HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAMBộ môn Quản lý- Kinh tế Dược ------HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC BÀI BÁO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC AN THẦN KINH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN L
Trang 1HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Bộ môn Quản lý- Kinh tế Dược
- -HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC
BÀI BÁO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC AN THẦN KINH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC
KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Quân Sinh viên thực hiện – Mã sinh viên:
Đinh Thị Thu Thủy - 205201A050
Đào Khánh Huyền - 205201A063
Lớp Dược 4A – Khóa 7
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Bảng phân chia công việc
T
T
1 Đinh Thị Thu Thủy 205201A050 Tóm tắt, Đặt vấn đề, Tổng quan, Phương
pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu,Tài liệu tham khảo
2 Đào Khánh Huyền 205201A063 Phiếu thu thập thông tin
Kết quả nghiên cứu, Bàn luận, Kết luận – kiến nghị, Tài liệu tham khảo
T
T
Tên sv Mã sv Điểm
phần viết riêng
Điểm phần viết chung
Tổng điểm
Ký tên
1 Đinh Thị Thu
Thủy
205201A05 0
3
Trang 3THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC AN THẦN KINH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM CHO BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN BẠCH MAI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2023
Đinh Thị Thu Thủy, Đào Khánh Huyền
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
TÓM TẮT
Mục đích: Phân tích thực trạng sử dụng
nhóm thuốc an thần kinh điều trị rối loạn
phân liệt cảm xúc loại trầm cảm cho bệnh
nhân nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần –
Bệnh viện Bạch Mai thành phố Hà Nội năm
2023 Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu: toàn bộ bệnh án lưu trữ tại phòng kế
hoạch tổng hợp của bệnh nhân nội trú sử
dụng nhóm thuốc an thần kinh điều trị rối
loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm được
nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang hồi cứu và kỹ thuật lấy số liệu Kết
quả nghiên cứu điển hình: Tỷ lệ giới tính
sử dụng thuốc an thần kinh trong điều trị ở
nữ là 62%, nam là 38% Nhóm tuổi 25-44
chiếm tỷ lệ cao nhất là 34%.Thuốc được sử
dụng nhiều nhất là Risperidone với liều tối
thiểu trung bình là 2,9 mg/ngày và liều tối
đa trung bình là 4,2 mg/ngày Thời gian nằm
viện ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 50
ngày Bệnh nhân xuất viện trong tình trạng
ổn định chiếm đến 62%
Từ khóa: Phân liệt cảm xúc trầm cảm,
SUMMARY Purpose: Analyze the current situation of
using neuroleptic drugs to treat schizoaffective disorder of the depressive type for inpatients at the Institute of Mental Health - Bach Mai Hospital in Hanoi in
2023 Subjects and research method: all
medical records stored in the general planning room of inpatients using neuroleptic drugs to treat schizoaffective disorder of the depressive type were studied according to the sectional descriptive method Retrospective review and data
collection techniques Case study results:
The gender ratio of using neuroleptic drugs
in treatment is 62% for women and 38% for men The 25-44 age group accounts for the highest rate of 34% The most used drug is Risperidone with an average minimum dose
is 2,9 mg/day and an average maximum dose is 4,2 mg/day The longest hospital stay
is 50 days, the shortest is 10 days Patients discharged from the hospital in stable condition account for 62%
Trang 4Keywords: Schizoaffective depression,
neuroleptics
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một trong những rối loạn
tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tới người
bệnh, gia đình và xã hội Điều trị trầm cảm
đòi hỏi rất nhiều thời gian kết hợp sử dụng
các liệu pháp khác nhau [1] Trầm cảm đang
có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi 15-27 tuổi,
nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam
giới,trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ thời
điểm nào và tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm
bệnh nhân này cao hơn ở nhóm bệnh mãn
tính khác [2]. Hiện nay, trên thế giới, đặc
biệt ở Việt Nam, vấn đề về điều trị rối loạn
phân liệt cảm xúc loại trầm cảm còn ít
được nghiên cứu Người bị trầm cảm có suy
nghĩ tự khỏi mà không cần ai giúp, tuy nhiên
việc tự tìm cách xoa dịu các dấu hiệu của
bệnh hay trông chờ bệnh tự biến mất có thể
khiến người mắc bệnh trầm cảm ngày càng
thu mình, sống khép kín và bế tắc hơn,
thậm chí có những hành động dại dột hại
cho mình hoặc người khác Do vậy người
mắc trầm cảm cần được thăm khám tại các
bệnh viện uy tín, chất lượng chuyên môn
cao và trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện
tốt nhất cho quá trình khám, tư vấn và can
thiệp tâm lý đạt hiệu quả cao [3] Tại Hà
Nội, Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện
Bạch Mai là cơ sở hàng đầu trong điều trị
bệnh lý rối loạn tâm thần Do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng thuốc
an thần kinh điều trị rối loạn phân liệt cảm
xúc loại trầm cảm ở bệnh nhân nội trú tại
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau:
Khảo sát tình trạng người bệnh điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc
an thần kinh điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm
II.TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn phân liệt cảm xúc là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc lẫn phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh, thường
là xảy ra đồng thời hoặc cách nhau khoảng vài ngày [4] Trong cùng một khoảng thời gian, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt như ảo giác, hoang tưởng, hành vi, lời nói lộn xộn, sáo rỗng Bên cạnh đó, người bệnh cũng có lúc sẽ xuất hiện các triệu chứng của hưng cảm hoặc rối loạn trầm cảm Đây là một rối loạn tâm thần khá thường gặp, ước tính chiếm 30% trong số các trường hợp nhập viện điều trị nội trú vì các triệu chứng loạn thần Rối loạn trầm cảm đang dần trở thành gánh nặng của thời hiện đại không phân biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp Theo dự báo của Tổ chức y tế thế giới, rối loạn trầm cảm
sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai vào năm 2020 [5], [6] Khoảng 45-70% những người tự sát
Trang 5mắc trầm cảm và 15% bệnh nhân trầm cảm
chết do tự sát [7],[8]
Có 2 dạng thường gặp của rối loạn phân
liệt cảm xúc là: lưỡng cực và trầm cảm
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm
thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cảm xúc,
tư duy và hành vi người bệnh Những triệu
chứng thuộc loại trầm cảm mà bệnh nhân có
thể gặp phải bao gồm:
Cảm giác tiêu cực, vô vọng, thiếu năng
lượng, không còn cảm giác hứng thú với các
hoạt động xung quanh
Chán ăn, ăn không ngon hoặc ăn không
kiểm soát dẫn đến sụt cân hay tăng cân
nhanh
Ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường,
ngủ không sâu giấc
Dễ bị kích động hay cáu ghét bởi những
điều dù là bình thường
Tự làm tổn thương bản thân hay thậm
chí suy nghĩ đến cái chết
Dựa vào những triệu chứng trên và các
mức độ mà các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lí
sẽ phân loại trầm cảm nhẹ, vừa và nặng
Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn [9] Nguy cơ đó có thể bao gồm: do yếu tố gen di truyền; rối loạn về hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não; các yếu tố stress, biến cố bất lợi trong cuộc sống hoặc các vấn đề về sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ
20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm Rối loạn trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi Những người
bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn của cuộc đời như: phá sản, thất nghiệp, nợ nần, ly hôn… hoặc cũng có những cá nhân mắc rối loạn trầm cảm nhưng không nhất thiết phải qua những biến cố lớn,
mà đó có thể là những thay đổi trong đời sống hằng ngày: thăng chức, thay đổi môi trường sống, đổi công việc, kết hôn… những
sự kiện này tác động mạnh đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần của họ, thách thức sự thay đổi ở họ.Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội [10] Vì vậy, sự quan tâm
hỗ trợ từ phía gia đình người bệnh là rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi Đặc biệt với 1 số người bị trầm cảm nghiêm trọng, ở lại bệnh viện điều trị nội trú
là cần thiết Vì khi đó, bệnh nhân không thể
Trang 6chăm sóc cho chính mình đúng cách hoặc tự
làm tổn hại đến bản thân hoặc người khác
2.2 Tổng quan về thuốc an thần kinh
Thuốc an thần kinh còn gọi là thuốc
chống loạn thần tác động lên hệ thống thần
kinh trung ương, ức chế hoạt động của
dopamine, tăng cường tác dụng của
GABA, ức chế thụ thể muscarinic có tác
dụng an thần, giảm lo âu, ổn định trạng
thái tâm lí hành vi Thuốc được chia làm
các nhóm như sau:
Thế hệ 1 (điển hình, cổ điển):
Haloperidol, Chlorpromazine,
Levomepromazine
Thế hệ 2 (không điển hình): Clozapine,
Olanzapine, Risperidone, Quetiapine,
Amisulpride [11]
Các thuốc an thần kinh có vai trò quan
trọng trong việc điều trị các triệu chứng
rối loạn phân liệt cảm xúc Thuốc chống
loạn thần điển hình có thể gây ra các tác
dụng phụ đáng kể, đặc biệt là một số tác
dụng phụ liên quan đến rối loạn nhận thức
và ngoại tháp Các loại thuốc chống loạn
thần thế hệ thứ 2 chẹn các thụ thể dopamin
có tính chọn lọc hơn so với thuốc chống
loạn thần thế hệ 1 Đồng thời, thuốc chống
loạn thần thế hệ thứ 2 cũng làm giảm khả
năng xảy ra các tác dụng tác dụng không
mong muốn ngoại tháp (vận động) Những
loại thuốc này có tác dụng chính là trấn an,
điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh
gây cảm giác mơ màng buồn ngủ Các loại
thuốc an thần kinh không chữa được chứng
loạn thần, nhưng thường có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm và kiểm soát nhiều triệu chứng trong chứng tâm thần phân liệt [12] Khi sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này một cách hiệu quả hơn [13] Thay vì loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng này, các thuốc chống loạn thần chỉ có thể khiến bạn không cảm thấy khó chịu và dễ dàng sinh hoạt như bình thường Thuốc có thể giúp làm giảm triệu chứng ở người bị rối loạn tâm thần cấp tính trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, hoặc có thể mất bốn hoặc sáu tuần để đạt được hiệu quả tối đa Khi dùng lâu dài, thuốc chống loạn thần có thể giúp ngăn ngừa các đợt rối loạn tâm thần tiếp theo Mặc dù thuốc có thể giúp ích cho một số đối tượng nhưng chúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng Mục đích của việc điều trị bằng thuốc là giảm và kiểm soát các triệu chứng trong khi giữ tác dụng phụ ở mức tối thiểu [14]
III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ bệnh án
lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh nhân nội trú sử dụng nhóm thuốc an thần kinh điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm tại Viện Sức khoẻ Tâm thần –
Bv Bạch Mai
Trang 7Địa điểm nghiên cứu:
Viện Sức khoẻ Tâm thần –
Bệnh viện Bạch Mai
( Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà
Nội )
Học viện Y dược học cổ
truyền Việt Nam ( Số 2 Trần Phú, Hà
Đông, Hà Nội )
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/6/2024
đến ngày 20/6/2024
3.2.Thiết kế nghiên cứu
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng là phương
pháp mô tả cắt ngang hồi cứu và kỹ thuật lấy
số liệu
3.2.2.Cỡ mẫu và cách lấy mẫu
Lấy mẫu bệnh án đảm bảo tiêu chuẩn
dùng thuốc và bệnh đang nghiên cứu, kết
thúc nghiên cứu thu được 50 bệnh án người
bệnh dùng nhóm thuốc an thần kinh điều trị
rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm
3.2.3.Biến số nghiên cứu
Tuổi, giới tính, thuốc sử dụng, thời gian nằm viện, tiền sử bệnh và lý do vào viện
3.2.4.Xây dựng công cụ và phương pháp tiến hành
Công cụ nghiên cứu: Phiếu thu thập
thông tin
Phương pháp tiến hành: Thu thập từ
bệnh án
3.3.Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2021
3.4.Đạo đức nghiên cứu
Đây là nghiên cứu mô tả không can thiệp vào quá trình điều trị Các đối tượng nghiên cứu được sự đồng ý của ban lãnh đạo Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai Những thông tin riêng tư, cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật Ngoài ra, các kết quả thu thập được từ nghiên cứu chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu mà không ảnh hưởng tới những đối tượng tham gia
IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 862.38%
Nam Nữ
Biểu đồ 1 Tỷ lệ giới tính ở nhóm nghiên cứu (N=50)
Nhận xét: Rối loạn phân liệt cảm xúc trầm
cảm thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới
Tỷ lệ lần lượt là 62% và 38% Tỷ lệ nữ/nam
xấp xỉ 1,6 Ta có thể dễ dàng nhận thấy
ngoài yếu tố sinh học thì các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng, quá tải công việc, lạm dụng tình dục cũng góp phần làm tăng
tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới hơn nam giới
Bảng 1 Tỷ lệ các nhóm tuổi ở nhóm nghiên cứu (N=50)
24 10 20 25-44 17 34
45-59 15 30
Nhận xét: Tỷ lệ cao nhất là nhóm người
bệnh 25-44 tuổi với 34%, tiếp theo là nhóm
từ 45-59 tuổi với 30%, nhóm người trẻ 24
tuổi với 20% và ít gặp nhất là nhóm tuổi từ
60 trở lên là 16%, độ tuổi cao nhất là 61 tuổi
và tuổi thấp nhất là 15 tuổi
Trang 936.00%
12.00%
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn Chưa kết hôn Ly dị
Biểu đồ 2.Tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu (N=50)
Nhận xét: Tỷ lệ kết hôn chiếm tỷ lệ cao
nhất là 52%, tiếp đến tỷ lệ chưa kết hôn là
36% và tỷ lệ đã ly dị là ít nhất với 12% Vì
áp lực tài chính cũng như sự mất cân bằng giữa công việc và gia đình nên tỷ lệ bệnh trầm cảm ở đối tượng đã kết hôn tăng cao
Man
g tha
i
Phụ n
ữ sa
u sinh
Tổn t
hươn
g về m
ặt thể
chất
Tổn t
hươn
g về m
ặt tâm lý
Lạm
dụng
rượu
bia,
chất kích t hích
0
10
20
30
13
21
16
30
5
Tình trạng bệnh nhân
Biểu đồ 3.Tình trạng bệnh nhân (N=50)
Nhận xét: Các bệnh nhân có thể gặp nhiều
tình trạng cùng lúc đặc biệt tổn thương tâm
lý ở hầu hết bệnh nhân nào cũng gặp phải và
đi kèm cùng các tình trạng khác như mang thai, sinh đẻ, rượu bia, Vì vậy tổn thương
về mặt tâm lý lên tới 30 trên 50 bệnh nhân
Trang 10Tiếp đến đối tượng sau sinh là 21 bệnh nhân; ít gặp nhất trên đối tượng lạm dụng
rượu bia, chất kích thích là 5 bệnh nhân
Bảng 2 Các thuốc đã được dùng để điều trị ở nhóm nghiên cứu (N=50)
Haloperidol 23 46 Risperidone 24 48
Olanzapine 11 22 Quetiapine 18 36 Amisulpride 4 8 Chlorpromazine 1 2 Levomepromazine 1 2
Nhận xét: Trong các thuốc an thần kinh,
Risperidone được sử dụng nhiều nhất (48%),
tiếp đến là Haloperidol (46%), Quetiapine
(36%), Olanzapine (22%), các thuốc
Amisulpride, Chlorpromazine và
Levomepromazine ít được sử dụng (lần lượt
là 8%; 2%; 2%) Các thuốc an thần kinh không điển hình được dùng nhiều vì tác dụng phụ gây lên cho bệnh nhân được ghi nhận ít hơn nhiều so với thuốc an thần kinh điển hình
Bảng 3 Liều dùng trung bình (TB) và số ngày sử dụng các thuốc điều trị ở nhóm nghiên cứu
(N=50)
mg/ngày
Liều tối đa TB mg/ngày
Số ngày sử dụng
Quetiapine 248,6 393,1 13
Levomepromazine 150 150 23
Nhận xét: Trong các thuốc chống trầm cảm,
Risperidone có liều tối thiểu trung bình thấp
nhất là 2,9 mg/ngày và Quetiapine có liều
tối đa cao nhất là 393,1 mg/ngày Số ngày
sử dụng nhiều nhất là 23 ngày của thuốc Levomepromazine
Bảng 4.Thời gian điều trị nội trú ( N=50)
< 2 tuần 10 20,0