1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nguyên nhân dẫn Đến stress trong quá trình học tập của sinh viên k67 quản trị văn phòng

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân dẫn đến stress trong quá trình học tập của sinh viên K67 Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả Quách Thị Cẩm Hà
Người hướng dẫn ThS Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Nhập Môn Năng Lực Thông Tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 599,71 KB

Nội dung

DANH MỤC VIẾT TẮTTên đầy đủ Tên viết tắt Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TĐHKHXHNV Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN Khóa 67- Quản trị văn phòng K67-QTVP BẢNG CHỌN ĐỀ TÀI Chủ đề

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Giảng viên : ThS Trịnh Khánh Vân

Hà Nội,2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa thuộc Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn và các Giáo sư, P.Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên đãnhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và hoànthiện để em có thể hoàn thành tốt học phần Nhập môn Năng lực thông tin

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Trịnh Khánh Vân, người

Cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện tìm hiểu trau dồi kiếnthức để em có thể áp dụng vào bài tiểu luận cuối kỳ này Tuy nhiên điều kiện về nănglực bản thân còn hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Cô để bài tiểu luận của em được hoànthiện hơn

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cùng lớp học, đặc biệt là nhữngcác bạn cùng nhóm đã chỉ dẫn, giải đáp những thắc mắc, đem đến sự sáng tạo trongmỗi tiết học và giúp em hoàn thành tiểu luận này một cách thuận lợi

Em xin trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện,Quách Thị Cẩm Hà

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu 5

5 Tổng quan tài liệu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Bố cục nghiên cứu đề tài 9

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN HỌC TẬP 10

1.1 Khái niệm stress 10

1.1.1.Định nghĩa về stress 10

1.1.2 Các loại stress 11

1.2 Khái niệm nguyên nhân 12

1.2.1 Định nghĩa về nguyên nhân 12

1.2.2 Phạm trù của nguyên nhân 12

1.3 Khái niệm sinh viên 13

1.3.1 Định nghĩa về sinh viên 13

1.3.2 Đặc điểm cơ bản của sinh viên 13

1.4 Khái niệm học tập 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỊ STRESS TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN K67-QTVP-TĐHKHXHVNV-ĐHQGHN 15

2.1 Thực trạng bị stress của sinh viên trong học tập 15

2.1.1 Thực trạng chung 15

2.1.2 Thực trạng bị stress của sinh viên K67-QTVP 16

2.2 Các nguyên nhân gây ra stress trong học tập 17

2.2.1 Nguyên nhân stress trong học tập của sinh viên 17

2.2.2 Nguyên nhân bị stress trong học tập của sinh viên K67-QTVP 18

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC STRESS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP 20

Trang 4

3.2 Giải pháp khắc phục 20 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Tên đầy đủ Tên viết tắt

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn

TĐHKHXHNV

Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN

Khóa 67- Quản trị văn phòng K67-QTVP

BẢNG CHỌN ĐỀ TÀI

Chủ đề rộng Nguyên nhân dẫn đến stress

Chủ đề giới hạn Nguyên nhân dẫn đến stress trong quá trình học tập

của sinh viênChủ đề thu hẹp Nguyên nhân dẫn tới stress trong quá trình học tập

của sinh viên K67-QTVP- Trường ĐHQGHN

ĐHKHXHVNV-Câu hỏi nghiên cứu chính Những nguyên nhân nào khiến sinh viên stress trong

quá trình học tập?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể Sinh viên cần làm gì để kết quả học tập của bản thân

đạt được hiệu quả tốt nhất?

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự phát triển nhanh chóng của thời đại hiện nay

đã tạo ra những thách thức rất lớn đối với mỗi chúng ta Có thể hiểu nôm na rằng nếuchấp nhận cuộc sống được cải thiện đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống ngàycàng được nâng cao, con người ngày càng tiến đến lao động bằng trí óc Tuy nhiên, đikèm theo đó là rất nhiều áp lực và hệ lụy, có thể dẫn đến những căn bệnh về tâm lý,stress(căng thẳng, lo âu) ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, khả năng lao động, cuộcsống của cá nhân và xã hội Áp lực như một cơn mưa ngày càng lớn ép con người vàođường cùng chúng khiến ta trở nên nghẹt thở, có mấy ai hiểu được những hậu quảnặng nề do stress mang lại

Một công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ mới đây cho thấy ít nhất có 27 triệungười Mỹ dùng thuốc chống trầm cảm và mỗi năm có gần 400.000 người tìm đến cáchgiải thoát dại dột để đối mặt Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 15%dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress Thậm chí, trong thực tế,con số này còn lớn hơn và ngày càng gia tăng Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia(Bệnh viện Bạch Mai), nếu như cách đây 15-20 năm, trung bình tiếp nhận từ 1 đến 2bệnh nhân/ngày, thì nay mỗi ngày viện tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân đến khám vềcác vấn đề rối loạn tâm lý, tâm thần, rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm… liên quanđến stress

Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó stress) đã trở thành vấn đềhết sức bức xúc đối với các nhà khoa học, các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh họcsinh, sinh viên Trong vài năm trở lại đây mặc dù Nhà nước, Bộ giáo dục đào tạo đãđưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm chỉ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục đại học nước nhà, tuy nhiên chưa chú ý tới tâm lý, tâm lý-xã hội và môitrường học tập, phát triển của con trẻ Chính vì thế vì quá ham chạy theo chất lượngđào tạo mà những người học sinh sinh viên bỏ quên mất chính sức khỏe tinh thần cũngnhư thể chất, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh stress(trầm cảm,

lo âu) khiến hành vi có lúc lệch chuẩn tạo nên những hệ lụy đáng tiếc

Với những lý do đã trình bày ở trên, nhận thấy những cấp bách của vấn đề tôitiến hành nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên

Trang 7

lớp K67-Quản trị văn phòng-Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn”, nhằmphát hiện thực trạng stress trong học tập của sinh viên, nguyên nhân của thực trạng đó

và đưa ra đề xuất, kiến nghị và cách thức ứng phó với stress trong học tập, góp phầnnâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo ở TĐHKHXHVNV-ĐHQGHN nói chung vàK67-QTVP nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu thực trạng stress của sinh viên, chỉ ra các nguyên nhândẫn đến stress trong học tập của K67-QTVP-TĐHKHXHVNV-ĐHQGHN, từ các kếtquả nhận được đưa ra một số giải pháp khắc phục, ứng phó với stress trong học tậpgiúp sinh viên có kết quả học tập tốt hơn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giảiquyết các nhiệm vụ cụ thể chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu thực trạng, mức độ stress học tập của sinh viên K67-QTVP

- Làm rõ nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên QTVP

K67 Đưa ra một số giải pháp ứng phó với stress trong học tập giúp sinh viên

tự giải tỏa căng thẳng, stress để học tập có kết quả tốt hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguyên nhân dẫn gây ra stress trong học tập của sinh viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ sinh viên K67-QTVP học tại TĐHKHXHVNV-ĐHQGHN

Nội dung: Nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng stress của sinh viên QTVP học tại TĐHKHXHVNV-ĐHQGHN; Đề xuất các giải pháp và cách ứng phóvới stress để sinh viên có thể học tập thu lại kết quả tốt nhất

K67-4 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 8

Câu hỏi nghiên cứu chính: Những nguyên nhân nào khiến sinh viên stress trongquá trình học tập?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Sinh viên cần làm gì để kết quả học tập của bản thânđạt được hiệu quả tốt nhất?

5 Tổng quan tài liệu

5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Năm 1920, Walter Cannon - Nhà sinh lý học đầu tiên đã mô tả một cách khoahọc về cách con vật và con người phản ứng với mối hiểm nguy đến từ bên ngoài Ôngnhận thấy có một trình tự hoạt tính xảy ra trong các dây thần kinh và trong các tuyếnnội tiết, nhằm chuẩn bị để cơ thể chiến đấu chống lại hoặc bỏ chạy để bảo toàn tínhmạng Ông gọi phản ứng kép này với stress là hội chứng chống hoặc bỏ chạy Trungtâm của phản ứng kép với stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là trung tâm stress

là vì nó kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh và tuyến yên

Nối tiếp những nghiên cứu của Cannon, người đầu tiên theo phương pháp hiệnđại nghiên cứu các ảnh hưởng của stress nặng tác động liên tục lên cơ thể là HansSelye, một nhà nội tiết học người Canada Vào những năm 30, Selye báo cáo về cácbiểu hiện phức tạp của súc vật thực nghiệm với các tác nhân gây thương tổn như cácbệnh do vi khuẩn, các độc tố, chấn thương hoặc sự nóng lạnh Hết thảy mọi tác nhângây stress đều đòi hỏi sự thích ứng, duy trì tính toàn vẹn tổng thể và sự thoải mái bằngcách phục hồi thế cân bằng còn gọi là cân bằng nội tại Về mặt lý thuyết stress đượcquan niệm như một trạng thái bên trong cơ thể

Năm 1984 nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Los Angeles bang California

đã khám phá ra vai trò của các peptids dạng opi trong sự thiếu hụt miễn dịch liên đếnstress, , nhất là đối với các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhữngbằng chứng thực nghiệm và lâm sàng, cung cấp những lập luận vững chắc về mốitương tác giữa stress và phản ứng miễn dịch Plaut và Friedman (1981) đã chứng minhstress làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng ởngười Sklar và Anisman (1987) cho rằng những thay đổi đột ngột trong việc tiếp xúcvới bầy đàn đã làm tăng sự phát triển của khối u trong thực nghiệm chuột nhắt, cácquan sát phản ứng với stress ở người nói chung cũng xác nhận những kết quả tương tự

Trang 9

Việc nghiên cứu cách stress xuất hiện và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống củacon người đã khơi dậy mối quan tâm của các nhà tâm lý học về ảnh hưởng của các quátrình ứng xử đến cuộc sống thoải mái nói chung Ở Anh, vào những năm 1990, tínhtrung bình có khoảng 15% đến 20% công nhân bị stress đến mức ngã bệnh và phảinghỉ việc trong các nhà máy Stress trong môi trường lao động khiến các ông chủ vànhững giám đốc điều hành (CEO) mắc bệnh tim nhiều gấp 7 lần và những cơn đột quỵkhiến người lao động phải nghỉ việc vì những xáo trộn trong đời sống tâm trí và cảmxúc Điều này đã khơi dậy mối quan tâm của giới nghiên cứu nhằm làm giảm thiểustress trong công việc, đặc biệt trong những ngành sản xuất vật chất Tiếp theo đó cácnhà nghiên cứu ở các nước thuộc Châu Âu cũng bắt tay vào nghiên cứu đề tài này.

Ở nước ngoài hiện nay có thể nói rằng tình hình nghiên cứu về stress rất đượcquan tâm chú ý với nhiều đề tài nghiên cứu phong phú Nhiều khoa tâm lý học củanhiều trường Đại học trên thế giới hiện nay đã có chương trình giảng dạy, nghiên cứu

về stress với những phương pháp rất khoa học cụ thể Trước hết, các phản ứng hoặctình trạng stress có những biểu hiện rõ nhất trên bình diện sinh lý học và gần đâyngười ta bắt đầu nghiên cứu stress trên bình diện tâm lý Các vấn đề liên quan đếnstress được các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu nhiều nhất là: Nghiên cứu nhữngnhân tố ảnh hưởng tới việc ứng phó stress: Mô tả và phân biệt giữa stress và tác nhângây stress, ảnh hưởng của nhận thức cá nhân đối với việc đáp ứng với các tác nhân gâystress, những nhân tố bên trong và bên ngoài làm giảm nhẹ tác dụng đáp ứng stress, cơchế ứng phó làm giảm thiểu stress

Phân tích các phản ứng sinh lý đối với stress: Mô tả đáp ứng stress trên các hệthống cơ thể (hệ thần kinh, hệ nội tiết ), mối liên hệ giữa những nhân tố làm giảmstress và đáp ứng sinh lý, sự khác biệt hệ thống miễn dịch giữa người lớn và trẻ em

Biểu hiện tâm lý khi stress: Nhận biết nguyên nhân gây stress, nguyên nhân và

cá tính của stress hậu sang chấn, tương quan giữa nhân cách và biểu hiện stress, phântích các loại kế hoạch đối phó, lựa chọn hệ thống phòng thủ, những hành vi biểu hiệnkhông hiệu quả

Hiện nay, có thể nói rằng vấn đề stress đã và đang thu hút sự chú ý rất mạnh mẽcủa nhiều nhà khoa học, họ quan tâm nghiên cứu dưới cả hai góc độ lý thuyết và thựcnghiệm Giờ đây nghiên cứu về stress không chỉ đơn thuần là nghiên cứu chuyên về yhọc, sinh học mà đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mang tính liên ngành: Y học,

Trang 10

Sinh học, Tâm lý học, Xã hội học Những kết quả nghiên cứu đã góp phần không nhỏcho việc giảm bớt stress và những tác hại do nó gây ra.

5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ lâu chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi tư tưởng văn hóa phươngĐông như thuật dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thuận theo quy luật tự nhiên Từ thế kỷXVIII, nhà y học, nhà khoa học kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc ta là HảiThượng Lãn Ông tức Lê Hữu Trác đã khuyên rằng: có thân mà không biết giữ gìn chỉ

lo làm sao cho thỏa mãn dục vọng là trái với phép dưỡng sinh Ăn uống là lấy vị bồi

bổ cho chỗ thiếu, làm việc nghỉ ngơi phải có chừng mực, ăn uống quá mức thì trường

vị tổn thương

Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý đối với sứckhỏe con người: “Nội thương bệnh chứng phát sinh Nguyên do cũng bởi tinh thần gâyra”

Theo lý thuyết y học cổ truyền, trong quá trình chuyển hóa vật chất, cơ thể conngười tồn tại 3 thành phần cơ bản: phần tinh (thức ăn, huyết tinh sinh dục), khí (nănglượng), thần (là hình thức cao nhất) Có hai câu thơ rất nổi tiếng của Tuệ Tĩnh đã nóiđến nội dung chính của 3 thành phần trong dưỡng sinh :

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thầnTham tâm, quả dục, thủ dâm, luyện hình”

Dưới góc độ sinh lý học và y học, nhà khoa học Tô Như Khuê với công trìnhnghiên cứu “Phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống và trong laođộng”, 5/1976 và những công trình của ông và cộng sự trong thời chiến tranh (1967-1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho

bộ đội ở các binh chủng đặc biệt cũng đã bàn đến và ứng dụng rất sâu, có kết quả tốt.Sau Tô Như Khuê nhiều tác giả có uy tín trong nước vào những năm gần đây đã tiếpnối các nghiên cứu trên bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết về stress Những tác giả tiêubiểu như: Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nhà sáng lập trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ emN-T Ông đã có công biên soạn và dịch thuật giới thiệu nhiều tài liệu khoa học bổ ích

về tâm lý trẻ em Trong đó dưới góc độ nghiên cứu về stress, đáng chú ý là cuốn “Tâmbệnh học trẻ em” do nhà xuất bản Y học và trung tâm N-T phối hợp ấn hành Ngoài raphải kể đến GS.BS.Đặng Phương Kiệt, bác sỹ nhi khoa chuyên nghiên cứu và tư vấn

Trang 11

về tâm lý lâm sàng với nhiều tác phẩm như: “Stress và đời sống”; “Stress và sức khỏe”;

“Chung sống với stress” Hai tác giả Phạm Ngọc Giao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tácphẩm “Stress trong thời đại văn minh”, NXB Đà Nẵng, 1986, đã cảnh báo với tất cảnhững người đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả của stress Nguyễn Công Khanh, tiến sĩ tâm lý lâm sàng đã nghiên cứu về các liệu pháp trị liệutâm lý, các công trình nghiên cứu của các tác giả này mang một giá trị khoa học cao,gắn liền với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của họ

6 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích tư liệu, tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, tài liệu, số liệu sẵn có vềthực trạng stress của sinh viên

Phương pháp quan sát: Nghiên cứu, thu nhận các thông tin liên quan tới việcstress trong học tập trên lớp thông qua hành vi, các hành động phi ngôn ngữ, cử chỉ,lời nói, và cách thức đối phó của sinh viên

Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phương pháp này giúp thu thập các nguyênnhân dẫn đến stress, các cách ứng phó đối mặt với stress và các mong muốn, nguyệnvọng được cải thiện phương pháp học tập tránh việc stress

Phương pháp phỏng vấn sâu: Giúp hiểu sâu sắc hơn về nhận thức để tìm ranguyên nhân dẫn đến stress, thu thập được các ý kiến đánh giá một cách chủ quan

Phương pháp xây dựng giả thuyết: Giả thuyết rằng những giải pháp tôi đưa ra

sẽ hiệu quả, chứng minh trên nhiều khía cạnh khác nhau

7 Bố cục nghiên cứu đề tài

Chương 1: Phân tích cơ sở lý luận về stress và tác động của stress đến học tập

Chương 2: Thực trạng bị stress trong quá trình học tập của sinh viên K67-QTVP

Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp ứng phó, khắc phục tress để nâng caohiệu quả trong học tập.

Trang 12

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ TÁC ĐỘNG CỦA STRESS ĐẾN HỌC TẬP

1.1 Khái niệm stress

1.1.1.Định nghĩa về stress

Stress là một từ quen dùng để chỉ một trạng thái căng thẳng về thể chất hoặctinh thần Có thể hiểu một cách đơn giản là stress xuất hiện khi áp lực mà bạn phảigánh chịu vượt quá khả năng ứng phó thông thường của bạn (S.Palmer, 1999)

Ảnh 1: Stress là gì?(Nguồn ảnh: IT/images)

Có thể nói stress là một quá trình diễn biến phức tạp trong cuộc sống hàng ngàybao gồm các phản ứng sinh lý, tâm lý và cách ứng xử; trong đó yếu tố tâm lý có vai tròkhá quan trọng Đây là tất cả các sự việc, hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt xã hội, nhữngtác động của môi trường tự nhiên có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của conngười, đến trạng thái tâm thần Chúng thường gây nên tình trạng cảm xúc mạnh, chủyếu là hiện tượng tiêu cực như: sợ hãi, lo âu, buồn bã, tức giận làm cho con người bịtác động cả về thể chất lẫn tinh thần

Theo cách hiểu khác stress có thể là một trạng thái thần kinh căng thẳng, baogồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thíchnghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong Khi gặp tác nhân gâystress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các

cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên

Trang 13

1.1.2 Các loại stress

Dựa trên thực trạng, chẩn đoán và điều trị ta có thể chia các loại stress đó thànhnăm loại chính: Stress tích cực (Eustress), Stress tiêu cực (Distress), Stress cấptính(Acute Stress), Hyperstress, Hypostress

1.1.2.1 Stress tích cực(Eustress)

Đây là một trong những loại stress hữu ích Nó xuất hiện ngay sau khi bạn cónhu cầu cần sử dụng đến sức lực thể chất của mình Eustress chuẩn bị cơ bắp, tăngnhịp đập tim và sự tập trung tâm trí vào bất cứ tình huống mà bạn cần phải sử dụngsức mạnh cơ bắp Chẳng hạn như: Nghỉ hưu hoặc lập gia đình

Eustress cũng có thể sử dụng trong những nỗ lực sáng tạo, giúp cho họ có được những

sự kích thích/ hưng phấn cần thiết

1.1.2.2 Stress tiêu cực (Distress)

Đây là dạng stress theo khuynh hướng nỗi buồn khổ Nó khiến tâm trí và cơ thểphải chịu đựng khi những thói quen thông thường phải thay đổi và điều chỉnh Tâm tríchưa thích nghi và thoải mái với sự thay đổi này, nó vẫn có xu hướng quay lại thóiquen cũ

1.1.2.3 Stress cấp tính(Acute Stress)

Stress cấp tính là một loại stress xuất hiện ngay sau khi có sự thay đổi về thóiquen Nó là một loại stress mạnh mẽ, nhưng nó diễn ra rất nhanh, tạo ra những cảmgiác không thoải mái và bất định Triệu chứng của stress loại stress này thường là: đauđầu, đau lưng, đau bụng, tim đập nhanh, đau cơ hoặc đau mình

1.1.2.4 Hyperstress

Hyperstress là loại stress tiêu cực xuất hiện khi một người chịu áp lực quá lớn

so với khả năng đảm nhận hay chịu đựng của họ Một người trải nghiệm hyperstress sẽthường phản ứng với một sự kiện không căng thẳng lắm với một cảm xúc thái quá.Đây là loại stress rất cần nhận biết vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng vềcảm xúc cũng như thể chất

Ngày đăng: 07/10/2024, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thụ Nguyễn Hữu Thụ, Trung tâm hỗ trợ và tâm lý, ĐHKHXH&NV, Đề tài“ Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, TRUNG TÂM HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU CHÂU Á-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốcgia Hà Nội
2. Vi Phan Thị Vi(09/2019), Luận văn “ Mức độ stress của sinh viên Trường Đại học Quảng Nam”,Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ stress của sinh viên Trường Đại họcQuảng Nam
3. Ban Khoa giáo( 15/07/2017), Stress - Căn bệnh của xã hội hiện đại, truy cập từ:https://vtv.vn/suc-khoe/stress-can-benh-cua-xa-hoi-hien-dai-20170629102844738.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress - Căn bệnh của xã hội hiện đại
4. Careertviet, Các kiểu stress, tích cực và tiêu cực, truy cập từ:https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/cac-kieu-stress-tich-cuc-va-tieu-cuc.35A50DCC.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kiểu stress, tích cực và tiêu cực
5. Luật sư Tô Thị Phương Dung(15/08/2023), Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa, truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/noi- dung-cap-pham-tru-nguyen-nhan-va-ket-qua.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân vàkết quả? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa
6. ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN Tỉnh Bình Phước, Stress là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hệ lụy và Cách giải tỏa, truy cập từ: https://dbnd.binhphuoc.gov.vn/page/stress-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-he-luy-va-cach-giai-toa.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu,Hệ lụy và Cách giải tỏa
7. HelloDoctor, 4 nguyên nhân chính gây ra stress ở sinh viên,truy cập từ:https://hellodoctors.vn/stress/nguyen-nhan-gay-stress-o-sinh-vien.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: 4 nguyên nhân chính gây ra stress ở sinh viên
8. Thu Hiền(26/04/2023), Nhiều nguyên nhân khiến người trẻ dễ stress, làm sao để vượt qua?, truy cập từ: https://tuoitre.vn/nhieu-nguyen-nhan-khien-nguoi-tre-de-stress-lam-sao-de-vuot-qua-20230425165455027.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều nguyên nhân khiến người trẻ dễ stress, làm sao đểvượt qua
9. HocLuat.vn, Sinh viên là gì? Khái niệm sinh viên?, truy cập từ:https://hocluat.vn/wiki/sinh-vien/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên là gì? Khái niệm sinh viên
10. Lam Linh( 26/08/2023), Làm thế nào để giảm căng thẳng cho sinh viên đại học, truy cập từ: https://congdankhuyenhoc.vn/lam-the-nao-de-giam-cang-thang-cho-sinh-vien-dai-hoc-179230826163709201.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để giảm căng thẳng cho sinh viên đại học
11. Tamanhhospital(25/10/2023), 18 CÁCH XẢ STRESS HIỆU QUẢ, GIÚP GIẢM BỚT TRIỆU CHỨNG NHANH CHÓNG, truy cập từ: https://tamanhhospital.vn/xa- stress/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 18 CÁCH XẢ STRESS HIỆU QUẢ, GIÚP GIẢMBỚT TRIỆU CHỨNG NHANH CHÓNG
12. TS.BS. Huỳnh Tấn Tiến Khoa Y, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng(08/03/2024), Stress ở sinh viên – Tình trạng báo động hiện nay, truy cập từ:https://hiu.vn/khoa-y/khoa-y-tin-tuc/stress-o-sinh-vien-tinh-trang-bao-dong-hien-nay/#:~:text=Sinh%20vi%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%91i%20m%E1%BA%B7t%20v%E1%BB%9Bi,v%C3%A0%20c%C3%A1c%20b%E1%BB%87nh%20l%C3%BD%20kh%C3%A1c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress ở sinh viên – Tình trạng báo động hiện nay
13. Tiền Phong trung tâm gia sư dạy kèm, Học tập là gì?, truy cập từ:https://giasutienphong.com.vn/hoc-tap-la-gi.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập là gì
14. Đức Trân(02/05/2019), Stress ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, truy cập từ:https://daidoanket.vn/stress-ngay-cang-gia-tang-trong-xa-hoi-hien-dai-10125303.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại
15. Vinmec, Stress: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, truy cập từ:https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/stress-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị