1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối môn kinh tế phát triển Đề tài những vấn Đề phát sinh tại vùng Đô thị hóa

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề phát sinh tại vùng đô thị hóa
Tác giả Lê Bá Điền, Nguyễn Gia Hy
Người hướng dẫn Giảng Viên Nguyễn Văn Dư
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại Tiểu luận cuối môn
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,14 MB

Cấu trúc

  • A. BỐI CẢNH (4)
  • B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. I. Khái niệm (5)
    • II. Nguồn gốc (6)
    • III. Xu hướng đô thị (7)
    • IV. Vai trò (9)
  • C. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ (10)
    • I. Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị (10)
      • 1. Nguyên nhân (10)
      • 2. Thực trạng và hệ quả (10)
    • II. Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo (16)
      • 2. Thực trạng (17)
    • III. Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị (19)
    • IV. Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước (21)
  • D. PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP (24)
    • I. Vấn đề di cư (24)
    • III. Nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội (26)
    • IV. Môi trường (27)
  • E. KẾT LUẬN (28)

Nội dung

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ về quá trình đô thị hóa, đặc biệt tại các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM và các đô thị mới nổi.. Quá trình này là

BỐI CẢNH

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ về quá trình đô thị hóa, đặc biệt tại các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM và các đô thị mới nổi Quá trình này là kết quả định sẵn cho kinh tế phát triển, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, cùng với đó là sự gia tăng dân số đô thị

Từ những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế và thúc đẩy hội nhập quốc tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng Sự di cư từ nông thôn ra thành thị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các khu đô thị Các thành phố lớn trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước, thu hút nhiều nguồn đầu tư và tạo ra vô số cơ hội việc làm Dù vậy, quá trình đô thị hóa nhanh chóng này cũng kéo theo những thách thức và vấn đề cần được giải quyết

Những vấn đề về hạ tầng bị quá tải, ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong phát triển kinh tế - xã hội, và các áp lực về nhà ở, giao thông, cùng các mâu thuẫn xã hội càng ngày gia tăng Sự phát triển chưa đồng đều giữa các khu vực trung tâm và ngoại vi dẫn đến những khoảng cách giàu nghèo và sự phân hóa rõ rệt trong xã hội đô thị

Việc nhận diện và phân tích các vấn đề này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam mà còn là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân đô thị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT I Khái niệm

Nguồn gốc

- Đô thị hóa xuất hiện lần đầu tại Việt Nam tương đối chậm hơn so với các nước khác trên thế giới Các đô thị ở Việt Nam thường xuất hiện chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ và thường là trung tâm của nhà nước sơ khai hay trị sở của chính quyền đô hộ phương Bắc, nổi bật trong số đó là kinh thành Thăng Long

- Đến thế kỷ XVI, nước ta đã hình thành một số vùng đô thị phát triển mạnh mẽ trải dài từ Bắc vô Nam, tập trung nhiều ở các cửa biển như Thăng Long (Hà Nội), Hội

An (Quảng Nam), Gia Định (TP HCM), vvv… Nơi đây trở thành nơi tập trung giao thương, buôn bán với các nước khác như Indo, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, vv… Nơi đây tập trung trao đổi và buôn bán các mặt hàng chủ yếu là Vải, lụa, gốm sứ, vv… Các vùng đô thị này trở nên vô cùng sầm uất và phát triển vượt bậc nhất trong thời kỳ đó

- Trong thời kỳ bị Pháp xâm lược và đô hộ, với công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), Pháp đã tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Chính vì vậy, các khu đô thị mới nổi bật trong thời gian đó như Hải Phòng, Nam Định, Vinh, vv… cùng với các vùng chuyên về khoáng sản như Quảng Ninh, Bắc Kạn, vv… đã xuất hiện Tuy vậy các vùng đô thị trong giai đoạn

7 này ngày càng kém phát triển dần, chỉ còn tập trung ở ba khu vực là Thăng Long , Hội An và Gia Định

- Sau khi nước ta giành được độc lập từ tay Nhật và trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, với sự góp sức của nhiều nước CNXH, đô thị hóa xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam và trở thành trung tâm của các ngành công nghiệp, dù tốc độ phát triển của nó vẫn còn thấp Các đô thị nổi bật trong thời gian này có thể kể đến như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, vv…

- Sau cuộc Đổi mới (1986), cùng với một số chính sách nhằm cải cách kinh tế thì quá trình đô thị hóa trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Trong thời gian này, với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài và công cuộc mở cửa, quan hệ hóa với các nước trên thế giới, cùng với việc di cư từ vùng này sang vùng khác, các vùng đô thị ngày càng phát triển và được đầu tư, góp phần phát triển kinh tế cho đến hiện tại.

Xu hướng đô thị

- Đô thị hóa hiện nay đang trở nên ngày càng nhiều, phản ánh quá trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế Tính đến năm 2023, Việt Nam có 860 đô thị bao gồm nhiều loại khác nhau:

+ Đô thị đặc biệt: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đô thị loại I: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

+ Đô thị loại II: Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nam Định

+ Đô thị loại III: Bắc Ninh, Phan Thiết, Rạch Giá

+ Đô thị loại IV : Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ

+ Đô thị loại V: Ninh Hòa, Gia Nghĩa, La Gi, Đồng Xoài

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn từ năm 2013 đến năm 2023

Nguồn : Tổng cục thống kê.

- Trong giai đoạn từ từ năm 2013 đến năm 2023, dù tỉ lệ người dân vùng nông thôn vẫn cao hơn so với thành thị nhưng dần dần tỉ lệ người dân vùng nông thôn càng giảm, ngược lại thì tỉ lệ người dân thành thị ngày càng gia tăng từ 32% năm 2013 lên 38,13% năm 2023 Điều này cho thấy một sự di cư rất lớn lên các vùng thành phố, các vùng đô thị Dự báo rằng đến năm 2040, tỷ lệ này sẽ đạt khoảng 57,3%

- Khu vực đô thị đang đóng góp khoảng 70% GDP cả nước và là động lực chính cho sự phát triển kinh tế Các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách quốc gia

- Trong tương lai, Việt Nam đang hướng tới phát triển các đô thị thông minh, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và sử dụng hiệu quả tài nguyên Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều dự án nhằm cải thiện hạ tầng và dịch vụ công cộng, có thể kể đến như triển khai các tuyến metro, xe điện, vv…

- Chính phủ Việt Nam đang chú trọng đến phát triển đô thị bền vững, với các chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao chất lượng sống cho cư dân Ngoài ra chính quyền còn cố gắng quy hoạch hiệu quả

9 các đô thị mới ở một số vùng trọng điểm, quan trọng nhằm phát huy vai trò các đô thị hóa mang lại

- Mặc dù vậy chính phủ trong tương lai vẫn sẽ gặp một số thách thức lớn tác động từ quá triình này như ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội, chất lượng các cơ sở hạ tầng thấp, vv…

- Chính phủ Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đô thị hóa như đã vạch ra tại Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQCP Mục tiêu hướng đến là tỷ lệ đô thị hóa đạt ít nhất 45% vào năm 2025 và vượt mức 50% vào năm

Vai trò

- Có thể thấy các đô thị hóa ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế:

+ Đô thị hóa là nơi thu hút các đầu tư đến từ nước ngoài, là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước, nên đã đóng góp nhiều vào GDP cả nước

+ Sự xuất hiện của các đô thị hóa đã giải quyết các vấn đề về dân cư, nơi ở, công việc cho người dân, góp phần nâng cao các cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống + Đô thị hóa còn là nguồn động lực chính thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế

+ Đô thị hóa góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thu hút các nguồn nhân lực trẻ đến để học tập và làm việc

PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị

Tìm kiếm việc làm và thu nhập cao hơn: Các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM,

Bình Dương và Đà Nẵng thu hút người lao động từ nông thôn vì có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, và cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn so với nông thôn Trong khi đó, khu vực nông thôn thường dựa vào nông nghiệp, nhưng đất đai hạn chế và năng suất thấp khiến người dân phải tìm đến thành thị để kiếm sống Điều kiện sống và hạ tầng dịch vụ tốt hơn: Các đô thị cung cấp cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, và cơ sở hạ tầng hiện đại hơn so với nông thôn Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với các gia đình mong muốn cho con cái học tập và phát triển trong môi trường tốt hơn

Nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống: tìm kiếm môi trường giáo dục tốt hơn cho con cái, và thoát khỏi những phong tục tập quán lạc hậu cũng là lý do khiến người dân rời bỏ quê hương

2 Thực trạng và hệ quả của di dân nông thôn - thành thị a) Ở thành phố:

- Trong bức tranh phát triển đô thị của Việt Nam những thập kỷ gần đây, hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành phố nổi lên như một mảnh ghép không thể thiếu Sự chuyển dịch dân cư này phản ánh mối quan hệ đan xen giữa đô thị và nông thôn Theo số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, khoảng 6,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên được xác định là người di cư, chiếm 7,3% dân số cả nước Điều đáng chú ý là con số này đã giảm nhẹ so với một thập kỷ trước đó, khi năm 2009 ghi nhận 6,7 triệu người di cư, tương đương 8,5% tổng dân số Bức tranh di cư còn cho thấy một số xu hướng đáng chú ý Mặc dù nữ giới vẫn chiếm ưu thế trong cộng đồng di cư, khoảng cách giới tính đang dần được thu hẹp Đặc biệt, nhóm tuổi từ 20 đến 39 nổi bật như lực lượng chủ đạo của làn sóng di cư, chiếm tới 61,8% tổng số người di chuyển Tác động của di cư đến cấu trúc dân số đô thị là không thể phủ nhận Tại các thành phố, cư dân di cư từ 5 tuổi trở lên đã góp phần tạo nên 12,3% dân số, một tỷ lệ đáng kể minh chứng cho sức hút của đô thị đối với người dân nông thôn trong quá trình tìm kiếm cơ hội mới

- Làn sóng di cư đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các đô thị Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn Tại các đô thị đặc biệt, cứ 5 cư dân thì có gần 1 người là người

11 di cư, một tỷ lệ cao gấp 2,7 lần so với mức trung bình cả nước Hiện tượng này đặc biệt rõ nét tại hai trung tâm đô thị hàng đầu: TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

- Hà Nội là một ví dụ điển hình cho sức hút mãnh liệt này Trước khi mở rộng địa giới hành chính bằng việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, thành phố này đã chứng kiến một bức tranh dân số đa dạng Trong tổng số 3.029.203 cư dân, nhóm có hộ khẩu thường trú chiếm đa số với 2.660.330 người, tương đương 87,82% dân số Tuy nhiên, chú ý là nhóm dân cư không có hộ khẩu thường trú, chiếm hơn 12% dân số thủ đô Trong đó, có 106.458 người đã ổn định cuộc sống nhưng chưa đủ điều kiện chuyển đổi thành cư dân chính thức Bên cạnh đó, 106.196 người khác đến từ các tỉnh thành khác nhau, tạo nên một cộng đồng lao động tự do

- Dân số Hà Nội tăng lên sau khi sáp nhập Hà Tây là 6.913.161 người, với khoảng 14% dân số là người tạm cư từ ngoại tỉnh

- Mỗi năm, TP.HCM ghi nhận sự gia tăng khoảng 200.000 dân với đăng ký chính thức (từ năm 2012 đến 2016, tổng số dân tăng thêm 850.000 người), trong đó 2/3 là người di cư từ các vùng khác

- Dự báo, đến năm 2025, dân số thành phố sẽ vượt mốc 10 triệu người (không tính đến khách vãng lai), và sau 20 năm, con số này có thể đạt tới 15 triệu người

- Theo một cuộc điều tra về di dân tự do để tìm việc làm tại TP.HCM do Viện Kontrart thực hiện, phần lớn người nhập cư có khả năng tìm được việc làm ngay trong tháng đầu sau khi đến thành phố, hoặc đã có việc làm từ trước khi di cư Tuy nhiên, trình độ học vấn của những lao động này thường rất thấp và chưa được đào tạo nghề, với tỷ lệ có việc làm lần lượt là 70%, 60% và 58% đối với những người có trình độ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Tuy nhiên, thì khoảng 30% GDP của thành phố được đóng góp từ lao động nhập cư

- Quá trình đô thị hóa như một cơn lốc đang cuốn các thành phố vào vòng xoáy phát triển không ngừng Hệ quả tất yếu là sự căng thẳng ngày càng tăng đối với quỹ đất đô

15 thị Quỹ đất quý giá đang dần bị nuốt chửng bởi bê tông và thép, trong khi đó, nhu cầu về nơi ở lại không ngừng leo thang

- Bức tranh nhà ở tại các khu công nghiệp phản ánh rõ nét thực trạng này Tại miền Bắc, cứ hai công nhân thì có một người không có nơi ở, con số này ở miền Nam thậm chí còn cao hơn, lên tới gần hai phần ba Thế nhưng, hiện thực phũ phàng là phần lớn những căn phòng trọ dành cho lực lượng lao động này lại là những không gian chật hẹp, thiếu an toàn và vệ sinh, như một lời nhắc nhở chua chát về khoảng cách giữa mơ ước và thực tế

- Nghịch lý của đô thị hóa càng trở nên sâu sắc khi nhìn vào thu nhập của người di cư Phần đông trong số họ thuộc nhóm có thu nhập thấp hoặc trung bình, trong khi giá nhà ở tại các đô thị lại như một bức tường cao ngất, vượt xa khả năng chi trả của họ hàng chục lần Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở cho người di cư, gây ra nhiều hệ lụy

- Trong cuộc mưu sinh nơi đô thị, người di cư thường phải đặt cược vào tương lai bằng cách dè sẻn từng đồng, hoặc gửi gắm hi vọng về quê nhà qua những khoản tiền tiết kiệm Cái giá phải trả là sự hy sinh đáng kể: bữa ăn đạm bạc, sức khỏe bị bỏ bê Kết quả là một cuộc sống tạm bợ, như đi trên dây, luôn đối diện với nguy cơ của bệnh tật và suy kiệt Thời gian rảnh rỗi, vốn đã hiếm hoi, lại trở thành một thách thức khác Thiếu vắng những lựa chọn giải trí lành mạnh, nhiều người tìm đến những thú vui nguy hại như rượu chè, cờ bạc, hay cá độ Những hoạt động này, như một vòng xoáy, không chỉ hút cạn nguồn tài chính ít ỏi mà còn gặm nhấm dần sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động

- Bức tranh cuộc sống của người di cư vì thế hiện lên với những gam màu u ám Họ như những người đang chạy trên một chiếc bánh xe, vừa phải nỗ lực để không bị văng ra, vừa phải cố gắng tiến lên phía trước Mỗi bước đi đều là một sự đánh đổi, giữa hiện tại và tương lai, giữa bản thân và gia đình, giữa sức khỏe và tiền bạc Đây không chỉ là câu chuyện cá nhân, mà còn là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của xã hội đô thị b) Tác động lên khu vực nông thôn

● Thiếu hụt lao động ở nông thôn: Khi người trẻ và lao động có tay nghề di cư ra thành thị, nông thôn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong

16 lĩnh vực nông nghiệp Điều này ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và phát triển kinh tế của các vùng nông thôn

Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo

1 Nguyên nhân: a) Nguyên nhân của tình trạng thất học

Khó khăn về tài chính: Nhiều gia đình ở đô thị gặp khó khăn trong việc chi trả học phí và các khoản chi phí khác liên quan đến giáo dục, dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học Áp lực từ thị trường lao động: Các gia đình có thể cảm thấy rằng việc cho trẻ đi làm để kiếm tiền là quan trọng hơn so với việc tiếp tục học hành, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao ở thành phố

Thiếu thông tin và nhận thức: Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục, dẫn đến việc không khuyến khích con cái học tập b) Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp

Cạnh tranh cao trong thị trường lao động: Sự gia tăng dân số và số lượng người di cư từ nông thôn đến thành phố tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, làm cho nhiều người khó tìm được việc làm

Kỹ năng không đáp ứng nhu cầu: Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề thường không cung cấp các kỹ năng cần thiết mà thị trường lao động yêu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ

Biến động kinh tế: Thị trường lao động đô thị thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các biến động kinh tế, như suy thoái kinh tế hoặc thay đổi trong nhu cầu của các ngành công nghiệp c) Nguyên nhân của tình trạng phân hóa giàu nghèo

Chênh lệch trong cơ hội tiếp cận tài nguyên: Những người có điều kiện tốt hơn thường có khả năng tiếp cận giáo dục, y tế và việc làm chất lượng cao, trong khi những người nghèo khó gặp nhiều khó khăn hơn

Thiếu chính sách hỗ trợ: Các chính sách phát triển đô thị không đồng bộ hoặc thiếu sự hỗ trợ cho các nhóm yếu thế có thể dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo gia tăng

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy một xu hướng đáng chú ý: phần lớn lao động di cư là thanh niên, với khoảng 67% trong độ tuổi 15-19 Động lực chính của họ là tìm kiếm cơ hội việc làm (chiếm hơn 50%) và nâng cao chất lượng cuộc sống (47%) Điều này phản ánh khát vọng của thế hệ trẻ trong việc tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và hỗ trợ gia đình

Tầm quan trọng của lực lượng lao động di cư được thể hiện rõ qua nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội Trong các doanh nghiệp FDI, lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 70% Đến cuối năm 2007, trên 170 khu công nghiệp và khu chế xuất tại

55 tỉnh thành đã thu hút hơn 1 triệu lao động, trong đó 70% là người từ các tỉnh hoặc huyện khác đến

Tuy nhiên, thực tế đắng cay là nhiều lao động di cư phải đối mặt với mức lương thấp và điều kiện làm việc khắc nghiệt Khoảng cách giữa kỳ vọng ban đầu và thực tế cuộc sống tạo ra sự thất vọng và bất mãn Điều này dẫn đến nguy cơ xung đột và hành vi thiếu kiểm soát, đe dọa sự ổn định và hài hòa của môi trường đô thị

Tình trạng này đặt ra một thách thức lớn cho mục tiêu xây dựng một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh

Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị

1) Nguyên Nhân: a) Nguyên nhân của tình trạng thiếu nhà ở:

● Tốc độ đô thị hóa quá nhanh: Sự bùng nổ đô thị hóa, đặc biệt là ở các thành phố lớn, như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng nhanh chóng

Cơ sở hạ tầng không thể theo kịp với tốc độ gia tăng dân số, đặc biệt là lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị, tạo ra áp lực lớn về chỗ ở

● Giá nhà cao: Giá bất động sản ở các đô thị lớn thường quá cao so với thu nhập của người lao động, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình Điều này làm cho nhiều người không thể mua hoặc thuê nhà ở ổn định, buộc họ phải sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, chật chội và không an toàn

● Thiếu quy hoạch nhà ở xã hội: Nhu cầu về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân và lao động tự do rất cao, nhưng chính sách phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đủ hiệu quả Các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp thường không đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc không ở những vị trí thuận tiện cho người lao động

● Di cư ồ ạt: Làn sóng di cư từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn, khiến nguồn cung nhà ở không thể đáp ứng đủ nhu cầu Nhiều người lao động di cư không có đủ điều kiện tài chính để mua nhà, phải sống trong các khu trọ tạm bợ hoặc không chính thức

● Đầu cơ bất động sản: Hiện tượng đầu cơ bất động sản khiến giá nhà ở bị đẩy lên cao, làm cho thị trường nhà ở trở nên bất ổn Nhiều dự án xây dựng nhà ở bị chiếm dụng và giữ lại mà không được đưa vào sử dụng, làm giảm lượng nhà ở thực sự có sẵn cho người có nhu cầu b) Nguyên nhân của tình trạng mất trật tự an toàn xã hội:

● Gia tăng dân số quá nhanh: Việc gia tăng dân số đột biến, chủ yếu từ dòng di cư nông thôn ra thành thị, gây ra áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, và đặc biệt là lực lượng an ninh Khi dân số đông mà hệ thống quản lý không theo kịp, tình trạng mất trật tự và an ninh xã hội dễ xảy ra

● Thiếu việc làm ổn định: Tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ổn định, đặc biệt đối với người di cư, là một nguyên nhân dẫn đến các hành vi tiêu cực như trộm cắp, cướp giật và tệ nạn xã hội Những người không có công việc ổn định thường dễ bị cuốn vào các hoạt động phi pháp để kiếm sống

● Nhà ở tạm bợ, điều kiện sống kém: Sự phát triển các khu nhà trọ tự phát, tạm bợ với điều kiện sống thiếu an toàn và chật chội dễ dẫn đến xung đột, tranh chấp và

20 tệ nạn xã hội Các khu dân cư thiếu quản lý thường là điểm nóng về tội phạm và các vấn đề an ninh xã hội

● Tệ nạn xã hội: Tình trạng tệ nạn như ma túy, cờ bạc, mại dâm, thường diễn ra tại các khu dân cư nghèo hoặc khu vực có điều kiện sống tồi tệ Điều này không chỉ gây mất trật tự mà còn đẩy nhanh sự gia tăng của các loại tội phạm khác

● Thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ công: Khi lượng người nhập cư tăng cao, nhu cầu về các dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí cũng tăng theo Tuy nhiên, sự thiếu hụt các dịch vụ công này làm gia tăng sự bất mãn và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, dẫn đến các hành vi tiêu cực

● Quản lý yếu kém: Quản lý đô thị chưa hiệu quả, từ việc quy hoạch đến kiểm soát dân cư, không thể đảm bảo duy trì trật tự và an ninh xã hội Các quy định về quản lý dân cư, an ninh và nhà ở thường chưa được thực hiện đồng bộ hoặc không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ

- Sự phát triển đô thị nhanh chóng tại Việt Nam đã tạo ra một nghịch lý đáng lo ngại trong lĩnh vực nhà ở Mặc dù các thành phố không ngừng mở rộng, tình trạng thiếu nhà ở vẫn là một vấn đề nan giải, đặc biệt đối với người nghèo và người nhập cư

- Theo số liệu của UNFPA, bức tranh nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay khá ảm đạm:

● 25% cư dân thành thị không đủ khả năng tài chính để sở hữu nhà

● 20% nhà ở thành thị không đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng

● Tại TP Hồ Chí Minh, khoảng 300.000 người đang phải sống trong các khu nhà ổ chuột

● Ở Hà Nội, 30% dân số phải chấp nhận điều kiện sống chật chội với diện tích chưa đến 3m2/người

- Hệ quả tất yếu của tình trạng này là sự xuất hiện của các khu định cư tự phát Nhiều người, vì nhu cầu cấp thiết về chỗ ở, đã bất chấp các quy định quản lý đô thị để tự ý lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà cửa một cách tùy tiện Kết quả là sự hình thành của các khu

"nhà không số, phố không tên" - những mê cung chật hẹp, thiếu ánh sáng và không theo bất kỳ quy hoạch nào

- Những khu vực này không chỉ phá vỡ mỹ quan đô thị mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho tội phạm và các tệ nạn xã hội phát triển Cấu trúc phức tạp của chúng cũng gây

Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước

● Giá đất tăng cao đã thúc đẩy việc san lấp ao hồ để xây dựng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt không gian xanh và hệ thống thoát nước Hậu quả là nước thải từ hộ gia đình tràn ra đường phố, gây ô nhiễm môi trường và ngập úng nghiêm trọng, ngay cả khi trời không mưa Có thể nói, đô thị đang trong tình trạng "thiếu nước sạch, thừa nước bẩn"

● Quá trình mở rộng đô thị không chỉ nuốt chửng đất nông nghiệp mà còn làm giảm tỷ lệ cây xanh và mặt nước, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, không khí ngột ngạt và ô nhiễm Bề mặt đất thấm nước bị thu hẹp, làm trầm trọng thêm vấn đề ngập úng, như trường hợp Hà Nội bị ngập nặng vào tháng 8/2001 Hơn nữa, nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay đã bị bao vây bởi khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường cho cư dân xung quanh

● Sự bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới vượt quá khả năng chịu tải của hạ tầng đô thị, gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông trầm trọng Khí thải độc hại như NO,

CO và tiếng ồn từ phương tiện giao thông đang làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong đô thị

● Dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị tăng mạnh, tạo áp lực lớn lên hệ thống nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị Nhiều người không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công, hình thành các khu nhà ổ chuột với điều kiện vệ sinh môi trường rất kém

● Sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy công nghiệp và ngành nghề sản xuất phụ cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm Đáng chú ý, ý thức bảo vệ môi trường của không ít cá nhân và tổ chức còn rất kém, tạo ra một thách thức khó khắc phục trong việc cải thiện môi trường đô thị

2 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn a) Hiện trạng môi trường nước:

- Tình trạng cấp nước và xử lý nước thải tại các đô thị Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng Mặc dù việc cung cấp nước sạch là yếu tố thiết yếu cho môi trường sống đô thị, tỷ lệ dân cư được tiếp cận nguồn nước máy vẫn ở mức đáng báo động, chỉ đạt 53% Chất lượng nước cung cấp cũng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn, phản ánh sự lạc hậu trong công nghệ xử lý tại nhiều nhà máy nước

- Nguồn nước cung cấp cho đô thị chủ yếu được khai thác từ nước mặt và nước ngầm, với tỷ lệ lần lượt là 70% và 30% Tuy nhiên, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng tại một số thành phố, bao gồm hiện tượng sụt lún đất và ô nhiễm chất hữu cơ Đáng chú ý, tại các vùng ven biển, tình trạng này còn dẫn đến sự xâm nhập mặn, đe dọa nguồn nước ngọt quý giá

- Hệ thống thoát nước đô thị cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải Phần lớn các đô thị sử dụng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải công nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường Ba nhược điểm chính của hệ thống này bao gồm: thiếu trạm xử lý nước thải tập trung, đường cống có tiết diện nhỏ và thường xuyên bị bùn lắng gây tắc nghẽn, cùng với mạng lưới cống rãnh thưa thớt, thậm chí nhiều khu vực đô thị còn chưa được trang bị hệ thống thoát nước Hậu quả là tình trạng ngập úng trầm trọng trong mùa mưa, gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và hoạt động kinh tế của người dân đô thị

Môi trường nước đô thị đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Hầu hết các nguồn nước mặt đều bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý Các chỉ số ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa và hóa học, nitrit, nitrat thường vượt ngưỡng cho phép từ 2 đến 15 lần Đặc biệt, lượng vi khuẩn coliforms có thể vượt chuẩn đến hàng trăm lần Tại một số khu vực, tình trạng còn trầm trọng hơn với sự hiện diện của kim loại nặng và hóa chất độc hại như thủy ngân, asen, clo và phenol

Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nước đối với sức khỏe cộng đồng là không thể phủ nhận

Số lượng bệnh nhân nhập viện vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước tăng nhanh chóng, đặc biệt tại các khoa chống độc Điều này không chỉ gây áp lực lớn lên hệ thống y tế, buộc nhà nước phải tăng cường đầu tư cho công tác điều trị, mà còn để lại nhiều hệ lụy lâu dài về mặt kinh tế-xã hội Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước đô thị đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư đồng bộ từ nhiều phía, bao gồm cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân b) Hiện trạng môi trường không khí:

Không khí tại các đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm bụi và khí độc Mức độ ô nhiễm đã vượt quá ngưỡng an toàn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống đô thị

24 Ô nhiễm bụi đã trở thành mối lo ngại hàng đầu tại hầu hết các thành phố lớn Số liệu đáng báo động cho thấy nồng độ bụi trung bình dao động từ 0,4 đến 0,5 mg/m³, vượt xa tiêu chuẩn cho phép Đặc biệt, tại các khu dân cư lân cận nhà máy, xí nghiệp và dọc các tuyến đường giao thông chính, nồng độ bụi còn cao hơn, vượt chuẩn từ 1,5 đến 3 lần Nguồn gốc chính của ô nhiễm bụi được xác định là từ hoạt động giao thông vận tải, các công trình xây dựng và sửa chữa nhà cửa, cũng như một phần đáng kể từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Bên cạnh ô nhiễm bụi, các đô thị còn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm khí độc, đặc biệt là SO₂, CO và NO₂ Tại các khu dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ các khí này thường xuyên vượt ngưỡng cho phép nhiều lần Đáng chú ý, tại các nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ khí NO₂ liên tục ở mức cao hơn tiêu chuẩn

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP

Vấn đề di cư

Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho vùng sâu, vùng xa và khu vực đồng bào dân tộc thiểu số Thay vì tập trung xây dựng các dự án công nghiệp tại thành phố để thu hút lao động từ nông thôn, một hướng đi hợp lý hơn là đưa các dự án này về khu vực nông thôn Điều này không chỉ giúp giảm tải áp lực xã hội tại thành phố mà còn tạo ra cơ hội việc làm ngay tại địa phương, giúp người dân “ly nông nhưng không ly hương”

Ngoài ra, việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần được thúc đẩy thông qua mô hình kinh tế trang trại, cải tiến công nghệ nông nghiệp để nâng cao năng suất Việc mở rộng các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, phát triển tài chính nông thôn và củng cố các chương trình an sinh xã hội là những yếu tố không thể thiếu Đồng thời, cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành khóa học Điều này sẽ giúp duy trì nguồn nhân lực tại địa phương Khi người dân có công việc ổn định và thu nhập, dù thấp hơn so với thành phố, họ vẫn có lý do để gắn bó với quê hương Để đạt được hiệu quả, cần có những giải pháp đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cấp, nhiều ngành Từ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đến chỉ đạo, điều hành, phối hợp triển khai thực hiện, đánh giá kết quả chính sách và điều chỉnh kịp thời, cũng như nhân rộng các mô hình tốt Đặc biệt, vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương là rất quan trọng, cần quan tâm sát sao, khuyến khích và giáo dục người dân giữ gìn quê hương, không di cư tự do theo phong trào mà từ bỏ phong tục, tập quán lạc hậu Trước mắt, các địa phương cần tập trung vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống để người dân có thể an cư lạc nghiệp ngay tại quê nhà

II) Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo ở đô thị

1 Nâng cao chất lượng giáo dục

- Đầu tư vào hệ thống giáo dục: Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt tại các khu vực đô thị nơi có nhiều người di cư Việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và đổi mới chương trình giảng dạy sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt hơn với các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động

- Phát triển đào tạo nghề: Tăng cường các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp học sinh và người lao động trang bị kỹ năng thực tế, dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành khóa học

2 Tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy khởi nghiệp

- Khuyến khích đầu tư tại đô thị: Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực đô thị, đặc biệt là nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao Điều này không chỉ giúp tạo việc làm mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại khu vực đó

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp các khoản vay ưu đãi cùng với hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ phát triển và tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương

3 Chính sách thu nhập công bằng và hỗ trợ tài chính

- Thiết lập hệ thống thuế và phúc lợi xã hội công bằng: Cần xây dựng hệ thống thuế công bằng và triển khai các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp Những chính sách hỗ trợ dành cho người nghèo và cận nghèo sẽ giúp họ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và nhà ở

- Phát triển dịch vụ tài chính: Mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân, giúp họ có điều kiện đầu tư và phát triển kinh tế cá nhân, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn diện

Nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội

1 Cải thiện quy hoạch và phát triển nhà ở

- Quy hoạch đô thị đồng bộ: Cần xây dựng quy hoạch chi tiết và toàn diện cho các khu đô thị, đảm bảo các dự án nhà ở phát triển theo đúng định hướng chung của thành phố Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng xây dựng trái phép và vi phạm quy hoạch

- Phát triển nhà ở xã hội: Thúc đẩy việc xây dựng nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp và trung bình Các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư trong lĩnh vực này sẽ khuyến khích phát triển các dự án nhà ở xã hội hơn

2 Quản lý trật tự xây dựng

- Tăng cường giám sát và kiểm tra: Thành lập các đội thanh tra có thẩm quyền để giám sát chặt chẽ tình hình xây dựng, kịp thời xử lý các vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng Điều này giúp hạn chế việc xây dựng không phép và sai quy định

- Xử lý nghiêm các vi phạm: Áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định xây dựng nhằm răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

3 Tăng cường an toàn xã hội

- Đảm bảo an ninh và trật tự: Áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh tại các khu đô thị, bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng và cộng đồng để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

- Tuyên truyền và giáo dục pháp luật: Thực hiện các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, qua đó thúc đẩy ý thức chấp hành luật pháp trong cộng đồng

4 Phát triển hạ tầng xã hội

- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công: Tăng cường đầu tư vào các công trình hạ tầng như giao thông, hệ thống cấp nước, điện, và các dịch vụ công cộng khác nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân, đồng thời giúp giảm thiểu vi phạm về trật tự xây dựng

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng: Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động quản lý và phát triển đô thị, từ đó tăng cường sự gắn kết giữa chính quyền và cộng đồng trong việc giữ gìn an ninh trật tự và phát triển bền vững.

Môi trường

Nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc định hướng và tạo khung pháp lý, trong khi sự tham gia tích cực của cộng đồng là yếu tố quyết định để đạt được thành công lâu dài

- Trước hết, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu Cần xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe hiệu quả các hành vi vi phạm Song song đó, việc thiết lập hệ thống quản lý môi trường đồng bộ trong các nhà máy, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp kiểm soát ô nhiễm từ gốc Sự giám sát chặt chẽ và minh bạch là chìa khóa để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp này

- Về mặt kinh tế, việc áp dụng các công cụ như thuế môi trường, phí ô nhiễm và quỹ bảo vệ môi trường sẽ tạo ra động lực tài chính cho doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ sạch và giảm phát thải Chính sách ưu đãi cho các dự án xanh, công nghệ xử lý chất thải tiên tiến cũng cần được đẩy mạnh Sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp kinh tế và hành chính sẽ đảm bảo tính công bằng và bền vững trong quản lý môi trường

- Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường cần được đề cao Việc khôi phục và phát huy các phong trào văn hóa địa phương như giữ gìn vệ sinh phường, khu phố, trồng cây xanh không chỉ cải thiện cảnh quan mà còn nâng cao ý thức người dân Giáo dục môi trường từ lứa tuổi học đường sẽ giúp xây dựng thói quen tốt cho thế hệ tương lai, tạo nền tảng cho một xã hội thân thiện với môi trường

- Trong công tác quản lý đô thị, cần ưu tiên các giải pháp thân thiện với môi trường

Ví dụ, thay vì sử dụng hóa chất mạnh để xử lý tắc nghẽn cống rãnh, có thể áp dụng các phương pháp sinh học như sử dụng vi sinh vật Điều này không chỉ hiệu quả mà còn giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Cuối cùng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định Cần xây dựng cơ chế để người dân có thể tham gia vào quá trình ra quyết định và giám sát các vấn đề môi trường Chỉ khi mỗi cá nhân và tổ chức đều nhận thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường, chúng ta mới có thể xây dựng được một đô thị xanh, sạch và bền vững

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w