1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận nhóm môn kinh tế quốc tế tác động của apec đối với quá trìnhphát triển kinh tế của việt nam

32 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,48 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu (6)
  • 6. Kết cấu đề tài (6)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (8)
    • 1.1. Các khái niệm (8)
      • 1.1.1. APEC (8)
      • 1.1.2. Hội nhập; (8)
      • 1.1.3. Nền kinh tế (8)
    • 1.2. Những thông tin về APEC (9)
      • 1.2.1. Bối cảnh ra đời (9)
      • 1.2.2. Triển vọng hợp tác với APEC (10)
      • 1.2.3. Điều kiện gia nhập APEC (11)
      • 1.2.4. Những thành tựu và thách thức của APEC (12)
      • 1.2.5. Thành viên APEC (13)
  • Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP APEC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (14)
    • 2.1. Nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập APEC và sau khi gia nhập APEC (0)
      • 2.1.1. Nền kinh tế Việt Nam trước khi gia nhập APEC (14)
      • 2.1.2. Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập APEC (15)
    • 2.2. Tác động của hội nhập APEC đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (16)
      • 2.2.1. Cơ hội (17)
      • 2.2.2. Thách thức (21)
  • Chương 3. BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM HỘI NHẬP (24)
    • 3.1. Mục tiêu phát triển (24)
    • 3.2. Hạn chế, rủi ro (25)
    • 3.3. Giải pháp (27)
  • KẾT LUẬN (29)
  • Tài liệu tham khảo (30)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đó, tiểu luận này sẽ đi sâu vào nghiên cứu về tác động của hội APEC đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Nhóm tác giả sẽ xem xét các lợi ích, thách thức và cơ hội mà Việt Nam đã và đang nhận được từ việc tham gia APEC Đồng thời đánh giá hiệu quả của các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng để tận dụng tối đa lợi ích từ APEC

Từ khi gia nhập tổ chức này, đất nước ta đã được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu Đồng thời, Việt Nam cũng đã có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia thành viên khác.

Tiểu luận sẽ giúp cho người học hiểu thêm về tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế Ngoài ra còn giúp ta hiểu hơn về vị trí của Việt Nam trong APEC, bên cạnh đó là những cơ hội và hạn chế cần khắc phục của Việt Nam nhằm ra các chính sách cải cách kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung : các tác động của APEC đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam.

- Phạm vi không gian : Việt Nam và APEC Ngoài ra còn có thêm một số ví dụ về các tổ chức khu vực như: EU, ASEAN,…

- Phạm vi thời gian: thực trạng nền Kinh tế của Việt Nam trước khi tham gia vào

APEC năm 1998 và sau khi tham gia APEC.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Trong chương này, nhóm tác giả sẽ đề cập đến các khái niệm, quan điểm về APEC, hội nhập và nền kinh tế Việt Nam để từ đó có thể đưa ra những tác động của hội nhập APEC cũng như các biện pháp đề xuất một cách chính xác nhất nhằm xác định nội dung và hướng nghiên cứu của đề tài.

Chương 2: Tác động của hội nhập APEC đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Chương này bao gồm 3 phần, “Việt Nam trước khi gia nhập APEC”, “Việt Nam sau khi gia nhập APEC” và “Tác động của hội nhập APEC tới sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” Nhóm tác giả muốn thông qua việc so sánh Việt Nam trước và sau khi tham APEC bằng những thống kê, số liệu cụ thể từ đó thể hiện được rõ ràng và chi tiết tác động của APEC tới sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Chương 3: Một số biện pháp để Việt Nam gia nhập APEC hiệu quả

Từ chương 2, sau khi đánh giá những tác động của APEC, nhóm tác giả nhận thấy bên chương 3 này, nhóm tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ những tiêu cực ấy trong tương lai.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

Diễn đàn tổ chức các cuộc họp thường niên ở mỗi quốc gia thành viên và còn có các ủy ban thường trực chuyên về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ truyền thông đến ngư nghiệp.

Theo từ điển tiếng việt, hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia

Hội nhập quốc tế có nghĩa là sự kết nối, hợp nhất giữa các đối tượng quốc tế với nhau bằng cách tham gia các tổ chức, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển bản thân, nhằm tạo ra sức mạnh chung để giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế và các hình thức hợp tác quốc tế khác đều nhằm mục đích lợi ích quốc gia, dân tộc.

Kinh tế là một lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong xã hội Mục tiêu chính của kinh tế là đề ra các biện pháp tối đa hóa nguồn tài nguyên và nguồn lực hiệu quả nhất Từ đó, kết quả giao thương được đảm bảo thuận lợi và có giá trị bền vững

Nền kinh tế được hiểu là hệ thống các hoạt động, sản xuất, tiêu dùng, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia hoặc khu vực Nó đánh giá sự phát triển, chất lượng cuộc sống và phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố xã hội của quốc gia đó Nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một quốc gia Nó giúp tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GDP, tạo ra thu nhập, cơ hội đầu tư và sự cân bằng xã hội (Từ điển Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia).

Là một đất nước trên bán đảo Đông Dương, có thế mạnh về thủy sản và nông nghiệp,Việt Nam có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, thủy sản, xuất khẩu thô, du lịch và đầu tư nước ngoài Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, GDP ngành dịch vụ chiếm 45,9% và ngành nông nghiệp chiếm 37,1% ( năm 2017 )

Những thông tin về APEC

Kinh tế toàn cầu: Mức độ toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực ngày càng sâu sắc, các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Đồng thời, đàm phán Vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại đứng trước nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, thúc đẩy hơn nữa quá trình khu vực hóa, hình thành các khối thương mại khu vực lớn trên thế giới như EU Liên minh, Khu vực Thương mại Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Thương mại Tự do Châu Phi

Kinh tế khu vực: Châu Á, đặc biệt là Đông Á, là nền kinh tế năng động nhất thế giới trong những năm 1980, với tốc độ tăng trưởng bình quân 9-10%/năm Tuy nhiên, vẫn chưa có hình thức hợp tác kinh tế, thương mại hiệu quả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính trị: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối những năm 1980, những điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đặc biệt là sự hội tụ lợi ích kinh tế, chính trị giữa các nước lớn, đã dẫn đến hình thành các mô hình kinh tế, thương mại khu vực.

Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng hy vọng tăng cường tiếng nói trong khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ các cơ chế hợp tác chính trị hiện có.

APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao (một thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.

1.2.2 Triển vọng hợp tác với APEC.

APEC là tổ chức phát triển năng động nhất trên toàn cầu, APEC đã tỏ rõ sức sống mãnh liệt qua 19 năm ra đời, góp phần đẩy mạnh tự do hoá và hội nhập quan hệ kinh tế – thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và thiết lập cơ chế buôn bán tự do đa phương APEC sẽ tiếp tục đẩy mạnh ba trụ cột trên, thực hiện theo lộ trình đã đề ra để hoàn thành mục tiêu Bô-go, với ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy nền thương mại đa phương, tạo môi trường thương mại công bằng, minh bạch và thuận tiện cho doanh nghiệp.

APEC tập trung cải thiện IAP như một công cụ tự do hóa quan trọng thông qua việc thiết lập IAP điện tử (e-IAP) Các thành viên thay nhau tổ chức họp mặt một cách tự nguyện (Peer Review).

Năm 2005 APEC đã hoàn thành việc đánh giá giữa kỳ quá trình thực hiện mục tiêu Bô-go của từng quốc gia, qua đó đưa ra Lộ trình Bu-san, trong đó đề ra những giải pháp cụ thể để đảm bảo mục tiêu Bô-go được thực hiện đúng thời hạn.

Kế hoạch hành động Hà Nội được thông qua cuối năm 2006 sẽ là nền tảng thúc đẩy các chương trình hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong 15 năm tới và giúp củng cố và phát triển các cơ chế hợp tác của APEC

APEC cũng sẽ tiếp tục xây dựng các điều khoản mẫu tham chiếu về việc xây dựng các hiệp định tự do hoá thương mại khu vực và song phương nhằm tăng cường tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại.

Trong bối cảnh thời hạn hiện thực hoá mục tiêu Bô-gô đang đến gần, khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương như là một cơ chế hiện thực hoá Bô-gô là một viễn cảnh đang được APEC đề cập đến Bên cạnh đó, vấn đề hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), trong đó đề cập đến việc tăng cường năng lực, thu hẹp khoảng cách, phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành một vấn đề được thảo luận nhiều trong APEC.

Trong thời đại Hội nhập và Kinh tế mới cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, các Nhà Lãnh đạo APEC nhận thức được sự cần thiết phải đầu tư nhiều hơn nữa vào các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách trong APEC, hỗ trợ các nước đang phát triển theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin Bên cạnh việc tập trung thúc đẩy chương trình thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật số cũng sẽ được chú trọng hơn nữa trong khuôn khổ hợp tác của APEC.

Trong tình hình thế giới đang biến đổi nhanh chóng, APEC ngày càng quan tâm đến các vấn đề an ninh, chính trị, thúc đẩy hợp tác về an ninh con người, phòng chống rửa tiền, minh bạch, an ninh con người Tuy nhiên, đa số các thành viên APEC đều cho rằng cần thiết phải duy trì bản chất hợp tác kinh tế cũng như những nguyên tắc căn bản của diễn đàn này APEC cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải tổ APEC theo hướng linh hoạt, năng động hơn và đề cao tính kiên kết để hỗ trợ APEC vượt qua thử thách, tận dụng các cơ hội trong bối cảnh toàn cầu và khu vực đang biến đổi nhanh chóng.

1.2.3 Điều kiện gia nhập APEC.

Có một nền kinh tế phát triển, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Có một chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có một cơ chế tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư theo các nguyên tắc của APEC.

Có một cơ chế minh bạch hoá và công khai hoá các chính sách, quy định và hoạt động của mình.

Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC vào ngày 15/11/1998, sau khi được ủy quyền bởi Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10 diễn ra tại Kuala Lumpur của Malaysia Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng cao vai trò của Việt Nam trong cộng đồng toàn cầu.

1.2.4 Những thành tựu và thách thức của APEC.

APEC đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên cả ba trụ cột là tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh và hợp tác kinh tế - kỹ thuật Một số thành tựu tiêu biểu của APEC là:

Tăng trưởng GDP của các nước thành viên từ 1994 đến 2019 lên gần 6 lần

Giảm tỷ lệ thâm hụt thương mại của các nước thành viên từ 1994 đến 2019 xuống dưới 2%.

Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực như công nghệ, giáo dục, y tế, an ninh, môi trường….

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP APEC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Tác động của hội nhập APEC đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), có sức ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam Với vai trò là một trong những thành viên quan trọng của APEC, Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc tham gia vào các hoạt động và chính sách của tổ chức này, từ đó có cơ hội mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Từ khi Việt Nam tham gia APEC năm 1998, Diễn đàn này đã trở thành một đòn bẩy quan trọng tác động mạnh mẽ và hỗ trợ cho tiến trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và toàn cầu hóa việc hội nhập kinh tế của nước ta với việc gia nhập WTO sau này.

Với 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 59% dân số, 50% lãnh thổ, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu, APEC là một thị trường đặc biệt rộng lớn và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và khai thác.

- Mở rộng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển:

Trước hết, tham gia APEC góp phần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, làm mở rộng và sâu sắc các mối quan hệ hợp tác các bên của Việt Nam, góp phần hình thành và duy trì môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển Đồng thời, APEC cũng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại giữa các thành viên.

Các hội nghị, hội thảo thường niên do APEC tổ chức hằng năm cùng với các hoạt động liên quan là cơ hội để nước ta thực hiện các cuộc hợp tác đa bên với các lãnh đạo cấp cao, các đối tác chủ lực nhằm xây dựng mối quan hệ kinh doanh và trao đổi buôn bán, phát triển thương mại Hiện nay, trong tổng số 25 đối tác kinh tế chiến lược và toàn diện của Việt Nam, có đến một nửa đối tác là thành viên APEC , gồm 13 nước:Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Malaysia,

Philippines, Thái Lan, Australia, New Zealand và Chile Nước ta đang xây dựng mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương hóa với 18 trong tổng số 20 thành viên APEC (trừ Papua New Guinea và Đài Loan).

- Bình đẳng trong tiếp cận thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh:

Một trong những ảnh hưởng quan trọng của APEC phải kể đến là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Nhờ vào sự giao lưu, trao đổi và học hỏi từ các quốc gia thành viên APEC, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa hoc công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao trình độ quản lý Qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, APEC đã giúp Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện nay được biết đến như Hiệp định CPTPP Qua việc tham gia TPP, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lớn và tiềm năng như Nhật Bản, Úc, Canada và Mexico Điều này đã tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng xuất khẩu và tiếp cận công nghệ, nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia thành viên khác.

Diễn đàn APEC tạo điều kiện thuận lợi để nâng tầm hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời tạo dựng một vị trí thích hợp trong quá trình phân công lao động quốc tế Thúc đẩy hợp tác trong APEC, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận các thị trường lớn như

Mỹ, Nhật, một cách bình đẳng hơn, đồng thời cũng có lợi thế và chỗ đứng tốt hơn để mở rộng kinh doanh với EU và các khu vực khác Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh ngay ở thị trường trong các nước Đông Nam Á.

- Nâng cao nội lực đất nước:

Việc tham gia APEC góp phần nâng cao các nguồn lực tiềm năng trong nước, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam với các đối tác APEC APEC hiện chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 79% tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam (Đào Tùng, Phương Nga)

APEC còn là khu vực đối tác quan trọng và then chốt đối với Việt Nam: chiếm tới 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và chiếm 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) Hơn nữa, kinh tế Việt Nam trên thực tế đã gặp ít rào cản hơn khi tham gia vào các thị trường APEC Các dòng thuế quan APEC đã giảm gần 70% và mức thuế quan trung bình giảm từ 16,9% (1989) xuống còn 5,5% (2004) (Nguyễn Hữu Cát, Đoàn Thị Mai Liên)

Trong các quốc gia có mặt trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện tại thì có đến bảy quốc gia là thành viên APEC như: Hoa Kỳ (đứng đầu), Trung Quốc (thứ 2), Nhật Bản (thứ 3), Hàn Quốc (thứ 4), Hồng Kông - Trung Quốc (thứ 5), Malaysia (thứ 9) và Singapore (thứ 10) (Theo Báo Điện tử Chính phủ)

APEC là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam Năm 2005, 66% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Con số này năm 2016 là 80% Giá trị thương mại của nước ta với khu vực cũng tăng từ 65% lên trên 80% tổng giá trị thương mại.

- Cơ hội hợp tác, trao đổi kinh tế với nhiều đối tác trong khu vực:

Vai trò chính của APEC là thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các thành viên Tổ chức này đã giúp Việt Nam tiếp cận với một mạng lưới rộng lớn các quốc gia thành viên, từ đó mở ra những cơ hội mới để tiếp cận thị trường quốc tế APEC đã triển khai các chính sách mở cửa và thực hiện các hiệp định thương mại tự do nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt giới hạn thương mại và tự do hóa trong việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ Nhờ đó, Việt Nam đã thu được nhiều lợi ích to lớn cũng như có nhiều cơ hội tiếp cận vào các thị trường mới và mở rộng quy mô kinh doanh, xuất khẩu của mình.

Trong số 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) tại Việt Nam dù đã được thực thi hay đang trong quá trình đàm phán thì có 13 Hiệp định là FTA với các nền kinh tế trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Hiện nay, 13 thành viên APEC là đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện của Việt Nam, trong khi con số này năm 2006 chỉ là 2 APEC đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm Việt Nam Với sự hiện diện của 21 quốc gia thành viên,

BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆT NAM HỘI NHẬP

Mục tiêu phát triển

Đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Trong thời kỳ chiến lược mới hiện nay, châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Diễn đàn APEC nói riêng càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam Định hướng chính sách lớn của Việt Nam là góp phần củng cố các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa tầng nấc ở châu Á - Thái Bình Dương, từ tiểu vùng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN, Diễn đàn APEC và cả khu vực Từ đó mang lại một số lợi ích quan trọng cho Việt Nam, bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: tham gia vào các thị trường quốc tế qua APEC, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế

- Giao lưu và học hỏi từ các thành viên: APEC là một cộng đồng kinh tế đa dạng với các thành viên đến từ nhiều nền văn hóa và phát triển khác nhau Việt Nam có thể sử dụng cơ hội này để học hỏi và mở rộng kiến thức, kỹ năng và công nghệ từ các quốc gia tiên tiến hơn.

- Hỗ trợ phát triển hạ tầng: APEC cung cấp các chương trình và dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng với mục tiêu nâng cao năng lực vận chuyển, ổn định năng lượng và các yếu tố hỗ trợ khác Nhờ vào sự hợp tác trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể nhận được tài trợ và sự hỗ trợ từ các thành viên APEC để phát triển cơ sở hạ tầng của mình, góp phần vào việc giảm thiểu cơ sở hạ tầng kém phát triển và tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam: là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực.Điều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương Tham gia APEC, Việt Nam kỳ vọng xây dựng và củng cố uy tín quốc tế Việc được công nhận là một thành viên APEC đã cho thấy Việt Nam là một nền kinh tế mở, thể hiện cam kết hợp tác với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

- Thúc đẩy quan hệ song phương: diễn đàn APEC là kênh quan trọng để chúng ta thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC

2006, chúng ta đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà Lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Chile trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006 Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.

- Cải cách kinh tế Việt Nam: thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA,trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao Việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Hạn chế, rủi ro

Ngoài những thuận lợi về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế khi tham gia APEC thì Việt Nam vãn còn nhiều hạn chế, rủi ro tiềm tàng như sau:

Thứ nhất, Việt Nam đang đối mặt với một thực tế là khoảng cách phát triển của nước ta với với các quốc gia trong khu vực ngày càng gia tăng Chính điều đó đã đặt nước ta vào thế yếu và có khả năng phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh quốc tế. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đối với sự cạnh tranh của các doanh nghệp Việt Nam trên trường quốc tế Nếu không giải quyết được khoảng cách này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn như: mất mát thị trường, giảm sức hút của nước ta đối với các nhà đầu tư nước ngoài và làm giảm sút vị thế kinh tế trong khu vực.

Thứ hai, cơ chế thị trường của hầu hết các nước trong APEC và khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã phát triển và hoạch định trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là Trung Quốc đã chuyển từ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường từ năm 1978. Ngược lại, Việt Nam chỉ mới chuyển sang mô hình kinh tế thị trường trong một thời gian ngắn, làm cho cơ chế thị trường của Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai Thị trường Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức bao gồm sự thiếu đồng bộ hóa và hệ thống chính sách kinh tế chưa ổn định và môi trường pháp luật chưa hoàn thiện Gia nhập APEC đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lướn và để đáp ứng yêu cầu của APEC Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực và cải thiện hệ thống kinh tế của mình.

Thứ ba, gia nhập APEC là Việt Nam không chỉ tham gia vào quá trình hợp tác mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt bởi APEC là một cộng đồng kinh tế đa dạng, nơi mà các thành viên cạnh tranh với nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức khi trình độ phát triển khoa học công nghệ và kinh tế thấp điều này làm chúng ta rất hạn chế trong việc cạnh tranh với các nước có trình độ phát triển cao trong APEC như Nhật Bản hay Mĩ Các nền kinh tế trong APEC đặc biệt là các nước ASEAN có cơ cấu kinh tế, thương mại khá giống nhau và cả mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, do đó Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc giành và duy trì thị phần của mình cả ở trong và ngoài nước.

Thứ tư, Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn về khả năng tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài Mặc dù có những chuẩn bị từ trước nhưng điều đó vẫn là chưa đủ trước áp lực cạnh tranh từ cộng đồng kinh tế APEC Do hạ tầng kinh tế chưa hoàn chỉnh, các qui định về đầu tư chưa linh hoạt và các thách thức về thủ tục hành chính nên khả năng tiếp nhận vốn trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Và để thu hút đầu tư có thể tạo áp lực cho Việt Nam mở rộng các ngành công nghiệp không bền vững môi trường Điều này có thể làm tăng nguy cơ Việt Nam trở thành một thị trường xuất khẩu ô nhiễm môi trường cho các nước phát triển hơn, đặt ra những thách thức về bảo về môi trường và chấp nhận các quy chuẩn quốc tế.

Thứ năm, quá trình tham gia và thực hiện những cam kết trong ASEAN và AFTA cho thấy Việt Nam còn thiếu nhiều cán bộ giỏi tiếng Anh, có trình độ kinh tế và nghiệp vụ tương xứng với các đồng nghiệp trong khu vực, và do đó phần nào hạn chế cơ hội thuận lợi mà quá trình hội nhập mang lại Sắp tới đây khi tham gia vào APEC, cũng có nghĩa là ta phải có người tham gia vào các nhóm làm việc, các Uỷ ban, và các cuộc họp định kỳ của APEC để thảo luận và triển khai các quyết định của Hội nghị cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng APEC Đây thực sự là thách thức rất lớn vì số cán bộ đã thiếu thì nay càng phải căng mỏng hơn nữa.

Thêm vào đó, vấn đề tài chính cũng sẽ khó khăn hơn Khi tham gia ASEAN, hàng năm ta phải tham dự khoảng trên 200 cuộc họp ở các cấp Tham gia vào APEC, ta cũng sẽ phải tham gia một số lượng các cuộc họp gần ngang trong ASEAN và hoàn toàn do ta tự túc Việc lựa chọn tham gia cuộc họp nào, không tham gia cuộc họp nào là vấn đề rất quan trọng để vừa giảm bớt căng thẳng về người tham gia, lại vừa giảm bớt chi phí tài chính Qua tham gia ASEAN ta đã bước đầu có được kinh nghiệm về vấn đề này.

Giải pháp

- Đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo: để đáp ứng được nhu cầu thị trường chúng ta cần phải có được một nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cải thiện chất lượng đào tạo.

- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo: chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức trong việc nghiên cứu, đổi mới để phát triển khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

- Chấp nhận và thích ứng với yêu cầu của APEC: nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng an toàn, môi trường cần phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ.

- Xây dựng hệ thống quản lý tài chính cẩn thận: quản lí tài chính một cách cẩn thận để ngăn chặn nguy cơ nợ chồng chất và đảm bảo sự ổn định tài chính

- Thúc đẩy quyết định chính sách linh hoạt: thực hiện chính sách kinh tế linh hoạt để nhanh chóng thích ứng với biến động thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Chú trọng đến các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh: đặt ưu tiên các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và khả năng xuất khẩu,tận dụng các điều kiện tự nhiên và khả năng có sẵn.

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w