Đề tài thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của nhnn việt nam từ 2020 đến nay Đề tài thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của nhnn việt nam từ 2020 đến nay Đề tài thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của nhnn việt nam từ 2020 đến nay Đề tài thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của nhnn việt nam từ 2020 đến nay
Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đóNHTW, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt các mục tiêu về giá cả, sản lượng và công ăn việc làm.
Vai trò của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế Chính sách này góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả hàng tiêu dùng, ổn định được thị trường vàng, thị trường ngoại hối,… từng bước giúp phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế Ngoài ra, đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hoạt động của các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.
Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ
- Ổn định giá cả Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của CSTT và là mục tiêu dài hạn NHTW một số nước nhận thất rõ rằng việc ổn định giá cả hoặc giá trị tiền tệ duy nhất thuộc về CSTT Ổn định giá trị tiền tệ là ổn định sức mua của tiền tệ và ổn định giá cả Các NHTW thường lượng hóa mục tiêu này bằng tỷ lệ tăng của chỉ số giá tiêu dùng xã hội.
Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn Điều này có nghĩa là NHTW sẽ không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả về mặt ngắn hạn Do những biện pháp về CSTT tác động đến nền kinh tế có tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ xảy ra vào thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTW trong việc theo đuổi để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.
CSTT phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế Đó là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ Sự tăng trưởng phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.
Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mô nào Đó là nền tảng cho mọi sự ổn định, vì một nền kinh tế tăng trưởng sẽ đảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.
- Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ
CSTT phải quan tâm đến khả năng tạo công ăn việc làm, giảm áp lực xã hội của thất nghiệp Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0 Mỗi quốc gia cần xác định được tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên một cách chính xác để đạt được mục tiêu này và cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cũng được coi là mục tiêu của CSTT. b Mục tiêu trung gian
Bằng việc sử dụng các công cụ của CSTT, NHTW không thể tác động trực tiếp và ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế như: giá cả, sản lượng và công ăn việc làm Ảnh hưởng của CSTT chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định từ 6 tháng đến 2 năm Sẽ là quá muộn và không hiệu quả nếu NHTW đợi các dấu hiệu về giá cả, tỷ giá, thất nghiệp để điều chỉnh các công cụ Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng Các chỉ tiêu này trở thành mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.
Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHTW lựa chọn để đạt được mục đích cuối cùng của CSTT.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng tiền cung ứng (M1, M2 hoặc M3) hoặc mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).
Mô tả các công cụ chính sách tiền tệ thông thường được ngân hàng trung ương sử dụng 4 1 Công cụ trực tiếp
Công cụ gián tiếp
Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. a Dự trữ bắt buộc (DTBB)
DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó Mức DTBB được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.
- Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc:
+ Tác động vào dự trữ của ngân hàng
● Đối với từng ngân hàng
● Đối với hệ thống ngân hàng
+ Tác động qua lãi suất
● Đối với từng ngân hàng
● Đối với hệ thống ngân hàng
Lợi thế chủ yếu của DTBB trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng là sự thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng Đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến khối lượng tiền cung ứng Chỉ cần một phần trăm thay đổi tỷ lệ DTBB tính trên tổng số dư tiền gửi bình quân ngày, mức dự trữ sẽ thay đổi đáng kể và dẫn đến sự thay đổi theo cấp số nhân của khối lượng tiền cung ứng Điều này làm cho công cụ DTBB trở nên thiếu linh hoạt vì sự thay đổi thường xuyên sẽ gây nên sự bất ổn định cho hoạt động của các ngân hàng và chi phí cho sự điều chỉnh thích ứng với tỷ lệ DTBB mới là rất tốn kém Mặt khác, sự thay đổi DTBB (đặc biệt trong trường hợp tăng) gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Vì thế công cụ này thường được sử dụng kết hợp với các công cụ khác nhằm điều chỉnh lượng vốn khả dụng các ngân hàng khi cần thiết. b Chính sách tái cấp vốn
Chính sách tái cấp vốn (TCV) bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn; chủ yếu là tín phiếu Kho bạc và thương phiếu Các NHTM đi vay NHTW nhằm bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay Bộ phận này được sử dụng như bất kỳ bộ phận dự trữ nào khác để bù đáp nhu cầu DTBB bổ sung số dự trữ vượt mức để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế hoặc ngăn chặn nguy cơ phá sản của các ngân hàng khi cần thiết Điểm khác biệt chủ yếu giữa dự trữ đi vay và dự trữ khác là chúng phải được trả lại cho NHTW khi đến hạn.
- Cơ chế tác động của tái cấp vốn:
+ Tác động về mặt lượng
+ Tác động về mặt giá (lãi suất)
Công cụ này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt các mục tiêu trung gian Tuy nhiên mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTW, vì thế nó là công cụ kém chủ động Để khắc phục nhược điểm này người ta thường sử dụng kết hợp với công cụ DTBB. c Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của NHTW trên thị trường mở thông qua việc mua bán các chứng khoán Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất
- Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở:
+ Tác động về mặt lượng
+ Tác động về mặt giá
+ Tác động về giá chứng khoán Đây là công cụ điều tiết các mục tiêu trung gian có hiệu quả nhất vì nó rất linh hoạt và chủ động Hơn nữa sự tác động của nghiệp vụ thị trường mở là lợi dụng cơ chế của thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược lại chiều hướng điều chỉnh của NHTW Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; những người kinh doanh chứng khoán không bị bắt buộc mua hoặc bán theo một giá ấn định, nhưng NHTW có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác Điều kiện quan trọng nhất cho phép sử dụng công cụ này là sự phát triển của thị trường vốn thứ cấp nói chung và TTTT nói riêng Các chứng khoán được mua, bán trong nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán đã phát hành trước đây và đang lưu thông trên thị trường thứ cấp Ngoài ra NHTW phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ 2020 ĐẾN NAY.
2.1 Thực trạng các Công Cụ Chính Sách Tiền Tệ của NHNN Việt Nam
2.1.1 Thực trạng các công cụ CSTT của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 + Về điều hành lãi suất: Để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, trong năm 2020, NHNN đã 03 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô tương đối lớn (ngày 17/03/2020, 13/50/2020, và 01/10/2020- Bảng 1) với tổng mức giảm từ 1,75- 2,25%/ năm để sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh Theo đó, qua 3 lần giảm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống còn 4% và lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 2,5% (Hình 1) Như vậy so với các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam là một trong những quốc gia có mức giảm lãi suất mạnh nhất, cụ thể thông qua các văn bản của NHNN như sau:
Chính sách liên quan đến lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi, tiền vay ngắn hạn
- Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm;
- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của ngân hàng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm;
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới
06 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm.
- Giảm lãi suất tái cấp vốn còn 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu còn 3,0%/năm;
- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của ngân hàng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm còn 5,0%/năm;
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới
- Giảm lãi suất tái cấp vốn còn 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu còn 2,5%/năm;
- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của ngân hàng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm còn 4,5%/năm;
- Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới
Chính sách liên quan đến công cụ tái cấp vốn
Thông tư số 05/2020/ TT- NHNN
Quy định về tái cấp vốn đối với NHCSXH để thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
- Số tiền tối đa: 16.000 tỷ VND
- Lãi suất tái cấp vốn và tái cấp vốn quá hạn là 0%
- Thời hạn tái cấp vốn: 364 ngày kể từ ngày giải ngân
- Thời hạn giải ngân: 31/07/2020 Quyết định số
NHNN quyết định tái cấp vốn đối với NHCSXH để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc:
- Số tiền tối đa: 16.000 tỷ VND
- Lãi suất tái cấp vốn và tái cấp vốn quá hạn là 0%
Bên cạnh đó, để giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, trong năm 2021, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành ở mức thấp mặc dù lãi suất thế giới tăng, nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn từ NHNN cho TCTD, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay Đồng thời, NHNN ban hành nhiều văn bản chỉ đạo TCTD tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung giảm lãi suất cho vay. Như vậy, có thể thấy, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, qua đó giảm mặt bằng lãi suất thị trường góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn Đồng thời, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân, NHNN cũng điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD đối với khách hàng với tổng mức giảm là 1%/năm; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng Việc điều chỉnh giảm mạnh trần lãi suất cho vay VND về mức 5%/năm, sát với lãi suất huy động ngắn hạn của TCTD thể hiện thông điệp mạnh mẽ của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.
Cùng với việc giảm mức lãi suất điều hành, NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn Việc điều hành giảm các mức lãi suất nêu trên cùng với các giải pháp chính sách tiền tệ (CSTT) đồng bộ đã tác động làm giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 0,6- 0,8%/năm so với cuối năm 2019 Trong đó, có một số ngân hàng đã giảm từ 1- 2,5%/năm Với trách nhiệm xã hội, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất giảm lên tới 3% so với thời điểm trước COVID-19 Tháng 7/2021, thực hiện Nghị quyết 63/ NQ-CP của Chính phủ, 16 TCTD lớn nhất hệ thống cam kết qua Hiệp hội Ngân hàng từ 15/07/2021 đến cuối năm 2021 tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm đối với dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch, tổng số tiền lãi giảm khoảng 20.613 tỷ đồng; 04 NHTM Nhà nước dành thêm 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, phí dịch vụ trong thời gian giãn cách tại các địa bàn phải áp dụng Chỉ thị 16.
+ Tỷ giá và thị trường ngoại hối:
NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới.
NHNN đã điều hành linh hoạt tỷ giá dưới tác động tiêu cực của các yếu tố tâm lý gây nên bởi lo ngại dịch COVID-19 Nhờ đó, trong cả năm 2020, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định.