Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành Về cơ bản, có sự đồng thuận tương đối giữa khoa học chính trị và pháp lý Việt Nam trong việc thừa nhận những hình thức
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
o0o
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Đề bài số 2:
Phân tích các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành.
Em hãy lựa chọn và nêu quan điểm cá nhân về một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay.
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2022
1
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
I Dân chủ trực tiếp 3
1 Khái niệm dân chủ trực tiếp 3
2 Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành 3
II Phân tích hình thức thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành 4
1 Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội 4
2 Quyền được biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân .5
3 Quyền bầu cử, ứng cử của công dân 6
4 Công dân có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân .7
III Quan điểm cúa cá nhân về hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp bằng quyền bầu cử ở nước ta hiện nay 8
C KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
2
Trang 3A MỞ ĐẦU
Chế độ chính trị tại các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là chế
độ dân chủ, đó là một nền dân chủ thực chất và rộng rãi Đó là nên dân chủ đối với đại đa số dân cư, dân chủ với những người lao động, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, giáo dục, Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là chế
độ dân chủ Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đó là các cơ quan đại diện cho ý chỉ, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Các cơ quan này được thành lập ra theo con đường bầu cử dân chủ, tự do Trong kiểu chế độ này, quyết định của nhân dân là quyết định cao nhất, nhà nước phải phục tùng Hoạt động của nhà nước luôn phải đảm bảo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra Dân chủ trực tiếp
là một trong hai dạng thức của dân chủ bên cạnh dạng dân chủ đại diện
B NỘI DUNG
I Dân chủ trực tiếp
1 Khái niệm dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là một trong hai dạng thức của dân chủ bên cạnh dạng dân chủ đại diện Đúng như tên gọi của nó, dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp quyết định các vấn
đề, các công việc quan trọng của quốc gia, của cộng đồng lãnh thổ; trực tiếp thông qua các đạo luật mà không qua yếu tố trung gian nào “Đặc tính chủ yếu của các hình thức dân chủ trực tiếp là nhanh chóng”1 Vì vậy, chúng luôn bảo đảm tính nguyên vẹn ý chí
1 T p chí c ng s n ạ ộ ả
3
Trang 4chính trị của nhân dân; đồng thời, có tác dụng truyền tải ý chí chính trị của nhân dân một cách trực tiếp và chính xác nhất các vấn đề quốc gia Bên cạnh đó, nhân dân cũng có đủ các cơ sở để kiểm soát con đường chính trị của các cơ quan quyền lực nhà nước
2 Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành
Về cơ bản, có sự đồng thuận tương đối giữa khoa học chính trị và pháp lý Việt Nam trong việc thừa nhận những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm có bầu cử, trưng cầu dân ý, bãi miễn đại biểu, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, bỏ phiếu toàn dân và tính quyết định tại cơ sở Điều này đã được khẳng định trong các điều 27, 28, 29 và khoản 2 điều 7 Hiến pháp 2013
Bên cạnh đó, một số hình thức khác thể hiện ý chí của công dân cũng mang dấu hiệu của dân chủ trực tiếp cũng có thể được xem là các biểu hiện đa dạng của dân chủ ở Việt Nam như khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội, tư vấn xã hội, dân nguyện
II Phân tích hình thức thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp theo pháp luật hiện hành
1 Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội, tham gia thảo luận kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của
cơ sở địa phương và cả nước Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.2
Một trong hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp trong đời sống quản lý là quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội Để thực hiện quyền này, pháp luật đã quy định những quyền và nghĩa vụ
2 Điềều 28 Hiềến pháp 2013
4
Trang 5cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước Trước tiên là quyền tham gia thảo luận các công việc chung của cả nước và của địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước Thực tế cho thấy đây là hình thức đã trở thành thường lệ trong đời sống sinh hoạt chính trị ở xã hội ta Nhà nước sẽ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân mỗi khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và
xã hội rồi mới thông qua quyết định, Với hình thức này, nhân dân trực tiếp đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Có như vậy, ý chí và trí tuệ của người dân mới tác động đến các quyết định của nhà nước Người dân được mở rộng quyền tham gia vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước nhằm đóng góp những ý kiến quan trọng cho việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, ổn định, phát triển Khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, người dân cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở
Các phương thức, hình thức tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật, chính sách cũng như quản lý nhà nước
đã được quy định rất đa dạng và phong phú
2 Quyền được biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu
ý dân.
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.3
Trưng cầu ý dân là hoạt động do Nhà nước tổ chức nhằm mục đích để cho nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước Việc quy định độ tuổi như vậy
3 Điềều 29 Hiềến pháp 2013
5
Trang 6hoàn toàn hợp lý vì người trên 18 tuổi được coi là người đã trưởng thành, được phát triển và hoàn thiện đầy đủ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và tâm sinh lý; có đủ năng lực để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của công dân
Các cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở cấp quốc gia Trưng cầu ý dân với mục đích tăng cường quyền lực của nhân dân bảo đảm việc nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng, bày tỏ sự tán thành hay không tán thành của mình lúc quyết định một vấn đề nào đó khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân Tuy nhiên trưng cầu
ý dân không chỉ dùng để quyết định các vấn đề có tính chất quy phạm, chính sách mà còn có cả những vấn đề cụ thể Thực tế việc thực hiện trưng cầu dân ý còn gặp rất nhiều phức tạp Nhà nước
ra quy định về trưng cầu dân ý nhưng lại không nêu rõ vấn đề nào
sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý Với điều kiện của nước ta hiện nay, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ chính trị – pháp lý của nhân dân dù, không phải là không có cơ sở
để thực hiện, nhưng so với nhiều nước khác, rõ ràng cũng không phải là thuận lợi hoàn toàn
Vì vậy, phải vừa làm, vừa đúc kết, vừa rút kinh nghiệm, vừa nghiên cứu những việc nào cần thực hiện trưng cầu dân ý, những việc nào không Và nó sẽ được thực hiện trong hoàn cảnh nào, điều kiện ra sao, cách thực hiện trưng cầu ra, đưa ra phương án hỏi như thế nào chỉ có đồng ý hoặc không đồng ý hay nhiều phương án cho người dân lựa chọn
6
Trang 73 Quyền bầu cử, ứng cử của công dân
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định”.4
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm việc mọi công dân
có đủ điều kiện thực hiện việc đưa ra sự lựa chọn người đại diện của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước Quyền và nghĩa
vụ của công dân là hai thứ không tách rời với nhau Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân bởi vậy Nhà nước được nhân dân tổ chức thông qua con đường bầu cử Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ra người đại diện nhằm cho thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần xây dựng ra bộ máy nhà nước để thực hiện các hoạt động quản lý xã hội Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ điều kiện đều có quyền bầu cử
Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của công dân khi tự xét thấy mình có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực có ước nguyện ghi tên vào danh sách ứng cử viên hoặc được cơ quan, tổ chức giới thiệu để đưa vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu làm đại biểu tại các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc làm lãnh đạo tại các cơ quan,
tổ chức, đoàn thể Quyền ứng cử gồm có quyền được giới thiệu ứng cử và quyền tự ứng cử Dựa vào tình hình của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử theo phân bố, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà xem xét các tiêu chuẩn của người được ứng
cử, tiếp theo lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại hội nghị cử tri, rồi giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử và đưa vào danh sách
4 Điềều 27 Hiềến pháp 2013
7
Trang 8hiệp thương Công dân cũng có thể tự ứng cử trở thành đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân nếu cảm thấy mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có phẩm chất và có nguyện vọng được đóng góp trí tuệ cho nước nhà
4 Công dân có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
“ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.”5
Quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng là một trong những quyền thể hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân Nếu bầu cử được xem là hoạt động chọn ra người đại diện của nhân dân vào các cơ quan nhà nước thì quyền bãi nhiệm là quyền loại đi những người không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Nhân dân có quyền bầu ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình thì cũng có quyền loại bỏ người
đó khi họ không còn thích đáng với lòng tin cũng như không còn đáp ứng được sự kì vọng của mình
Nhân dân trực tiếp bầu ra đại biểu quốc hội, bởi vậy nhân dân có quyền được giám sát hoạt động của họ Đại biểu nhân dân
là người đại diện cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của cử tri; giám sát năng lực, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đại biểu và thực hiện các chức vụ được giao; theo dõi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của các đại biểu Khi có các đại biểu không thể hiện được nguyện vọng của nhân dân hoặc thiếu năng lực và trách nhiệm trong các hoạt động đại biểu cũng như nhiệm vụ chuyên môn được giao hay có những vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối
5 Kho n 2 Điềều 7 Hiềến pháp 2013 ả
8
Trang 9sống mà nhân dân phát hiện ra, có ý kiến, thì cần có các thiết chế chính trị bảo đảm rằng nhân dân thực hiện quyền bãi nhiệm các đại biểu dân cử này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Như vậy, bãi nhiệm đại biểu dân cử cũng là một trong những hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện bãi nhiệm đại biểu dân cử hoặc thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân thực hiện nó một cách gián tiếp Quyền bãi nhiệm nảy sinh từ nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực của nhân dân là tối thượng
III Quan điểm của cá nhân về hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp bằng quyền bầu cử ở nước ta hiện nay
Có thể nói, ở nước ta quyền bầu cử được coi là một quyền chính trị rất quan trọng, nó là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân Công dân thực hiện tự nguyện quyền bầu cử, ứng
cử Nhân dân ta cũng vô cùng quan tâm đến quyền, trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình Mỗi người dân đều có thể hiểu được tầm quan trọng của mỗi lá phiếu trong tay mình Cử tri trên cả nước đã tham gia vô cùng tích cực trong công tác bầu cử Điều này được thể hiện trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ (2021-2026) vừa qua Mặc dù tác động ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện cách ly y tế để phòng chống dịch bệnh COVID-19, người dân vẫn hăng hái tham gia bỏ phiếu, đây là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất trong lịch sử với gần
70 triệu lá phiếu tại 84.767 khu vực bỏ phiếu Cử tri đã lựa chọn trong số gần 45 vạn người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để chọn ra những người thực sự tiêu biểu, xứng đáng.Nhờ đó, phần trăm cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 99,60% tổng
số cử tri cả nước Đây là một con số vô cùng ấn tượng Khi quyết định chọn một ứng cử viên nào, người dân cần quan tâm đến tài
9
Trang 10đức, chọn một người có năng lực thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân với cơ quan dân cử Nhưng người dân cũng cần phải hết sức tỉnh táo để tránh những tin tức xấu, độc hại trên các trang báo và mạng xã hội Pháp luật còn quy định thủ tục khiếu nại và xem xét, giải quyết khiếu nại về vấn đề bầu cử để đảm bảo quyền này của công dân Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định những trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri gồm có người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án đã có hiệu lực; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự
C KẾT LUẬN
Không một quốc gia nào trên thế giới này có thể áp dụng đơn thuần các hình thức dân chủ trực tiếp bởi những trở ngại về tài chính và tổ chức trong xã hội hiện đại mà những vấn đề của đất nước ngày một nhiều và phức tạp Đương nhiên dân chủ trực tiếp không chỉ có ưu điểm, mà còn tồn tại những nhược điểm Do
đó, việc lựa chọn hình thức và thời điểm thực hiện dân chủ trực tiếp cần phải được cân nhắc thận trọng Không có khuôn mẫu chung nào cho việc vận dụng các hình thức dân chủ trực tiếp ở mọi quốc gia, cũng như cho các giai đoạn lịch sử của mỗi nước Thường thấy vấn đề của đất nước sẽ được các cơ quan đại diện của nhân dân giải quyết Chỉ khi nào có những vấn đề to lớn và những vấn đề ở cấp cơ sở mới được giải quyết bằng dân chủ trực tiếp Bên cạnh đó còn những vấn đề phải được phản ánh trực tiếp
và chính xác ý chí, nguyện vọng của nhân như lập ra hoặc sửa đổi Hiến pháp hoặc những vấn đề tồn tại ở cơ sở chỉ có thể thực hiện bằng dân chủ trực tiếp Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy dân chủ trực tiếp hiện nay Trước hết điều đó
đã được thể hiện ở việc các hình thức dân chủ trực tiếp từ lâu đã
10
Trang 11được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây và vẫn tiếp tục được ghi nhận trong bản Hiến pháp sửa đổi 2013 Tuy nhiên, việc thúc đẩy dân chủ trực tiếp ở Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thử thách Những khó khăn bao gồm trình độ dân trí còn hạn chế,
sự bất cập của hệ thống pháp luật, năng lực lập pháp và tổ chức thực thi pháp luật về dân chủ còn hạn chế… Để giải quyết những thách thức trên, chúng ta cần phải áp dụng nhiều biện pháp trong một thời gian dài Việc cần làm cấp thiết ngay lúc này là tuyên truyền, giáo dục về dân chủ trực tiếp trong xã hội và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
2 Hiến pháp Việt Nam 2013
3 Giao, V C (2022, 3 19) Được truy lục từ Tạp chí Cộng sản:
https://tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha- nuoc/-/2018/23168/ve-thuc-hanh-dan-chu-truc-tiep-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx
11