Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh có 8 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc gồm giới t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
LÊ KHÁNH HƯNG
PHÂN TÍCH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI CỦA HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
LÊ KHÁNH HƯNG
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI CỦA HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM KHÁNH NAM
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, kết quả do trực tiếp tôi thu thập, thống kê và xử lý Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2017
Người cam đoan
Lê Khánh Hưng
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5
2.1 Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh 5
2.1.1 Hộ kinh doanh 5
2.1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh 5
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ 5
Trang 52.1.1.3 Vai trò của kinh tế hộ 6
2.1.2 Hoạt động thương mại 7
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động thương mại 7
2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại 8
2.2 Lý thuyết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh 8
2.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính 8
2.2.2 Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại 10
2.3 Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất 11
2.3.1 Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất 11
2.3.2 Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí 12
2.3.3 Tối đa hóa lợi nhuận 14
2.3.4 Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất 15
2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 19
CHƯƠNG 3 21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21
3.1 Khung phân tích 21
3.2 Mô hình và giả thiết nghiên cứu 21
3.2.1 Mô hình nghiên cứu 21
3.2.2 Các biến trong mô hình và kỳ vọng 22
3.3 Dữ liệu nghiên cứu 23
3.4 Phương pháp phân tích số liệu 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 25
CHƯƠNG 4 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang 27
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 27
4.1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 28
Trang 64.2 Mô tả mẫu khảo sát 31
4.2.1 Đặc điểm chủ hộ 31
4.2.2 Đặc điểm hộ kinh doanh 33
4.3 Phân tích hồi quy 36
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình 36
4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm hành chính 37
4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến số hành vi vi phạm và lượng tiền phạt 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 44
CHƯƠNG 5 47
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 47
5.1 Kết luận 47
5.2 Hàm ý chính sách 49
5.3 Hạn chế của đề tài 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SỐ LIỆU
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
VPHC Vi phạm hành chính
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp 15
Biểu đồ 4.3: Vi phạm về hàng cấm, hàng lậu và hàng giả, vi phạm SHTT 30 Biểu đồ 4.4: Vi phạm về gian lận thương mại, kinh doanh và ATTP 31
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Phân tích hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” cho thấy sự ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và các đặc điểm hộ gia đình đến hành vi VPHC Mẫu nghiên cứu của đề tài được chọn từ 467 hồ sơ hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên Khung phân tích của đề tài xác định 2 nhóm nhân tố gồm đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ kinh doanh có ảnh hưởng đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh Mô hình hồi quy gồm 10 biến độc lập ảnh hưởng đến 3 biến phụ thuộc, được chỉ ra bởi 3 mô hình
Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh có 8 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ, đăng ký kinh doanh, xuất xứ hàng hóa, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động và tiền thuế phải nộp Mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh danh, cho thấy có 7 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc gồm giới tính, dân tộc, học vấn, đăng ký kinh doanh, xuất xứ hàng hóa, địa điểm kinh doanh và tiền thuế phải nộp Mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh cho thấy có 5 biến độc lập gồm giới tính, học vấn, đăng ký kinh doanh, xuất xứ hàng hóa và số lượng lao động Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đề xuất các chính sách nhằm giúp giảm khả năng VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Qua kết quả phân tích cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh Để giảm được hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh, cần có những chính sách thiết thực từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và đặc biệt là sự hợp tác
từ phía hộ kinh doanh
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh
cá thể tại Việt Nam được Nhà nước, các ngành chức năng, các địa phương quan tâm tạo rất nhiều thuận lợi trong hoạt động từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khoán, không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách Những thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2015, cả nước có tổng cộng 4.658.000 hộ kinh doanh cá thể, với số lượng lao động gần 8 triệu người Với
số lượng lớn, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địa phương trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước Bằng việc sử dụng số lượng lớn lao động từ các hộ gia đình ở các địa phương, tạo ra các chủng loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ đa dạng, phong phú, các hộ kinh doanh cá thể không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà còn là mạng lưới rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được Đây là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương Bên cạnh đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể còn đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước Từ trước đến nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2015), nếu như kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào GDP, thì kinh tế ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (Kinh tế tập thể 5%, Kinh tế tư nhân 10,9%, Kinh tế cá thể 32,3%); Khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài 19,5% Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (32,3%), cao hơn
Trang 12khu vực kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Kiên Giang là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Sông Cửu Long, có vị trí địa lý quan trọng với đường biên giới giáp ranh với Campuchia, là một tỉnh có tiềm năng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch với những vùng có lợi thế phát triển như thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh
có trên 79.000 hộ kinh doanh cá thể (Niên giám thống kê Kiên Giang 2015) Sự phát triển kinh tế, xã hội đi kèm với những hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng được mở rộng trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, những vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thương mại cũng đang diễn ra, tuy mức độ ít nghiêm trọng nhưng cũng gây những bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh và tính công bằng trong hoạt động kinh doanh trên thị trường, là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước
Từ những thực trạng trên, đề tài “Phân tích các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được tiến hành nghiên cứu nhằm giúp nhà quản lý nắm bắt được thực trạng,
nguyên nhân, những yếu tố tác động gây ra các VPHC là do đâu Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm hành chính, định hướng cho người dân chấp hành đúng các quy định pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Với mục tiêu chung là khảo sát, nghiên cứu và phân tích hành vi VPHC của
các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi VPHC, định hướng cho thương nhân chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại
Trang 131.2.2 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, đó là:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng VPHC trong lĩnh vực thương mại của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Thứ hai, phân tích các yếu tố tác động đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, định hướng cho người dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng VPHC trong lĩnh vực thương mại của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
Các chính sách nào nhằm hạn chế các hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, định hướng cho người dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Trang 14lưu trữ của Chi cục quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt trong năm 2016
1.5 Kết cấu luận văn
Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu Trình bày vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn
Chương 2 Tổng quan lý thuyết nghiên cứu Chương này trình bày các khái
niệm về vi phạm hành chính, hoạt động thương mại, hộ kinh doanh, các lý thuyết hành vi VPHV, lý thuyết về kinh tế học sản xuất, tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương này
trình bày nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp hồi quy Binary Logistic, mô hình hồi quy OLS, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày tổng quan về mẫu
nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC
và lượng tiền nộp phạt trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách Chương này trình bày những kết
quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp giảm khả năng vi phạm hành chính của hộ kinh doanh, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 15
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh
2.1.1 Hộ kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm hộ kinh doanh
Theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Điều 49 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”
Hộ kinh doanh là một đơn vị kinh tế độc lập, trực tiếp kinh doanh hàng hóa
và là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình Hộ kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ
Theo Tạ Việt Anh (2010), hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, kinh doanh vừa là một đơn vị tiêu dùng Sử dụng nguồn nhân lực tự có, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, ngành nghề đa dạng, phong phú, khả năng quản lý hạn chế, vốn kinh doanh từ tiết kiệm, tích lũy trong hộ Đặc điểm chung thể hiện là:
Về nhân lực: Hộ chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có trong gia đình Đây là nguồn lực ở quy mô nhỏ, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc được huy động
để tham gia vào kinh doanh, mua hàng hóa Một số hộ có quy mô vốn lớn, mặt bằng quầy sạp rộng, kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa vào lúc thị trường mua bán nhiều các dịp lễ, ngày tết có thể thuê thêm lao động để phụ giúp kinh doanh
Về quy mô kinh doanh: hộ tiểu thương kinh doanh ở quy mô nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp Do điều kiện về vốn, quản lý, mặt bằng quầy sạp và thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế nên khó có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh Tuy vậy,
Trang 16trong tương lai, khi có sự liên kết, trao đổi và hợp tác giữa các hộ tiểu thương với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân thì quy mô kinh doanh của hộ tiểu thương sẽ lớn hơn
Vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của gia đình, vay mượn bạn bè, người thân hoặc mua bán thông qua hình thức gối đầu từ nhà máy, xí nghiệp và các hãng kinh doanh khác Số lượng hộ tiểu thương tiếp cận và được vay vốn chưa nhiều do thiếu các điều kiện đảm bảo tiền vay ngân hàng
Về ngành nghề: Hộ tiểu thương kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim khí điện máy, hàng phục vụ cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng sinh hoạt của người dân
Về quản lý kinh doanh: Khả năng quản lý của hộ tiểu thương nhìn chung còn nhiều hạn chế, phần lớn tổ chức kinh doanh dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ người
đi trước truyền lại cho người đi sau, cha mẹ chuyền cho con cái, tổ chức quản lý tài chính theo gia đình, người chủ thống nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh
Nhìn chung, từ những đặc điểm trên cho thấy các hộ tiểu thương hoạt động kinh doanh rất phong phú, nhạy bén với thị trường để kinh doanh hàng hóa phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng Một trong những khó khăn của các hộ tiểu thương hiện nay là thiếu vốn để mở rộng quy mô liên kết, trao đổi, mua bán hàng hóa, vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiểu thương tiếp cận tín dụng, tăng lượng vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ
2.1.1.3 Vai trò của kinh tế hộ
Hộ gia đình tạo ra nguồn nhân lực, tái sản xuất ra sức lao động, một nhân tố quan trọng đối với các ngành kinh tế quốc dân Nó còn là một đơn vị kinh tế độc lập, cung cấp trao đổi hàng hóa cho xã hội và tạo giá trị tăng trưởng phát triển kinh
tế Hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và là thị trường cho các doanh nghiệp Với vai trò tổ chức kinh doanh, sản xuất, hộ gia đình là nơi trao đổi hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Với tư cách là con người, thì hộ gia
Trang 17đình cũng cần sử dụng hàng hóa cần thiết cho cuộc sống, và tái tạo sức lao động Đây là nhu cầu để hình thành thị trường hàng hóa cho các doanh nghiệp
2.1.2 Hoạt động thương mại
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động thương mại
Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Khoản 2 Điều 4 - Luật Doanh nghiệp 2005) Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu
tư, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác
Theo nghĩa hẹp, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1, Điều 3 - Luật thương mại)
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ gồm:
- Mua bán hàng hoá (thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo
đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3 - Luật thương mại)
- Cung ứng dịch vụ (thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó
một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên
Trang 18khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9, Điều 3
- Luật thương mại)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ
2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thương mại
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây:
Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 Luật thương mại)
Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (không phải là thương nhân theo Luật thương mại)
Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại là lợi nhuận
Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ) Ngoài
ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại
2.2 Lý thuyết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh
2.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính
Trang 19Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên
được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
ngày 30/11/1989 Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “vi phạm hành chính là hành
vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản
lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính” Định nghĩa này sau đó đã được áp dụng rộng rãi trong thực
tiễn thi hành pháp luật và đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật Theo Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt
nữa mà được đưa “vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn
từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại Khoản 2 Điều 1
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành
vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính” Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 thì “vi phạm hành chính” là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Về ngôn ngữ thể
hiện, có thể thấy có sự khác nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính được quy
định trong các Pháp lệnh về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002,
2012 Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong
các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau Theo đó, định nghĩa
“vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở
mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Đây chính là dấu
hiệu “pháp định” của vi phạm
Trang 20Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material) của vi phạm
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được
vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm
2.2.2 Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Hảnh vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2013 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ bao gồm:
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm; Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
và có vi phạm khác;
Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;
Trang 21Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại
2.3 Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất
2.3.1 Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất
Hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và bất kỳ nguồn lực nông nghiệp (đầu tư cho sản xuất) x1,x2, ,x n Hàm sản xuất có dạng tổng quát:
n
x x x f
Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu
vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:
m n
m x x x x f
Với x1,x2, ,x m là các biến số nguồn lực (đầu vào) Phương trình chính xác của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn lực dưới dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất Tuy nhiên, tất cả các hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa kinh tế: sản phẩm tới hạn phải là dương và phải giảm dần Để thỏa mãn được các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và dY / dX 0và đạo hàm cấp hai phải là âm
0
2
dX
dY có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với các mức độ gia tăng
chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng phải giảm dần
Trang 222.3.2 Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí
Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm Mức độ kinh tế tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó
Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài phương pháp khác nhau:
PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X
PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y
MVP (Marginal Value Product) : giá trị biên tế của sản phẩm
MPP (Marginal Physical Product): sản phẩm hiện vật tới hạn
Vậy MVPx = MPPx * PY có nghĩa là giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng sản phẩm tới hạn nhân với giá sản phẩm Vì vậy, có 3 cách để xác định điểm tối ưu:
- Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí tăng thêm MVPX = PX Nếu MVPX > PX thì hộ kinh doanh sử dụng quá ít nguồn lực
và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ hộ kinh doanh sử dụng quá nhiều nguồn lực
- Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX / PX = 1 là tỷ lệ của giá trị biên tế của sản phẩm đối với giá vật tư bằng 1 Các dạng biểu thị điều kiện tối ưu này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số khác 1 được không và nếu vậy thì theo hướng nào Trả lời cho vấn đề này là nếu tỷ lệ đó lớn hơn
1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu hộ kinh doanh sử dụng quá ít nguồn lực còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu thị hộ kinh doanh dùng quá nhiều nguồn lực
- Vì MVPPX = MPX * PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị bằng MPPX = PX/PY Sản phẩm tới hạn bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu tố - sản phẩm)
Trang 23Sự kết hợp tối ưu của các nguồn lực trong khía cạnh kinh tế được xác định bởi tỷ giá của chúng Các mức giá của các nguồn lực khác nhau xác định khối lượng mỗi loại nguồn lực cần mua với tổng chi phí nhất định cho sản xuất Cách phối hợp hiệu quả nhất các nguồn lực là sử dụng nguồn lực ít nhất với các mức giá khác nhau cho một sản phẩm xác định
Đối với mỗi sản lượng nhất định, sự kết hợp chi phí ít nhất của các vật tư xảy
ra tại điểm tiếp tuyến giữa đường đồng mức sản lượng và đường đồng mức chi phí
để tạo thành một đường tiếp tuyến Bất kỳ một điểm khác nào nằm ở bên trái hoặc bên phải của điểm đó trên đường đồng mức sản lượng sẽ nằm trên đường đồng mức chi phí tiếp tuyến với các đường đồng mức sản lượng này Tại bất kỳ điểm nào của đường tiếp tuyến, độ nghiêng của hai đường cong là bằng nhau Tỷ lệ thay thế tới hạn bằng tỷ lệ nghịch của giá các nguồn lực
Như trong trường hợp điểm tối ưu của hàm sản xuất, một số công thức toán học đơn giản đã giúp chúng ta tìm hiểu hàm ý của kết luận này Trước hết, ở đây chúng tôi xem xét một hàm sản xuất có hai biến nguồn lực có công thức chung:
MPP1/ MPP2 = P1/P2, hoặc bằng cách nhân chéo MPP1/P1 = MPP2/P2
Nói cách khác, tối ưu, chi phí ít nhất, sự kết hợp của các nguồn lực xảy ra khi các tỷ lệ của sản phẩm tới hạn đối với chi phí của từng đơn vị nguồn lực đều giống nhau đối với tất cả các loại nguồn lực Điều này cũng có nghĩa là khi nói rằng MPP trên một đô la chi phí bằng tổng tất cả các nguồn lực, và nếu có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất (thay đổi vị trí và hình dạng các đường đồng mức sản lượng) hoặc nếu có sự thay đổi tỷ lệ giá của các yếu tố thì sự kết hợp chi phí ít nhất của các nguồn lực cũng thay đổi
Trang 242.3.3 Tối đa hóa lợi nhuận
Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí Để xét quá trình tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi phí trong hình 2.1 Các đường chi phí đều
có ba đặc trưng của hầu hết các nhà sản xuất: đường chi phí cận biên (MC) dốc lên, đường tổng chi phí bình quân (ATC) dạng chữ U, đường chi phí cận biên và đường chi phí bình quân cắt nhau tại điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân Hình này còn vẽ một đường nằm ngang tại mức giá thị trường Đường giá nằm ngang vì doanh nghiệp là người chấp nhận giá Giá hàng hóa của doanh nghiệp không thay đổi cho dù nó quyết định sản xuất lượng hàng bằng bao nhiêu Cần nhớ rằng đối với doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu bình quân (AR), vừa bằng doanh thu cận biên (MR)
Chúng ta có thể sử dụng hình 2.1 để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1 Tại mức sản lượng này, doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên Nghĩa là nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu cận biên (MR1) sẽ vượt quá chi phí cận biên (MC1) Lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí, sẽ tăng Vì vậy, nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q1, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng Chúng ta cũng có thể lập luận tương tự với mức sản lượng Q2 Trong trường hợp này, chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên Nếu doanh nghiệp giảm mức sản xuất 1 đơn vị, chi phí tiết kiệm được (MC2) sẽ vượt quá phần lợi nhuận bị mất đi (MR2) Vì vậy, nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng
Trang 25Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ hình vẽ cho thấy, đường chi phí cận biên (MC), chi phí bình quân (ATC)
và chi phí biến đổi bình quân (AVC) Nó cũng vẽ đường giá thị trường (P), đường trùng với đường doanh thu cận biên (MR) và doanh thu bình quân (AR) Tại sản lượng Q1, doanh thu cận biên MR1 lớn hơn chi phí cận biên AR1, vì thế quyết định tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận Tại mức sản lượng Q2, doanh thu cận biên MR2 thấp hơn chi phí cận biên AR2, vì thế quyết định tăng sản lượng làm giảm lợi nhuận Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận QMAX được xác định bởi giao điểm của đường giá nằm ngang và đường chi phí cận biên
2.3.4 Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra
một sản lượng hàng hóa nhất định Trong sản xuất nông nghiệp, tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi
TCP = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Chi phí cơ hội (2.1)
Doanh thu (DT): là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản
lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm (2.2)
Trang 26Lợi nhuận (LN): là phần thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí bao
gồm cả chi phí do gia đình đóng góp
Thu nhập: là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí sản xuất
không kể đến chi phí cơ hội
TN = Doanh thu – (Tổng chi phí - Chi phí cơ hội) (2.4)
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ
ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí = LN/TCP (2.5)
Tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/doanh thu Tỷ số
này cho biết trong một đồng doanh thu của nông hộ sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hành vi vi phạm hành chính là một đề tài không mới, nhưng
số công trình nghiên cứu thực nghiệm không nhiều Tuy nhiên cũng đã được một
số tác giả quan tâm Trong đó phải kể tới một số công trình thuộc nhóm đề tài xử lý
vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể:
Tống Thị Hoài Phương (2011) với đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực” đã nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Đề tài cũng phân tích và đánh giá thực trạng quy định và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Qua đó tác giả kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Luận văn thạc sĩ của tác giả An Đắc Hùng (2012) về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan” đã triển khai nghiên cứu có hệ thống những vấn đề
có tính chất lý luận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Đề tài cũng đã phân tích, khái quát thực trạng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tình hình xây dựng, thực hiện pháp luật xử lý vi
Trang 27phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Bên cạnh đó cũng đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Hoàng Châu Lanh (2013) đã làm rõ những lý luận cơ bản về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu và phân tích những pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp Bên cạnh đó đề tài cũng đã có những nghiên cứu đánh giá về thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp Qua đó, có những kiến nghị
và giải pháp nhằm hoàn thiện về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghiên cứu
Tác giả Trần Ngọc Duy (2014) với đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay" đã phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế nói riêng; đánh giá thực trạng soạn thảo, ban hành pháp luật và tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
y tế trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014; dự báo những yếu tố tác động và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới
Về vi phạm hành chính trong lĩnh vực gian lận thương mại cũng là một vấn
đề được các tác giả quan tâm Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
Đề tài “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thuỷ (2008) đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua Đồng thời tác giả còn đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, đảm bảo chống thất thu cho ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa
Trang 28Tác giả Phạm Thị Ánh Nguyệt (2012) với đề tài luận văn thạc sĩ cũng đã bước đầu phân tích việc áp dụng các biện pháp hành chính để xử phạt thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực gian lận thương mại, trình bày những lý luận về việc xử phạt gian lận thương mại và các căn cứ để áp dụng các biện pháp hành chính để giải quyết tình trạng gian lận thương mại Đề tài chỉ ra những nguyên nhân
và hạn chế của việc áp dụng các biện pháp hành chính và từ đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta
Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2013) đã nêu lên các nội dung lý luận về gian lận thuế, chống gian lận thuế, đánh giá thực tiễn công tác quản lý thuế GTGT ở Việt Nam, nhận dạng các hình thức gian lận thuế GTGT, từ đó có các định hướng đề xuất tăng cường chống gian lận thuế GTGT là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Tác giả Trần Trọng Phong (2014) với đề tài “giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang” đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của đơn vị quản lý thị trường; đánh giá thực trạng hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang; đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu lực chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (2016) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An Mẫu nghiên cứu được chọn từ 192 doanh nghiệp bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, trong đó 3 yếu tố gồm yếu tố cơ hội, yếu tố động cơ, yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp thương mại Kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả 3 yếu tố này đều tác động đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng
Trang 29Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã triển khai nghiên cứu có
hệ thống những vấn đề có tính chất lý luận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực như: y tế, hải quan, thuế, gian lận thương mại … và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hậu quả Tuy nhiên, chủ yếu các
đề tài mới triển khai nghiên cứu trên phương diện lý luận và lịch sử nhà nước - pháp luật chưa có đề tài nào đề cập những yếu tố tác động đến khả năng vi phạm hành chính, số hành vi vi phạm hành chính, lượng tiền nộp phạt trên phương diện quản lý kinh tế Tác giả, trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lí thuyết có liên quan để triển khai
đề tài: Phân tích hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với ý nghĩa thực tiễn là nhằm đề xuất các giải
pháp hạn chế các hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại, nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước, định hướng cho người dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại địa phương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, tác giả trình bày tổng quan lý thuyết của đề tài với một số vấn đề trọng tâm như: cơ sở lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh, vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề lí luận, tác giả nắm bắt được những đặc điểm của hộ kinh doanh: đặc điểm về nhân lực, về quy mô kinh doanh, vốn kinh doanh, ngành nghề, quản lí kinh doanh để vận dụng vào việc khảo sát thực tế tại địa bàn
Tác giả cũng căn cứ vào bốn dấu hiệu vi phạm hành chính nói chung (là hành vi trái pháp luật, là một hành vi khách quan đã được thực hiện, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, hành vi đó là một hành vi có lỗi)
để trên cơ sở đó xem xét 13 hành vi cụ thể về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại Bên cạnh đó các lý thuyết về kinh tế học sản xuất cũng được quan tâm
Trang 30như: hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất; hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí; hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận; đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
Việc nghiên cứu những vấn đề lí luận trên đây là cơ sở để tác giả thiết kế, nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những chương tiếp theo của luận văn
Trang 31CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Khung phân tích
Trên cơ sở lý thuyết về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, chúng tôi đưa ra khung phân tích theo sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2 Mô hình và giả thiết nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Đề tài sử dụng mô hình Binary logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại của hộ kinh doanh Phương pháp này dùng để ước lượng mối quan hệ phụ thuộc giữa biến phụ thuộc xác suất xảy ra một hiện tượng nào đó với các biến độc lập khác
Đặc điểm hộ kinh doanh:
- Đăng ký kinh doanh
- Xuất xứ hàng hóa
- Địa điểm kinh doanh
- Số thuế phải nộp hàng tháng
- Vốn đăng ký kinh doanh
- Số lượng lao động tại cơ sở
- Khả năng VPHC
- Số hành vi VPHC
- Lượng tiền nộp phạt
Trang 32Mô hình hồi quy tổng quát:
Từ mô hình tổng quát trên tác giả đề xuất các mô hình nghiên cứu cụ thể:
Mô hình 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC
1 10
9 8
7 6
5 4
3 2
1 0 ) 0 (
1 ln
soluongld vonkd
thue diadiemkd
xuatxuhh
dangkykd hocvan
tuoi dantoc
gioitinh vphc
P
vphc P
Mô hình 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số hành vi VPHC
2 10
9 8
7 6
5 4
3 2
1 0
soluongld vonkd
thue diadiemkd
xuatxuhh
dangkykd hocvan
tuoi dantoc
gioitinh sohvvphc
Mô hình 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền nộp phạt
3 10
9 8
7 6
5 4
3 2
1 0
soluongld vonkd
thue diadiemkd
xuatxuhh
dangkykd hocvan
tuoi dantoc
gioitinh hat
luongtienp
3.2.2 Các biến trong mô hình và kỳ vọng
Các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình được thể hiện bảng 3.1, như sau:
Bảng 3.1 : Các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc
vphc Vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại là biến giả (dummy), nhận giá trị 1 nếu hộ
có VPHC, nhận giá trị 0 nếu hộ không VPHC
sohvvp Số hành vi VPHC (hành vi)
Trang 33luongtienphat Lượng tiền phạt (triệu đồng)
Biến độc lập
Gioitinh Giới tính chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là
nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ +
Dantoc
Dân tộc của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ
là dân tộc Kinh, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là dân tộc khác
+
hocvan Học vấn của chủ hộ Học vấn được thể hiện số
dangkykd
Đăng ký kinh doanh, nhận giá trị 1 nếu hộ có đăng ký kinh doanh và nhận giá trị 0 nếu hộ không có đăng ký kinh doanh
+
vonkd Vốn kinh doanh là số tiền mà hộ gia đình bỏ
ra để đầu tư kinh doanh (nghìn đồng) + soluongld
Số lượng lao động là số người đang tham gia hoạt động kinh doanh của hộ gia đình, tính luôn cả thuê mướn nhân công (người)
+
Nguồn : Tổng hợp của tác giả
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Trang 34Các số liệu về tổng quan tình hình đươc sử dụng trong đề tài được lấy từ niên giám thống kê, các trang web, báo cáo thực thi pháp luật của các sở ban ngành trong lĩnh vực thương mại
Số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo tổng hợp VPHC giai đoạn 2011-2016 và
hồ sơ lưu trữ hoạt động kiểm tra, xử phat năm 2016 của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang Tổng số hồ sơ kiểm tra, xử lý trong năm 2016 của toàn tỉnh là 1.271 vụ việc Tác giả sử dụng phần mềm Excel, chọn ngẫu nhiên 500 hồ sơ trong danh sách Trong 500 hồ sơ được chọn ra, có 33 hồ sơ thiếu một vài thông tin, do đó tác giả loại bỏ những hồ sơ này trong mẫu khảo sát Dữ liệu phân tích được lấy từ 467 hồ
sơ
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài nghiên cứu: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và xếp hạng, phân tích tần số, phân tích bảng chéo, phân tích hồi quy đa biến
Sử dụng phần mềm STATA để xử lý dữ liệu và phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu
* Phương pháp so sánh và xếp hạng
Đây là phương pháp có nền tảng dựa trên phương pháp tần số, tuy nhiên nếu phương pháp tần số chỉ có thể biểu hiện sự xuất hiện của từng đối tượng trong tất cả các đối tượng được quan sát thì phương pháp xếp hạng cho thấy được sự đánh giá chung của tất cả các đối tượng theo thứ tự quan trọng của nó
* Phương pháp phân tích tần số
Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bản tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa
Trang 35vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ, phân tích dựa vào các tần số này
* Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến
số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variable) nhằm dự báo biến phụ thuộc dựa vào các giá trị được biết trước của các biến độc lập
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm số liệu thứ cấp được lấy từ tài liệu lưu trữ trong hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang, niên giám thống kê, các trang web, báo cáo thực thi pháp luật của các sở ban ngành trong lĩnh vực thương mại Cỡ mẫu được chọn để điều tra nghiên cứu là 467 quan sát tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Kiên giang
Với những số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, đề tài sử dụng phần mềm STATA để xử lý dữ liệu và phân tích số liệu để cho ra những kết quả đáng tin cậy Đồng thời các phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh và xếp hạng, phân tích tần số, phân tích bảng chéo, phân
Trang 36tích hồi quy đa biến cũng được sử dụng để thực hiện những nội dung tiếp theo trong các chương còn lại của luận văn
Trang 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.346 km2, dân số 1.736.915 người, mật độ 267 người/km2 Phía Đông Bắc, giáp các tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam, giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam, giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và trên 137 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Phú Quốc với diện tích trên 567 km2 ; phía Bắc, giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km
Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải Trong đó, Đất nông nghiệp chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha
Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện Xen kẽ với việc trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm
Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, Kiên Giang có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển Đây là một lĩnh vực
mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và
13 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng
Trang 38Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011-2015 đạt 10,53%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với năm 2010 Cơ cấu kinh tế tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 42,57% năm 2010 còn 35,14% năm 2015; dịch vụ tăng từ 33,04% lên 40,44%; công nghiệp - xây dựng ổn định 24,42%
Kiên Giang thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong 04 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 14/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Dân số năm 2015 là 1.762.281 người, trong đó dân số thuộc khu vực thành thị chiếm 27,44%, khu vực nông thôn chiếm 72,56%; tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ 50,26%, nữ 49,74% Nguồn lao động là 1.304.088 người, trong đó lao động trong
độ tuổi có khả năng lao động 1.233.186 người Lao động đang làm trong nền kinh tế quốc dân là 1.074.485 người, chiếm 60,97% so với dân số
Trong giai đoạn 2011-2015 toàn tỉnh đã tập trung giải quyết việc làm cho 165.885 lao động Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 33.000 người, trong đó: Lao động có việc làm trong tỉnh, chiếm 46,6%; ngoài tỉnh 53,4%
4.1.2 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
VPHC trong lĩnh thực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có nhiều biến động Giai đoạn 2011 – 2013, VPHC có xu hướng giảm, tuy nhiên lại có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2016 Theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang, năm 2011 có 567 trường hợp VPHC, năm 2012 giảm xuống còn 420 trường hợp và năm 2013 còn 282 trường hợp Tuy nhiên, năm 2014 tăng lên 498 trường hợp và cao nhất là năm 2015, có đến 654 trường hợp VPHC trong lĩnh vực thương mại, tăng 97 trường hợp so với năm 2011
Trang 39Biểu đồ 4.1: Tổng VPHC theo từng năm
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang (2011- 2016)
Xét VPHC trong lĩnh vực thương mại giai đoạn 2011 – 2016, theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang năm 2016 cho thấy, số trường hợp vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu chiếm 53%, tiếp đến là vi phạm trong kinh doanh chiếm 22%, vi phạm về an toàn thực phẩm chiếm 10%, vi phạm trong gian lận thương mại chiếm 9% và cuối cùng là vi phạm về hàng giả, sở hữu trí tuệ chiếm 6%
Biểu đồ 4.2: Vi phạm theo lĩnh vực giai đoạn 2011- 2016
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang (2011- 2016)
Về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và vi phạm SHTT, trong giai đoạn
Vi phạm trong kinh doanh
An toàn thực phẩm
Trang 402011 – 2016, số trường hợp VPHC hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, vi phạm SHTT giảm trong giai đoạn 2011 – 2013 và xu hướng tăng giai đoạn năm 2016 Số trường hợp vi phạm cao nhất trong năm 2015, có 336 hộ kinh doanh VPHC về hàng cấm, hàng nhập lậu và có 69 hộ kinh doanh VPHC về hàng giả, vi phạm SHTT
Biểu đồ 4.3: Vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu và hàng giả, vi phạm SHTT
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang (2011- 2016)
Về số trường hợp vi phạm biến động khác biệt trong giai đoạn 2011 – 2016
Số vi phạm gian lận thương mại, có xu hướng giảm, năm 2011 có 66 trường hợp VPHC, đến năm 2016 giảm xuống còn 40 trường hợp Số trường hợp vi phạm trong kinh doanh năm 2016 là 229 trường hợp, đến năm 2015 giảm xuống còn 60 trường hợp, tuy nhiên năm 2016 tăng lên 90 trường hợp Về vi phạm an toàn thực phẩm, giai đoạn năm 2011 – 2015 có xu hướng hợp gian lận thương mại, vi phạm trong kinh doanh, vi phạm an toàn thực phẩm cũng tăng, năm 2011 có 13 trường hợp, năm 2015 tăng lên 158 trường hợp, tuy nhiên năm 2016 giảm xuống còn 28 trường hợp