ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN Tên đề tài: Tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sin
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Tên đề tài: Tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Họ và tên: Bùi Như Hoài
Mã sinh viên: 22031012 Ngành học: Quản trị văn phòng Email: Bhoai2086@gmail.com
Hà Nội, năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn - Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơnchân thành đến Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn và các Giáo sư, P.Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên đã nhiệt tình tạo mọiđiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và hoàn thiện để em có thể hoànthành tốt học phần Nhập môn Năng lực thông tin
Đặc biệt, em xin gửi sự tri ân sâu sắc đến ThS Trịnh Khánh Vân Trong quátrình tìm hiểu và học tập học phần Nhập môn Năng lực thông tin , em đã nhận được sựgiảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết từ cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiềukiến thức hay, bổ ích cho việc học tập và làm việc của em trong thời gian tới Từ nhữngkiến thức mà cô truyền đạt, em có thể trích dẫn tài liệu một cách chính xác nhất Tuynhiên, kiến thức về học phần Nhập môn Năng lực thông tin của em vẫn còn những hạnchế nhất định, do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bàitiểu luận này Mong cô xem xét và góp ý để đề cương của em được hoàn thiện hơn, chitiết hơn và chính xác hơn
Cuối cùng, em xin kính chúc cô mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công dẫn dắt những thế
hệ sinh viên sau này
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện,
Bùi Như Hoài
Trang 4MỤC LỤC
A MỞ BÀI 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.1 Mục đích nghiên cứu 7
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
3.3 Mẫu khảo sát 8
4. Câu hỏi nghiên cứu 8
4.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 8
4.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 8
5 Tổng quan tài liệu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 10
B THÂN BÀI 11
I Chương I: Cơ sở lý luận về chủ đề “ Tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 11
1 Hệ thống khái niệm 11
II Chương II: Thực trạng và nguyên nhân sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái ngành của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 13
1 Thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái ngành của sinh viên 13
14
2 Nguyên nhân sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái ngành của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 16
3 Chương 3: chủ đề “ Tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 22
IV KẾT LUẬN 22
V THẢO LUẬN 23
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
VII BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU, TRANH ẢNH MINH HỌA 26
Trang 5A MỞ BÀI
1 Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay do cơ chế quản lý kinh tế đang có nhiều thay đổi, ảnh hưởng
cả tích cực lẫn tiêu cực tới thị trường lao động nên vấn đề việc làm rất được quan tâm.Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề kinh tế - xã hộicấp bách của Đảng và Nhà nước ta, tuy nhiên nền kinh tế thị trường phát triển dường nhưkhó có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề thất nghiệp Trong thị trường lao động, trừ nhữngngành mới xuất hiện, nhu cầu lao động cao thì giải quyết việc làm cho sinh viên mới tốtnghiệp là một vấn đề khó khăn Chính vì vậy, việc định hướng cho con cái học cái gì, ralàm nghề gì, có trái với sở trường cũng như sự đam mê yêu thích của con cái họ haykhông, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề
Một khảo sát được công bố tại hội thảo khoa học "Giải pháp gắn kết giữa đào tạovới thị trường lao động ở Việt Nam" do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức cho thấy sinh viên thất nghiệp do thiếu định hướngnghề nghiệp Công bố kết quả khảo sát về tình hình việc làm của cử nhân với nhu cầu thịtrường trong năm 2009 - 2010 với trên 2.948 sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế Theo đó, khoảng 73,8% sinh viêntìm được việc làm, 26,2% thất nghiệp Từ góc độ người giảng dạy, TS Trịnh Văn Tùng
và ThS Phạm Huy Cường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại họcQuốc gia Hà Nội đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọngnhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên Đại học Quốc gia HàNội Kết quả điều tra cho thấy, đa số sinh viên đều chưa có một định hướng cụ thể nàocho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việcrồi nhưng chưa chắc chắn và không có nhiều thông tin về hệ thống nghề " gắn với địnhhướng đó Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn sinh viên sau khi đã đi gầnhết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghềnghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình
Trang 6Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm tráingành lên tới 60% Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tuyển dụng có nhiều xáo trộn doảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay, việc chọn được một vị trí công việc phù hợp,đúng theo chuyên ngành đào tạo càng trở nên nan giải Nhất là các ngành học văn phòng,các ngành liên quan đến nhà nước lại càng bị hạn chế Với những nghiên cứu giải pháp
để giải quyết hiện trạng này sẽ cung cấp cho cả nhà trường, sinh viên và nhà tuyển dụngcác nhìn khách quan nhất về tuyển dụng nhân sự Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đangdừng lại ở những vấn đề khái quát nhất, chưa đi sâu cụ thể cho từng chuyên ngành vànghệ nghiệp nhất định
Với vị trí đang là sinh viên ngành Quản trị văn phòng, một ngành học khá đặc thù
và tỉ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành cao Tôi quyết định thực hiện bài tiểu luận nàynhắm hướng tới giải quyết cho đối tượng là sinh viên ngành Quản trị văn phòng nóichung và sinh viên ngành Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn nói chung
Tóm lại, bài tiểu luận đề tài “ Tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng,
Trang 7Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” nhằm đưa ra
giải pháp về một buổi tọa đàm để giải quyết thực trạng sinh viên làm trái ngành
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu, thống kê cơ sở lý luận liên quan, hệ thống lý thuyết, các nộidung đã được nghiên cứu Tim hiểu thực trạng sinh viên làm trái ngành, nguyên nhân củathực trạng đó để đề xuất giải pháp tốt và hiệu quả nhất
o Hệ thống cơ sở lý luận, lý thuyết
o Phân tích và đánh giá thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái ngành hiệnnay
- Tìm hiểu nguyên nhân khiến sinh viên làm trái ngành
o Tỷ lệ chọi việc làm cao
o Không có đủ kiến thức, kinh nghiệm ngành mình học
o Yếu tố tài chính
o Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu chủ đạo
Nhiệm vụ trọng tâm mà đề tài này tập chung nghiên cứu, chứng minh giải pháp tổchức tọa đàm định hướng việc làm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làmđúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu bổ trợ
Ngoài nhiệm vụ chủ đạo trên, đề tài này còn phân tích thực trạng sinh viên ra trường àmtrái ngành như thế nào, Những nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng đó Ngoài ra, đề tàicòn đề xuất một số giải pháp khác cho thực trạng này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 83.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài, tôi tập trung chứng minh tổ chức tọa đàm định hướng việc làm tạođiều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngànhQuản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, có địa chỉ trụ sở chính 336Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
3.2.2 Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 03/4 đến ngày 18/4 năm
20243.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân củaviệc làm trái ngành để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục
3.3 Mẫu khảo sát
- Đối tượng khảo sát: sinh viên ngành Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khách thể : sinh viên
4 Câu hỏi nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Tổ chức tọa đàm định hướng nghề nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên ra trườnglàm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có hiệu quả như thế nào?
4.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
Thực trạng sinh viên ra trường làm trái ngành đào tạo hiện nay như thế nào?
Trang 9Những nguyên nhân nào dẫn đến vẫn đề sinh viên ra trường làm trái ngành đào tạo?
5 Tổng quan tài liệu
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệpnhưng dưới nhiều góc độ khác nhau, sau đây là một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này:Năm 1908, tại Đại học Pensylvania, Giáo sư Frank Parson là người đặt nền móng cáckhái niệm cơ bản cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp (career counseling) hay tư vấn nghề(vocational guidance) ngày nay Đồng thời năm 1908, ông cũng thành lập hội đồng
hướng nghiệp ở Boston (Mỹ) với nhiệm vụ nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với conngười, tìm hiểu chi tiết về năng lực của người học để giúp họ có được sự định hướngnghề nghiệp phủ hợp với năng lực và hứng thú cá nhân
Một năm sau cũng chính Frank Parson là người đầu tiên trình bày khái niệm hướngnghiệp trong cuốn sách “Lựa chọn một nghề nghiệp" (Choosing a vocation, 1909)
Những khái niệm này đã trở thành lý luận cơ sở cho những lý thuyết có liên quan đến đặcđiểm tính cách của con người (trait) và yếu tố nghề (factor) - (trait and factor theory: lýthuyết đặc điểm người - nghề) Nhìn chung, cuốn sách là công trình nền tảng trình bày cơ
sở Tâm lý học của hướng nghiệp và chọn nghề, cũng như các tiêu chí về sự phủ hợp nghềcủa mỗi cá nhân để từ đó lựa chọn nghề cho phù hợp
Đề tài Luận văn tốt nghiệp đại học của Nguyễn Việt Anh với đề tài “Định hướng việclàm của sinh viên hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2016 Đề tài này nghiên cứu về mong muốncủa sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đối với công việc trong tươnglai, kết quả thu được là sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ vừa học vừa làm vàđịnh hướng công việc tương lai có thu nhập ổn định, phù hợp chuyên môn đào tạo Đề tàicòn nghiên cứu về hoạt động chuẩn bị tiếp cận thị trường lao động, để tìm việc thànhcông cần dựa vào trình độ ngoại ngữ - tin học, kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm nghềnghiệp; Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên khi địnhhướng nghề nghiệp, sinh viên khoa Đông phương học có xu hướng định hướng việc làm
Trang 10ở khu vực nước ngoài; còn sinh viên khoa Văn học thì chọn công việc ở khu vực nhànước Đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với sinh viên, nhà trường và xã hội.Nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài này là luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Minh Phương với đề tài “Định hướng nghề nghiệp và khu vực làm việc sautốt nghiệp của sinh viên ngoài công lập hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp Trường Đạihọc Đông Đô) năm 2009 Đề tài này nghiên cứu về vấn đề định hướng nghề nghiệp vànơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua định hướng nghề nghiệp của sinhviên theo các giá trị xã hội, thu nhập cao, được xã hội coi trọng, công việc ổn định, làmviệc đúng chuyên môn; Xu hướng làm việc tại các đô thị, tại các vùng khác khi đã xácđịnh cơ hội việc làm Và đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp nhà trường và sinh viênxác định ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như
uy tín của nhà trường
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đây là phương pháp nghiên cứu nhằm tìm kiếm,
thu thập, phân tích và tổng hợp hệ thống lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Phương pháp này giúp chúng tôi hệ thống hóa khái niệm, thực trạng, nguyên nhân và xácđịnh được các tiêu chí của văn phòng thông minh Từ đó, đưa ra được khung lý thuyếttrọng điểm của đề tài để đưa ra các giải pháp mới
Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là quá trình sự tri giác các sự vật,
hiện tượng được nghiên cứu nhằm một mục đích nhất định Gồm xác định các thuộc tính
và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh xét trong điều kiện tựnhiên vốn có của nó Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp quan sát hướng tới tìmhiểu toàn diện một mục tiêu cụ thể và đưa ra những kết quả chính xác Phương pháp nàyđược sử dụng khi tìm hiểu thực trạng của văn phòng thông minh và cách chủ thể sử dụngnó
Phương pháp điều tra định lượng: Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi google
form, cụ thể:
Trang 11Câu hỏi: 8 câu
Phiếu thu về: 126 phiếu trả lời
B THÂN BÀI
I Chương I: Cơ sở lý luận về chủ đề “ Tọa đàm định hướng việc làm tạo
điều kiện cho sinh viên sau khi tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo của sinh viên ngành Quản trị văn phòng
1 Hệ thống khái niệm
1.1 Khái niệm “ việc làm”
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trongmối quan hệ với lực lượng lao động Khi đó, việc làm được phân thành hai loại: Cótrả công (những người làm thuê, học việc ) và không được trả công nhưng vẫn có thunhập (giới chủ làm kinh tế gia đình ) Vì vậy, việc làm được coi là hoạt động có ích
mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiện vật) Nhữngngười có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả công, lợi nhuận,được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tínhchất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình, không được nhận tiềncông (hiện vật)
Tại điều 9, chương II, Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam (năm 2012) đã ghi rõ: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không
bị pháp luật ngăn cấm."
Hay như tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng: “Việc làm là những hoạt độnglao động hợp pháp, mang tính nghề nghiệp và tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc
có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện.”
1.2 Khái niệm “ định hướng việc làm”
Trang 12"Định hướng việc làm" là quá trình tự tìm hiểu và xác định hướng đi trong sự nghiệpcủa một người Nó bao gồm việc hiểu rõ về bản thân, sở thích, kỹ năng, giá trị cá nhân vàmục tiêu trong cuộc sống để chọn lựa nghề nghiệp phù hợp nhất Định hướng nghề
nghiệp cũng bao gồm việc nghiên cứu và thăm dò về các ngành nghề, vị trí công việc, và
cơ hội phát triển trong thị trường lao động Điều này giúp người ta xác định và phát triển
kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình
Theo tác giả Đặng Danh Ánh: "Hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sưphạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau được tiến hành giúp cho họcsinh chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân,với nhu cầu nhân lực của xã hội Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trìnhgiáo dục – học tập trong nhà trường”
Viện chủ nghĩa Xã hội khoa học cũng xác định: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực màtrong đó con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những cải cần thiết cho xãhội, nhờ đó con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và pháttriển của mình"
Theo quan điểm của Tâm lý học, nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động màtrong đó nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm racác loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội.Theo tác giả E A Klimov: “Nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất, tinhthần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động
mà có), nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy nhữngphương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển
1.3 Khái niệm “ sinh viên”
Sinh viên, tiếng Anh là Students, theo nguồn gốc tiếng Latin nghĩa là “người làm việcnhiệt tình, người tìm hiểu khai thác tri thức”
Trang 13Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được hiểu là “Người học
1.4 Khái niệm “ tốt nghiệp”
"Tốt nghiệp" đề cập đến việc hoàn thành một giai đoạn học tập hoặc khóa học và đạtđược các yêu cầu cụ thể được đặt ra bởi tổ chức giáo dục Thông thường, khi một sinhviên hoàn thành tất cả các môn học, đạt điểm số đủ và thỏa mãn các yêu cầu khác (nhưviết luận văn, thực tập, hoặc dự án nghiên cứu), họ sẽ được trao một bằng cấp hoặc chứngchỉ chứng minh rằng họ đã hoàn thành chương trình học "Tốt nghiệp" có thể ám chỉ cảviệc tốt nghiệp từ trung học, đại học, cao đẳng hoặc các khóa học đào tạo chuyên sâukhác nhau Đối với nhiều người, việc tốt nghiệp là bước quan trọng để mở ra cơ hội mớitrong sự nghiệp và cuộc sống
II Chương II: Thực trạng và nguyên nhân sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái
ngành của sinh viên ngành Quản trị văn phòng
1 Thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm trái ngành của sinh viên