1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nguyên lý của chủ nghĩa mác lênin về chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Lý Của Chủ Nghĩa Mác Lenin Về Chủ Nghĩa Xã Hội & Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Tác giả Nhóm 00
Người hướng dẫn TS
Trường học Đại Học UEH
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” - Giai đoạn này được V.I.Lên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



BÀI TIỂU LUẬN

TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đề tài số 01

NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI &

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 00

-NĂM THỰC HIỆN:

Trang 2

2023 -MỤC LỤC

MỤC LỤC: 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: 4

LỜI MỞ ĐẦU: 5

PHẦN 1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6

1.1 GIAI ĐOẠN ĐẦU HÌNH THÀNH 6

1.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI 7

1.3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 8

PHẦN 2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 10

2.1 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 10

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 11

PHẦN 3 QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 13

3.1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÀ GÌ? 12

3.2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 12

3.3 QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 13

KẾT LUẬN: 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đối với sinh viên và học sinh khi học tập và nghiên cứu môn học Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học luôn có rất nhiều nguồn tài liệu và công cụ phong phú để có thể tìm hiểu và tiếp cận chuyên sâu với Triết học Mác – Lê.nin cũng như và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt thời gian học ở trường

Thông qua bài tiểu luận về Chương 3 của môn học Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - Nhóm

4 xin được phép gửi đến các bạn 1 số giới thiệu về nội dung Chương cũng như thông qua bài học có những đúc kết nhỏ cho cá nhân và góc nhìn tích cực trong thời đại xã hội ngày nay

Cùng học tập thêm về môn học qua bài tiểu luận của nhóm nhé

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN 1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA MÁC – LÊNIN

Chủ nghĩa Xã hội Mác-Lênin là một phương pháp, một lý thuyết khoa học về cách thức

tổ chức xã hội trong một xã hội cộng sản Cụ thể, chủ nghĩa Xã hội Mác-Lênin đề xuất cách thức làm thế nào để loại bỏ sự bất công và bất bình đẳng xã hội thông qua việc loại

bỏ sự tư hữu cá nhân và xây dựng một chế độ xã hội trong đó tất cả các tài sản và sản phẩm đều thuộc về tất cả các thành viên của xã hội Giải pháp của chủ nghĩa Xã hội Mác -Lênin được coi là một trong những định hướng phát triển của chủ nghĩa Mác-xít

1.1 GIAI ĐOẠN ĐẦU HÌNH THÀNH

+ Giai đoạn đầu của Chủ nghĩa Xã hội Mác - Lênin là từ năm 1917 đến 1928 Trong giai đoạn này, Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công và Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang xô viết (Nga Xô viết) được thành lập Chính phủ mới được lập và bắt đầu thực hiện những chính sách mới để xây dựng kinh tế và xã hội theo lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội Đây là giai đoạn đầu của sự phát triển Chủ nghĩa Xã hội Mác - Lenin trên toàn thế giới

+ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao Chủ nghĩa Mác – Lenin

đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Nó diễn ra trong quá trình lịch sử - tự nhiên và được phân chia ra làm hai giai đoạn

+ Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản:

- Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản Mác-Lênin được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ tư bản đến xã hội chủ nghĩa Theo Mác-Lênin, giai đoạn này được xác định bởi sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và chính trị của các nước khác nhau Giai đoạn này cũng được đặc trưng bởi sự đối đầu giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân và nông dân, và dẫn đến sự che đậy, lật đổ chế độ tư bản cũ

Trang 6

+ Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản:

- C.Mác cho rằng “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách cánh mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”

- Giai đoạn này được V.I.Lênin và các đảng Cộng sản gọi là “chủ nghĩa cộng sản”, dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của C.Mác, từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lênin cho rằng, đối với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá

độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”

1.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI

Trên cơ sở học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã phân tích, tìm ra quy luật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, từ đó cho phép C.Mác dự báo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

V.I.Lênin cho rằng: C.Mác xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từ tư bản, phát triển lên chủ nghĩa tư bản, dựa trên các điều kiện đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản cách mạng

Theo Mác – Lênin sự ra đời của chủ nghĩa xã hội có hai điều kiện sau :

+ Điều kiện kinh tế :

Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển mới của nhân loại, nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản xuất, biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, trong vòng chưa đầy một thế kỷ, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn

Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thì ngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất

Trang 7

+ Điều kiện chính trị:

- Do mâu thuẫn tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa cơ bản

- Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân hiện đại với giai cấp tư sản lỗi thời cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt có tính chính trị rõ rệt

- Tiền đề chính là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh

“đào mồ” chôn chủ nghĩa tư bản sự trưởng thành thực sự của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân

- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời, mà trái lại, nó chỉ được hình thành thông qua cuộc cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, thực hiện bước qua từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

1.3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

Dựa trên những dự báo của C.Mác và Ăngghen cùng với những quan điểm của V.I.Lênin

về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô – viết, có thể khái quát các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội như sau :

 Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con ngưòi phát triển toàn diện

 Thứ hai, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Đây là đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con ngưởi trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mà xét đến cùng là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất

Trang 8

 Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là xã hội do nhân dân lao động làm chủ Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội Bản chất của chủ nghĩa xã hội là

vì con người và do con người, chủ thể của xã hội là nhân dân mà nòng cốt là nhân dân lao động, thực hiện quyền làm chủ của mình trong công cuộc cải tạo xã hội

cũ, xây dựng xã hội mới Về chính trị, chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị dân chủ

 Thứ tư, chủ nghĩa xã hội có nhà nứoc kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Theo V.I.Lênin, là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được, là một nhà nước kiểu mới, thực hiện dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản, thực hiện trấn áp những thế lực phản động, những lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội

 Thứ năm, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

Trong chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là phát triển kinh tế; văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội Văn hóa đã hun đúc tâm hồn, bản lĩnh con người, biến con người thành con người chân, thiện, mỹ

 Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nứoc trên thế giới

Đây là vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong viẹc hoạch định và thực thi chiến lược phát triển của mỗi dân tộc, mỗi nước

Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu là giải phóng con người, do con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện luôn là đảm bảo cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân các nước trên thế giới

Trang 9

PHẦN 2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác - Lênin thì lịch sử xã hội

đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, mà cụ thể trong đó là: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa So với các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt

về chất mà ở đó, không có giai cấp đối kháng, con người được giải phóng và từng bước trở thành con người tự do…

Do đó, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ chính trị C.Mác khẳng định:” Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Trong điều kiện nước Nga - Xô-viết, V.I.Lênin cũng đã khẳng định:” Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định” Với những thực tiễn diễn ra vào những năm đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga - Xô - viết, V.I.Lênin đã đưa ra kết luận:” Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa

xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” Từ đó, hình thành lên hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp - từ những nước tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội; quá độ gián tiếp - từ những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội

Theo đúng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây

và hiện nay đều đang trải qua kiểu quá độ gián tiếp, nhưng do điều kiện về lịch sử, kinh tế,

xã hội ở mỗi nước khác nhau mà độ dài ngắn của thời kỳ quá độ này là khác nhau Thời kỳ quá độ này là một quá trình lâu dài và phức tạp không chỉ vì trình độ phát triển của các nước khác nhau, hay phải làm nhiệm vụ của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn phải thực hiện cả một loạt nhiệm vụ mà đáng lẽ chủ nghĩa tư bản đã phải làm trước khi cách mạng vô sản nổ ra, như xóa bỏ các tàn tích phong kiến, kiến lập nền công nghiệp cơ khí hóa…

Trang 10

C Mác và Ph Ăngghen còn cho rằng: Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản

đã chiến thắng, còn có thể rút ngắn được quá trình phát triển, không những vậy, các nước còn có thể tránh được phần lớn những đau khổ và các cuộc đấu tranh mà chủ nghĩa tư bản phải trải qua V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển quan điểm này tại ngay chính nước Nga - Xô Viết từ sau cách mạng tháng Mười Nga “với sự giúp đỡ của giai cấp

vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa Thời kỳ này không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại, xã hội này vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, nên trên mọi phương diện, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội còn mang những vết tích của xã hội cũ còn lại

Đặc điểm của thời kỳ này là cải biến cách mạng một cách sâu sắc, toàn diện và triệt để trên tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

- Trên lĩnh vực kinh tế: Điều tất yếu là trong thời kỳ này, còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và các hình thức phân phối khác nhau Thành phần kinh tế nhà nước và hình thức phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo của xã hội

- Trên lĩnh vực chính trị: “Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị,

và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” Công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản nhằm nắm và sử dụng quyền nhà nước để trấn

áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng xã hội mới không giai cấp, thực hiện chức năng dân chủ, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, chuyên chính với những phần tử thù địch, chống phá nhân dân

- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá: Giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại

- Trên lĩnh vực xã hội: Là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ

tệ nạn xã hội và những tàn dư của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội dựa trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo

Trang 11

PHẦN 3 QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÀ GÌ?

Là thời kỳ cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã

hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính

quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội

Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều

thành phần

Đặc trưng : Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu

kinh tế nhiều thành phần Các thay đổi mang đến sự điều chỉnh phù hợp

với các thành phần kinh tế Phản ánh rõ nhất với các đảm bảo cho đất

nước được ổn định thông qua thay đổi và tác động trên lộ trình cụ thể

Những thay đổi phải diễn ra tự nhiên nhất, trên cơ sở thêm mới hay loại

bỏ tác động kinh tế phù hợp

Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ: Một mặt là

phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động Đảm bảo đúng

tính chất và ý nghĩa đối với chủ nghĩa xã hội Đặc biệt là trong tính chất

quản lý, lãnh đạo, tập chung quyền lực

Mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Đây cũng là tính chất giai thoa trong nhiệm vụ được xác định Với các tồn tại cần được loại bỏ Nhằm tạo ra những thuận lợi cần thiết khôi phục nền kinh tế, xã hội

3.2 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Khoảng thời gian diễn ra quá độ: Trong tính tất yếu, nước ta xác định nhu cầu đi lên chủ

nghĩa xã hội Do đó trong khoảng thời gian chưa thống nhất đất nước, thời kỳ quá độ được diễn ra trước tiên ở Miền Bắc

Sau năm 1945 miền Bắc được giải phóng và chi viện cho miền Nam đến

năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất 2 miền Nam Bắc.Từ đó cả

nước cùng quá độ lên xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Việt Nam

Tính tất yếu: Đặt dưới nhu cầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta

thấy được những lợi ích trong đổi mới kinh tế Bên cạnh các phát triển

mọi mặt và nhu cầu hợp tác toàn cầu

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w