Nghiện game trò chơi điện tử tác động như thế nào đến trẻ vị thành niên trong việc phát triển lối hành xử bạo lực.... Sự ảnh hưởng của nghiện game đến trẻ vị thành niên trong việc phát t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:
Nguyên nhân của hành vi có xu hướng bạo lực ở trẻ vị thành niên
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ BÀI 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Câu hỏi nghiên cứu 3
II THÂN BÀI 4
1 Định nghĩa 4
1.1 Định nghĩa “trẻ vị thành niên” 4
1.2 Định nghĩa “hành vi có xu hướng bạo lực” 4
1.2.1 Định nghĩa “hành vi” 4
1.2.2 Định nghĩa “hành vi có xu hướng bạo lực” 5
2 Thực trạng 5
3 Nguyên nhân 9
3.1 Nguyên nhân chủ quan 9
3.1.1 Yếu tố gene 9
3.1.2 Yếu tố tâm sinh lý 10
3.2 Nguyên nhân khách quan 10
3.2.1 Yếu tố gia đình 10
3.2.2 Yếu tố nhà trường 15
3.2.3 Yếu tố xã hội 16
4 Nghiện game (trò chơi điện tử) tác động như thế nào đến trẻ vị thành niên trong việc phát triển lối hành xử bạo lực 16
4.1 Thực trạng nghiện game của trẻ vị thành niên 16
4.2 Sự ảnh hưởng của nghiện game đến trẻ vị thành niên trong việc phát triển lối hành xử bạo lực 18
III KẾT LUẬN 21
IV THẢO LUẬN 21
V DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3I MỞ BÀI
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển và trẻ em dường như có xu hướng hành vi bạo lực hơn.Song song với đó là sự phát triển không ngừng của các trang game điện tử Thử hỏi ngàynay có đứa trẻ nào chưa từng chơi game? Câu trả lời có lẽ đã quá rõ ràng Vậy, có sự liênquan nào ở đây, liệu việc trẻ chơi game có phải “tác nhân” gây ra hành vi bạo lực ở trẻ,nguyên nhân nào khiến trẻ hành xử như vậy? Xuất phát từ những băn khoăn đó, tôi tiếnhành bài nghiên cứu này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Bài nghiên cứu lập ra với mục đích tìm hiểu nguyên nhân sâu xa đằng sau xuhướng hành vi bạo lực của trẻ vị thành niên cũng như tác động của game đến quá trình ấy.Đồng thời giúp các nhà chức trách đề ra các giải pháp nhằm khắc phục triệt để tình trạngnày
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của bài nghiên cứu là làm rõ trong người đọc thấy được việc nghiện tròchơi điện tử (game) không phải nguyên nhân duy nhất khiến trẻ vị thành niên hành xử có
xu hướng bạo lực, mà nguồn cơn của việc này đến từ gene, gia đình, nhà trường và xã hội
Có thể hiểu rằng game không phải là cái gốc của hành vi bạo lực, gây hấn Nó đơn giảnchỉ là một kênh bộc lộ và phát triển thêm hành vi
Từ việc hiểu được nguyên nhân của hành động, các nhà chức trách có thể tìm rabiện pháp phòng tránh cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu được tôi lựa chọn là trẻ vị thành niên (người có độ tuổi từ
16 đến dưới 18 tuổi)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thời gian: từ 15/04/2024 đến 19/04/2024
Phạm vi nghiên cứu không gian: quận Hà Đông
Phạm vi nội dung: nguyên nhân của xu hướng hành vi bạo lực ở trẻ vị thành niên
Trang 44 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Nguyên nhân nào khiến trẻ vị thành niên hành xử có xuhướng bạo lực?
Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
- “Trẻ vị thành niên” là ai, “hành vi” là gì, “xu hướng bạo lực” là gì, “hành vi có xuhướng bạo lực” là như thế nào?
- Thực trạng về xu hướng hành vi bạo lực đang như thế nào?
5 Tổng quan tài liệu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân của xu hướng hành vi bạo lực xuất phát từgene, gia đình, nhà trường và xã hội Nhưng cùng với đó, cũng có những nghiên cứu màtôi đánh giá là hoàn toàn sai lệch khi cho rằng trẻ vị thành niên có xu hướng sử dụng bạolực để giải quyết vấn đề là do nghiện game
6 Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 5II THÂN BÀI
18 tuổi trở nên Mặt khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) quy định lứa tuổi 10-19 tuổi là
và ngược lại Ngoài ra, hành vi có thể thuộc về ý thức hoặc tiềm thức, công khai hoặc bímật, tự giác hoặc không tự giác [4]
Hành vi chịu sự tác động của hai yếu tố cơ bản là yếu tố khách quan và yếu tố chủquan Yếu tố khách quan có thể kể đến là giáo dục và môi trường, những tác động này sẽđến từ ba nguồn chính là gia đình, nhà trường và xã hội Xét về yếu tố chủ quan, điều đó
Trang 6đến từ gene – yếu tố di truyền qua nhiều thế hệ, cũng có thể đến từ chính bản thân người
đó như khả năng nhận thức cũng như khả năng điều chỉnh hành vi Bởi thế mà hành vi cóthể thay đổi qua thời gian
1.2.2 Định nghĩa “hành vi có xu hướng bạo lực”
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe qua từ “bạo lực” nhưngchưa hẳn hiểu rõ về nó Bạo lực được chia ra làm hai loại là bạo lực thể chất và bạo lựctinh thần Nói một cách dễ hiểu, “bạo lực” được hiểu là hành vi sử dụng sức mạnh thểchất hoặc tinh thần nhằm tác động tiêu cực đến một ai đó, làm tổn thương, tổn hại,thường là bằng hành động nhưng cũng có thể chỉ bằng lời nói hay thái độ Vậy còn “xuhướng” là gì? Theo từ điển tiếng Việt, “xu hướng” là sự thiên về một hướng nào đó trongquá trình hoạt động Tóm lại, hành vi có xu hướng bạo lực là những hành động hay cách
cư xử mà người thực hiện có khuynh hướng sử dụng sức mạnh thể chất hoặc tinh thầnnhằm gây tổn thương, tổn hại cho người khác
2 Thực trạng
Để quá trình nghiên cứu diễn ra khách quan nhất, tôi đã tiến hành một cuộc khảosát online qua Google Biểu mẫu Kết quả thu được từ 61 phiếu trả lời hợp lệ cho thấy vấnnạn trẻ vị thành niên hành xử có xu hướng bạo lực đang ngày một gia tăng và chưa códấu hiệu dừng lại Cụ thể, hơn 62% số người được khảo sát nói rằng họ đã từng ít nhấtmột lần tận mặt chứng kiến hành vi xích mích, gây gổ của bạn bè và đáng báo động hơn
cả là gần 80% trong số đó phải chứng kiến một cách thường xuyên Tức là cứ 2 ngườitrong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thì sẽ có 1 người phải bắt gặp những hình ảnh khôngmấy tích cực này mỗi ngày
Trang 7Đó là khi ta đặt đối tượng khảo sát ở góc nhìn thứ ba, đưa nhân vật vào hoàn cảnhphải quan sát, sau đó tự mình đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiện trạng này Vậy, kếtquả nhận được sẽ là gì nếu ta để nhân vật tự nói lên chính mình, tự lên tiếng về cảm xúc,thái độ, về chính những gì đang chảy trong cơ thể khi hiện thực khách quan không mấytích cực đang tới gần? Câu hỏi được đặt ra là “bạn có xu hướng trở nên bực bội, khó chịu,tức giận khi sự việc nào đó diễn ra không đúng ý mình?” và nhận được phản hồi với57,4% số phiếu là “có” Ở một khía cạnh nào đó, tôi cho rằng ai trong chúng ta cũng ítnhất một lần trải qua hoàn cảnh đó và cũng dễ có cảm xúc tương tự Lý giải cho điều này,tôi tạm thời đặt nó vào trong trường hợp trường hợp giả định rằng bạn có một mục tiêunhất định, bạn cố gắng rất nhiều để có thể đạt được nó và khi mọi việc không như mongmuốn, bạn thường sẽ có xu hướng trở nên bực bội, khó chịu, nóng nảy, cáu giận… Tấtnhiên đó không phải tuyệt đối, vẫn sẽ có những trường hợp cá nhân trở nên thất vọng,buồn bã, suy sụp… Ta đều là con người, việc ta có cảm xúc, thái độ, dù đó có là tích cựchay tiêu cực, thì đó cũng là một điều hết sức bình thường, không nên quá cứng nhắc haykìm nén Khi cảm xúc đến, hãy cứ cảm nhận nó sâu trong trái tim mình Mình biết là nóđang ở đây và mình sẽ không cố tránh né hay không cố để đẩy nó đi Hãy đối diện mộtcách tự nhiên và rồi nó sẽ trôi qua một cách tự nhiên, không nên cưỡng cầu.
Trang 8Vậy thì điều gì là đáng báo động khi mà cảm xúc không phải là một thứ như vậy?Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là hành động sau đó của đối tượng Sẽ chẳng có gì đángnói nếu như đối tượng không làm tổn hại đến người khác hay đáng sợ hơn là làm tổnthương đến chính bản thân mình Theo như kết quả khảo sát cho thấy, một số lượngkhông nhỏ trẻ vị thành niên có những hành động gây hấn với người khác bằng lời nói khitức giận như hét lên, chửi bới nhẹ nhàng (29,5%), xúc phạm nghiêm trọng (8,2%), đe dọabạo lực một cách bốc đồng (4,9%); một số khác có những hành vi bạo lực nghiêm trọng
về mặt thể chất như có cử chỉ đe dọa (3,3%), đánh đá không gây thương tích (1,6%),đánh đá gây thương tích nhẹ (3,3%) và đặc biệt là hành vi gây thương tích trầm trọng với4,9% Đa phần trẻ được khảo sát thường có xu hướng gây hấn với đồ vật như đóng sầmcửa khi tức giận với 13,1%, xé toạc quần áo với 8,2%, đập phá đồ đạc với 3,3%, một sốtrẻ có hành động đi tiểu trên sàn nhà nhằm giải tỏa căng thẳng, bức bội, khó chịu Bêncạnh là những đối tượng dù ở độ tuổi còn nhỏ nhưng các em có hành động gây hấn, làmtổn thương, tổn hại đến bản thân như cắn, xé rách da thịt của chính mình chỉ để được bìnhyên hơn trong cõi lòng…
Trang 9Những con số biết nói trên đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chính gia đình các
em, cho nhà trường và xã hội, phải nhanh chóng có những biện pháp ngăn chặn sự hoànhhành của tình trạng này, dốc sức tìm ra giải pháp kịp thời nhằm cứu lấy các em – những
Trang 10mầm non tương lai của đất nước Vậy trước hết ta phải hiểu được nguyên nhân là gì, điều
gì đã khiến các em có những xu hướng hành vi bạo lực, từ đó ta mới có thể đưa ra nhữnggiải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng này
vi phạm pháp luật, để không hành xử như loài vật
Đề cập về gene, TS McDermott, ĐH Brown, Mỹ từng báo cáo về gene MAOA,hay còn được gọi là “gene chiến binh”, liên quan đến chức năng kiểm soát cảm xúc ở conngười Ở những người mang gene với biểu hiện chức năng thấp thường có khả năng kiểmsoát cảm xúc kém hơn Từ đó, họ có xu hướng nóng nảy hơn những người có gen nàynhưng biểu hiện chức năng thấp hơn Đặc biệt, gen này có thể di truyền qua nhiều thế hệ,tức là bố mẹ có gen này thì cũng không ngoại lệ trường hợp người con cũng có gen này.Nhưng đó không phải là tất cả Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, việc trẻ có xu hướng trởnên nóng tính hay dễ bộc lộ điều đó ra ngoài hay không còn phụ thuộc vào cách giáo dụctrẻ cũng như lối sống của cha mẹ Tức có nghĩa là, nếu chúng được trải qua sự giáo dụccũng như cư xử đúng đắn từ cha mẹ, thì trẻ cũng sẽ hình thành và phát triển tốt kỹ năngkiểm soát cảm xúc, dù trẻ có thuộc vào “tuýp” người dễ nóng nảy [5]
Trang 113.1.2 Yếu tố tâm sinh lý
Trong giai đoạn chuyển mình từ tuổi thiếu niên sang tuổi trưởng thành, cơ thể củatrẻ vị thành niên trải qua nhiều biến đổi mạnh mẽ, trong đó có sự thay đổi của hệ thốngthần kinh Hệ thống này chưa hoàn toàn ổn định, dẫn đến những biến đổi về nhận thức,cảm xúc và ý chí Những thay đổi này có thể khiến cho đối tượng dễ bị hưng phấn, hànhđộng và làm việc theo cảm tính, thay vì dựa trên lý trí và sự cân nhắc Hơn nữa, do tâm lýchưa vững vàng, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ môi trường xungquanh, như bạn bè, truyền thông, và xã hội nói chung Điều này có thể dẫn đến nhữnghành vi không mong muốn, như hành vi tiêu cực hoặc hành vi nguy hiểm
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ vị thành niên thường có những biến đổi mạnh mẽ
về tình cảm và nhận thức Họ có khao khát được thể hiện bản thân và gây sự chú ý Tuynhiên, khi gặp phải những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh, họ dễ rơi vàonhững ‘bẫy’ tiêu cực Điều này có thể dẫn đến những hành động quá khích, như việc cónhững học sinh không đạt được thành tích học tập tốt, các khía cạnh khác như ngoại hình,
kỹ năng giao tiếp cũng không tốt, nhưng họ lại có mong muốn được thể hiện bản thân, rấtmuốn tỏa sáng và thu hút sự chú ý của người khác Khi đó, họ sẽ tìm cách thể hiện bảnthân thông qua những hành vi chống đối, ngang bướng, bỏ học, say mê với những tròchơi điện tử hoặc thậm chí là thực hiện những hành vi bạo lực, để thể hiện cái ‘tôi” củabản thân [6] Bằng chứng là có đến 39,7% – gần một nửa số trẻ vị thành niên được khảosát thừa nhận từng tham gia vào các vụ bạo lực học đường – một con số rất đáng báođộng
3.2 Nguyên nhân khách quan
3.2.1 Yếu tố gia đình
Trang 12Khi xã hội ngày càng phát triển, vật giá leo thang, nếu chỉ làm 8 tiếng/ngày thìthực sự là không đủ để có chi trả những khoản phí sinh hoạt hàng ngày một cách thoảimái Bố mẹ các em cũng chỉ là vì muốn cuộc sống, tương lai của con cái mình được tốthơn mà đã vô tình hay cố ý không căn bằng được giữa công việc và cuộc sống cá nhâncũng như gia đình Bằng chứng là việc 60,3% đối tượng được khảo sát nói rằng mìnhđược bố mẹ “sẵn sàng” hỗ trợ về mặt tài chính, số còn lại thì không được như vậy
Trang 13Nhưng rõ ràng là các bạn học sinh cũng không đủ đầy gì khi mà quá nửa trong số họ thừanhận rằng bố mẹ không sẵn sàng hỗ trợ mình về mặt tinh thần Cuộc sống đầy rẫy nhữngkhó khăn và chúng ta đều là con người, chúng ta đều có cảm xúc, huống hồ các em đều lànhững đứa trẻ, những con người chưa trưởng thành, mới chỉ đang ở độ tuổi 16, 17 đangchập chững bước vào đời Có những khó khăn chúng còn chưa thể tự giải quyết, trongkhi gia đình là nơi duy nhất chúng có thể tựa vào thì lại không sẵn sàng đón nhận chúng.
Bố mẹ cũng có cái khó của bố mẹ, nhưng không thể vin vào đó để thờ ơ với đứa conmình đứt ruột đẻ ra Đó là phần thuộc về trách nhiệm, trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóccủa người làm cha, làm mẹ Khi đứa trẻ không còn nơi để giãi bày tâm sự hay tìm đến khicần lời khuyên thì chúng buộc lòng phải tự xử lý, tự tìm cách để giải quyết vấn đề củamình mà không có sự chỉ dạy của người lớn, phải tự tìm đến nơi khiến mình cảm thấy antoàn Đó là một trong những nguyên do lớn nhất khiến trẻ em giờ đây dễ sa đà vào những
tệ nạn, vì thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, chỉ dạy của gia đình
Nguyên do thứ hai cũng không kém phần quan trọng chính là việc trẻ tiếp xúc vớiyếu tố bạo lực từ quá nhỏ, mà không ở đâu xạ lạ, chính là cái nôi đầu tiên, thế giới đầutiên của mọi đứa trẻ - gia đình Theo như tôi khảo sát được, hơn 50% đứa trẻ từng chứngkiến bố mẹ mình gây gổ, xích mích, buông ra những lời mạt sát nhau và đáng báo độnghơn cả là xấp xỉ 52% trong số đó từng chứng kiến bố bạo hành mẹ, mẹ đánh đập bố
Trang 14Chính việc chứng kiến những sự việc này từ khi còn quá nhỏ đã khiến đứa trẻ nảy sinh ranhững suy nghĩ rằng bạo lực có thể giải quyết vấn đề Đứa trẻ còn quá nhỏ để có thể biếtđược rằng việc làm đó là đúng hay sai, dần dà chúng sẽ bắt chước chính những hànhđộng của bố mẹ mình khi khó khăn xảy đến Khảo sát cũng ghi nhận những trường hợp
bố mẹ mắng chửi, xúc phạm hay thậm chí là đánh đập con cái một cách thậm tệ
Trang 15Phương châm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là một tư duy giáo dụctruyền thống ở nhiều gia đình Việt Nam Các biện pháp kỷ luật tâm lý thường được sửdụng bao gồm việc la mắng, chửi rủa, tát vào mặt hoặc đánh trẻ Một nghiên cứu gần đâycủa UNICEF về sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ vị thành niên tại ViệtNam đã chỉ ra rằng, hơn 72% trẻ em từ 10-14 tuổi đã từng bị kỷ luật bằng bạo lực; 47%
bị xâm hại thể chất, gần 20% bị xâm hại tình dục và 29% bị bỏ rơi… Kết quả là cókhoảng 26% trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần từ mức trung bình đến cao.Nguy hiểm hơn, trẻ vị thành niên có nguy cơ tự tử do trầm cảm và các vấn đề sức khỏetâm thần khác Cụ thể, có tới 21,4% trẻ em gái và 7,9% trẻ em trai trong độ tuổi vị thànhniên thừa nhận rằng, họ từng có ý định tự tử Đây là những con số đáng lo ngại, bởi vì ởlứa tuổi này, các em đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện về thể chất cũng nhưnhân cách, do đó bất kỳ một tác động vật lý nào cũng có thể gây tổn thương cho tâm lýcủa trẻ [7] Mặt khác, với những đứa trẻ không có xu hướng làm đau bản thân, chúng sẽ