1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì i tiểu luận xã hội học đại cương đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên học viện ngoại giao

23 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CẢM ƠNSau khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài tiểu luận “Ảnh hưởng củaviệc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao” đãđược hoàn thành.Để có được

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬNMôn : Xã hội học đại cương

Đề tài nghiên cứu:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌCTẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thuý

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bảo Trâm - QHQT50C11566

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu, đề tài tiểu luận “Ảnh hưởng củaviệc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao” đã

được hoàn thành.

Để có được một công trình hoàn thiện, bên cạnh sự nỗ lực cá nhân, tác giả còn nhận được những sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình khác Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Minh Thuý - người cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.

Người nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên Học viện Ngoại giao đã tham gia khảo sát và phỏng vấn sâu vì đã dành thời gian chia sẻ cởi mở cùng tôi những suy nghĩ, tâm tư để quá trình thực hiện đề tài được suôn sẻ.

Dù đã cố gắng và nỗ lực nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, người nghiên cứu vẫn gặp những khó khăn nhất định và còn nhiều thiếu sót Chính vì vậy, rất mong nhận được đóng góp phản hồi từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2023

Tác giảLỜI CAM ĐOAN

Báo cáo này là nghiên cứu của riêng tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô Nguyễn Thị Minh Thuý Các số liệu và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong báo cáo này là hoàn toàn trung thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Thực trạng sinh viên đi làm thêm đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam với nhiều nguyên nhân khác nhau Những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của sinh viên từ việc làm thêm đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu sinh viên có nên lựa chọn đi làm thêm song song với việc học không, và nếu có thì làm thế nào để tăng cường lợi ích và khắc phục khó khăn từ những công việc ngoài giờ lên lớp Trong kỉ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, khi thế giới nhân loại luôn biến động và phát triển không ngừng, sự cạnh tranh trong thị trường lao động cùng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với lực lượng lao động càng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết Để đáp ứng những yêu cầu đó, những người trong độ tuổi lao động không còn cách nào khác ngoài việc ra sức tôi luyện, đầu tư vào tri thức và kinh nghiệm phục vụ cho chuyên môn của mình để không bị bỏ lại phía sau Và các sinh viên Học viện Ngoại giao - những người trẻ năng động, cầu tiến - càng nhận thức rõ điều này, chính vì vậy, một bộ phận đông đảo các bạn đã lựa chọn lĩnh hội kiến thức thực tiễn thông qua các công việc làm thêm song song với việc học văn hoá Ngoài ra, đây cũng là một cách giúp các bạn gặp khó khăn về mặt tài chính có thêm thu nhập trang trải cuộc sống cá nhân Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh nghiệm và tài chính, các sinh viên cũng gặp không ít những khó khăn từ các công việc làm thêm như làm việc quá sức dẫn đến suy kiệt về sức khoẻ thể chất, “sốc văn hoá” ở môi trường làm việc khiến sức khoẻ tinh thần không được đảm bảo… Tất thảy những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trên đều có thể trở thành nhân tố tác động đến chất lượng học tập của sinh viên trên giảng đường đại học.

Bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinhviên Học viện Ngoại giao” là một nỗ lực tìm hiểu về hiện trạng, góc nhìn của

sinh viên trong Học viện về những tác động của việc làm thêm đối với việc học văn hoá, từ đó đưa ra kết luận về thực trạng và đề xuất một số giải pháp để giải quyết bài toán cân bằng giữa việc làm thêm với việc học trên trường.

Trang 4

MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU………1

1.Tính cấp thiết của đề tài……… 1

2.Mục tiêu nghiên cứu……… ………. 3

3.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………3

3.1 Đối tượng nghiên cứu……… 3

3.2 Khách thể……….3

3.3 Phạm vi nghiên cứu……….3

3.3.1 Thời gian……… ………… … 3

3.3.2 Không gian……… … … 3

4.Câu hỏi nghiên cứu……… 3

5.Phương pháp nghiên cứu……….3

II.NỘI DUNG………4

1.Tổng quan về đề tài………………… 4

1.1 Khái niệm về việc làm thêm…….……… … 4

1.2 Khái niệm về kết quả học tập……… … ………. 4

2.Kết quả khảo sát….……… 5

2.1 Mẫu bảng hỏi………… ……… 5

2.2 Phân tích biểu đồ và số liệu khảo sát………/… 5

2.3 Phân tích kết quả phỏng vấn sâu…………12

III.KẾT LUẬN……………….14

PHỤ LỤC……… ……… 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………20

Trang 5

I.MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Theo thông tin từ Liên hợp quốc, mục tiêu “Có công việc tốt và tăng trưởng kinh tế” đã trở thành một trong số 17 mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam, được Liên hợp quốc đề ra để giải quyết những thách thức mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt Điều này cho thấy vấn đề việc làm đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với người dân trong xã hội hiện nay Và đối tượng sinh viên cũng không phải ngoại lệ: một bộ phận đông đảo các sinh viên Việt Nam, trong đó có sinh viên Học viện Ngoại giao, đã lựa chọn đi làm thêm nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau, song song với việc học trên trường Những công việc ấy ít nhiều đã tạo ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực lên đời sống của sinh viên, đặc biệt là đối với kết quả học tập Chính vì lẽ đó, việc nhận thức toàn diện và sâu sắc về những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp để tối ưu hoá lợi ích của những công việc ấy.

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của các trường đại học tại Hà Nội đã cho thấy tỷ lệ sinh viên đi làm thêm khá cao Kết quả một số nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chỉ ra rằng số lượng sinh viên đi làm thêm chiếm tỷ lệ khoảng 60,8% Tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, một nghiên cứu từ năm 2020 đã thống kê rằng 689 trong 732 sinh viên được khảo sát đã và đang đi làm thêm Với môi trường năng động, Học viện Ngoại Giao cũng không phải là một ngoại lệ khi có số lượng sinh viên đi làm thêm chiếm tỉ lệ khá cao (66,7%).

Từ những số liệu trên, ta có thể rút ra kết luận rằng nhu cầu tìm việc của sinh viên ngày càng lớn Một trong những nguyên nhân có thể giải thích cho thực trạng này đến từ yếu tố ngoại cảnh: sau dịch bệnh COVID-19, điều kiện tài chính của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có

Trang 6

các sinh viên Hơn nữa, nhu cầu cải thiện điều kiện kinh tế càng gia tăng khi các trường đại học đã dần tự chủ tài chính khiến học phí tăng cao Chính vì vậy, để có thêm thu nhập chi trả cho các khoản phí khác nhau: học phí, tiền thuê nhà, tiền mua các nhu yếu phẩm…, sinh viên đã chọn cách đi làm thêm trang trải cuộc sống Ngoài ra, lý do chủ quan dẫn đến tình trạng này cũng đáng được xem xét Nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc tương lai, cùng khát vọng xây dựng bản lĩnh tự lập chính là hai yếu tố khiến việc làm thêm trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều sinh viên hiện nay Bên cạnh việc đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của sinh viên, việc đi làm thêm cũng đã gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt, tiêu biểu là đối với kết quả học tập của những người trẻ Không những không đem lại nhiều lợi ích như mong đợi, một số công việc làm thêm còn gây ra sự suy giảm về sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên, và sự tụt dốc về kết quả học tập chính là một trong những hệ quả ấy.

Tuy nhiên, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và bản thân các sinh viên vẫn chưa hoàn toàn nhận thức được điều này Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu một cách trực quan và toàn diện về những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra những phương hướng giải quyết sao cho các công việc làm thêm vừa đáp ứng nhu cầu tài chính, vừa giúp sinh viên tích luỹ nguồn tri thức và kĩ năng thiết yếu trong thời đại công nghiệp 4.0, vừa không làm ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí có thể hỗ trợ cho việc học trên trường của sinh viên trong Học viện Xuất phát từ thực tiễn đó, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài

“Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên Họcviện Ngoại giao”.

Trang 7

2.Mục tiêu nghiên cứu

Trước hết, cần thu thập các thông tin, số liệu thể hiện tình trạng làm thêm của sinh viên Học viện Ngoại giao Qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, có thể xây dựng cái nhìn toàn diện về những lý do sinh viên chọn đi làm thêm, cũng như những tác động tích cực lẫn tiêu cực của những công việc ngoài giờ Từ đây, ta có thể đưa ra kết luận chi tiết về tác động của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trong Học viện, đồng thời gợi ý một số giải pháp phù hợp giúp sinh viên cân bằng giữa việc học và việc làm thêm.

3.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết

quả học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao

3.2 Khách thể: Sinh viên Học viện Ngoại giao3.3 Phạm vi nghiên cứu

3.3.1 Không gian: Học viện Ngoại giao3.3.2 Thời gian: từ 08/11/2023 đến 15/11/20234.Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng làm thêm (lý do, công việc, thu nhập…) của sinh

viên Học viện Ngoại giao diễn ra thế nào?

Câu hỏi 2: Việc làm thêm đã tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực

nào đối với kết quả học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao?

Câu hỏi 3: Ngoài kết quả học tập, việc làm thêm còn ảnh hưởng ra sao

đến những phương diện khác trong cuộc sống sinh viên Học viện Ngoại giao?

5.Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phản ánh thực trạng làm thêm của sinh viên Học viện Ngoại giao cùng những ảnh hưởng của việc làm thêm đối với những khía cạnh khác nhau trong đời sống sinh viên, đặc biệt là đối với kết quả học tập.

Trang 8

Người nghiên cứu đã chọn những phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp thống kê và phân tích số liệu; phương pháp phỏng vấn sâu.

II.NỘI DUNG1 Tổng quan đề tài

1.1 Việc làm thêm là gì?

Với tên gọi khác là công việc bán thời gian (part-time), việc làm thêm được định nghĩa là một công việc không chính thức, không ổn định, lịch làm việc không cố định, có thể xoay ca linh hoạt bên cạnh công việc chính thức.

Việc làm thêm, hay công việc bán thời gian (part-time) là hình thức làm việc không cần đủ 8 tiếng/ngày và cũng không phải theo quy chuẩn giờ hành chính Số ngày làm việc trong tuần có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, được quy định theo Điều 32 của Bộ luật lao động 2019.

1.2 Kết quả học tập là gì?

Kết quả học tập là kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong từng khoá học, môn học hoặc từng chuỗi các môn học được thể hiện một cách trực quan qua điểm số, xếp loại, thứ hạng, giải thưởng… mà học sinh, sinh viên đạt được sau một quá trình học tập và rèn luyện.

Không chỉ đánh giá được năng lực, kết quả học tập còn là thang đo nỗ lực của học sinh, sinh viên dựa trên các tiêu chí đã đề ra từ đầu Tuỳ vào mỗi môn học, lĩnh vực mà các tiêu chí, yêu cầu được đề ra có thể khác nhau và nhiệm vụ của học sinh, sinh viên là nỗ lực học tập, rèn luyện dựa trên các tiêu chí, yêu cầu đó để đạt được kết quả học tập tốt nhất trong từng môn học.

Trang 9

2 Kết quả khảo sát2.1 Mẫu bảng hỏi

Phần I: Lời mở đầu Phần II: Thông tin cá nhân

Phần III: Trắc nghiệm khảo sát đối với đối tượng đã hoặc đang làm thêm Phần IV: Câu hỏi chi tiết

Phần V: Lời cảm ơn

(Xem thêm ở phụ lục, trang 15)

2.2 Phân tích biểu đồ và số liệu khảo sát2.2.1 Thông tin về khách thể

Từ ngày 08/11/2023 đến ngày 15/11/2023, khảo sát đã thu thập được thông tin từ 78 sinh viên Học viện Ngoại giao.

Trong số đó, gần 90% số sinh viên thuộc khoá 50 của Học viện Tỉ lệ giảm dần ở khoá 49 và 47 với con số lần lượt là 9% và 1,3%; không có dữ liệu của sinh viên khoá 48 nào được ghi nhận.

Trang 10

Về ngành học, có tới 52,6% số sinh viên tham gia khảo sát thuộc ngành Quan hệ quốc tế Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên thuộc ngành Truyền thông quốc tế là 15,4% Các ngành Kinh tế quốc tế, Luật thương mại quốc tế đều có tỉ lệ là 7,6% 10% còn lại đến từ các ngành Kinh doanh quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh.

2.2.2 Hiện trạng việc làm của sinh viên Học viện Ngoại giao

Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có thể nhận thấy 66,7% hiện đang làm thêm song song với việc học Ngoài ra, số sinh viên đã từng đi làm thêm nhưng đã nghỉ vì một số lý do chiếm 12,8% trong tổng số các khách thể tham gia khảo sát 20,5% còn lại đến từ nhóm sinh viên chưa từng đi làm thêm.

Trang 11

2.2.3 Các loại công việc làm thêm được lựa chọn

Các công việc được sinh viên Học viện Ngoại giao lựa chọn có thể được chia làm 4 nhóm chính: sư phạm, thực tập tại các doanh nghiệp, phục vụ nhà hàng, quán cà phê và các công việc liên quan đến sáng tạo nội dung Trong đó, các sinh viên chủ yếu làm công việc sư phạm chiếm gần 70% tổng số sinh viên Ngoài ra, các công việc phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê được 16,1% số sinh viên lựa chọn Ngoài ra, số sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp và làm sáng tạo nội dung chiếm tỉ lệ tương đương nhau, dao động trong khoảng 6-8%.

2.2.4 Thời gian làm thêm

Trang 12

Đa phần các sinh viên trong Học viện lựa chọn đi làm thêm vào thời gian buổi tối Để giải thích cho điều này, đó là do vào buổi sáng và buổi chiều, hầu hết sinh viên đã có ca học trên trường và buổi tối là khoảng thời gian trống duy nhất để có thể làm thêm ngoài giờ Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp sinh viên đi làm thêm vào buổi sáng và buổi chiều, với tỉ lệ lần lượt là 8,1% và 29% so với tổng số.

2.2.5 Lý do làm thêm

Đa số các sinh viên lựa chọn làm thêm vì mong muốn có thu nhập để phục vụ nhu cầu cá nhân, chiếm đến gần 86% trên tổng số Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng đáng được chú ý Có 47,6% số sinh viên mong muốn phụ giúp, hỗ trợ tài chính cho gia đình; 54% số sinh viên cần trau dồi thêm kinh nghiệm chuyên môn; 42,9% muốn mở rộng mạng lưới mối quan hệ; 44,4% cần cơ hội để nâng cấp hồ sơ cá nhân và chỉ có 1,6% xuất phát từ sở thích cá nhân.

Trang 13

2.2.6 Mức lương trung bình

Hầu hết các sinh viên có mức thu nhập từ 1 đến 4 triệu/ tháng từ việc làm thêm Số sinh viên đạt được mức thu nhập từ 1-2 triệu và 2-4 triệu có tỉ lệ tương đương nhau, dao động từ khoảng 41-43% Bên cạnh đó, có 14,3% số sinh viên có mức thu nhập trên 4 triệu/ tháng Còn lại là số sinh viên kiếm được dưới 1 triệu hằng tháng.

2.2.7 Ảnh hưởng đến sức khoẻa) Sức khoẻ thể chất

Có đến gần 40% số sinh viên cho biết việc làm thêm đã khiến sức khoẻ thể chất bị suy giảm ở mức bình thường Ngoài ra, 11,1% là tỉ lệ sinh viên rất ít bị ảnh hưởng, và số sinh viên ít bị ảnh hưởng là 27% Bên cạnh đó,

Trang 14

số lượng sinh viên nhận định tầm ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sức khoẻ thể chất đạt mức cao và báo động lần lượt là 17,5% và 4,8% Nhìn chung, sinh viên Học viện Ngoại giao không gặp quá nhiều vấn đề về sức khoẻ thể chất do tác động của việc làm thêm.

b) Sức khoẻ tinh thần

Gần một nửa số sinh viên tham gia khảo sát (41,3%) gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần ở mức bình thường vì công việc làm thêm Số sinh viên ít và rất ít bị tác động tổng cộng chiếm hơn 33% so với tổng số Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên mệt mỏi về tinh thần đạt mức cao và báo động lần lượt là 20,6% và 4,8%, lớn hơn so với tỉ lệ về sức khoẻ thể chất.

Có thể nói, đa số sinh viên tham gia khảo sát không gặp quá nhiều vấn đề về sức khoẻ tinh thần do tác động của việc làm thêm.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w