1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn kinh tế phát triển tình trạng nạo phá thai Ở trẻ vị thành niên

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Trạng Nạo Phá Thai Ở Trẻ Vị Thành Niên
Tác giả Phạm Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Gia Cát Tường, Lê Thị Cẩm Nhung, Hồ Thị Diễm Trang, Nguyễn Đinh Kim Uyên, Nguyễn Thị Thanh Xuyến, Nguyễn Anh Yến Nhi, Nguyễn Thị Lan Anh, Trương Dương Vĩ, Trần Thị Minh Thư
Người hướng dẫn Th.s Lê Công Tâm
Trường học Trường Đại Học Mở
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 150,01 KB

Nội dung

và những ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên khi nạo phá thai Những bạn gái mang thai và sinh con ở tuổi VTN đem theo gánh nặng rất lớn về chi phí kinh tế và xã hội thông qua các tác động tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG



BÁO CÁO MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TÌNH TRẠNG NẠO PHÁ THAI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

TÊN GIẢNG VIÊN: Th.s LÊ CÔNG TÂM LỚP: PM2301

NHÓM: 02 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN:

1. Phạm Nguyễn Tú Anh 2354140006 (nhóm trưởng)

2. Nguyễn Gia Cát Tường 2354140088

3. Lê Thị Cẩm Nhung 2354140057

4. Hồ Thị Diễm Trang 2354140081

5. Nguyễn Đinh Kim Uyên 2354140089

6. Nguyễn Thị Thanh Xuyến 2354140094

7. Nguyễn Anh Yến Nhi 2354140055

8. Nguyễn Thị Lan Anh 2354140005

9. Trương Dương Vĩ 2354240092

10.Trần Thị Minh Thư 2354140077

Trang 2

TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2024

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT, ĐỊNH NGHĨA 4

1.1 Định nghĩa 4

1.1.1 Nạo phá thai là gì ? 4

1.1.2 Trẻ vị thành niên: 4

1.2 Lý thuyết: 4

1.3 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nạo phá thai từ trước đến nay: 5

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước (Việt Nam): 5

1.3.2 Các nghiên cứu quốc tế: 6

1.3.3 Kết luận từ các nghiên cứu: 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG 8

2 Mô tả thực trạng: 8

2.1.1 Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tình trạng nạo phá thai cao ở trẻ vị thành niên: 8

2.1.2 Ảnh hưởng của nạo phá thai lên kinh tế: 10

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP 11

3 Tăng cường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản: 11

3.1.1 Phát triển chương trình giáo dục: 11

3.1.2 Đào tạo giáo viên: 11

3.1.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa: 11

3.2 Cung cấp dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản miễn phí: 12

3.2.1 Thiết lập Trung tâm Tư vấn 12

3.2.2 Cung cấp dịch vụ tư vấn 12

3.2.3 Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 12

3.2.4 Tăng cường bảo mật: 13

3.3 Hiệu quả: 13

3.4 Kết luận 13

PHẦN KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Nạo phá thai ở trẻ vị thành niên đang ngày càng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn là trên thế giới Vì còn ở tuổi vị thành niên, nhiều em thiếu hỗ trợ tài chính hoặc kiến thức để nuôi con Việc phá thai có thể giúp họ giảm gánh nặng về kinh tế, để tập trung vào việc học hay phát triển bản thân và đồng thời cũng giúp họ tránh những rủi

ro về sức khỏe trong quá trình mang thai ở độ tuổi còn nhỏ Tuy nhiên ngày nay, thực trạng nạo phá thai đang ngày càng cao, những nơi nạo phá thai giá rẻ, kém uy tín và chất lượng dần xuất hiện nhiều hơn, những bạn trẻ thường chọn những nơi như vậy với

lí do không có kiến thức, không có ai hướng dẫn và dẫn dắt hoặc là vì giá rẻ dẫn đến việc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe Nạo phá thai ở vị thành niên là một vấn đề xã hội nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của các bạn trẻ và cả cộng đồng Việc đưa ra ánh sáng vấn đề này giúp nâng cao nhận thức và tìm kiếm giải pháp Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này, thực trạng cũng như những chính sách để ngăn chặn tình trạng trên Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu đồng thời đưa ra những chính sách nhằm cải thiện vấn

đề này

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT, ĐỊNH NGHĨA 1.1 Định nghĩa

1.1.1 Nạo phá thai là gì ?

+ Nạo phá thai là phương pháp chấm dứt thai kỳ dành cho những trường hợp có tuổi thai từ 8 đến hết 12 tuần tuổi Nạo thai được hiểu cơ bản là phương pháp dùng những dụng cụ y tế chuyên dụng Những dụng cụ này cần phải được vô trùng tối ưu Mục đích là để nạo vét, lấy hết những phần của phôi thai, nhau thai từ trong tử cung của mẹ bầu ra bên ngoài

1.1.2 Trẻ vị thành niên:

+ Trẻ vị thành niên là khái niệm chưa được thống nhất về mặt pháp lý tại Việt Nam Tuy nhiên, theo thông thường, trẻ vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi

+Theo đó, hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi

1.2 Lý thuyết:

- Trẻ vị thành niên sẽ có tâm lý và hành động gì khi biết bản thân mang thai? Hậu quả của việc mang thai khi tuổi còn nhỏ là gì ? và những ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên khi nạo phá thai

Những bạn gái mang thai và sinh con ở tuổi VTN đem theo gánh nặng rất lớn về chi phí kinh tế và xã hội thông qua các tác động trước mắt và lâu dài đến cha mẹ và con cái của họ

Thiếu sự chăm sóc trước sinh, trẻ VTN khi mang thai thường thiếu sự giúp đỡ từ gia đình, không được chăm sóc trước sinh đầy đủ, trẻ có nguy cơ bất thường cao, nguy cơ sanh non, nguy cơ trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng Đặc biệt là người mẹ dễ bị trầm cảm

Trang 5

khi mang thai và sau sanh Đây là nguyên nhân dẫn đến những hành động đáng tiếc xảy ra như tự tử, bỏ con sau sanh

Mặc khác, khi mang thai ngoài ý muốn, nếu phát hiện sớm thì những trẻ VTN này thường dắt nhau đến những "dịch vụ phá thai không an toàn" để bỏ thai, từ đó gây ra những biến chứng nặng nề như sót nhau, sót màng, băng huyết, thủng tử cung, thậm chí là đe dọa tính mạng

Những biến chứng do phá thai không an toàn nếu không được xử lý kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau Nguy cơ

vô sinh hiếm muộn là rất cao Còn nếu phát hiện muộn khi thai đã lớn thì vẫn có trường hợp để sanh bình thường nhưng sau đó cho con vào trại trẻ mồ côi hoặc cho người khác nuôi

Khi mang thai ở tuổi vị thành niên dễ dẫn đến các biến chứng do thai nghén như: Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ Tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong của trẻ sơ sinh ở người mẹ nhỏ tuổi cao hơn nhiều so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm

và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống

1.3 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nạo phá thai từ trước đến nay:

Các nghiên cứu về nạo phá thai ở trẻ em chưa đủ tuổi vị thành niên đã được thực hiện

ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam và các quốc gia khác Những nghiên cứu này thường tập trung vào tác động của việc phá thai đối với sức khỏe thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ em, cũng như các yếu tố liên quan như sự tiếp cận dịch

vụ chăm sóc sức khỏe, sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước về vấn đề này

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước (Việt Nam):

*Nghiên cứu về tác động tâm lý đối với trẻ vị thành niên sau nạo phá thai

Trang 6

Một nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện phụ sản lớn ở Hà Nội và TP.HCM vào năm 2018 cho thấy, khoảng "20-30% phụ nữ trẻ dưới 18 tuổi" sau khi nạo phá thai

có các triệu chứng tâm lý như lo âu, trầm cảm, cảm giác tội lỗi và hối hận Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần lâu dài nếu không được hỗ trợ kịp thời

*Nghiên cứu về tỷ lệ phá thai ở trẻ em gái vị thành niên

Theo một khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam (2016), tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ em gái dưới

18 tuổi có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn Một số nguyên nhân chính được xác định bao gồm thiếu kiến thức về tình dục an toàn, thiếu sự giáo dục giới tính tại trường học, và sự thiếu hỗ trợ từ gia đình Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các em gái chưa đủ tuổi vị thành niên thường không nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội, dẫn đến hậu quả tiêu cực trong cả ngắn và dài hạn

*Khảo sát về tác động của phá thai đối với sức khỏe thể chất của trẻ em gái

Một nghiên cứu khác thực hiện tại một số bệnh viện phụ sản lớn (2017) cho thấy, tỷ lệ

"biến chứng sau khi phá thai" ở trẻ em gái dưới 18 tuổi cao hơn so với những phụ nữ trưởng thành Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng, tổn thương tử cung và cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ vô sinh trong tương lai

1.3.2 Các nghiên cứu quốc tế:

*Nghiên cứu tại Mỹ (2010) - Tác động tâm lý của nạo phá thai đối với thanh thiếu niên

Nghiên cứu của "American Psychological Association (APA)" đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi) thường gặp phải các vấn đề tâm lý nghiêm trọng sau khi nạo phá thai, bao gồm trầm cảm, lo âu, cảm giác tội lỗi và hậu quả của việc không được chuẩn bị về mặt tinh thần Họ cần sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn để đối diện với những tác động này Nghiên cứu cũng cho thấy, thanh thiếu niên dễ bị tác động tiêu cực hơn do chưa hoàn thiện về mặt cảm xúc và nhận thức

Trang 7

*Nghiên cứu tại Anh (2014) - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phá thai của trẻ

em gái dưới 18 tuổi

Một nghiên cứu thực hiện tại "Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Y tế và Xã hội ở Anh" vào năm 2014 đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố chính dẫn đến việc nạo phá thai ở trẻ em gái dưới 18 tuổi là thiếu sự giáo dục về giới tính và tình dục an toàn Điều này khiến cho các em dễ rơi vào tình trạng mang thai ngoài ý muốn và không có đủ kiến thức để đưa ra quyết định đúng đắn Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng trẻ em gái thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội sẽ chịu tác động nặng nề hơn về tâm lý

*Nghiên cứu tại Thụy Điển (2011) - Mối liên quan giữa nạo phá thai và sức khỏe sinh sản sau này

Một nghiên cứu nổi bật tại Thụy Điển (2011) đã theo dõi hơn 1.500 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 19, trong đó có những người đã từng thực hiện nạo phá thai Kết quả cho thấy, những người trẻ tuổi từng phá thai có tỷ lệ mắc các vấn đề sinh sản sau này cao hơn, như đau bụng mãn tính, rối loạn kinh nguyệt và khó thụ thai sau này Nghiên cứu khuyến cáo cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ đối với thanh thiếu niên để giảm thiểu các tác động lâu dài này

*Nghiên cứu tại Nam Phi (2015) - Tác động của phá thai đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên

Nghiên cứu thực hiện tại Nam Phi (2015) cho thấy rằng thanh thiếu niên sau khi nạo phá thai có nguy cơ cao bị trầm cảm, lo âu, và cảm giác cô đơn Nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng sự thiếu hụt dịch vụ tư vấn trước và sau khi phá thai khiến cho thanh thiếu niên khó có thể đối diện với các tác động tâm lý và thể chất một cách hiệu quả

*Nghiên cứu tại Úc (2017) - Hỗ trợ tâm lý và y tế đối với trẻ em gái sau khi phá thai

Một nghiên cứu tại Úc (2017) về các dịch vụ hỗ trợ sau khi nạo phá thai cho thanh thiếu niên cho thấy rằng trẻ em gái dưới 18 tuổi có thể phục hồi tốt hơn nếu nhận được

sự hỗ trợ tâm lý và y tế đầy đủ Các chương trình tư vấn và hỗ trợ xã hội giúp các em vượt qua cảm giác tội lỗi, lo âu và phục hồi thể chất một cách nhanh chóng

Trang 8

1.3.3 Kết luận từ các nghiên cứu:

Các nghiên cứu ở trong nước và quốc tế đều cho thấy rằng nạo phá thai ở trẻ em chưa

đủ tuổi vị thành niên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tâm lý và xã hội Những trẻ em này thường không nhận đủ sự hỗ trợ về mặt giáo dục giới tính, sức khỏe tâm lý, và hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng Việc cung cấp các dịch vụ tư vấn trước và sau khi phá thai, cải thiện giáo dục giới tính,

và tạo môi trường hỗ trợ cho trẻ em là rất quan trọng để giảm thiểu những tác động tiêu cực này

2 Mô tả thực trạng:

Cho dù là ở độ tuổi nào, nạo phá thai cũng mang lại những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ Nhưng ở trẻ vị thành niên, chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này Theo y học, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng nhất của phụ nữ là từ 21 đến 35 tuổi vì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, tâm lý ổn định, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, khi đó, đứa trẻ chào đời sẽ khỏe mạnh hơn Nhưng trong thực tế, ngày càng nhiều trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên - độ tuổi chuyển tiếp từ thiếu niên thành người lớn, hình thành nhân cách thông qua hiện tượng dậy thì

Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới với khoảng 300.000 ca/năm

2.1.1 Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tình trạng nạo phá thai cao ở trẻ vị thành niên:

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến về tâm lý, tò mò về thể xác, muốn tìm tòi, khám phá về giới tính của mình và của người khác giới nên dễ bị ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo, bạn bè hoặc người lớn về các vấn đề tình dục Một số ít - nhất là ở những vùng nông thôn, trẻ thiếu hẳn sự hiểu biết về thụ thai và không có một nhận

Trang 9

thức gì về sinh sản cũng như việc tránh thai Các khảo sát cho thấy những trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục trước tuổi thường xuất thân từ những gia đình có nhiều xáo trộn, giáo dục thiếu sót, nên trẻ dễ nghe theo lời dụ dỗ của người khác để "thử cho biết" Dẫn đến hậu quả là trẻ mang thai ngoài ý muốn

Thực tế, việc gia tăng số lượng các ca nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên đang là thực trạng đáng báo động Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mang thai và gia tăng tình trạng nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên Đó là do nhiều phụ huynh thiếu quan tâm, chăm sóc, ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con cái, chưa trở thành người đồng hành

để chia sẻ Nhiều gia đình phó mặc con cho nhà trường và xã hội, đến khi phát hiện con trẻ có thai thì đã muộn Hoạt động truyền thông sức khỏe, giáo dục giới tính tại trường học chưa thực sự hiệu quả Nhiều trẻ vị thành niên thiếu kiến thức, hoặc không làm chủ được mình, hoặc thích cuộc sống hưởng thụ, buông thả, không tôn trọng các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng Việc nạo phá thai còn có thể do gia đình ép buộc, bạn trai ép buộc, trẻ còn đi học, chưa có điều kiện nuôi con… Bên cạnh đó, tâm lý coi phá thai là “chuyện bình thường” cũng là nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên

Các dữ liệu thống kê về thực trạng trên:

bảng 1: Tình hình phá thai VTN tại bệnh viện Từ Dũ

Phá thai < 19 tuổi 388 398 425 512

% trong tổng số phá thai 1,63

%

1,60% 1,76

%

2,43%

bảng 2: Tỷ lệ quan hệ tình dục ở học sinh TP.HCM qua các nghiên cứu

Bùi Công Thành Học sinh cấp 3 ngoại

thành

5,9%

Huỳnh Nguyễn Khánh Trang Học sinh cấp 3 toàn thành 8,17%

Trang 10

Bảng 3: Tỷ lệ quan hệ tình dục tuổi VTN ở một số nước Châu Á

bảng 3: Tỷ lệ quan hệ tình dục tuổi VTN ở một số nước Châu Á

Huỳnh Nguyễn Khánh

Trang

2.1.2 Ảnh hưởng của nạo phá thai lên kinh tế:

Tình trạng nạo phá thai không chỉ ảnh hưởng tới xã hội, trẻ vị thành niên mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế:

+ tác động tới lực lượng lao động: Có thai sớm sẽ giới hạn cơ hội, mất thời gian học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, dẫn đến giảm khả năng tham gia vào lực lượng lao động trong tương lai đồng thời việc gián đoạn giáo dục có thể làm giảm kỹ năng và năng lực của họ ảnh hưởng đến năng suất lao động

+ Chi phí y tế: nạo phá thai không an toàn có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe, gây ra chi phí y tế cao cho cá nhân và hệ thống y tế Ngoài ra tăng số ca nạo phá thai không an toàn có thể tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế công, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ các bệnh nhân khác

+ Hỗ trợ xã hội: trẻ vị thành niên mang thai và sinh con có thể cần sự hộ trợ từ các chương trình phúc lợi xã hội, tăng gánh nặng chi phí cho chính phủ Nếu trẻ không thể tiếp tục học tập hoặc làm việc do mang thai, khả năng tự lập tài chính sẽ giảm, tạo ra một vòng luẩn quẩn về nghèo đói

Trang 11

+ Tăng tỉ lệ nghèo đói: trẻ vị thành niên mang thai cao thường có nguy cơ trở thành mẹ đơn thân, điều này có thể kéo dài vòng xoáy nghèo đói cho cả bản thân và con cái của họ

+ Tác động xã hội: tỷ lệ nạo phá thai cao ở trẻ vị thành niên có thể phản ánh sự thiếu hụt trong giáo dục giới tính và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dẫn vấn đề xã hội rộng hơn như bạo lực giới và phân biệt đối xử và việc nạo phá thai có thể tác động gia đình và sự ổn định của xã hội, gây ra những hệ lụy lâu dàu cho cộng đồng

Để giải quyết tình trạng nạo phá thai ở trẻ tuổi vị thành niên, có thể áp dụng hai chính sách sau:

3 Tăng cường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản:

3.1.1 Phát triển chương trình giáo dục:

- Nội dung giảng dạy: Cung cấp thông tin đầy đủ về cơ thể và sự phát triển giới tính, thông tin về các biện pháp tránh thai: cách sử dụng, hiệu quả và ưu nhược điểm, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, như nạo phá thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục

3.1.2 Đào tạo giáo viên:

- Khóa tập huấn: Tổ chức các khóa đào tạo cho giáo viên về giáo dục giới tính, giúp họ

có kiến thức và kỹ năng giảng dạy hiệu quả

- Tài liệu hỗ trợ: Cung cấp tài liệu giảng dạy và các nguồn tài nguyên trực tuyến cho giáo viên

3.1.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa:

- Hội thảo và diễn đàn:Tổ chức hội thảo với sự tham gia của chuyên gia về sức khỏe sinh sản, nơi học sinh có thể đặt câu hỏi và thảo luận

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w