HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI.
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI
Giảng viên : Ths Nguyễn Thị Minh Thúy
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC TỪ VI ẾT TẮT 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 6
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề 6
1.1.1 Khái niệm về thuốc lá điện tử 6
1.1.2 Cấu tạo và thành phần có trong thuốc lá điện tử 6
1.1.2.1 Cấu tạo 6
1.1.2.2 Thành phần 6
1.1.3 Tác hại của thuốc lá điện tử 6
1.2 Th ực trạ ng 7
1.3 Lý do chọn đề tài 7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 9
2.1 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 9
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 9
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 9
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu 9
2.2 Mục đích nghiên cứu 9
2.3 Phương pháp nghiên cứu 9
2.4 Đạo đức nghiên cứu 9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 10
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu 10
3.3 Nhận xét chung 13
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 14
4.1 Thực trạng hút thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu 14
4.2 Hạn chế của nghiên cứu 14
4.3 Kết luận 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 10 Bảng 3.2: Lý do hút thuốc lá điện tử của ĐTNC (n=55) 11 Bảng 3.3: Thực trạng hút thuốc lá điện tử của ĐTNC có sử dụng (n=3) 11 Bảng 3.4: Quan điểm của ĐTNC không hút thuốc về tình trạng sử dụng của người quen (n=52) 12 Biểu đồ 3.1: Nhận thức của ĐTNC về tác hại của thuốc lá điện tử (n=55) 10 Biểu đồ 3.2: Tình trạng hút thuốc của ĐTNC (n=55) 11
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều nhất [1] Có thể thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao Những lí do dẫn đến thực trạng trẻ vị thành niên hút thuốc lá điện tử thường đến từ sự thiếu hụt nhận thức và chưa được tiếp cận đúng cách Trẻ vị thành niên thường hiểu chưa đúng về tác hại của thuốc lá điện tử, cho rằng thuốc lá điện tử ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường và là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu
Ngoài ra, các hình thức quảng cáo thường nhằm vào đối tượng thanh thiếu niên Các nhãn hàng thi nhau sản xuất những hương vị mới, thiết kế ấn tượng, đa dạng về màu sắc và hình dạng, rất nhiều sản phẩm được thiết kế như đồ dùng học tập (bút, USB ), dây đeo cổ, đồng hồ đeo tay, cây son môi nên giáo viên và cha
mẹ không biết vì không nhận ra được đó là thuốc lá điện tử Đặc biệt, khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam còn rất dễ dàng, thuốc lá được bày bán khắp nơi Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc cấp phép để quản lý các điểm bán thuốc lá lẻ
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
1.1.1 Khái ệm về thuốc lá điện tử ni
Thuốc lá điện tử (Electronic cigarettes) là những ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp có chứa hỗn hợp dung dịch nicotin hoặc các loại chất hóa học khác và đi kèm với những bộ phận điện tử dùng pin để làm nóng, từ đó sản sinh ra một loại khí (khói) màu trắng cho người sử dụng hít vào [3]
1.1.2 Cấu tạo và thành phần có trong thuốc lá điện tử
1.1.2.1 Cấu tạo
Cấu tạo của thuốc lá điện tử thường có 3 phần chính, bao gồm phần đầu ống, phần thân máy và ống đựng tinh dầu Phần đầu ống hay còn có tên có tên gọi khác
là RDA (Rebuildable Dripping Atomizer - Buồng đốt nhỏ giọt) Đây là nơi để đốt cháy tinh dầu từ dạng lỏng sang dạng hơi Phần thân máy là nơi chứa pin và các bộ phận điều khiển Thân máy của thuốc lá điện tử được thiết kế với rất nhiều mẫu mã
đa dạng khác nhau, tùy theo sở thích và mục đích của người sử dụng Ống đựng tinh
-E-Juice Phần tinh dầu ở trong khi ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành dạng khói
1.1.2.2 Thành phần
Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử thường bao gồm: nicotine, propylene glycol, glycerin, và chất tạo hương vị (có hơn 15.500 loại hương
vị khác nhau, trong đó, nhiều loại có chứa chất độc)
Khói của thuốc lá điện tử có chứa nicotine, acetaldehyde, acetone, acrolein, formaldehyde, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), nitrosamine đặc trưng của thuốc lá (TSNA) và kim loại (đặc biệt nồng độ chì, crom, niken và fomandehit được tìm thấy trong khói của một số sản phẩm thuốc
lá điện tử ở mức bằng và cao hơn thuốc lá điếu truyền thống) [3]
1.1.3 Tác hại của thuốc lá điện tử
Vốn dĩ, thuốc lá điện tử được sử dụng nhằm hỗ trợ việc cai thuốc lá truyền thống Trên thực tế, nó lại đem tới nhiều mặt hại hơn là lợi
Các thành phần hóa học có trong thuốc lá điện tử có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sự phát triển của não bộ trẻ vị thành niên và gây nên những bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi thể lỏng
và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn Ngoài ra, thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói
Trang 7thuốc Đồng thời, thuốc lá điện tử cũng gây hại tới tim mạch Nó làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim mạch
Thuốc lá điện tử kém chất lượng có khả năng dẫn đến cháy nổ pin nếu sơ suất trong lúc sạc gây tổn thương đến người và tài sản Thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với thuốc lá điện tử Điều này còn kéo theo những gánh nặng về mặt kinh tế đến với gia đình và người thân khi cần phải tiêu tốn một lượng chi phí không nhỏ để chữa trị [4]
1.2 Thực trạng
Theo điều tra của Bộ Y Tế, tình hình sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi
13-15 vào năm 2022 là 3,5%, so với năm 2019 là 2,6% Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ Đặc biệt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở nhóm tuổi 15 -
(chiếm 1,4%) [5]
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tại Việt Nam, 3 năm trở lại đây,
số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng Theo kết quả nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2020, tỷ lệ học sinh sử dụng
-năm 2023 đến nay, kết quả xét nghiệm các mẫu thuốc lá điện tử mà bệnh nhân bị ngộ độc có mang đến Trung tâm Chống độc trong quá trình cấp cứu, điều trị, đã phát hiện tới 13 mẫu có thành phần ma túy, chất cần sa tổng hợp, trong đó có những loại
ma túy thế hệ mới Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ sử dụng
ma túy, uống rượu và dùng sai thuốc chữa bệnh [6]
Theo kết quả Điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thực hiện năm 2019 tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy: “Tỷ lệ sử dụng TLĐT
tử tăng lên 2,6%”, so với tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2% [7]
1.3 Lý do chọn đề tài
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu chủ đề này bởi vì những tác hại mà TLĐT gây ra đã có những biểu hiện càng ngày càng rõ ràng lên giới trẻ Những hậu quả
có thể kể đến như sự suy giảm về chất lượng sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, tạo nên một môi trường trường học, xã hội không lành mạnh và sự gia tăng tệ nạn trong độ tuổi vị thành niên Bên cạnh đó, TLĐT cũng đang là chủ đề gây tranh
Trang 8cãi trên mạng xã hội vì nó bị cho rằng là một trào lưu, rằng việc hút thuốc lá điện
tử là đua đòi, lãng phí và không hỗ trợ cai thuốc lá điếu truyền thống Việc điều tra
về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ cung cấp bằng chứng khoa học cho việc phòng tránh các tác hại của TLĐT, nâng cao nhận thức và giải đáp hiểu nhầm của người dân về TLĐT
Trang 9CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.2 Khách ể nghiên cứu th
Trẻ vị thành niên từ 12 đến 18 tuổi, chia ra hai nhóm độ tuổi như sau:
1 Nhóm thứ nhất, trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi đang học tập và rèn luyện
ở bậc trung học cơ sở
2 Nhóm thứ hai, trẻ vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi đang học tập và rèn luyện ở bậc trung học phổ thông
2.1.3 Ph ạm vi nghiên cứu
Trẻ vị thành niên ở các trường cấp hai và cấp ba trong khu vực toàn thành phố Hà Nội
2.2 Mục đích nghiên cứu
Dưới tình trạng đáng báo động về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở lứa tuổi
vị thành niên, khiến cho rất nhiều học sinh gặp nhiều vấn đề nghiêm nghiêm trọng
về sức khỏe và gây nên nhiều mối lo ngại cho xã hội Đề ngăn chặn tình trạng này,
đã có những giải pháp được sử dụng, tuy nhiên việc tìm hiểu xu hướng sử dụng thuốc
lá điện tử ở trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội là điều cần thiết, để từ đó nhận biết được thực trạng vấn đề, yếu tố tác động đến hành vi, suy nghĩ của đối tượng trẻ vị thành niên
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi rồi thực hiện khảo sát với các đối tượng nghiên cứu
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích số liệu, sử dụng các bài nghiên cứu từ các tổ chức trong nước và quốc tế làm cơ sở so sánh xu hướng sử dụng TLĐT của trẻ vị thành niên Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
2.4 Đạo đức nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự đồng thuận, tự nguyện của đối tượng khảo sát, thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát cũng được bảo mật tuyệt đối nội dung trong bài đều được ghi rõ nguồn tham khảo, tuân thủ các quy tắc cho một bài tiểu luận giữa kỳ Các cơ sở lý luận, kiến thức có trong bài tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không bịa đặt, xuyên tạc
Trang 10CHƯƠNG 3: KẾT QU Ả NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Qua bảng 3.1, có thể thấy phần lớn những người hứng thú đến vấn đề này và muốn tiếp cận là nữ, chiếm đến ⅔ tổng số người tham gia khảo sát Trong số các đối tượng nghiên cứu, chiếm đa phần là các học sinh, sinh viên Trong đó, tỉ lệ học sinh THCS và THPT lần lượt là 32,7% và 43,6%
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu
Theo biểu đồ 3.1, 100% đối tượng tham gia khảo sát đều biết về tác hại của thuốc lá điện tử
Trang 11Biểu đồ 3.2: Tình trạng hút thuốc của ĐTNC (n=55)
Theo biểu đồ 3.2, phần lớn những đối tượng được khảo sát không sử dụng thuốc lá điện tử (85,5%), số ít người đã bỏ (9,1%) và chỉ có ba đối tượng khảo sát vẫn còn sử dụng thuốc lá điện tử (5,5%)
Bảng 3.2: Lý do hút thuốc lá điện tử của ĐTNC (n=55)
Vì cho rằng hút thuốc lá điện tử giúp cai thuốc lá điếu và
không gây hại
50,9
Từ bảng 3.2, có thể nhận thấy đối với lý do khiến học sinh hút thuốc lá điện
tử, những lý do được cho là có tác động lớn nhất đó là: Do tò mò, muốn trải nghiệm cảm giác mới (89,1%); Do bạn bè rủ rê (83,6%) ; Hút để giải tỏa căng thẳng (70,9%)
và Vì cho rằng thuốc lá điện tử giúp cai thuốc lá điếu và không chứa độc tố gây hại (50,9%) Chỉ có 1,8% Đồng ý với tất cả các ý kiến và một ý kiến khác được cung cấp thêm là để Thể hiện bản thân trên nền tảng MXH
Bảng 3.3: Thực trạng hút thuốc lá điện tử của ĐTNC có sử dụng (n=3)
Trang 12Thời gian sử dụng hết
Địa điểm hút thuốc
chính
Công khai với người
Ý định bỏ thuốc lá trong
tương lai
Theo bảng 3.3, đối với ba đối tượng được khảo sát còn sử dụng thuốc lá điện
tử, thời gian sử dụng thuốc lá điện tử là Trên 2 năm; Từ 6 tháng đến một năm và dưới 6 tháng Tất cả đều sử dụng hết 30ml tinh dầu trên một tháng Hai địa điểm được ưu tiên hút thuốc lá điện tử là Ở nhà (66,7%) và Công viên, cà phê, quán nước, quán net (66,7%) Gia đình và người thân của hai trên ba đối tượng không biết về việc sử dụng thuốc lá điện tử Tất cả đối tượng đều có ý định bỏ sử dụng thuốc lá điện tử trong tương lai
lượng
Tỷ lệ (%)
Thời gian sử dụng hết 30ml
tinh dầu của người quen
Người hút thuốc có công khai
không
Theo bảng 3.4, những ĐTNC không sử dụng thuốc lá điện tử cho rằng những
địa điểm hút thuốc điện tử phổ biến nhất: Quán nước, công viên, cafe (96,2%); Ở
trường (69,2%); Ở nhà (38,5%) Các địa điểm bắt gặp còn lại đều có tỷ lệ là 1,9%
Trang 13là Ngoài đường; Tất cả mọi nơi không bị cấm; Mạng xã hội và Tất cả các địa điểm
kể trên
Về thời gian sử dụng hết 30ml tinh dầu của người quen đối tượng khảo sát:
Sử dụng trên một tháng (36,5%); Không có thông tin (34,7%) và Dưới một tháng
(28,8%) Phần lớn những người quen của đối tượng được khảo sát không công khai
với người thân về hành động hút thuốc lá điện tử (78,8%), còn lại có công khai
(21,2%)
3.3 Nhận xét chung
Nhìn chung, qua cuộc khảo sát đã thể hiện phần nào diễn biến thực trạng hút thuốc lá điện tử ở độ tuổi vị thành niên trên địa bàn Hà Nội Tuy phần lớn trẻ vị thành niên không sử dụng thuốc lá điện tử những vẫn còn một số đối tượng tìm đến thuốc lá điện tử với lý do chủ quan như tò mò, hay khách quan như bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như bạn bè hay áp lực trong học tập, cuộc sống, hoặc xuất phát từ những nhận thức sai về hậu quả của thuốc lá điện tử
Có thể thấy rằng, vấn đề này vẫn tồn tại và đang dần nổi cộm trong xã hội ngày nay ở độ tuổi vị thành niên Vì thế, gia đình, nhà trường phải nhận thức rõ và đúng đắn, đồng thời phổ biến những kiến thức cơ bản về tác hại của thuốc lá điện tử cho con cái và học sinh Không những vậy, chính những trẻ vị thành niên phải chủ động kiềm chế sự tò mò, dứt bỏ mọi cám dỗ bên ngoài để bảo vệ bản thân khỏi các tác hại mà thuốc lá điện tử gây nên
Trang 14
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1 Thực trạng hút thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ hút/ từng hút TLĐT của trẻ vị thành niên ở thành phố Hà Nội là khá cao (14,5%), tỷ lệ này ở nam giới là 62,5% và ở nữ giới là 37,5% Đây là điều có thể lý giải khi Hà Nội là một thành phố lớn, phát triển hơn các tỉnh thành khác và là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, giải trí Điều kiện gia đình cao, mạng
xã hội phát triển có thể đã khiến các đối tượng nghiên cứu được tiếp cận gần với
4.2 Hạn chế của nghiên cứu
hạn chế Vì vậy, kết quả của bài nghiên cứu không thể đại diện cho toàn bộ những
chung Tuy đưa Hà Nội vào nghiên cứu chưa thể đại diện cho cả nước Việt Nam, song đây là một thành phố lớn, có nhiều trường trung học, phổ thông, cao đẳng và đại học, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là học sinh, sinh viên
4.3 Kết luận
14,5% những người tham gia nghiên cứu có sử dụng hoặc đã từng sử dụng TLĐT, mặc dù tất cả những người này đều biết về tác hại của TLĐT Trong đó, nam giới có xu hướng hút cao gấp 1,66 lần so với nữ giới