1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid nsaids trên bệnh nhân cơ xương khớp tại bệnh viện bạch mai hà nội năm 2023

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sử Dụng Nhóm Thuốc Giảm Đau, Chống Viêm Không Steroid (NSAIDs) Trên Bệnh Nhân Cơ Xương Khớp Tại Bệnh Viện Bạch Mai Hà Nội Năm 2023
Tác giả Phạm Thị Tú Anh, Đặng Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Quân
Trường học Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Chuyên ngành Dịch Tễ Dược
Thể loại Bài Báo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 253,68 KB

Nội dung

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAMBộ môn Quản lý- Kinh tế Dược ------HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC BÀI BÁO THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID NSAIDS TRÊN

Trang 1

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Bộ môn Quản lý- Kinh tế Dược

- -HỌC PHẦN DỊCH TỄ DƯỢC

BÀI BÁO THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAIDS) TRÊN BỆNH NHÂN CƠ XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI NĂM

2023

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Quân Sinh viên thực hiện – Mã sinh viên:

Đặng Vân Anh - 205201A028

Phạm Thị Tú Anh - 205201A029

Lớp Dược 4A – Khóa 7

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

Bảng phân chia công việc

TT Tên SV Mã SV Công việc

1 Đặng Vân Anh 205201A028 Tóm tắt, Đặt vấn đề, Tổng quan, Phương

pháp nghiên cứu, Phiếu thu thập thông tin,Tài liệu tham khảo

2 Phạm Thị Tú Anh 205201A029 Phiếu thu thập thông tin

Kết quả nghiên cứu, Bàn luận, Kết luận – kiến nghị, Tài liệu tham khảo

T

T

Tên SV Mã SV Điểm

phần viết riêng

Điểm phần viết chung

Tổng điểm

Ký tên

2 Phạm Thị Tú Anh 205201A029

Trang 3

1THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID (NSAIDS) TRÊN BỆNH NHÂN CƠ XƯƠNG KHỚP

TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI NĂM 2023

Phạm Thị Tú Anh,Đặng Vân Anh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

TÓM TẮT

Mục tiêu: Phân tích thực trạng sử dụng

nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không

steroid (NSAIDs) trên bệnh nhân cơ xương

khớp tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội năm

2023 Đối tượng nghiên cứu: Đơn thuốc

ngoại trú của bệnh nhân được chẩn đoán

mắc các bệnh cơ xương khớp, có chỉ định

NSAIDs ở khoa Cơ xương khớp tại bệnh

viện Bạch Mai từ 01/01/2023 đến

30/06/2023.Phương pháp: Mô tả cắt ngang,

hồi cứu Kết quả nghiên cứu: Số lượng

thuốc NSAIDs trung bình trong 1 bệnh án là

1.05 thuốc Trong tổng số bệnh nhân khảo

sát, nữ chiếm 55% (220) và nam chiếm 45%

(180) Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ

55-65 tuổi (42.75%) Trong nhóm thuốc

NSAIDs thì thuốc được sử dụng nhiều nhất

là Etoricoxib có tỷ lệ 25.5%, phần lớn các

thuốc NSAIDs được kê trong đơn dùng theo

đường uống ,trong đó viên nén bao phim

được kê đơn nhiều nhất (83.25%) Kết luận:

Tình trạng kê đơn nhóm thuốc NSAIDs

điều trị cho bệnh nhân ngoại trú mắc bệnh

cơ xương khớp tại bệnh viện Bạch Mai phù

hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y Tế

Từ khóa: NSAIDs; bệnh cơ xương khớp.

SUMMARY

Objective: To analyze the current use of

non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) in patients with musculoskeletal diseases at Bach Mai Hospital, Hanoi, in

2023.Study subjects: Outpatient

prescriptions of patients diagnosed with musculoskeletal diseases and indicated for NSAIDs at the Musculoskeletal Department

of Bach Mai Hospital from January 1, 2023,

to June 30, 2023 Methods: Descriptive cross-sectional, retrospective study Study results: The average number of NSAIDs

medications per medical record was 1.05 Among the surveyed patients, females accounted for 55% (220) and males for 45% (180) The age group with the highest rate was 55-65 years (42.75%) Among the NSAIDs drugs, Etoricoxib was the most used, with a rate of 25.5% Most of the NSAIDs were prescribed for oral administration, with film-coated tablets being the most frequently prescribed form (83.25%) Conclusion: The prescribing status of NSAIDs drugs for outpatient treatment of musculoskeletal diseases at Bach Mai Hospital complies with the current standards of the Ministry of Health

Trang 4

Keywords: NSAIDs; musculoskeletal

diseases; outpatient treatment

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế thì

vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng ngày được

mọi người quan tâm nhiều hơn Và một

trong những căn bệnh nhiều người mắc phải

đó là những vấn đề về cơ-xương-khớp

Nhóm bệnh lý này ít gây tử vong nhưng lại

là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm khả

năng lao động, hạn chế hoạt động hằng ngày

và thậm chí là tàn phế Một trong các triệu

chứng điển hình của các bệnh xương khớp là

gây đau đớn kéo dài, khó chịu cho người

bệnh Các loại thuốc thuốc nhóm NSAIDs

là những thuốc được lựa chọn đầu tay cho

các bệnh xương khớp do có tác dụng giảm

đau, hạ sốt, kháng viêm Đây là một trong

những loại thuốc phổ biến nhất được sử

dụng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu trên

toàn cầu vì khả năng lạm dụng thấp, hiệu

quả mạnh và sử dụng lâu dài để làm giảm

đau Theo kết quả thống kê của Singh G có

hơn 30 triệu người trên thế giới dùng thuốc

giảm đau kháng viêm không steroid mỗi

ngày các thuốc giảm đau kháng viêm không

steroid cũng có mặt trong danh mục thuốc

thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới và hầu

hết các quốc gia trên thế giới [1] Tuy nhiên,

NSAIDs có nhiều tác dụng phụ nghiêm

trọng dẫn đến các biến chứng về tiêu hóa,

tim mạch, gan, thận và hô hấp, đặc biệt là

khi sử dụng trong thời gian kéo dài và ở liều

cao Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do

loét dạ dày, tá tràng có tiền sử sử dụng

NSAIDs trong nghiên cứu của Nguyễn Văn

Ba khá cao (41,58%) [2] Chính vì lý do đó chúng tôi đã thực hiện đề tài “Thực trạng sử dụng NSAIDs trên bệnh nhân cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau:

+ Khảo sát đặc điểm bệnh nhân điều trị tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai + Đánh giá thực trạng sử dụng các thuốc NSAID để điều trị bệnh cơ xương khớp

II TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về bệnh cơ xương khớp

Hiện nay bệnh cơ xương khớp là một nhóm bệnh lý phổ biến nhất trong mọi nhóm bệnh, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới Đây là nhóm bệnh lý có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp, tuy không gây chết người nhưng diễn tiến kéo dài liên quan đến nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác Nhóm bệnh này đang ngày càng phổ biến trên thế giới và có xu hướng gia

tăng nhanh ở Việt Nam: Một thống kê gần

đây cho thấy Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp cao nhất thế giới Số liệu thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam chỉ ra có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp Theo Hội Loãng xương TP.HCM ước tính, khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang mắc chứng loãng xương, dự

Trang 5

báo đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5

triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới

chiếm 70 - 80% Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ

trên 50 tuổi thì 1 người mắc bệnh loãng

xương [3] Các bệnh cơ xương khớp không

chỉ liên quan đến các yếu tố lão hóa tự nhiên

do tuổi tác mà còn bị ảnh hưởng bởi rất

nhiều yếu tố khác, cụ thể là nghề nghiệp của

người bệnh Những người bệnh có xu hướng

làm những công việc nặng nhọc, phải giữ

nguyên một tư thế trong một khoảng thời

gian dài như nhân viên văn phòng, công

nhân xây dựng hay người làm về ngành

công nghiệp nặng thường dễ mắc các bệnh

về cơ xương khớp Bệnh cơ xương khớp là

tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống

cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh

Có khoảng 200 loại bệnh khác nhau liên

quan đến cơ xương khớp, có thể chia thành

2 nhóm chính:

 Bệnh Do Chấn Thương: Bao gồm các

chấn thương liên quan đến tai nạn giao

thông, tai nạn lao động, tai nạn trong

sinh hoạt hàng ngày và thể thao

 Bệnh Không Do Chấn Thương: Gồm

các bệnh lý như bệnh tự miễn hệ thống

(như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp

cột sống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm

cơ tự miễn, xơ cứng bì), viêm khớp

tinh thể (gout), các loại bệnh thoái hóa

xương khớp, viêm gân, và u xương.[4]

Các bệnh cơ xương khớp có các triệu

chứng như đau, sưng khớp, hạn chế tầm vận

động, yếu và đau cơ, biến dạng

xương… Người bệnh ban đầu thường chủ

quan với những triệu chứng nhẹ, chỉ đến bệnh viện khi cơn đau vượt ngưỡng chịu đựng Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương hệ thống xương khớp có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm [5] Việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phục hồi và ngăn ngừa những biến chứng nặng hơn đối với người bệnh

2.2 Tổng quan về nhám thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs )

Việc khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp ngày càng nhận được sự chú trọng lớn

Do đó, việc sử dụng thuốc cũng đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu Trong số các thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp thì nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) đóng vai trò vô cùng quan trọng: không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm mà còn giảm sưng tấy, cải thiện khả năng vận động

và chất lượng cuộc sống của người bệnh Nhờ tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm viêm và đau, NSAIDs đã trở thành lựa chọn thiết yếu trong phác đồ điều trị bệnh cơ xương khớp, giúp bệnh nhân duy trì hoạt động hàng ngày và nâng cao sức khỏe tổng thể Dựa vào khả năng ức chế các loại enzyme COX khác nhau mà phân NSAIDs thành hai nhóm chính là NSAIDs ức chế không chọn lọc và NSAIDs ức chế chọn lọc

NSAIDs ức chế không chọn lọc:

Nhóm này ức chế cả enzyme COX-1 và COX-2 Enzyme COX-2 là loại enzyme có ở

vị trí viêm nhiều hơn Trong khi enzym

Trang 6

COX-1 thường gặp ở dạ dày, mạch máu và

tiểu cầu NSAIDs ức chế không chọn lọc

bao gồm: Aspirin, ibuprofen, naproxen…

NSAIDs ức chế chọn lọc: Nhóm

này ức chế chọn lọc chủ yếu trên enzyme

COX-2, ức chế yếu COX-1 Nhóm này bao

gồm: Meloxicam, celecoxib, etoricoxib,

lumiracoxib, valdecoxib… [6]

Nhóm này có ít nhất 20 chất có cấu trúc

hóa học khác nhau nhưng cách thức tác

dụng tương tự nhau Ngoài ra, nhóm thuốc

này còn có mặt trong các loại kem, gel bôi

tại chỗ hoặc miếng dán ngoài da (Salonpas, Voltaren emugel ) [7] Tuy có nhiều tác dụng là vậy nhưng việc sử dụng các loại thuốc này vẫn cần sự theo dõi chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày

và các vấn đề về tim mạch Các đối tượng khám tại Bệnh viện Bạch Mai thường là các bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh mắc kèm, nguy cơ gặp các tương tác thuốc và phản ứng có hại cao nên việc sử dụng NSAIDs trong quá trình điều trị thế nào để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế TDKMM của thuốc là một vấn đề luôn được quan tâm

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đơn thuốc ngoại

trú của bệnh nhân được chẩn đoán mắc các

bệnh cơ xương khớp, có chỉ định NSAIDs ở

khoa Cơ xương khớp tại bệnh viện Bạch

Mai từ 01/01/2023 đến 30/06/2023

- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả các đơn

thuốc bệnh nhân ngoại trú, có chỉ định các

thuốc giảm đau kháng viêm không steroid

để điều trị các bệnh cơ xương khớp

- Tiêu chuẩn loại trừ:

 Đơn thuốc không đầy đủ thông tin

 Đơn thuốc không được kê đơn

NSAIDs

 Đơn thuốc của bệnh nhân mất trí

nhớ, tâm thần

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp

mô tả cắt ngang, hồi cứu

3.2.2 Cỡ mẫu và cách lấy mẫu: Chọn 400

đơn thuốc của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai thỏa mãn với tiêu chuẩn lựa chọn

3.2.3 Biến số nghiên cứu: Tuổi, giới tính,

thời gian bị bệnh, các bệnh mắc kèm; số thuốc trung bình trong một đơn thuốc; số NSAIDs trung bình trong một đơn thuốc; các thuốc làm giảm TDKMM của NSAIDs; dạng thuốc thường gặp trong kê đơn; hiệu quả điều trị

3.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử

dụng phiếu thu thập thông tin thu thập từ đơn thuốc của bệnh nhân

3.3 Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu

bằng phần mềm Excel 2021

3.4 Đạo đức nghiên cứu: Đây là nghiên

cứu mô tả không can thiệp vào quá trình điều trị Các đối tượng nghiên cứu được sự

Trang 7

đồng ý của bệnh viện Bạch Mai Mọi thông

tin của bệnh nhân được đảm bảo giữ bí mật

Ngoài ra, các kết quả thu thập được từ

nghiên cứu chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu mà không ảnh hưởng tới những đối tượng tham gia

IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu

Bảng 1 Sự phân bố về tuổi của người bệnh trong mẫu khảo sát

Nhận xét: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 53.25, thấp nhất là 20 tuổi cao nhất là 85 tuổi

Tỷ lệ nữ luôn nhiều hơn tỷ lệ nam ở mọi nhóm tuổi, cụ thể trong tổng số bệnh nhân khảo sát, nữ chiếm 55% (220) và nam chiếm 45% (180) Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 55 đến 65 tuổi và

từ 40 đến 55 tuổi và lần lượt là 42.75% và 3.25% Độ tuổi dưới 40 tuổi là 13%, từ 65 đến 80 tuổi

là 9% và trên 80 tuổi là 4%

Bảng 2 Sự phân bố về nghề nghiệp trong mẫu khảo sát

Nhận xét: Trong cơ cấu nghề nghiệp của các bệnh nhân thì hưu trí và nội trờ chiếm tỷ lệ cao lần

lượt là 28% và 26% Các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như công nhân viên chức 21.5%; nông dân 18% và ngành khác chiếm 6,5%

Trang 8

Cơ cấu bệnh tật

24.60%

48.20%

5.10%

7.80%

3.40%5.60%

loãng xương thoái hóa khớp thoái hóa cột sống viêm khớp dạng thấp viêm màng dịch hoạt, viêm bao gân gút

khác

Biểu đồ 1 Tỷ lệ các bệnh cơ, xương, khớp được chẩn đoán

Nhận xét: Trong số các bệnh cơ, xương, khớp thường gặp tại bệnh viện, bệnh thoái hoá khớp

chiếm tỷ lệ cao nhất là 48.2%, các nhóm bệnh khác chiếm tỷ lệ thấp hơn Bệnh loãng xương chiếm tỷ lệ 24.6%; viêm khớp dạng thấp 7.80%; gút 5.60%; thoái hóa cột sống 5.10%; viêm màng dịch hoạt viêm bao gân 3.4%

Bảng 3: Tỷ lệ các bệnh lý mắc kèm

Bệnh kèm

Bệnh tiêu hóa Trào ngược dạ dày- thực quản 20.41%

Bệnh tim mạch Tăng huyết ápThiếu máu cơ tim cục bộ 19.24%2.26% Khác

Đái tháo đường 15.83% Rối loạn lipid máu 11.49% Bệnh lý tiền đình 1.15%

Trang 9

Nhận xét: Các bệnh lý mắc kèm bao gồm một số bệnh như: trào ngược dạ dày-thực quản

20.41%; viêm dạ dày 8.26%; tăng huyết áp 19.24%; thiếu máu cơ tim cục bộ 2.26% và một số bệnh lý khác (đái tháo đường 15.83%, rối loạn lipid máu 11.49% và bệnh lý tiền đình 1.15%)

4.2 Đặc điểm sử dụng thuốc NSAIDs

Bảng 4: số NSAIDs trong 1 đơn thuốc

Nhận xét: Các đơn được kê từ 1 đến 2 thuốc NSAIDs, trong đó số đơn kê 1 thuốc NSAIDs

chiếm tới 95% trong tổng số đơn, chỉ 5% đơn được kê 2 NSAIDs

Bảng 5: Số ngày sử dụng của các thuốc NSAIDs

STT Số ngày sử dụng NSAIDs Số lần kê Tỷ lệ(%)

Nhận xét: Thời gian trung bình của 1 đợt điều trị là 7,34 ngày; thấp nhất là 3 ngày và dài nhất là

20 ngày Đa số các bênh nhân được kê đơn sử dụng thuốc NSAIDs trong thời gian 6-9 ngày (83%) Với các đơn thuốc sử dụng trên 15 ngày được khảo sát chỉ chiếm tỷ lệ 1,5%

Bảng 6 Kiểu phối hợp NSAIDs trong điều trị bệnh xương khớp

2 1 thuốc ƯCKCL COX +Paracetamol 3 0.75%

4 1 thuốc ƯCCL COX-2 + Paracetamol 4 1%

6 1 thuốc ƯCKCL COX + 1 thuốc ƯCKCL COX dạng bôi 12 3%

Trang 10

ngoài da

7 1 thuốc ƯCCL COX-2 + 1 THUỐC ƯCKCL COX dạng bôi ngoài da 6 1.5%

8 Paracetamol |+1 thuốc ƯCKCL COX dạng bôi ngoài da 5 1.25%

Ghi chú: ƯCCL: Ức chế chọn lọc; ƯCKCL: Ức chế không chọn lọc.

Nhận xét: Có 8 kiểu phối hợp các NSAIDs, trong đó, sử dụng các thuốc ƯCKCL COX, ƯCCL

COX-2 đơn thuần có tỷ lệ cao nhất lần lượt là 60% và 32%; kiểu phối hợp các thuốc ƯCKCL COX và ƯCCL COX-2 với 1 paracetamol, hay sử dụng paracetamol đơn thuần ít được ghi nhận

Bảng 7 Các hoạt chất NSAIDs được kê trong các đơn thuốc

6 Bột pha dung dịch uống 1 0.25%

1 Nhóm thuốctiêu hóa Ức chế bơm protonKháng acid 15426 18.24%

Thuốc tiêu hóa khác 12

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w