ĐỀ BÀI: Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?. 4 A.Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh
Trang 1ĐỀ BÀI: Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu nền kinh tế ở nước ta hiện
Trang 22
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
A.Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 6
I,Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kì quá độ ở Việt Nam 6
1.Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 7
2.1.Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ ở nước ta theo quan điểm Hồ Chí Minh 7
2.1.1 Tính chất của thời kỳ quá độ.………
2.1.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta………
2.1.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam………
II,Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 8
1.Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 9
1.1 Cơ cấu kinh tế của xã hội theo C.Mác………
1.2 Thành phần cơ cấu kinh tế theo Lênin………
2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 10
2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ………
2.2 Cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ theo quan điểm Hồ Chí Minh………
2.2.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế………
2.2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế………
2.2.3 Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ………
B.Sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay 16
Trang 33
I.Quan điểm của Đảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển
cơ cấu thành phần Kinh tế sau khi giành chính quyền độc lập đến nay 17 II.Đảng vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh hình thành và phát triển cơ cấu thành phần kinh tế trong thời đại ngày nay 20
III.Nhiệm vụ của Đảng ta để thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo tư tưởng Hồ Chí Minh 21
IV.Thành tựu sau khi vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh của Đảng
ta 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 44
MỞ ĐẦU
Từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác phải trải qua giai đoạn trung gian, C.Mác và Ph.Ăngghen gọi đó là thời kỳ quá độ C.Mác khẳng định giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản là một thời kỳ chuyển hoá cách mạng từ xã hội nọ thành
xã hội kia
Đứng trước sự chuyển biến của hình thái xã hội mang tên thời kì quá độ lên CNXH của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhà chính trị lãnh đạo tài ba, Người đã đưa ra những quan điểm xây dựng hình thái kinh tế và phát triển cơ cấu kinh tế cho nước nhà Tư tưởng kinh tế của Người cơ bản là tư tưởng kinh tế - chính trị Trên cương vị lãnh đạo quốc gia, Hồ Chí Minh
đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển kinh tế ở một nước nông nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của đất nước được xem là
sự sáng tạo, là một trong những nhân tố mới trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Vấn đề này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, đề cập trong các tác phẩm, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những thành phần kinh tế là một bộ phận đặc sắc trong tư tưởng kinh tế của Người và vẫn giữ nguyên giá trị chỉ đạo đối với đất nước ta trong công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta trong từng giai đoạn cách mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công Ngày nay, điều kiện trong nước và thế giới đã
có những biến đổi sâu sắc nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về kinh tế của
Hồ Chí Minh nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao Điều này đòi hỏi Đảng ta phải nghiên cứu, nhận thức sâu sắc để vận dụng những giá trị của nó, đồng thời bổ sung, phát triển cho phù hợp với bối cảnh đầy biến động ngày nay của Đất Nước
Với đề tài “Tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm nêu trên như thế nào trong xây dựng nền kinhtế nước ta hiện nay?” chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích sâu vào những tư tưởng và quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như cách Người đã áp dụng chúng trong bối cảnh Đất Nước lúc bấy giờ để xây dựng nền kinh tế cơ bản cho nước XHCN Nhờ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ta vận dụng và phát triển những quan điểm của Hồ
Trang 55 Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay để vượt qua những khó khăn, đạt được những thành tựu ấn tượng tronglĩnh vực kinh tế và xã hội
Trang 66
NỘI DUNG
A Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
I Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kì quá độ ở Việt
Nam
1 Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
V.I.Lênin đã kế thừa, phát huy tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời Lênin cụ thể hoá việc phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành ba giai đoạn Giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản gọi là chủ nghĩa xã hội Giai đoạn cao được gọi là chủ nghĩa cộng sản hay xã hội cộng sản Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và lâu dài, V.I.Lênin viết: “Cần phải có một thời kỳ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là một việc khó khăn, vì vậy, phải có những thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, và vì vậy phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt lâu dài mới có thể có được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tư sản Bởi vậy Mác nói thời kỳ chuyên chính vô sản, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”
Quan điểm của Mác về nhà nước trong thời kỳ quá độ được ông trình bày ngắn gọn trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gotha” Cụ thể ông viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và
xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cái biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, giai cấp chưa xuất hiện Trong xã hội dựa trên chế độ tư hữu có ba giai cấp, đó là giai cấp có nhiểu tư liệu sản xuất, giai cấp không có tư liệu sản xuất, giai cấp
có ít tư liệu sản xuất Nhà nước bao giờ cũng là nhà nước của giai cấp thống trị, là nền chuyên chính của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị thống trị Không có nhà nước nào là nhà nước của toàn dân Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì giai cấp đó thống trị về chính trị
Trong thời kỳ quá độ, giai cấp sẽ tồn tại Cụ thể, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản sẽ còn; tuy nhiên, giai cấp tư sản sẽ chuyển vị trí bị thống trị, giai cấp vô sản sẽ chuyển từ vị trí bị thống trị thành vị trí thống trị Mục đích của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản là xóa
bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, xây dựng xã hội không có giai cấp Trong thời kỳ quá độ, giai cấp tiểu tư sản sẽ không còn, vì giai cấp tiểu tư sản là đại diện cho sản xuất nhỏ, sản xuất nhỏ sẽ chuyển biến thành sản xuất lớn Giai cấp tiểu tư
Trang 77
sản sẽ phân hóa thành giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Lúc này, nhà nước sẽ là nhà nước sẽ là nhà nước của giai cấp vô sản để trấn áp giai cấp tư sản Bộ máy trấn áp của nhà nước sẽ đơn giản hơn, vì việc đa số trấn áp thiểu số sẽ đơn giản hơn việc thiểu số trấn áp
đa số Mục đích trấn áp của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản là duy trì chế độ tư hữu Mục đích của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản là xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, xây dựng xã hội không có giai cấp
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
2.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kì quá độ ở nước ta theo quan điểm Hồ Chí Minh
2.1.1 Tính chất của thời kỳ quá độ
- Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ Theo HCM, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Đây là thời kỳ mà dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành mộtnước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc Vì vậy tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần
2.1.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta Đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm
về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 88
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta có những đặc điểm giống như đặc điểm các nước khác khi bước vào thời này như sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, là giai đoạn đầu, khi các yếu tố của xã hội cũ còn cụm lại thành một thế lực thì có khi nó còn chiến thắng những yếu tố của
xã hội mới vừa xuất hiện
2.1.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnhđạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội” Trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa
và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài” Người đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất toàn diện Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt, bằng việc tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ
Như vậy, nếu như nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ ở các nước XHCN đã qua chủ nghĩa
tư bản phát triển là cải biến những cơ sở của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, thì ở nước ta đồng thời với việc cải biến những cơ sở hiện có thành những cơ sở của CNXH, lại phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển của CNXH Như Lênin đã nói:
"Một nước càng lạc hậu mà lại phải - do những bước ngoắt ngoéo của lịch sử - bắt đầu làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nước đó càng gặp khó khăn"
Song, từ thực tế của xã hội Việt Nam, chúng ta quá độ lên CNXH trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, miền Bắc CNXH, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, đồng thời trong điều kiện các nước XHCN trên thế giới đang phát triển ở thời kỳ cao trào Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh đến tính chất tuần tự, dần dần của thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội
II Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trang 99
1 Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội 1.1 Cơ cấu kinh tế của xã hội theo C.Mác
Là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến
cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về
số lượng của những quá trình sản xuất xã hội
1.2 Thành phần cơ cấu kinh tế theo Lenin Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới, Lê-nin luôn đánh giá cao vị trí và vai trò của thành phần kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, sử dụng kinh tế đầu tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng, hợp tác xã, tư nhân đại lý, cho tư nhân thuế cơ sở sản xuất, Phương thức, hình thức này được xem như là “chiếc cầu nhỏ vững chắc xuyên qua” chủ nghĩa tư bản để phát triển tiến tới chủ nghĩa xã hội Phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ là biện pháp “quá độ đặc biệt” mà còn là khâu “trung gian” để chuẩn
bị điều kiện vật chất đầy đủ nhất cho việc chuyển mình sang chủ nghĩa xã hội
Tác phẩm "Bàn về thuế lương thực", Lê-nin đã nêu ra các thực thể kinh tế trong xã hội lúc bấy giờ Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên, sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì), chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội
Ngay Đại hội X Đảng cộng sản Bôn sê vích Nga, Lê-nin đã yêu cầu chính quyền Xô viết phải nhanh chóng phát triển nền sản xuất tiểu nông bằng cách khuyết khích nền kinh tế nông dân cá thể với những biện pháp “quá độ”, những hình thức “trung gian” có khả năng cải tạo nông dân, đổi mới nông thôn và chuyển đổi nền kinh tế tiểu nông của những người nông dân cá thể thành nền sản xuất tập thể có tính xã hội chủ nghĩa, diễn ra một cách tuần tự, có tính kế thừa,thận trọng
Về kinh tế tư bản tư nhân, ông kêu gọi Chính quyền Xô viết cần sử dụng tư nhân nông dân, thợ thủ công, thương nhân…để phát triển kinh tế đất nước, bởi vì tư bản tư nhân sẽ tạo ra nhiều hàng hóa tiêu dùng cho xã hội - cơ sở ổn định chính trị
Kinh tế chủ nghĩa xã hội, Lê-nin đánh giá rất cao vị trí, vai trò của thành phần kinh tế này, đây là xương sống của nền kinh tế - những mạch máu kinh tế cơ bản như công nghiệp, ngân hàng, tài chính tín dụng luôn nằm trong tay chính quyền Xô viết, thuộc sở hữu nhà nước Khi được thực hiện, Lê-nin chủ trương các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo chế độ tự hoàn vốn, chế độ hoạch toán kinh tế, các xí nghiệp này được giao quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm vật chất với kết quả hoạt động của mình
Trang 1010
Về kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì xuất phát điểm là phải đáp ứng lợi ích kinh tế cho đại đa số nông dân, mà trước hết là từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa vào khôi phục và phát triển kinh tế tiểu nông để khôi phục và phát triển tại công nghiệp
Về thứ tự các thành phần kinh tế, Lênin đã cố tình sắp xếp các thành phần kinh tế theo thứ
tự, cấp độ tăng lên về tính chất xã hội chủ nghĩa của mỗi thành phần kinh tế; tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử; sự biến đổi tỷ trọng các thành phần kinh tế phải theo hướng xã hội chủ nghĩa; tính đan xen, mâu thuẫn, đấu tranh và thống nhất giữa các thành phần kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nước và tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội
VI.Lênin đã rút ra kết luận là: Trong điều kiện thực tế của nước Nga, giai cấp vô sản đã giảm nhiều sau hai cuộc chiến tranh lại vừa mới giành chính quyền về tay, họ không có kinh nghiệm quản lý và do vậy Điều đó có nghĩa là, ngoài phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa mới chỉ phôi thai và về nguyên tắc, được công nhận là có vai trò chủ đạo, cần phải cho phép tồn tại những phương thức sản xuất khác và hơn nữa cần phải phát triển ở mức
độ nhất định một số thành phần kinh tế khác
2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong thời kì quá độ
Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần Đặc biệt, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thì có sự tồn tại của thành phần là kinh tế phong kiến Đây là thành phần kinh tế mang tính đặc thù, thành phần kinh tế này phản ánh trình độ phát triển kinh tế thấp với chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất và trong hoàn cảnh đặc thù yêu cầu phải tiếp tục kháng chiến
để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, cách mạng dân chủ Trên cơ sở nhận thức về tính quy luật chung, tính đặc thù trong nền kinh tế của từng nước Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và trong từng giai đoạn cụ thể Bên cạnh đó còn có điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh, Người đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế và có sơ sở để hoạch định chính sách đảm bảo ổn định nền kinh tế và góp phần quan trọng đảm bảo kháng chiến thắng lợi
Sau năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa từ xuất phát điểm rất thấp trong điều kiện đất nước bị chia cắt làm hai miền, vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh Không chỉ vậy, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề Cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn Trình độ, năng suất lao động thấp, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về năng lực và kinh nghiệm điều
Trang 1111
hành, quản lý Lúc này, tình hình thế giới phức tạp Hệ thống xã hội chủ nghĩa bộc lộ một
số khó khăn, bất đồng, mâu thuẫn Vấn đề lý luận về mô hình, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội chưa sáng rõ Từ thực tiễn miền Bắc như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích
và chỉ ra các hình thức sỡ hữu cơ bản trong nền kinh tế miền Bắc, bao gồm: “Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân; sở hữu hợp tác tức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ, một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”
2.2 Cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ theo quan điểm Hồ Chí Minh
“Cơ cấu kinh tế” là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Theo tác giả, cơ cấu kinh tế được hiểu như sau: cơ cấu kinh tế là tổng thể những nhân tố cấu thành nền kinh tế,
đó là các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế và các vùng kinhtế Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được biểu hiện về chất và lượng tùy thuộcvào mục tiêu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định
Phân loại cơ cấu kinh tế: Cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần kinh tế
2.2.1 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo nhưng tỉ lệ nhất định giữa các
ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành Là bộ phận then chốt trong cơ cấu kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân
Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thị trường được phân làm 3
nhóm ngành (Khu vực) là:
- Khu vực I gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Khu vực II gồm công nghiệp và xây dựng
Trang 1212
nghiệp lúa nước trải dài suốt quá trình kiến quốc Đặc biệt, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư, cho nên việc quan tâm phát triển nông nghiệp là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nước nhà Bên cạnh đó công nghiệp cũng phải phát triển mạnh
để cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; Vậy nên công nghiệp và nông nghiệp phải phát triển cùng nhau và hỗ trợ lẫn nhau, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích
Tiếp đó, theo Người chìa khóa để thúc đẩy mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp không đâu xa mà chính là thương nghiệp Vai trò của thương nghiệp được Người giải thích như sau: “Trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp Ba mặt tác động quan hệ mật thiết vớinhau Thương nghiệp cái khâu giữa công nghiệp và nông nghiệp Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị Nếu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được liên minh công nông, công tác không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sẽ bị rời rạc”
2.2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh
tế trong đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng
có mối quan hệ tác động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là tất yếu thách quan Cơ cấu các thành phần của một nền kinh tế phụ thuộc vào sự tồn tại của các hình thức
sở hữu, các kiểu quan hệ sản xuất, vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của sản xuất hàng hoá thời kỳ quá độ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung, từng thành phần kinh tế nói riêng được thể hiện khá rõ trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, nhưng rõ nhất trong hai tác phẩm là “Thường thức chính trị” (năm 1953) và “Báo cáo
Dự thảo Hiến pháp năm 1959” Theo đó, về cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Hồ Chủ tịch cho rằng, “có nước thì đi lên CNXH (cộng sản) như Liên Xô, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên CHXH” như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam
* Trong vùng tự do 1945 – 1953, Người xác định nước ta tồn tại 6 thành phần kinh tế Đặc điểm mới của nền kinh tế Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần Đặc biệt, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thì có sự tồn tại của thành phần là kinh tế phong kiến Trên cơ sở nhận thức về tính quy luật chung, tính đặc thù trong nền kinh tế của từng nước Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và trong từng giai đoạn cụ thể Người xác định nước ta tồn tại 6 thành phần kinh tế