1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học đại cương đề tài nghiên cứu quan điểm của sinh viên ngoại giao về hôn nhân đồng giới

22 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu quan điểm của sinh viên Ngoại giao về hôn nhân đồng giới
Tác giả Chu Thanh Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Nam
Trường học Học viện Ngoại giao Việt Nam
Chuyên ngành Xã hội học đại cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Đặc biệt, vấn đề về hôn nhân đồng giới cũng là một khía cạnh quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm tới từ xã hội, cũng đang trong quá trình vận đồng, lấy ý kiến công khai nhằm đảm bảo n

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

************

TIỂU LUẬNMÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu quan điểm của sinh viên Ngoại giao về hôn nhân

đồng giới

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6Trưởng nhóm: Chu Thanh PhươngLớp: XHHĐC-QHQT50.6_LTGiảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ HỒNG NAM

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Lời mở đầu 3

1 Tên đề tài 3

2 Tính cấp thiết của đề tài 3

3 Tóm tắt lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Mục đích nghiên cứu 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Kết cấu 6

II Nội dung 7

1 Phương pháp thực hiện nghiên cứu 7

2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu 7

3 Đánh giá, nhận xét, và các khuyến nghị 14

3.1 Đánh giá và nhận xét 14

3.2 Khuyến nghị 17

III Kết luận 17

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

V MỤC LỤC (BẢNG HỎI) 19

Trang 3

I Lời mở đầu

1 Tên đề tài

Nghiên cứu quan niệm của sinh viên Ngoại giao về hôn nhân đồng giới

2 Tính cấp thiết của đề tài

LGBT - viết tắt của các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tínhluyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái(Bisexual), người chuyển giới (Transgender) Ngoài ra hiện nay còn nhiềunhững thuật ngữ mới xuất hiện trong cộng đồng như người có khuynh hướngtình dục nằm ngoài nhóm nam, nữ (Queer), người liên giới tính (Intersex),người vô tính (Asexual), Ở thời kỳ trước, khi y học chưa phát triển, xã hộichưa hiện đại như ngày nay thì những người thuộc cộng đồng LGBT có thể bịcoi là mắc bệnh tâm thần Nhưng kể từ ngày 15/7/1990, Liên Hiệp Quốc công

bố LGBT không phải là một bệnh tâm thần - một cột mốc đáng nhớ với nhữngngười thuộc cộng đồng này bởi họ đã chính thức được thừa nhận, được tự dosống với chính mình và được coi là một trong những cộng đồng của nhân loại

Đi kèm với sự phát triển và công nhận, cộng đồng LGBT ngày nay cũng đangvận động đòi lại những quyền lợi cơ bản của mình như sự công nhận về mặtpháp lý hay bảo vệ quyền con người

Với sự cởi mở và cập nhập hơn trong thời đại ngày nay, những vấn đề cơ bảncủa cộng đồng đang dần được xã hội quan tâm và bàn luận Điển hình là dự thảoluật Chuyển đổi giới tính dành cho nhóm cộng đồng người chuyển giới đangnhận được nhiều sự quan tâm từ những nhóm tổ chức và Quốc hội khi dự thảoluật này đã được đăng tải trên trang cổng thông tin Quốc hội vào ngày30/11/2023 và sẽ được xuất trình Quốc hội để lấy ý kiến vào kỳ họp tiếp theodiễn ra vào tháng 10 năm 2024 Đây là một thông tin đáng mừng cho cộng đồng

Trang 4

cũng như toàn thể nhân dân khi nhà nước Việt Nam đã có những cái nhìn cởi

mở hơn về quyền lợi dành cho nhóm thiểu số này Đặc biệt, vấn đề về hôn nhânđồng giới cũng là một khía cạnh quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm tới từ

xã hội, cũng đang trong quá trình vận đồng, lấy ý kiến công khai nhằm đảm bảonhững quyền lợi cơ bản về hôn nhân, tình yêu, quyền con người cho nhóm cộngđồng người đồng tính

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá được nhu cầu, mức độ quantâm và sự nhận thức của sinh viên Học viện Ngoại giao về vấn đề Hôn nhânđồng giới hiện nay Thông qua những nghiên cứu tổng quát cùng phần khảo sát

đã thực hiện với những sinh viên cùng thế hệ, các hoạt động trao đổi, thảo luậnnhóm đã diễn ra sôi nổi và giúp từng thành viên có cái nhìn khoa học hơn, cụthể hơn về chủ đề này Từ đây, giúp cho các thành viên trong nhóm có cái nhìnsâu sắc hơn về đề tài nhóm đang thực hiện nói riêng, cũng như là có cái nhìnbao quát và toàn diện hơn về học phần xã hội học nói chung

3 Tóm tắt lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề “Hôn nhân đồng giới” đã được chú ý và quan tâm tại Việt Nam từ khásớm, đặc biệt, năm 2013, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường(iSEE) cùng Viện Xã hội học và Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã phốihợp, thực hiện cuộc khảo sát xã hội quy mô toàn quốc về thái độ, quan điểm của

xã hội Việt Nam về vấn đề hôn nhân đồng giới Đã có 33.7% người tham giakhảo sát ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và 41.2% công nhận quyềnchung sống như vợ chồng của những người chung giới tính Cũng như vậy, theokhảo sát của Vnexpress trong tháng 8/2013, có 1.388/1.732 người (chiếm80.14%) đề nghị thừa nhận và có 1.732 người (chiếm 19.86%) không đồng ýthừa nhận [1] Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% chorằng họ muốn kết hôn, 3% không muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không

Trang 5

không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn của mình [2] Kết quả củanhững cuộc nghiên cứu, khảo sát trên đã góp phần cung cấp những thông tinnền tảng, thúc đẩy sự sửa đổi trong bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,khi Quốc hội Việt Nam thông qua việc bỏ điều khoản “cấm kết hôn giữa nhữngngười cùng giới tính” (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) và thay thế bằngquy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8,Khoản 2 về điều kiện kết hôn, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Tính đến gần đây, năm 2021 vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm trái chiều vềviệc kết hôn đồng giới bao gồm cả đồng tình, phản đối và trung lập Ở ViệtNam hiện chưa có một cuộc nghiên cứu thống kê chính thức nào về xu hướngtính dục, đặc biệt là thống kê số lượng người đồng tính nam và đồng tính nữ.Theo cuộc thống kê không chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE, ước tínhđến năm 2012, Việt Nam có khoảng từ 50.000 – 125.000 người đồng tính[3].Tính tới năm 2022, con số này đã tăng lên đáng kể (chiếm từ 9-11% dân sốtheo iSEE và VESS) [4] Số lượng các cặp đôi đồng tính công khai kết hôn cũngngày càng tăng

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm hai mục đích là đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viênNgoại giao về khái niệm “Kết hôn đồng giới” cũng như thái độ của sinh viênNgoại giao về “Kết hôn đồng giới tại Việt Nam”

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Những nhiệm vụ đặt ra để đạt được mục đích của bài nghiên cứu bao gồm: Sựphổ biến của khái niệm “Hôn nhân đồng giới” trong nhóm sinh viên Ngoại giao;

Trang 6

thực trạng hiểu biết của sinh viên Ngoại giao về khái niệm “Hôn nhân đồnggiới”; ảnh hưởng về mặt đạo đức, xã hội và luật pháp Việt Nam về vấn đề “Kếthôn đồng giới”.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể cung cấp thông tin cho đề tài nghiên cứu là sinh viên khóa 50 Họcviện Ngoại giao với phạm vi nghiên cứu là 50 sinh viên

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, nhóm có sử dụng kết hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau Đầu tiên là phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tàiliệu Nhóm đã tìm và phân tích các tài liệu từ sách, báo, internet, các bài báo cáorút ra từ những công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài để có đượcnhững số liệu, tư liệu thứ cấp, thậm chí là những phân tích, kết luận có sẵn phục

vụ cho việc nghiên cứu có luận cứ rõ ràng Phương pháp thứ hai là phương pháptrưng cầu ý kiến thông qua bảng hỏi và đây là phương pháp thu thập thông tinchủ đạo trong nghiên cứu này Đối với thông tin thu được từ bảng hỏi, sẽ được

xử lý và phân tích để trình bày trong phần kết quả nghiên cứu

7 Kết cấu

Để làm rõ đề tài nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Thực hiện phương pháp nghiên cứu bảng hỏi

- Chương 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về quan niệm kết hôn đồng giớicủa sinh viên Học viện Ngoại giao

- Chương 3: Đánh giá, nhận xét, khuyến nghị về vấn đề nghiên cứu

Trang 7

II Nội dung

1 Phương pháp thực hiện nghiên cứu

Nhóm thực hiện việc trưng cầu ý kiến, quan niệm của 50 sinh viên khóa 50 Họcviện Ngoại giao về vấn đề kết hôn đồng giới qua phương pháp khảo sát bằngBảng hỏi Trong Bảng hỏi có 9 câu hỏi bao gồm những câu hỏi đóng, mở…

2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Từ bảng khảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên có quan điểm trung lập về vấn đềnày, con số này lên tới 33 sinh viên và đạt số phần trăm cao nhất 66% Trongkhi đó, chỉ có 4 sinh viên, tương đương với 8% tổng số người tham gia, khônghoặc gần như không đồng tình với ý kiến này Trái lại, có đến 30% tổng số sinhviên cho rằng đây là một ý kiến nên được ủng hộ Cuối cùng, chỉ có 3 sinh viênquan niệm rằng đây là một câu hỏi khó đưa ra một câu trả lời thích đáng và có 1sinh viên duy nhất chưa hiểu rõ câu hỏi nên không trả lời

Trang 8

Khi được hỏi đã từng nghe hoặc đọc về hôn nhân đồng giới chưa, trong số 50đáp án có 98% người trả lời đã từng nghe qua và 2% chưa từng nghe qua.

Có đến 43 người được hỏi (chiếm 86%) đồng tình hoặc gần như đồng tình vớiviệc công nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam Đây là một con số khá cao,chứng minh rằng sinh viên Khóa 50 Học viện Ngoại giao có cái nhìn cởi mở,tích cực về một chủ đề vốn từng không được xem trọng như này Chỉ có 1 ngườiđược hỏi cho rằng họ gần như không đồng tình 12% còn lại bày tỏ quan điểmtrung lập về vấn đề này, họ cho rằng vấn đề này khó trả lời đối với họ

Trang 9

Trong 98% người trả lời rằng họ đã từng nghe về hôn nhân đồng giới, có:

- 92% biết đến thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, )

- 76% tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông chính thống như thời sự,phát thanh,

- 50% biết tới qua bạn bè hoặc người thân

- 30% tìm hiểu bằng sách báo, tạp chí

Bảng dưới đây cho biết câu trả lời của sinh viên khi được yêu cầu đưa ra kháiniệm về hôn nhân đồng giới:

Số lượng sinh viên Tỉ lệ (%) Quan điểm

người cùng giới tính sinh học: Nam nam hoặc nữ - nữ

hôn nhân cơ bản giữa những người

Trang 10

cùng giới tính.

Với câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết của mình về vấn đề hôn nhân đồng giớinhư thế nào, 13,5% người trả lời nói rằng họ đã tìm hiểu kĩ về vấn đề hôn nhânđồng giới trong khi 32,7% cho rằng họ đã có hiểu biết cơ bản Đây cũng là sốlượng chiếm hơn ⅓ đối tượng khảo sát, điều này cho thấy rằng gần một nửa sốlượng sinh viên tham gia khảo sát đã có những nhận thức cơ bản về hôn nhânđồng giới 27 người (chiếm 51,9%) cho rằng họ có nghe nhắc đến nhưng chưahoặc không tìm hiểu về vấn đề này Còn lại 1 người bỏ qua không trả lời câu hỏinày

Trang 11

Theo như kết quả của bài khảo sát, có đến 17 sinh viên trên tổng số 50 sinh viênkhông đồng tình hoặc gần như không đồng tình với quy định của pháp luật ViệtNam Trong khi đó, số lượng sinh viên đồng ý với điều luật này lên tới 38%,nhiều hơn số lượng sinh viên không đồng ý 4%, tương đương với có 19 sinhviên đồng tình với luật lệ này Cuối cùng, có 14 sinh viên cho rằng đây là 1 câutrả lời khó trả lời và chỉ có duy nhất 1 sinh viên chưa từng nghe qua về hônnhân đồng giới chọn trung lập.

Từ kết quả của bảng khảo sát, ta có thể thấy rằng sinh viên duy nhất chưa từngnghe qua về khái niệm hôn nhân đồng giới đã lựa chọn không đưa ra bất kỳ lờibình luận nào về vấn đề này Đây cũng là câu trả lời đạt tỉ lệ thấp nhất, chỉ đạt2% tương đương với chỉ có duy nhất sinh viên này chọn phương án trả lời này.Cũng theo như sinh viên này thì đây là một vấn đề nhạy cảm và còn nhiều tranhcãi nên người này đã không đưa ra bất cứ đánh giá nào Bên cạnh đó, cũng có18% người tham gia cho rằng câu hỏi này khó trả lời hoặc không Phần đôngsinh viên tham gia khảo sát (80% người) đồng ý rằng hôn nhân đồng giới khôngảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội Ngoài ra cũng có 6% sinhviên có quan điểm ngược lại Họ đều có lý do sẽ được đề cập sau trong bài khảosát này

Trang 12

Đối với câu hỏi hôn nhân đồng tính sẽ có lợi hay có lợi ích hay tác hại gì đến xãhội Việt Nam, sau đây là quan điểm của từng cá nhân: Có 15 người cho rằng

“Hôn nhân đồng giới” có cả mặt lợi và hại: Trong số 12 người nêu rõ lợi ích vàtác hại của kết hôn đồng giới, họ đều có điểm chung khi cho rằng kết hôn đồnggiới là đem lại công bằng, bình đẳng cho cộng đồng LGBTQIA+, bảo vệ họkhông bị kì thị, bắt nạt trong xã hội Đây còn là cơ hội để họ có được quyền tự

do con người, được sống làm chính mình và sống một cách hạnh phúc, giúp xãhội trở nên đa dạng hơn 1 ý kiến cho rằng kết hôn đồng giới giúp giảm bớt áplực xã hội lên bố mẹ, giảm căng thẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi

bố mẹ người đồng tính biết con mình có cơ hội tiến tới hôn nhân và cuộc sốnggia đình như những người khác trong xã hội 1 sinh viên khác cũng cho biết thờiđại hiện nay, do xã hội đã cởi mở và ít kỳ thị hơn nên những người đồng tínhcông khai ngày càng nhiều hơn Số lượng các cặp đôi công khai hôn nhân đồngtính của mình ngày càng tăng Nước ta cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn về cuộcsống hôn nhân giữa họ bởi họ thực sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, là nhữngngười có ích cho xã hội

Về tác hại của “Hôn nhân đồng giới”, phần lớn sinh viên cho rằng điều này sẽgây ra sự bất ổn về tỷ lệ sinh (giảm tỷ lệ sinh, dân số già) đặc biệt ở một xã hộinhư Việt Nam khi tư tưởng phải có con “nối dõi tông đường” vẫn còn đè nặng

Họ còn cho biết “Hôn nhân đồng giới” có thể ảnh hưởng tới nhận thức và tâm lýchung của xã hội, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề khác (bệnh tình dục, ) Mặt khácthì Việt Nam là một nước Châu Á đang phát triển với những tiêu chuẩn cực kìkhắt khe, đặc biệt là các thế hệ cũ như ông, bà, cha mẹ Những người ở thế hệ

cũ khó có thể chấp nhận được sự mới mẻ này, và điều đó cũng tương tự với mộtlượng không nhỏ của thế hệ mới, có thể nói hầu hết đã bình thường hóa nhưngvẫn còn những cá nhân không chấp nhận được điều này

Trang 13

13 người tham gia cho rằng hôn nhân đồng giới có lợi cho xã hội Việt Nam.Phần lớn ý kiến đều nói rằng kết hôn đồng giới sẽ giúp cộng đồng LGBTQIA+được sống thật với giới tính, giúp họ có được hạnh phúc trọn vẹn, mở ra cơ hộimới cho họ Điều này còn thúc đẩy họ được thực hiện quyền và nghĩa vụ tronglĩnh vực hôn nhân gia đình Việc công nhận hôn nhân đồng giới còn thể hiệnrằng xã hội Việt Nam đã văn minh, tiến bộ và phát triển hơn Hơn thế nữa, việcnày sẽ tạo tiền đề cho sự công bằng trong xã hội, bởi lẽ khi sinh ra chúng takhông thể tự lựa chọn giới tính của mình và không phải ai cũng có đủ điều kiện,

cơ hội để thực hiện phẫu thuật chuyển giới Có 2 người không nói rõ lý do cụthể về quan điểm của họ Có 2 người cho rằng hôn nhân đồng giới gây hại đến

xã hội Việt Nam Tong khi 1 ý kiến cho rằng việc kết hôn đồng giới sẽ gây mấtcân bằng tỉ lệ nam nữ kết hôn sau này thì 1 ý kiến khác cho rằng hôn nhân đồnggiới sẽ giảm tỷ lệ sinh

Có 10 sinh viên cho rằng vấn đề này không có lợi hay hại đến xã hội Việt Namhiện nay 1 người cho rằng “Vấn đề chủ yếu mọi người thường lo lắng về hônnhân đồng tính là việc phát triển nòi giống bị suy giảm Thực chất hôn nhânđồng tính không ảnh hưởng lớn tới vấn đề này , khoa học càng ngày càng pháttriển và thí nghiệm đàn ông mang thai đang có chuyển biến tích cực.” 3 ý kiếncho rằng việc kết hôn đồng giới sẽ không ảnh hưởng hay gây hại đáng kể đến xãhội Việt Nam vì ngày nay mọi người khá cởi mở và thoải mái về vấn đề này 1

ý kiến cho rằng hôn nhân đồng giới cũng giống như hôn nhân dị giới, cơ bảnkhông đem lại điều gì ảnh hưởng quá xấu xa đến xã hội Việt Nam Ngược lại,pháp luật không công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới, cho phépsống chung nhưng không thừa nhận về mặt pháp luật có thể đem đến nhiều bấtcập Thứ nhất là bất cập khi cặp đôi đó xảy ra mâu thuẫn, vấn đề phân chia tàisản, hay những đồ vật giá trị sẽ rất khó khăn, Thứ hai, đã có rất nhiều trườnghợp, khi một người phải đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và bác sĩ,bệnh viện yêu cầu có sự xác nhận của người nhà, người thân, người bạn đời

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w