1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nguyên lý của chủ nghĩa mác lêninvề chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuy nhiên, khi nhắc đến lý luận của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không phảiai cũng biết rằng đó là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lêninbởi nó giải thích cũ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -□□□ -

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh VânNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 01

Năm thực hiện: 2023

Trang 2

-LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác - Lênin chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với những ai tìm hiểuvề các phạm trù của bộ môn lý luận khoa học, chính trị, triết học Nhiều người chorằng chủ nghĩa xã hội chỉ dừng lại ở góc độ lý luận, tuy nhiên thực tiễn ở Việt Namngày nay lại không như vậy Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoạixâm và giảnh được độc lập,đất nước ta tiếp tục con đường con đường đi lên CNXH,chúng ta đang vững bước tiếnvào thế kỷ mới với những thách thức và khó khăn mớivới con đường mà chúng ta đãchọn, nhưng không vì thế mà ta chịu lùi bước, chịukhuất phục trước khó khăn Tuy nhiên để tiến đến được CNXH chúng ta còn phải trảiqua nhiều chặng đường đầy gian lao và thử thách, đó là bước quá độ để Tổ quốc ViệtNam có thể sánh vai với các cường quốc hùng mạnh trên thế giới, đó là bước quá độđể chúng ta tiến đến chế độ mới, chế độ Cộng sản chủ nghĩa, chế độ mà mọi người đềuđược hưởng hạnh phúc, ấm no và công bằng Con đường mà chúng ta đang đi đầychông gai, đòi hỏi chúng ta phải có được phương hướng đúng đắn Để có thể làm đượcđiều đó, chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về CNXH và con đường quá độ để tiếnlên CNXH Và để có thể làm được điều đó thì tất cả chúng ta cùng phải đồng lòng,chung sức vun đắp nó Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đòi hỏi phải cố gắng, nỗ lực hếtmình để góp phần vào cùng đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đềunằm trong hình thái kinh tế - xã hội Cộng Sản chủ nghĩa Chúng ta chỉ có thể có đượcchủ nghĩa xã hội khi đã hoàn thành thời kỳ quá độ mới tiến lên xây dựng chủ nghĩa xãhội Lúc đó, các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mới được thể hiện một cách rõràng

Tuy nhiên, khi nhắc đến lý luận của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không phảiai cũng biết rằng đó là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lêninbởi nó giải thích cũng như bàn luận giai đoạn chuyển tiếp vẫn còn đan xen giữa cáimới và cái cũ, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa hình thái kinhtế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Nhữngnhân tố của xã hội chủ nghĩa dần dần hình thành với các tàn dư cũ cả về chính trị, kinhtế, văn hóa, tư tưởng của xã hội cũ dù đã lạc hậu nhưng nó đã tồn tại lâu vào bên trong.Vì thế, sự đan xen giữa cái mới và cái cũ, vận dụng vào xem xét tại Việt Nam, chúng

Trang 3

ta thấy bên cạnh những điều tích cực do Đảng và nhà nước nhân dân tạo ra trong thờikỳ đổi mới vẫn còn nhiều các tiêu cực hạn chế Nếu chúng ta hiểu được phần lý luận,chúng ta có thể đi sâu vào việc phân tích thực tiễn để cho thấy các lý luận không hềmâu thuẫn với thực tiễn, thậm chí lý luận và thực tiễn còn rất thống nhất với nhau Trong quy luật “Phủ định của phủ định” trong Triết học có phát biểu rằng “Cái mớira đời dựa trên cơ sở kế thừa cái cũ”, thế nhưng không có sự mới mẻ nào lại cứng cápngay ban đầu, trong một số điều kiện nhất định, cái mới còn bị cái cũ lấn át Theo quyluật vận động của nó, cái mới sẽ luôn là cái chiến thắng Vì sao cái mới lại luôn là cáichiến thắng? Bởi vì cái mới luôn là cái tiến bộ hơn cái cũ, cái hợp với quy luật nên nósẽ chiến thắng cái cũ Điều đó cũng thể hiện phần nào sự đấu tranh đầy khó khăn giankhổ của nhà nước và nhân dân, giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân lao động đểcó được một chủ nghĩa xã hội.

Trang 4

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử xã hội loài người là lịch sử kếtiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao Lý luận về hìnhthái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hìnhthái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa Nó là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời,phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ thấp đến cao, đó là:

- “Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản” hay còn gọi là “giai đoạn đầu của xã hộicộng sản” Giai đoạn này được V.I.Lênin và các Đảng Cộng sản gọi là “ chủ nghĩa xãhội”

- “Giai đoạn cao của xã hội cộng sản” Giai đoạn này được V.I.Lênin và các ĐảngCộng sản gọi là “ chủ nghĩa cộng sản”.

Trong lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế -xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

2 Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội:

Trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã phân tích, tìm ra quyluật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó cho phép C.Mác dựbáo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa V.I.Lênin cho rằng: C.Mác xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từchủ nghĩa tư bản, phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản, dựa trên các điều kiện: sự pháttriển của lực lượng sản suất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng Theo chủnghĩa Mác – Lênin sự ra đời chủ nghĩa xã hội có hai điều kiện sau: điều kiện kinh tế vàđiều kiện chính trị - xã hội.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Điều kiện kinh tế:

+ Nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện tập trung nhất là sự rađời của công nghiệp cơ khí (cách mạng công nghiệp lần thứ 2), chủ nghĩa tư bản đã tạora bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất càng được cơkhí hóa, hiện đại hóa càng mang tính xã hội hóa cao, thì càng mâu thuẫn với quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Quanhệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thì càngngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất.

- Điều kiện chính trị - xã hội:

+ Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản củachủ nghĩa tư bản, biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiệnđại với giai cấp tư sản lỗi thời Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tưsản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ nét + Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí là sự trưởng thành vượt bậccả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp + Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân làtiền đề, điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Tuynhiên do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, nên hìnhthái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, trái lại, nó chỉ được hìnhthành thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân -Đảng cộng sản, thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản.

3 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:

Một là, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, tạo điều kiện

để con người phát triển toàn diện.

Hai là, do nhân nhân dân lao động làm chủ.

Ba là, có nên kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản suất hiện đại và chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Trang 6

Bốn là, có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợiích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

Năm là, có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóadân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

Sáu là, đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợptác với nhân dân và các nước trên thế giới.

II THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI:

1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội: 1.1 Khái quát về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra với giai đoạn trong thay đổi tính chất xã hội, cảitạo cách mạng xã hội Tư bản chủ nghĩa thành xã hội Xã hội chủ nghĩa Khi đó, hànghoạt các chính sách được thay đổi đáp ứng với chiến lược đề ra, mang đến các chuyểnhóa để đi đến thành công trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội Kết quả sau thời kỳ này làquốc gia tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội có thể được hiểu theo 4 ý nghĩa:

+ Một, là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống lạiáp bức, bất công, chống các giai cấp thống trị.

+ Hai, là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao độngkhỏi áp bức, bóc lột, bất công.

+ Ba, là một khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sử mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân.

Trang 7

+ Bốn, là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội cộngsản chủ nghĩa.

- Ở một số quốc gia, có thể có bước nhảy vọt lên Chủ nghĩa xã hội mà không trải quaTư bản chủ nghĩa Nhưng tất cả các tính chất diễn ra trong giai đoạn này vẫn đảm bảocho thời kỳ quá độ được phản ánh.

1.2 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội:

Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào muốn đi lên từ Chủ nghĩa xã hội và muốn xây dựngthành công Chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua thời kỳ quá độ Thời kỳ quá độ là thờikỳ xây dựng cả về vật chất và tinh thần Vậy nên muốn tiến đến và xây dựng thànhcông Chủ nghĩa xã hội thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ, do đó quá độ lên Chủnghĩa xã hội là một tất yếu khách quan

Về mặt lý luận và thực tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộngsản, được hiểu theo hai nghĩa:

- Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thiếtphải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - nhữngcơn đau đẻ kéo dài.

- Thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủnghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định, thời kỳ cải biếncách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa cộng sản.

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sauđây:

- Một là, Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản khác nhau về bản chất vì vậy muốn cóChủ nghĩa xã hội cần phải có một thời kỳ quá độ nhất định Đó là thời kỳ còn có sựđan xen lẫn nhau giữa các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau Có thể nóiđây là thời kỳ của cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới mà nói chung theo tính tất yếuphát triển lịch sử thì cái mới thường chiến thắng cái cũ, cái lạc hậu Hơn nữa, từ Chủnghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với cácquá trình thay thế từ xã hội cũ lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ

Trang 8

quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí có thể kéo dài Nhất là đối với những nước cònở trình độ tiền tư bản thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội thì quá trình nàycòn có thể rất dài với nhiều bước quanh co.

- Hai là, Sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từnhững nhân tố do xã hội cũ tạo ra Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa đối vớiChủ nghĩa tư bản Bởi sự phát triển của CNTB mới tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật nhấtđịnh cho CNXH

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất đạicông nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ khôngphải là nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Vậy nên, để cơ sở vật chất - kỹ thuật đóphục vụ cho CNXH cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải tạo, kế thừa và tái cấutrúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Đối với những nước chưa trải qua CNTB tiến lên CNXH, cần có một thời gian dàiđể tiến hành công nghiệp hóa CNXH Và đó là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và đầykhó khăn.

- Ba là, Các quan hệ xã hội của CNXH ( đặc biệt là QHSX ) không thể tự ra đời tronglòng CNTB ( quan hệ xã hội giai cấp, quan hệ dân tộc , kinh tế chính trị ,…), cácQHXH đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo CNXH Sự phát triển của chủnghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề chosự hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, đo vậy cũng cần phải có thờigian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó

- Bốn là, Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn vàphức tạp Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân và nhân dân laođộng không thể ngay lập tức có thể đảm đương được công việc ấy, nó cần phải có thờigian nhất định.

Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xãhội khác nhau có thể diễn ra khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau Đối với nhữngnước đã trải qua Chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao khi tiến lên Chủ nghĩa xã

Trang 9

hội thì thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước đã trải qua giai đoạn pháttriển Chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độphát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rấtnhiều khó khăn, phức tạp

2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất của thời kỳ quá độ tư bản chủnghĩa lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủnghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ là bao gồmnhững đặc trưng sự tồn tại đan xen, thâm nhập và đấu tranh giữa những nhân tố của xãhội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội.

Về nội dung, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng mộtcách sâu sắc, toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bắt đầutừ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền cho đến khixây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:

+ Trên lĩnh vực kinh tế:

Trong thời kỳ này còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với nó lànhững hình thức phân phối khác nhau, trong đó thành phần kinh tế nhà nước và hìnhthức phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo Đây là bước quá độ trung gian tấtyếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngaykết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độchưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Trên lĩnh vực chính trị:

Về phương diện chính trị, đây là thời kỳ giai cấp công nhân thiết lập, tăng cườngchuyên chính vô sản, nắm và sử dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiếnhành xây dựng xã hội mới không giai cấp Là sự thống trị về chính trị của giai cấpcông nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với nhân dân, tổ chức xây dụng và bảovệ chế độ mới chuyển chính với những thế lực thù địch, chống phá nhân dân Đây làthời kỳ tiếp tục cuộc đấu tranh gia cấp giữa giai cấp công nhân với giải cấp tư sản,trong điều kiện mới, với nội dung mới và hình thức mới Theo V.I Lênin, thời kỳ quá

Trang 10

độ là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều lần thửnghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những hướng đi đúng đắn; tuy nhiên, trong quátrình thử nghiệm ấy, về mặt chính trị “có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêmtrọng”

+ Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa:

Trong thời kỳ này bên cạnh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa mới xãhội chủ nghĩa đang được hình thành và phát triển còn tồn tại những tàn dư của nền vănhóa cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu Đó là thời kỳ, xét về mọi phương diện, đều có sự pháttriển của tính tự phát tiểu tư sản, nhất là trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, là thời kỳchứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấpvô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư sản.

+ Trên lĩnh vực xã hội:

Về phương diện xã hội, đây thời kỳ quá độ có nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tồn tại.Các giai cấp, tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau Trong xã hội còn tồn tại sựkhác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp; giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chântay với lao động trí óc Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống bất công, xóa tàn dư của xãhội cũ và các tệ nạn xã hội, thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở nguyên tắc phânphối theo lao động giữ vai trò chủ đạo.

Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó là thời kì đấu tranh giai cấpgiữa giai cấp tư sản và các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã bị đánh đổ với một bên làgiai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền đang bắt tay vàocông cuộc xấy dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh này diễn ra quyết liệt trên tấtcả các lĩnh vực

III QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:

1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa:

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam bao gồmnhững đặc trưng

- Việt Nam vốn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế phổ biến là sảnxuất nhỏ, lạc hậu, lực lượng sản xuất còn thấp Đất nước trải qua chiến tranh lâu năm,

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w