hai nhà tư tưởng nổi tiếng về chủ đề này, họ đã phát triển triết lý chủ nghĩa xã hội khoa học, nhấn mạnh vào việc cần phải cải tổ xã hội để đạt được sự công bằng và tương đối Qua các phong trào cách mạng xã hội ở nhiều quốc gia, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ trên

Trang 10

thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa xã hội cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn Các tranh chấp về quyền lực, sự phân biệt giai cấp và sự không ổn định chính trị thường xuyên xảy ra, đôi khi ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội Đồng thời, vấn đề về cải cách cần được thực hiện một cách khoa học và cẩn thận để đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi từ hệ thống này

Với sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, chủ nghĩa xã hội đang trở thành một chủ đề nóng hổi và được quan tâm hơn bao giờ hết Việc hiểu và nắm bắt đúng bản chất của chủ nghĩa xã hội là vô cùng quan trọng để tạo ra một xã hội công bằng và phát triển bền vững trong tương lai

Trong bối cảnh đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thế giới ngày nay, chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục là một nguồn sức mạnh quan trọng, đồng hành cùng con người vượt qua những thách thức và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho mọi người

1.2 Các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội 1.2.1 Về bản chất của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện

Mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội cần đạt đến là xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, biến tất cả thành viên trong xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở của mọi tình trạng người bóc lột người Trong quá trình phấn đấu để đạt

Trang 11

mục đích cao cả đó, giai cấp công nhân, chính Đảng cộng sản phải hoàn thành nhiệm vụ của các giai đoạn khác nhau, trong đó có mục đích, nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội - tạo ra các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh thần để thiết lập xã hội cộng sản

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện

đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.Đặc trưng về phương diện

kinh tế của chủ nghĩa xã hội Là mục tiêu cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mà xét đến cùng là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất Chủ nghĩa xã hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động

Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại

biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.Các nhà sáng lập chủ

nghĩa xã hội đã khẳng định trong chủ nghĩa xã hội phải thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.Tính ưu việt, sự ổn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn ở lĩnh vực văn hóa - tinh thần của xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội, trọng tâm là phát triển kinh tế; văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh con người, biến con người thành con người chân, thiện, mỹ

Trang 12

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ

hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới Vấn đề giai cấp và dân

tộc, xây dựng một cộng đồng dân tộc, giai cấp bình đẳng, đoàn kết, hợp tác, hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạch định và thực thi chiến lược phát triển của mỗi dân tộc và mỗi quốc gia Bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân tất cả các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

1.2.2 Về mục tiêu và động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội

a Mục tiêu:

Mục tiêu cao nhất của Chủ Nghĩa Xã Hội là giải phóng con người, tạo mọi điều kiện để con người phát triển toàn diện.Đây là mục tiêu và là đặc trưng cao nhất của Chủ Nghĩa Xã Hội , thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo cao cả của Chủ Nghĩa Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản

Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh: Tính ưu việt của Chủ Nghĩa Xã Hội, Chủ Nghĩa Cộng Sản là xóa bỏ mọi bóc lột, áp bức, bất công do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra Do đó, các ông chỉ rõ, giai cấp công nhân khi đã trở thành giai cấp thống trị “thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp”

Có lực lượng sản xuất phát triển, chế độ công hữu từng bước được xác lập, tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất lao động cao, phân phối theo lao động Xã hội Cộng Sản Chủ Nghĩa phải được phát triển từ Chủ Nghĩa Tư Bản và trên cơ sở

Trang 13

những tiền đề do Chủ Nghĩa Tư Bản tạo dựng, trong đó về kinh tế là nền đại công nghiệp Đến giai đoạn V.I.Lênin, ông rất coi trọng việc cần thiết phải xây dựng yếu tố cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của Chủ Nghĩa Xã Hội Ông đã từng khẳng định “Chủ Nghĩa Cộng Sản là chính quyền xô viết cộng với điện khí hóa cả nước”, “phải tiếp thu trật tự đường sắt Phổ cộng với kỹ thuật và cách thức tổ chức các tờ rớt của Mỹ” “cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp”

Những đề xuất của chủ nghĩa Mác - Lênin về lực lượng sản xuất của Chủ Nghĩa Xã Hội đến nay vẫn giữ nguyên giá trị Tuy nhiên, ngày nay lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ thì cơ sở vật chất kinh tế của Chủ Nghĩa Xã Hội hiện đại phải hiểu đó là nền kinh tế tri thức, văn minh tin học, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, Cách mạng công nghiệp 4.0

Về xóa bỏ chế độ tư hữu Tư Bản Chủ Nghĩa theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin là xóa bỏ tính chất Tư Bản Chủ Nghĩa của chế độ sở hữu đó chứ không phải xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung; là nhằm mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, nâng cao đời sống người dân Các ông khẳng định: Đặc trưng của Chủ Nghĩa Cộng Sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản vì đây là hình thức chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia Tuy nhiên, hai ông chỉ rõ: xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản không phải là xóa bỏ sở hữu của cá nhân đối với kết quả lao động của cá nhân, là cái có được một cách lương thiện do lao động của bản thân họ làm ra và là cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và sự độc lập của cá nhân Các ông viết: “Điều chúng tôi muốn, là xóa bỏ tính chất bi thảm của các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi”

Trang 14

b Động lực:

Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội

Những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - tri thức

Không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân - đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội

Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ công chức các cấp từ trung ương tới địa phương

Phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liên với chủ nghĩa quốc tế-của giai cấp công nhân, phải sử dụng tới những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới

Trang 15

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU THẾ

KỶ XX

2.1 Sự hình thành và ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực

CNXH hiện thực ra đời ở nước Nga sau thắng lợi của cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga (1917) vĩ đại Trong điều kiện cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ I; nội chiến và chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc; sự bao vây, cấm vận về kinh tế từ năm 1918 đến đầu năm 1921, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác Đến tháng 3 - 1921, sau khi nội chiến kết thúc, Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Chính sách kinh tế mới (NEP) V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này Đó là việc thực hiện CNTB nhà nước, một trong những hình thức thích hợp để giúp nước Nga Xôviết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh, hạn chế sự phát triển tự phát của nền sản xuất nhỏ Theo V.I.Lênin, thông qua việc sử dụng CNTB nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất- kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học - kỹ thuật và trình độ quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản Nhà nước vô sản có thể sử dụng CNTB nhà nước như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết hoạt động

Trang 16

mục đích vừa sử dụng, vừa cải tạo bằng phương pháp hòa bình đối với các thành phần kinh tế TBCN và sản xuất nhỏ Với ý nghĩa đó, CNTB nhà nước còn có thể coi là một trong những phương thức, phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của CNXH

Sau khi V.I.Lênin qua đời, vì nhiều lý do, trong đó có lý do đối phó với nguy cơ chiến tranh thế giới thứ II, Chính sách kinh tế mới không được thực hiện đúng theo tinh thần của V.I.Lênin Sau năm 1945, CNXH từ một nước đã trở thành hệ thống, các nước XHCN trên phạm vi quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại

2.2 Sơ lược những thành tựu của mô hình xã hội hiện thực

Những thành tựu và hạn chế của CNXH hiện thực từ năm 1917 đến năm 1991:

a Về kinh tế:

Hơn 3/4 thế kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về tiềm năng kinh tế, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên quy mô lớn với trình độ hiện đại,tạo cơ sở bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Mặc dù hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ đều ở trình độ thấp nhưng tính đến năm 1970, chỉ riêng các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu đã chiếm 40% sản lượng công nghiệp thế giới, 1/3 giá trị xuất khẩu toàn thế giới; có 4 nước được xếp trong số 20 nước phát triển của thế giới là: Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc Trong đó, Liên Xô đã

Trang 17

vươn lên trở thành một trong hai siêu cường của thế giới bên cạnh Mỹ Từ năm 1950 đến 1980, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa tăng 13 lần tiềm lực kinh tế; 14 lần tổng sản lượng công nghiệp và 30% sản phẩm toàn cầu hằng năm

Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười với nước phát triến khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm Khi bắt tay vào xây "ng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời, nhưng chỉ sau một gian ngăn, Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường thế giới Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng của Mỹ, sản Mạng công nghiệp bằng 85% của Mỹ

b Về chính trị:

Giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng cộng hệ thống chuyên chính vô sản từng bước được hoàn thiện, trong trung tâm nhà nước xã hội chủ nghĩa, để thông nhà nước đó dàng thực hiện vai trò lãnh đạo và cũng thông nhà nước, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình nước xã hội chủ nghĩa ngay từ khi mới ra đời đã thể hiện tính ưu việt, đó là giải phóng nhân dân, đưa nhân dân lao động vị bị thống trở thành người làm chủ xã hội mới, để mỗi người cuộc sống ẩm no, tự do, hạnh phúc và tốt đẹp hơn

Chế độ xã hội chủ nghĩa vừa từng bước đưa quần chúng nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, vừa thúc trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với sự thiết chế độ dân chủ mới dân chủ xã hội chủ nghĩa Xuất phát bản chất giai cấp công nhân, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ, phòng chống và đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế cho nhân dân lao động các nước xã hội

Trang 18

chủ mà hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền do dân chủ các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.Chế độ chính trị này, trên thực tế đã tạo ra thế đối trọng giữa hai thể chế chính trị trên thế giới: chính trị chủ nghĩa xã hội và chính trị tư bản chủ nghĩa

c Về văn hóa, khoa học, kỹ thuật:

Trong quá trình phát triển của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa nhiều nước đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực văn hoá; khoa học kỹ thuật; giáo dục và đào tạo.Đã có thời kỳ Liên Xô dẫn đầu thế giới về các chỉ tiêu phát triển văn hóa, khoa học - kỹ thuật và giáo dục đào tạo Trước Cách mạng tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã được xóa bỏ Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới)

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ hai thế giới, vượt qua Anh, Pháp, Đức và chỉ đứng sau Mỹ

Trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ, Liên Xô cũng có những thành tựu rất to lớn Liên bang Xôviết có công lớn trong đào tạo giúp các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước lạc hậu phát triển nguồn nhân lực Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và lãnh đạo quản lý ở nhiều quốc gia, khu vực đã được Liên Xô đào tạo, boi dưỡng Họ trở thành đội ngũ có đóng góp tích cực cho sự phát triển của quốc gia

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w