1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận học phần kinh tế vi mô đề tài giải casestudy tình huống 1 được mùa nông dân vui hay không vui

24 38 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Casestudy Tình huống 1: "Được mùa nông dân vui hay không vui?"
Tác giả Phạm Hoàng Lan
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Vi mô
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Hình 1: Biểu đồ thể hiện đường cầu Hàm số cầu là thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình đại số hay là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức giá: QD = f P T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ

Đề tài: Giải Casestudy Tình huống 1:”Được mùa nông

dân vui hay không vui?”

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Cầu 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Cầu và lượng cầu 5

1.3 Các nhân tố tác động đến cầu 6

2 Cung 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Cung và lượng cung 10

2.3 Các yếu tố quyết định cung 10

3 Cân bằng thị trường/Cung – Cầu 12

4 Độ co giãn của cung và cầu 12

4.1 Độ co giãn của cầu 12

4.2 Độ co giãn của cung 13

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG 13

1 Tóm tắt tình huống 13

2 Câu hỏi thảo luận và giải thích 13

2.1 Câu hỏi 1: Tại sao khi được mùa người dân lại tỏ ra không vui ? 15

2.2 Câu hỏi 2: Trong trường hợp giá cả được xác định ở mức rất thấp, tại sao vẫn có hiện tượng “ế”, không bán được hàng? 16

2.3 Câu hỏi 3: Có nên kêu gọi giải cứu “dưa hấu” ? 17

2.4 Câu hỏi 4: Biện pháp gì để giải quyết mâu thuẫn trên? 19

LỜI KẾT 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cung và Cầu chính là hai yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh, là nhân tố quyết định

sự phát triển, mở rộng của nền kinh tế và đây cũng giống như hai đầu của cán cân cần sự cân bằng trong các thương nghiệp và doanh nghiệp Đối mặt với sự phát triển của các nước trên thế giới, xã hội Việt Nam ngày nay hầu hết đều bắt nhịp định hướng nền kinh

tế trên thị trường

Trên thị trường sản xuất và mua bán hiện nay nhất là trong thời kì đổi mới, gặp không ít những khó khăn, thách thức Nếu như trước đây, việc giao thoa các hàng hoá diễn ra một cách tuần hoàn và tự nhiên, lượng cung cầu không chênh lệch quá nhiều Tuy nhiên ở những năm gần đây, hiện tượng “được mùa nhưng mất giá” đã diễn ra khá phức tạp nhất

là trong giai đoạn Đại dịch Covid-19, khiến cho cuộc sống của những người nông dân trởnên mất cân bằng, Nhà nước phải đau đầu tìm ra hướng giải quyết Bên cạnh đó, từ thực trạng thực tiễn của nền kinh tế hiện nay, ta có thể thấy công cuộc phát triển nền nông nghiệp nước nhà đang ổn định và bền vững Tuy nhiên việc “được mùa nhưng mất giá”

đã trở thành sự cản trở, mối nguy hại đối với Việt Nam ta khi nước ta là một trong những quốc gia có thế mạnh với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản Từ đó, nhà nước cần đưa ra đường lối, giải pháp và chính sách phát triển bền vững thì người nông dân mớiyên tâm sản xuất

Để giải đáp và làm rõ câu hỏi này, em xin phép đi sâu và phân tích rõ Casestudy Tình huống 1: “Được mùa nông dân vui hay không vui?”

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nền kinh tế Phân tíchcung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi mô cơ bản Những kháiniệm về cung cầu là một trong những phương tiện quan trọng để hiểu biết nền kinh tế vàcần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng để đưa ra quyết định đúng đắn

1 Cầu

1.1 Khái niệm

Cầu về sản phẩm thể hiện số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng và có khảnăng mua tại mỗi mức giá trong một thời kỳ nhất định

Đường cầu: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu trên đồ thị

Hình 1: Biểu đồ thể hiện đường cầu

Hàm số cầu là thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình đại số hay

là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức giá: QD = f (P)

Trong trường hợp hàm cầu tuyến tính, hàm cầu được viết thành:

QD = a.P + b (QD là một hàm nghịch biến với tham số a âm)

Trang 5

Hình 2: Biểu đồ thể hiện hàm số cầu

Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về mộtloại hàng hóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hóa này hạ xuống vàngược lại

Cầu thị trường về một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả các cầu cá nhân về sản phẩm đó.Trên đồ thị, đường cầu thị trường được xây dựng bằng cách cộng theo trục hoành tất cảcác đường cầu cá nhân

1.2 Cầu và lượng cầu

Cầu mô tả hành vi của người mua tại mỗi mức giá (cầu chỉ đến toàn bộ đường cầu).Lượng cầu chỉ đến số lượng hàng hóa mà người mua có nhu cầu tại một mức giá cụ thể(một điểm trên đường cầu) Lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá

Trang 6

Hình 3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa cầu và lượng cầu

Thay đổi trong lượng cầu chỉ đến sự trượt dọc theo đường cầu

+ Thay đổi trong lượng cầu xảy ra khi có sự thay đổi của giá sản phẩm

Thay đổi trong cầu chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu

+ Đường cầu dịch sang phải: tăng cầu

+ Đường cầu dịch sang trái: giảm cầu

+ Thay đổi trong cầu xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố xác định cầu

1.3 Các nhân tố tác động đến cầu

a Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng

Khi hàng hóa được ưa chuộng hơn thì cầu tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải).Khi hàng hóa kém được ưa chuộng hơn thì cầu giảm (đường cầu dịch chuyển sang trái)

Trang 7

Hình 4: Biểu đồ thể hiện sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng tác động đến cầu

b Thu nhập của người tiêu dùng

Hàng hóa thông thường: Thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa tăng và ngược lại

Hình 5: Biểu đồ thể hiện thu nhập của người tiêu dùng tác động đến cầu về hàng hóa

thông thường

Hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng thì cầu về hàng hóa giảm và ngược lại

Trang 8

Hình 6: Biểu đồ thể hiện thu nhập của người tiêu dùng tác động đến cầu về hàng hóa thứ

cấp

c Giá của hàng hóa liên quan

Hàng hóa thay thế: Giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu của hàng hóa kia tăng lên.Hàng hóa bổ sung: Giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu của hàng hóa kia giảm xuống

d Kỳ vọng

Người tiêu dùng có một dự kiến hay kỳ vọng nhất định về giá cả hàng hóa trong tươnglai Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, cầu về hàng hoá hay lượng cầu của người tiêudùng ở mỗi mức giá hiện hành sẽ thay đổi

e Số lượng người mua

Ở mỗi mức giá, số lượng người mua tăng thì lượng cầu tăng

2 Cung

2.1 Khái niệm

Cung là lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giáxác định trong một thời gian nhất định

Trang 9

Đường cung: mối quan hệ giữa giá và lượng cung trên đồ thị.

Hình 7: Biểu đồ thể hiện đường cung

Hàm cung: Qs = f (P)

Trong trường hợp hàm cung tuyến tính: Qs = cP + d (Qs Là hàm số đồng biến với tham

số c dương)

Hình 8: Biểu đồ thể hiện hàm cung

Quy luật cung: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về một loại hànghóa điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hóa đó tăng lên và ngược lại

Cung thị trường:

+ Cung thị trường cho một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả các cung cá nhân cho sản phẩmđấy

Trang 10

+ Trên đồ thị, đường cung thị trường được xây dựng bằng cách cộng theo trục hoành tất

cả các đường cung cá nhân

2.2 Cung và lượng cung

Cung mô tả hành vi của người bán tại mỗi mức giá (đường cung) Cung chỉ đến toàn bộđường cung

Lượng cung chỉ đến số lượng hàng hóa được cung ứng tại một mức giá cụ thể (một điểmtrên đường cung) Lượng cung chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá

Hình 9: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa cung và lượng cung

Thay đổi trong lượng cung chỉ đến sự trượt dọc theo đường cung

+ Thay đổi trong lượng cung xảy ra khi có sự thay đổi của giá sản phẩm

Thay đổi trong cung chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung

+ Đường cung dịch sang phải: tăng cung

+ Đường cung dịch sang trái: giảm cung

+ Thay đổi trong cung xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố xác định cung

2.3 Các yếu tố quyết định cung

a Giá đầu vào: chi phí cho yếu tố sản xuất

Giá của các yếu tố sản xuất giảm thì cung tăng (đường cung dịch chuyển sang phải).Giá của các yếu tố sản xuất tăng thì cung giảm (đường cung dịch chuyển sang trái)

Trang 11

Hình 10: Biểu đồ thể hiện sự tác động của giá đầu vào đến cung

b Công nghệ

Cải tiến công nghệ làm cung tăng và ngược lại

c Thuế và trợ cấp

Thuế tăng làm cung giảm và ngược lại

Trợ cấp tăng làm cung tăng là ngược lại

Hình 11: Biểu đồ thể hiện sự tác động thuế đến cung

d Giá của hàng hóa khác được cung ứng bởi cùng nhà sản xuất

Hàng hoá cùng cạnh tranh nhau trong việc sử dụng một hay một số nguồn lực (đầu vào)

cố định Vì vậy, sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc SX một loại hàng hoá thì cũng cónghĩa là sử dụng ít nguồn lực hơn cho việc SX hàng hoá còn lại

Một hàng hoá có thể là sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất một loại hàng hoá khác.Nếu giá một hàng hóa tăng lên, lượng cung về nó tăng, làm cho nguồn cung về hàng hoáliên quan tăng lên, không phụ thuộc vào giá cả của nó

Trang 12

e Kỳ vọng

Kỳ vọng có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ mở rộng và ngược lại

f Số lượng người bán

Số lượng người bán tăng thì cung tăng

3 Cân bằng thị trường/Cung – Cầu

a Trạng thái cân bằng cung cầu

Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó không có sức ép làm đổi giá và sản lượng.Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân bằng và lượng cân bằng

Các lực lượng của thị trường giống như “bàn tay vô hình” làm cho người mua và ngườibán phối hợp với nhau ể ạt ược trạng thái cân bằng của thị trường

b Dư thừa/Thiếu hụt

• Dư thừa

– Khi giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung sẽ nhiều hơn lượng cầu

– Tồn tại hiện tượng dư cung hay được gọi là dư thừa trên thị trường.

– Người bán có xu hướng giảm giá để tăng lượng bán → trượt dọc đến trạng thái cân bằng

• Thiếu hụt

– Khi giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu sẽ nhiều hơn lượng cung

– Tồn tại hiện tượng dư cầu hay được gọi là thiếu hụt trên thị trường.

– Người bán có xu hướng đẩy giá lên → trượt dọc đến trạng thái cân bằng

c Sự thay đổi của trạng thái cân bằng

Hoạt động tập thể của người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cân bằng cho bất cứloại hàng hóa nào Tuy nhiên, mức giá cân bằng này sẽ không phải là vĩnh viễn Mức giácân bằng này sẽ thay đổi bất cứ khi nào các đường cung hoặc đường cầu mới xuất hiện

4 Độ co giãn của cung và cầu

4.1 Độ co giãn của cầu

a Độ co giãn của cầu theo giá đo lường phản ứng của lượng cầu cho một sản phẩm

trước sự thay đổi của giá cho sản phẩm đấy

- Công thức: E P=%ΔQQ

%ΔQP

- Các yếu tố quyết định độ co giãn của cầu theo giá

• Tính sẵn có của hàng hóa thay thế

– Càng có nhiều hàng hóa thay thế sẵn có, độ co giãn của cầu theo giá càngcao

Trang 13

• Tính thiết yếu của hàng hóa

– Hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo giá thấp.

– Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn của cầu theo giá cao.

• Yếu tố thời gian

– Trong khoảng thời gian ngắn, cầu cho hàng hóa ít co giãn theo giá

– Trong khoảng thời gian dài, cầu cho hàng hóa co giãn mạnh theo giá

• Tỷ trọng ngân sách chi tiêu cho hàng hóa

– Hàng hóa có tỷ trọng chi tiêu trong ngân sách cao (thấp) có độ co giãn củacầu cao (thấp) theo giá

b Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường phản ứng của lượng cầu cho một sản

phẩm trước sự thay đổi của thu nhập người tiêu dùng

• Hàng hóa thay thế có EX,Y > 0

– Độ co giãn của cầu theo giá chéo càng lớn thì mức độ thay thế giữa haihàng hóa càng cao

• Hàng hóa bổ trợ có EX,Y < 0

– Độ co giãn của cầu theo giá chéo (tính theo trị số tuyệt đối) càng lớn thìmức độ bổ trợ của hai hàng hóa càng cao

• Hàng hóa không có liên quan với nhau có EX,Y = 0

4.2 Độ co giãn của cung

Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của lượng cung cho một sản phẩm

trước sự thay đổi của giá cho sản phẩm đấy

- Công thức: E PS=%ΔQQ S

%ΔQP

CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG

1 Tình huống

Một bài báo trên trang báo điện tử Dân trí – tác giả Đinh Xuân Tiễn

Được mùa: nông dân vui hay không vui?

Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất lúa nước từ hàng ngàn năm và đến nay vẫn còn

Trang 14

trên 60% dân số lao động trong lĩnh vực này Nhờ có những chủ trương chính sáchđúng đan của Đảng và Nhà nước, cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất mà ngành nông nghiệp của nước ta từ chồ kỹ thuật canh tác lạc hậu, năngsuất thấp, làm không đủ ăn thì nay không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn lànước có thế mạnh trong xuất khấu các sản phấm nông nghiệp trên thế giới.

Điều đó chứng tỏ rằng, ngành sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng giá cả nông sản phập phù, không on định, thiêu tính bên vững vẫnthường xảy ra làm người nông dân có lúc lao đao khôn đốn

Ở huyện Lệ Thuỷ, một huyện trọng điểm về trong lúa của tỉnh Quảng Bình, vụĐông/Xuân năm nay bà con được mùa lớn Trung bình khoảng 250-300kg/sào, nhưngnhững người trồng lúa ở đây không vì thế mà vui mừng Ngược lại họ hết sức lo lắng vìgiá lúa quá thấp, chỉ 3.400 -3.600 đồng/lkg (so với vụ trước là từ 5.500-6.000 đồng/kg)trong khi giá cả vật tư nông nghiệp lai tăng gấp đôi năm trước Nếu tính toán chi ly thìsau những nắng mưa vất vả, người nông dân chỉ được 2.000 đồng/ngày công (!?).Điều quan trọng hơn là tại thời điểm này, khi mà vụ Đông/Xuân và Hè/Thu lại gối đầunhau, có nghĩa là nông dân không thể cất lúa lại để chờ giá cao hơn vì không có tiền đếđầu tư cho vụ tiếp và tất nhiên là họ phải bán với giá thấp Đó là lý do tại sao được mùanhưng nông dân lại không vui Không riêng gì ở Quảng Bình, nhiều nơi khác người dânvẫn phải “bấm bụng” kêu trời khi giá các mặt hàng nông nghiệp rớt thê thảm Chuyệnnông dân tỉnh Ninh Thuận trồng dưa hấu rồi chở đi đố tại cửa khấu Tân Thanh (LạngSơn) mấy năm trước vì không xuất khẩu được là chuyện cười ra nước mắt Rồi ngườinuôi cá tra, cá ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long bị lồ hàng tỉ đồng vì giá bán thấp hơngiá thành là chuyện không hiếm Hay như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) có lúc chỉvài ngàn đồng một kg vẫn không ai mua Chuyện bà con nông dân trồng cà phê ở ĐắcLắc có khi phải chặt bỏ hàng chục héc-ta loại cây được cho là thế mạnh của TâyNguyên vì giá quá rẻ, là bài học cay đắng cho không chỉ của người làm nông nghiệp

Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao giá cả các sản phẩm nông nghiệp của nước ta lại

không ổn định?

Trang 15

2 Câu hỏi thảo luận và giải thích

2.1 Câu hỏi 1: Tại sao khi được mùa người dân lại tỏ ra không vui ?

“Được mùa không vui” có thể được hiểu tương đương với: Được mùa mất giá + doanh

thu của người nông dân bị giảm

Bởi vì khi được mùa thì cung của hàng nông sản tăng và khi càng vào chính vụ, cầu về nông sản càng ngày càng ít co giãn theo giá (cầu tương đối dốc) ‘được mùa mất giá’ chính là vấn đề có tính quy luật, là vấn đề xảy ra thường xuyên và hàng năm trong ngành nông sản, có thể giải thích dựa vào sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường Giả sử ban đầu, thị trường cân bằng tại E0, giá cân bằng là P0, lượng cân bằng là Q0 Do được mùa nên cung nông sản tăng, đường cung dịch sang phải S0=>S1 Nếu mức giá vẫn duy trì ở mức giá P0 ban đầu, lúc này lượng cung lớn hơn lượng cầu, do đó xảy ra tình trạng dư nông sản Vì vậy buộc người nông dân phải giảm giá bán cho đến khi thị trường đạt điểm cân bằng tại E1 Lúc này, giá cân bằng giảm xuống từ P0 => P1, lượng cân bằng tăng từ

Trang 16

2.2 Câu hỏi 2: Trong trường hợp giá cả được xác định ở mức rất thấp, tại sao vẫn có hiện tượng “ế”, không bán được hàng?

Khi giá cả nông sản được xác định ở mức rất thấp nhưng vẫn có hiện tượng “ế”, không bán được hàng, có thể do các nguyên nhân sau:

- Cung vượt quá cầu: Khi sản lượng nông sản thu hoạch được mùa lớn nhưng nhu cầu thị trường không tăng tương ứng, lượng cung vượt quá cầu sẽ khiến giá cả giảm mạnh và sảnphẩm khó tiêu thụ

- Khó khăn trong xuất khẩu: Các quy định xuất khẩu, rào cản thương mại hoặc cạnh tranhkhốc liệt trên thị trường quốc tế có thể khiến nông sản không xuất khẩu được Điều này tạo áp lực lên thị trường nội địa và dẫn đến tình trạng ế hàng

- Hệ thống phân phối kém hiệu quả: Nếu hệ thống phân phối không linh hoạt và hiệu quả,nông sản không thể tiếp cận nhanh chóng đến người tiêu dùng hoặc các thị trường tiêu thụ lớn, dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa

- Thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ: Sự thiếu phối hợp giữa người sản xuất và các doanh nghiệp tiêu thụ hoặc chế biến nông sản có thể khiến nông dân không bán được hàng, mặc dù giá cả đã rất thấp

- Chất lượng và tiêu chuẩn không đồng đều: Nếu nông sản không đạt tiêu chuẩn về chất lượng hoặc an toàn thực phẩm, người tiêu dùng hoặc các nhà nhập khẩu sẽ không mua, dẫn đến hiện tượng ế hàng

- Tâm lý người tiêu dùng: Người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hoặc an toàn của sản phẩm giá rẻ, dẫn đến việc họ không mua dù giá đã rất thấp

- Thiếu thông tin thị trường: Nông dân không có đủ thông tin về nhu cầu và xu hướng thị trường để điều chỉnh sản xuất, dẫn đến tình trạng sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của thị trường và khó tiêu thụ

Theo thực tế, khi tình trạng “được mùa, mất giá” xảy ra, mặc dù nhà nước đã có quy hoạch trong đó có tính đến yếu tố cung cầu, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhưng việc kiểmsoát thực hiện quy hoạch là rất khó khăn do có quá nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất Trong khi đó, các hộ tham gia chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ khiến việc điều tiết để khớp hoàn toàn giữa nhu cầu thị trường với kế hoạch sản xuất là điều không hề đơn giản

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w